Top 4 # Xương Gà Nấu Lá Giang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Cách Nấu Canh Gà Lá Giang

Nguyên liệu nấu canh gà gồm có:

Nguyên liệu chung

Thịt gà: Chọn phần thịt đùi hoặc thịt cánh gà để nấu canh vì phần thịt này dễ ăn, ít xương mà khi nấu canh cũng cho nước rất ngọt. Chuẩn bị 5 chiếc đùi gà hoặc 5 chiếc cánh gà hay nấu chung cả phần đùi và cánh này đều được.

Ngoài phần đùi và cánh, bạn cũng chuẩn bị khoảng 3 – 5 chiếc chân gà để nấu canh kèm giúp tạo vị khác lạ và nước canh ngọt hơn.

Gừng tươi, muối trắng, sả: Phần nguyên liệu này được sử dụng trong quá trình làm sạch thịt gà cũng như một phần của quá trình nấu canh gà. Chuẩn bị chừng 2 thìa cafe muối tinh trắng, 1 củ gừng, 2 củ sả cỡ vừa.

Các gia vị nấu ăn khác: Các loại gia vị nấu ăn khác cần có cho món canh gà này bao gồm hành khô, tỏi khô, bột nêm, hạt tiêu, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt…

Đối với món canh gà lá giang:

Lá giang: Là một loại lá của miền Nam Bộ có vị chua ngon tự nhiên, thích hợp để nấu các món canh. Đối với món canh gà lá giang, bạn chuẩn bị khoảng chừng nửa cân lá giang tươi để nấu.

Đối với món canh gà nấm:

Thịt nạc lợn: Chuẩn bị khoảng 100 gram thịt lợn nạc để món ăn đa dạng vị hơn. Thịt nạc nên chọn loại thịt thăn hoặc mông vì phần thịt này mềm và ngọt. Cần chọn loại thịt tươi để nấu món canh gà nấm.

Nấm: Chuẩn bị hai loại nấm chính để nấu canh gà là nấm hương và nấm rơm. Ngoài ra bạn cũng có thể nấu cùng với một số loại nấm khác như nấm kim châm, nấm đùi gà.

Bên cạnh nấm, một số loại rau gia vị bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số loại rau củ khác để tạo thẩm mĩ cho món ăn như cà rốt, rau thơm, rau mùi…

Cách nấu canh gà lá giang như sau:

Bước 1: Làm sạch, tẩm ướp thịt gà và chuẩn bị lá giang

Làm sạch nhớt ở phần đùi gà, chất bẩn và mùi hôi ở phần gập cánh, chân gà bằng muối trắng rồi sau đó là phần gừng sả. Làm sạch xong, lau khô hoặc để ráo nước phần nguyên liệu này rồi chặt thành các miếng vừa ăn.

Đập dập phần tỏi khô + hành khô đã chuẩn bị sau đó cho ½ hỗn hợp trên vào ướp đều với thịt gà cùng với 1 ít hạt nêm + nước mắm.

Đối với phần lá giang sau khi mua về, nhặt bỏ đi phần cuống lá và lá già rồi tuốt lấy lá, bỏ cuống như cách bạn làm với rau ngót. Sau khi nhặt lá xong, rửa sạch, vò hơi dập lá rồi để cho lá ráo nước.

Bước 2: Nấu canh gà lá giang

Cho phần tỏi và hành khô còn lại vào phi thơm rồi trút toàn bộ chỗ thịt gà đã ướp vào xào cho thật săn, thơm lại. Lưu ý là nên xào gà với lửa to, để cho miếng thịt gà hơi sém cạnh thì ăn sẽ ngon hơn. Gà xào đã săn, bạn đổ nước và hầm gà trong khoảng 30 phút.

Kết thúc thời gian hầm gà, cho phần lá giang đã làm sạch vào đảo đều. Quá trình này thực hiện bạn cũng nêm lại gia vị cho vừa ăn luôn và có thể bỏ thêm một chút ớt cho có vị cay nồng ngon hơn.

Khoảng 1 – 2 phút sau khi nồi canh sôi lại là bạn có thể tắt bếp đi và múc ra bát thưởng thức. Canh gà lá giang có thể ăn nóng cùng cơm hoặc bún đều ngon.

Cách nấu canh gà nấm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị gà và các loại nguyên liệu

Đối với thịt gà, bạn cũng làm sạch bằng muối, gừng sả rồi sau đó lau khô và chặt thành các miếng vừa ăn. Chặt xong, bạn đem ướp gà với các loại gia vị + hành + tỏi khô và chờ cho gà ngấm trong ít nhất 15 phút.

Nấm rơm, nấm hương bạn đem rửa sạch, cắt chân rồi ngâm với nước muối loãng. Cà rốt gọt sạch vỏ, thái tỉa hoa thành miếng có độ dày vừa phải. Rau thơm nhặt sạch sau đó ngâm với nước muối loãng.

Bước 2: Nấu canh gà nấm

Phi thơm phần hành tỏi khô rồi cho thịt gà vào xào săn lại, dậy mùi thơm như cách nấu gà lá giang. Phi gà xong, bạn cũng cho nước xâm xấp mặt gà và đun sôi. Khi nồi nước gà sôi, bạn cho phần cà rốt vào ninh cùng cho tới khi mềm thì nêm gia vị cho vừa ăn.

Tiếp tục cho phần nấm vào đun cùng cho đến khi nấm vừa chín thì rắc phần mùi, rau thơm lên trên mặt nồi. Đảo đều cho món canh gà thơm hơn và tắt bếp.

Lẩu Gà Lá Giang

Lẩu gà lá giang

Lẩu gà lá giang – với vị canh chua chua, ngòn ngọt, ấm, nóng vừa ngon lại bổ dưỡng, rất hợp với tiết trời lạnh giá.

Nguyên liệu làm lẩu gà lá giang

– 1 bó lá giang. – 600g gà. – 2 muỗng cà phê dầu ăn. – 3 cọng hành. – Đường, nước mắm, muối vừa đủ. – Ngò gai (mùi tau), húng quế mỗi thứ 1 ít.

Cách làm lẩu gà lá giang

1. Lá giang bạn nhớ lặt những lá còn ngon, sau đó ngâm với muối loãng rồi rửa sạch. Vò dập lá hoặc thái nhỏ. 2. Chặt gà thành những miếng vuông, cho vào 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường và 3 cọng hành đập dập. Đảo đều để gà được thấm gia vị. 3. Cho vào 2 muỗng cafe dầu ăn, đun nóng rồi cho tỏi vào phi thơm, thả gà vào xào đến khi gà chín săn lại. 4. Đun sôi khoảng 1,5 lít nước, rồi cho gà vào đun tiếp chừng 5 phút cho gà chín, cho lá giang vào, đun sôi lại, nêm 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê muối, nếm vị chua nhẹ vừa ăn. 5. Đợi sôi trở lại bạn rắc ngò gai, rau om và lá quế. Ăn với bún và rau sống rất tuyệt.

Lẩu gà lá giang

5

(100%)

2

votes

(100%)votes

Món ngon dễ làm, Nấu ăn ngon

Thẻ: Học nấu ăn

Gà Nấu Trái Giác Ngon Hơn Nấu Lá Giang

Hơn cả năm rồi mới có dịp trở lại quán Gà Bà Bộ. Lần trước ăn món gà nướng cà phê rất phê. Lần này vừa hợp tình vừa hợp mùa (mưa) là gà nấu trái giác.

Cần Thơ và miền Tây như một thứ kinh Mahabharata dài đến 100.000 câu – bộ bách khoa có thể tìm bất kỳ thứ gì của Ấn Độ cổ đại – để tôi mỗi lần “cạn tàu ráo máng” những câu chuyện ẩm thực, là buộc lòng phải mò xuống hòng “tra cứu”.

Một ngày trong tuần thứ ba tháng 6 vừa rồi, vừa đến Cần Thơ, tôi gọi hỏi ông bạn Đỗ Khuê: “Độ rày có món gì mới?” Anh hẹn đợi lát gọi lại, có lẽ là để suy nghĩ. Thế rồi lát sau anh đổ xe lại số 5 Trần Văn Hoài đón tôi. Trời đang bay mưa phất phơ. Cần Thơ đang sũng nước sau cơn mưa lớn đầu mùa mà nếu ở Sài Gòn ắt là nhiều nơi lênh láng. Lát sau xe ngừng ở 516A/19 Nguyễn Văn Linh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ – một cố quán xa cách nay hơn cả năm. Có lẽ nhờ Gà Bà Bộ đang dần nổi lên như một quán chuyên trị thịt gà có tiếng mà cái danh nhơ gà (cầu) Bà Bộ phai nhạt đi.

Ông bạn giới thiệu: “Quán này có món gà nấu trái giác ăn được lắm!” Tôi biết đến trái giác và đọt giác nhơn một lần xuống Cần Giờ đi dỡ chà bắt cá ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát, Cần Giờ. Lúc đó mới vào hè, chưa có trái chín. Nó được hái đọt nấu với cá nâu tươi xanh vừa bắt ở khu dỡ chà. Hạnh phúc được sáng lòng với hai thứ đều là lần đầu tiên mới biết. Gà nấu trái giác quán Gà Ba Bộ là món do ông bạn Khuê gợi ý cho quán nấu. Chắc cũng hết đề tài như tôi nên bạn “nghiển” ra cách dùng một thứ trái chua nấu thịt gà.

Nước mắm ngon nướng miếng thịt gà

Món ăn làm thương cảm cho con gái miền Tây một thời nhiều cô bị gả chồng xa…

Rồi khi nhìn món gà nấu trái giác, tâm trí tôi lại trôi theo những kinh, những rạch, những xẻo tận dưới U Minh. Nghe tiếng vỏ nổ dòn. Thấy mình đang ngồi bềnh bồng trên một chiếc vỏ men theo các thuỷ lộ để hái trái giác mọc dại ven bờ. Có trái chín, có trái xanh vỏ bóng nhẫy. Nước vừa chín tới, sôi lăn tăn một lúc, múc vài muỗng húp thử xem vị gà trái giác như thế nào. Vừa thổi vừa húp. Một vị chua đằm thắm như con gái miền Tây làm lưỡi mê mẩn. Ngon và khác hơn gà nấu lá giang. Ông bạn hỏi: “Thấy sao”. Gật gù: “Đã thiệt”. Đúng là thiệt đáng sống hơn Singapore – một đề tài đang thời thượng ở Sài Gòn, trong các câu chuyện buổi sáng uống càphê vỉa hè, bên một chiếc ghế nhựa đủ chỗ cho hai cái ly.

Cứ thế tì tì, trời mưa mặc kệ trời mưa. Thời gian ở quê dài gấp đôi ở Sài Gòn…

Cách Nấu Gà Lá Giang Miền Trung Chuẩn Vị

Gà lá giang ắt hẳn là món ăn mà nhiều người biết tới và yêu thích, trước đây mình đã có bài giới thiệu về món lẩu gà lá giang rồi. Tuy vậy cách chế biến món ăn này lại có nhiều biến thể khác nhau, chủ yếu bởi vì khẩu vị mỗi vùng mỗi khác.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách nấu gà lá giang với hương vị có phần cay hơn so với cách làm truyền thống, cũng dễ hiểu bởi món cay là điểm đặc biệt của ẩm thực miền Trung mà.

Món lẩu gà lá giang miền Trung có công thức không quá khác biệt, chỉ khác đôi chút ở phần tẩm ướp và nêm gia vị sao cho phù hợp.

Cách nấu gà lá giang kiểu miền Trung

Chuẩn bị nguyên liệu

Nếu gia đình bạn khoảng 4 – 5 người thì có thể chuẩn bị một con gà tầm 1.5kg là vừa, ít hơn cũng được vì món lẩu thường ăn kèm bún nên nhanh no. Gà phải chọn gà ta, thịt chắc.

1 con gà

2 bó lá giang

2 cây sả

2 củ hành tím

Hành lá

3 – 4 quả ớt cay

Bún, số lượng tùy vào người ăn

Một ít rau thơm cùng các loại gia vị khác như: dầu thực vật, nước mắm ngon, muối ăn, bột ngọt, đường trắng, hũ sa tế, dầu hào…

Công thức chế biến món lẩu gà lá giang miền trung

Sơ chế

Bước 1. Đầu tiên bạn sơ chế thịt gà, sau khi làm sạch lông bạn dùng muối chà sát sơ qua gà để khử mùi, tiếp đó rửa lại bằng nước sạch. Chặt gà thành từng miếng vừa ăn rồi để ráo nước.

Bước 2. Chuẩn bị một tô lớn, cho vào lần lượt nửa muỗng tiêu, 1 muỗng muối, 1 muỗng bột ngọt và một muỗng nước mắm, ít dầu hào, hương sa tế trộn đều. Cuối cùng cho gà vào chung trộn 1 lần nữa, ướp gần nửa tiếng cho thấm gia vị.

Bước 3. Sả bạn bóc bớt lớp ngoài, cắt khúc rồi đập dập, ớt bạn bỏ cuống rồi thái lát.

Hành tím bạn bóc vỏ, 1 củ bạn băm nhỏ, 1 củ thì bổ làm nhiều múi nhỏ.

Rau thơm bạn rửa sạch, cắt khúc rồi để ráo nước.

Lá giang bạn giữ lại lá tươi xanh, rửa sạch sau đó bóp hơi nát, để ráo nước.

Chế biến

Bước 4. Chuẩn bị nồi và đun nóng ít dầu ăn, tiếp đó cho hành tím băm vào phi lên cho thơm.

Sau khi hành tím đã dậy mùi thơm thì bạn cho vào khoảng 2 lít nước, mở lửa lớn, cho tiếp chỗ hành tím và sả đã đập dập còn lại vào và đun sôi nước lên.

Sở dĩ chúng ta không cần xào sơ thịt gà như cách nấu thông thường là vì chúng ta sẽ ninh gà sau chung với ớt, như vậy vị của gà sẽ nồng và hợp khẩu vị hơn.

Bước 5. Bây giờ bạn có thể chuyển phần nước dùng này qua nồi lẩu chuyên dụng hay để nguyên trong nồi cũ, cho thịt gà đã ướp cùng ớt cắt lát vào, để lửa vừa và đun cho tới khi gà chín mềm.

Bước 6. Tiếp tục hạ lửa nhỏ và cho lá giang vào, bây giờ bạn có thể nêm nếm lại gia vị một lần nữa cho vừa ăn, rắc thêm ít rau thơm vào là có thể thưởng thức được rồi.

Món lẩu gà lá giang miền Trung bạn có thể ăn kèm với bún, thích thì chuẩn bị thêm ít rau nhúng theo ý thích.

Yêu cầu món ăn sau khi hoàn thành là thịt gà phải mềm, không dai, nước dùng phải đậm đà, có chút chua và đặc biệt là phải có vị cay, không nhiều thì ít.

Dinh dưỡng trong món lẩu gà lá giang

Chắc không phải nói nhiều về thịt gà, đây là nguồn bổ sung protein dồi dào, giúp bạn phát triển cơ bắp. Đặc biệt trong thịt gà chứa rất ít chất béo, do đó được những người đang tập thể hình, muốn giảm cân lựa chọn.

Ngoài ra, thịt gà còn chứa nhiều dưỡng chất khác như thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt.

Ăn thịt gà hợp lý có thể giúp bạn tăng cường đề kháng, kích thích tinh thần, giảm trầm cảm, phòng tránh các bệnh về tim mạch.

Trong Đông y, thịt gà được ghi chép là rất tốt người mới ốm dậy, bị phong hàn dạ dày, suy yếu không hấp thu được thức ăn, trừ phong.

Theo các nghiên cứu trong 100g lá giang có thể chứa 3.5g protein, 3.5g glucid, 0.6mg carotein, 26mg vitamin C.

Trong lá giang còn có chất saponin tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella và chữa ngộ độc tốt.

Trong dân gian, lá giang thường được dùng làm thuốc, có thể chữa đầy bụng, ăn không tiêu, đau dạ dày, đau xương khớp, chướng bụng.

Cách nấu lẩu gà lá giang miền Trung không khó phải không nào, chỉ cần một chút tinh tế trong giai đoạn tẩm ướp và nấu nước dùng là bạn có thể hoàn thành rồi.