Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Ăn Dặm Có Nên Cho Gia Vị Không? mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi nấu đồ ăn cho bé ăn dặm, nhiều bố mẹ nghĩ rằng cần phải nêm nếm gia vị để tăng hương vị cho món ăn, giúp trẻ ăn ngon hơn và nhiều hơn. Vậy trẻ ăn dặm có nên cho gia vị không?
Ăn dặm là gì?
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, độ tuổi thích hợp nhất và tốt nhất để cho trẻ ăn dặm là sau 6 tháng tuổi. Ăn dặm là giai đoạn trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang chế độ ăn có bổ sung các loại thức ăn khác từ dạng lỏng, sệt, đến lợn cợn rồi dạng miếng. Do đó, bố mẹ không nên quá vội vã ở giai đoạn này của trẻ. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn và thực hiện từ từ để tạo cơ hội cho trẻ làm quen và thích ứng dần với các loại thức ăn mới.
Trẻ ăn dặm có nên cho gia vị không?
Có nên cho gia vị vào bột ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi?
Nhiều bố mẹ, ông bà cho rằng thêm gia vị vào thức ăn cho trẻ là việc nên làm để giúp món ăn hấp dẫn hơn, trẻ ăn ngon miệng hơn, từ đó dễ ăn và ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm. Các bác sĩ và chuyên gia đã khuyến cáo bố mẹ, ông bà không nên nêm muối hay bất kỳ loại gia vị nào vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi.
Muối vẫn là thành phần cần thiết đối với cơ thể trẻ để phục vụ cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, lượng muối cơ thể trẻ nhỏ cần mỗi ngày là rất nhỏ. Đặc biệt, trong sữa mẹ đã có chứa lượng muối vừa đủ với nhu cầu hoạt động của cơ thể trẻ. Do vậy, đối với những trẻ dưới 1 tuổi và đang trong quá trình ăn dặm, bố mẹ không nên nêm muối hoặc các loại gia vị vào món ăn dặm của con. Nếu các món ăn của trẻ có nhiều gia vị, cơ thể con sẽ phải nhận nhiều hơn lượng muối cần thiết.
Những nguy cơ có thể xảy ra nếu trẻ nạp vào cơ thể quá nhiều muối
Nếu thường xuyên ăn mặn và cơ thể nạp vào quá nhiều muối trong thời gian dài, trẻ sẽ có khả năng cao mắc các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, suy thận, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Hơn nữa, việc này còn hình thành thói quen ăn mặn cho trẻ khi lớn lên, từ đó, trẻ sẽ càng có nguy cơ phải đối mặt với những căn bệnh nêu trên khi trưởng thành.
Bố mẹ cần lưu ý những gì khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ?
Câu hỏi đặt ra của nhiều bố mẹ là: “Khi nào nên cho trẻ ăn gia vị?”. Trên thực tế, bố mẹ có thể bắt đầu thêm gia vị vào thức ăn cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Trong quá trình nấu đồ ăn dặm cho trẻ, bố mẹ cũng cần lưu ý:
Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, bố mẹ có thể bổ sung muối vào đồ ăn của trẻ nhưng chỉ nên cho rất ít. Tổng lượng muối bổ sung cho trẻ (trong nước mắm hay bột canh) chỉ nên tối đa 2,3 gam mỗi ngày.
Nếu trong quá trình nấu đồ ăn dặm, bố mẹ nếm thấy vừa miệng mình, điều đó có nghĩa là đồ ăn bị mặn so với trẻ. Do đó, bố mẹ cần lưu ý thêm lượng gia vị mắm, muối vừa phải vào các món ăn cho trẻ. Bố mẹ ăn thử thấy nhạt một chút có nghĩa là món ăn đó có vị vừa phải với con.
Bố mẹ có thể thay thế nước mắm hoặc muối bằng phô mai để thêm vào bát ăn dặm của trẻ để món ăn thêm thơm, ngậy và không quá nhạt.
Có Nên Bổ Sung Gia Vị Cho Trẻ Ăn Dặm Hay Không?
1. Thời điểm cho trẻ ăn dặm
Bước sang tháng thứ 6, trẻ đã sẵn sàng cho việc làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Khi đó, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ quá trình ăn dặm.
Theo quan niệm của các thế hệ đi trước, việc cho đủ các loại gia vị ăn dặm ngọt, mặn, chua, thậm chí cay… là điều cần thiết để trẻ lớn lên không bị biếng ăn. Tuy nhiên, đấy là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng của VHN Bio, các cơ quan trong cơ thể của trẻ trong độ tuổi ăn dặm chưa phát triển hoàn thiện và chưa thực hiện được hết các chức năng. Thêm gia vị không phù hợp hoặc với lượng lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tăng nguy cơ gây bệnh huyết áp, tim mạch cho trẻ trong tương lai. Thậm chí ảnh hưởng đến não bộ và trí tuệ của trẻ.
Trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi, các chuyên gia không khuyến khích mẹ sử dụng gia vị vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Nếu thêm gia vị, mẹ có thể bổ sung một lượng các loại như:
2.1. Dầu oliu – bơ
Mẹ có thể sử dụng gia vị ăn dặm cho bé là dầu oliu và bơ để cung cấp chất béo, dầu cho trẻ khi con được khoảng 7-8 tháng tuổi. Lượng dùng phù hợp là ¼ muỗng cafe (tương đương 1g). Dầu oliu, bơ giúp cung cấp chất béo cho trẻ, đồng thời kích thích trẻ ăn ngon hơn. Mẹ nên chọn loại bơ nhạt thay vì bơ mặn có muối.
2.2. Đường
Đường có nhiều trong các loại trái cây, rau củ ăn dặm của trẻ như táo, khoai lang, bí đỏ, nấm, nước trái cây,… Bổ sung đường tự nhiên từ các loại thực phẩm giúp cung cấp đủ nhu cầu của trẻ trong độ tuổi ăn dặm.
Ngoài ra, mẹ nên hạn chế thêm đường trong chế biến thức ăn để hạn chế việc dư thừa đường. Dư thừa đường có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, béo phì khi trẻ trưởng thành.
2.3. Muối
Thêm muối vào thời kỳ ăn dặm có thể ảnh hưởng lên cơ quan thận chưa phát triển hoàn thiện của trẻ. Gia vị ăn dặm cho bé không nên nêm nếm muối khi trẻ chưa được 3 tuổi. Lượng muối có trong sữa mẹ hay thực phẩm tự nhiên đã đủ cho nhu cầu của trẻ.
2.4. Nước tương
Trong nước tương chứa hàm lượng muối cao, vì vậy mẹ không nên cho trẻ sử dụng trong thời kỳ ăn dặm. Đồng thời, các loại nước tương thường được lên men từ đậu nành, có thể gây dị ứng cho một số trẻ. Khi trẻ ngoài 1 tuổi, mẹ có thể cho trẻ sử dụng với một lượng rất nhỏ.
2.5. Sốt cà chua
Cà chua luôn là loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nó chưa phải là gia vị cần thiết cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Mẹ không nên cho bé dưới 7 tháng tuổi sử dụng sốt cà chua. Bởi nồng độ acid trong cà chua có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
3. Những lưu ý trong việc nêm nếm gia vị cho trẻ ăn dặm
Khi chế biến thực đơn ăn dặm cho trẻ, mẹ nên chú ý:
– Khẩu vị của trẻ luôn nhạt hơn người lớn rất nhiều, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi đang trong độ tuổi ăn dặm. Vì vậy, mẹ cần nêm gia vị thật nhạt hoặc không nêm gia vị để trẻ có thể cảm nhận được mùi vị gốc của thực phẩm.
– Mặc dù bước sang giai đoạn ăn dặm nhưng mẹ không nên ngưng cho trẻ uống sữa mẹ. Nên để trẻ tiếp tục bú sữa mẹ trong vòng 2 năm đầu.
– Các loại thực phẩm tốt trong việc ăn dặm như tinh bột, cháo, cơm, các loại thịt, cá tôm, trứng chứa nhiều protein. Các loại khoáng chất, chất béo, dầu oliu, bơ,…
– Bổ sung các loại trái cây mềm, dễ tiêu hóa như nước trái cây, chuối, bơ,…
– Xây dựng thực đơn đa dạng và hợp lý, cân bằng cho trẻ. Phát triển vị giác của trẻ một các tự nhiên nhất
Gia vị ăn dặm cho trẻ chưa thật sự cần thiết khi trẻ còn nhỏ. Vì vậy, mẹ hãy điều chỉnh trong thực đơn ăn uống để trẻ có thể ăn ngon, phát triển tốt nhất. Tránh việc sử dụng gia vị cho trẻ ăn dặm bừa bãi gây ảnh hưởng sức khỏe con trẻ.
Đồng thời, giai đoạn ăn dặm cũng là khoảng thời gian trẻ khó khăn trong việc thích ứng các loại thực phẩm mới, dễ chán ăn, biếng ăn và bỏ bữa. Để giúp trẻ ăn ngon hơn, kích thích vị giác một cách tự nhiên và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất mà cơ thể con cần, VHN Bio xin giới thiệu đến các mẹ dòng sản phẩm dinh dưỡng Scumin.
Scumin là công thức nâng cấp giúp bổ sung các vi khoáng thiết yếu và các dưỡng chất quý giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường:
– Nguồn khoáng vi lượng sinh học hữu cơ có nguồn gốc 100% thực vật.
– Khả năng hấp thu cao, sinh khả dụng cao lên đến 95%.
– Không để lại dư thừa trong cơ thể, tự đào thải trong 10h đồng hồ.
– An toàn lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
– Hỗ trợ và phục hồi sức khỏe thuận tự nhiên.
– Cải thiện về mùi vị giúp trẻ hứng thú hơn với việc sử dụng sản phẩm.
Scumin đang là một trong những dòng sản phẩm được các mẹ Việt Nam tin dùng cho trẻ. Sản phẩm với công nghệ Bio- Organic hiện đại của Hoa Kỳ, tự tin là người bạn đồng hành trên con đường phát triển của trẻ.
Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
Có Nên Cho Gia Vị Vào Đồ Ăn Của Trẻ
Nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên cho gia vị vào cháo hoặc bột cho trẻ hay không. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Gia vị làm hại bé
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2 (Viện dinh dưỡng quốc gia), cho gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính) vào đồ ăn của trẻ là sai lầm bởi điều này không cần thiết.
Lúc này, hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và còn non nớt, nhất là thận. Nếu nêm muối hoặc nước mắm vào cháo/bột, bộ phận này của trẻ không thể chuyển hóa được. Chúng sẽ làm tổn thương thận, thậm chí não của đứa trẻ.
Thêm vào đó, thói quen không tốt này của các mẹ vô tình tạo cho con thói quen ăn mặn khi lớn hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho hay, hiện tại người Việt ăn mặn hơn ngưỡng an toàn. Trong khi ăn mặn sẽ khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch…
Do đó, chuyên gia khuyến cáo các mẹ tuyệt đối không nên nêm thêm bất kỳ gia vị nào khác (trừ dầu ăn/mỡ) vào đồ ăn dặm của trẻ.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa trẻ không cần muối – một vi chất không thể thiểu đối với sự phát triển của cơ thể.
Về điều này, tiến sĩ Hưng giải thích, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. Theo khuyến cáo, lượng muối cần thiết cho độ tuổi này chỉ nhỏ hơn 1 g. Lượng muối khoáng này đã có đủ trong rau củ quả, sữa mẹ. Do đó, các mẹ không cần phải lo lắng chuyện bé ăn nhạt miệng hoặc không thấy ngon.
Tương tự, chất ngọt cũng có trong các thực phẩm. Các mẹ không cần phải bổ sung thêm gia vị.
Theo tiến sĩ Hưng, dầu ăn hoặc mỡ động vật là gia vị duy nhất cần phải cho vào đồ ăn dặm. Chúng thuộc nhóm chất béo – là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt. Thiếu chúng, trẻ sẽ khó hấp thu các vitamin.
Nấu bột/cháo thế nào cho đúng?
Về điều này, chúng tôi ƯT Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện 198) cho hay, bắt đầu từ khi 6 tháng tuổi, trẻ cần bắt đầu tập ăn bổ sung. Thức ăn chính của bé trong giai đoạn ăn dặm vẫn là sữa.
Do đó, các mẹ nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.
Ở các tháng sau, bên cạnh duy trì lượng sữa 700-900 ml/ngày, trẻ có thể tăng lên 3 bữa/ngày, mỗi lần khoảng một bát ăn cơm.
Khi nấu bột hoặc cháo, không nên ăn cùng một món trong ngày tránh gây chán ăn. Bạn nên thay đổi linh hoạt giữa các bữa.
Thành phần chỉ được bao gồm tinh bột (bột/cháo), chất đạm (thịt/cá/cua/tôm/trứng), chất khoáng (rau xanh xay nhuyễn) và chất béo (dầu/mỡ), không cho gia vị khác.
Khi trẻ ngoài một tuổi, bạn mới nên cho một chút nước mắm (một đến hai giọt trong một bát).
Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay…
Những Loại Gia Vị Tuyệt Đối Không Nên Thêm Vào Đồ Ăn Dặm Cho Trẻ
Khi các mẹ chuẩn bị những bữa ăn dặm cho con, như thói quen thông thường sẽ cho thêm gia vị vào để món ăn thêm đậm đà hấp dẫn. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến chủ quan của người lớn. Bé có cảm thấy thực sự ngon miệng hay không là điều bạn không biết được. Và điều quan trọng hơn, gia vị không chỉ không thực sự cần thiết trong lúc này mà còn cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ.
Vị tinh hay còn được gọi là mỳ chính hoàn toàn không có chút giá trị dinh dưỡng nào. Chúng ta thường nêm vào thức ăn để món ăn dịu hơn, ngon hơn. Nhưng riêng với trẻ, đây là loại gia vị cực kỳ độc hại.
Nếu nêm mì chính vào món ăn, cơ thể non nớt của trẻ rất dễ xảy ra các biểu hiện như hoa mắt, căng thẳng, buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, ủ rủ,…nếu hàm lượng quá lớn. Và nếu nêm thường xuyên, việc tích tụ lâu ngày cũng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ về lâu về dài.
Sau 8 tháng thì muối vẫn chỉ cần nêm một lượng cực kỳ nhỏ. Nêm muối quá nhiều vào món ăn sẽ gây hại cho thận và tạo nên thói quen ăn mặn không tốt cho bé.
Mắm rất giàu đạm và muối. Vậy nên, đây cũng là loại gia vị nên cực kỳ hạn chế khi nêm nếm cho đồ ăn dặm của bé. Đạm và muối khiến cơ thể của bé không dung nạp được và thận làm việc nhiều hơn.
Trong những bữa ăn dặm cho con, các mẹ không cần chú trọng đến gia vị nhiều. Các mẹ nên tập thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ nhỏ. Các mẹ nên tạo sự đa dạng về các nhóm thực phẩm để hấp dẫn hơn và cho bé thưởng thức hương vị đặc trưng của chúng. Bé sẽ tập quen dần mà không hề có suy nghĩ “đậm đà” trong món ăn như người lớn.
BÉ SƠ SINH BỊ HÔI MIỆNGBạn đang xem bài viết Trẻ Ăn Dặm Có Nên Cho Gia Vị Không? trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!