Top 8 # Xôi Gấc Nấu Gì Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Cách Nấu Xôi Vò, Xôi Gấc Mềm Dẻo, Thơm Ngon

Xôi là món ăn quen thuộc ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng với số lượng các món xôi đã lên đến vài chục loại và hương vị.

1. Cách nấu xôi vò Nguyên liệu Cách làm

Đậu xanh đãi thật sạch, ngâm đậu xanh trong nước thêm chút muối khoảng 3 tiếng, vớt ra để ráo. Đem đậu xanh đi hấp vừa chín tới.

Để thử đậu chín chưa thì cho hạt đậu đã hấp chín ra tay miết thử thấy hạt đậu mềm và nhuyễn là được, đợi đậu xanh nguội cho vào máy xay thịt xay tơi mịn ( Nếu không có máy xay thịt thì dùng chày giã đậu xanh cho tơi mịn).

Gạo nếp đãi thật sạch, ngâm 5 tiếng, vớt ra để thật ráo nước, chú ý khi vớt gạo ra nhẹ nhàng vì lúc này các hạt gạo rất là mềm nếu mạnh tay các hạt gạo sẽ bị nát ra khi nấu xôi sẽ không còn nguyên hạt và bị nát, vì trước khi ngâm đã đãi sạch rồi nên sau khi vớt gạo ra không cần đãi lại nữa. Gạo vớt ra cũng phải để thật ráo nước, thường mình để 1-2 tiếng, cẩn thận hơn vì lần đầu làm dễ bị hỏng nên mình lấy khăn xô thấm nhẹ qua gạo một lượt để gạo được khô ráo hơn.

Sau khi hạt gạo nếp thật ráo nước đem 2/3 chỗ đậu xanh đã xay tơi mịn trộn đều với gạo nếp. Thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, trộn nhẹ nhàng để đậu xanh bao đều hạt gạo nếp. Sau đó đổ 1/3 nồi nước ( Không nên đổ nhiều khi hấp sẽ tràn lên xửng hấp, làm cho xôi bị nhão), bắc xửng lên và đổ xôi vào hấp. Mọi người nên kiếm một miếng vải xô phủ lên xửng hấp sau đó mới đậy vung để xôi được khô ráo. Nếu không có thì thỉnh thoảng nhấc vung ra ngoài để phần hơi nước bốc lên chảy đi và không bị thấm vào xôi.

Hấp xôi trong vòng 15-20p là xôi chín (xôi chín rất nhanh) bắc ra xới đều, lúc này phần xôi chín đã thấy tơi rồi. Nếu bạn nào thích ăn ngọt mát thì cho vào xôi hai muỗng canh đường lúc xôi vừa bắc xuống, đảo đều cho đường tan.

Xôi vò không khó chỉ cần làm tỉ mẩn chút, cố gắng để phần gạo thật khô, khi đồ tránh nước thấm vào. Phần đậu xanh cũng vậy, đảm bảo khô ráo khi vớt ra và khi đồ xong là sẽ thành công. Làm xôi này luôn dùng xửng hấp không được nấu, nấu thành xôi xéo luôn đó.

Gạo nếp mọi người chọn gạo nếp ngon, tròn mẩy, cái này tuỳ vào mỗi gia đình có cách lựa chọn loại gạo ngon.

2. Cách nấu xôi gấc

Xôi gấc vừa ngon, dẻo, vừa là món ăn không thể thiếu trong những cúng lễ tết quan trọng. Màu sắc đo đỏ của xôi gấc được người xưa quan niệm sẽ đem lại may mắn cho gia chủ.

Nguyên liệu

500gr gạo nếp ngon

350gr đậu xanh cà vỏ

Muối tinh

Đường

Dầu ăn (mỡ gà nếu có càng ngon)

1 quả gấc

Rượu trắng

Cách làm

Gạo vo thật sạch ngâm qua đêm hoặc ngâm khoảng 5 tiếng trước khi nấu.

Đậu xanh vo thật sạch ngâm trong nước với chút muối khoảng 3 tiếng trước khi nấu. Đậu xanh vớt ra để ráo nước cho vào xửng hấp chín tới (thử cho hạt đậu ra tay miết thấy hạt đậu mềm, mịn, nhuyễn là được). Đợi cho đậu xanh nguội thì cho vào máy xay thịt xay thật tơi mịn. Nếu không có máy xay thì giã bằng tay, nhưng giã xong lại nắm đậu thành một nắm thật chặt, dùng dao bào cho đậu được tơi.

Gạo nếp vớt ra nhẹ nhàng để hạt gạo không bị nát,lúc này không cần vo lại nữa,thêm vào gạo chút xíu muối xóc đều để thật ráo nước (tốt nhất vớt gạo ra khoảng 1-2h hãy nấu để đảm bảo gạo thật khô trước khi cho vào xửng hấp)

Gấc bổ đôi lấy phần thịt gấc, cho vào chút rượu trắng rồi bóp nhuyễn.

Cho phần thịt gấc vào gạo, thêm chút đường và trộn đều ( Công đoạn này cũng cố gắng nhẹ nhàng để tránh hạt gạo bị vỡ nát khi nấu sẽ không còn nguyên hạt). Đổ 1/2 chỗ đậu xanh vào trộn đều cho tất cả vào xửng hấp. Đổ 1/3 nước vào nồi không nên đổ nhiều nước tránh khi sôi nước tràn lên xôi làm ướt xôi. Cẩn thận hơn thì phủ lớp khăn xô mỏng hãy đậy vung lại để xôi được khô ráo.

Hấp trong vòng 15-20p là xôi chín, đổ toàn bộ phần xôi ra mâm, đợi xôi bớt nóng thì đổ nốt phần đậu xanh đi bao tay vào trộn thật đều. Rưới vài thìa mỡ gà hoặc dầu ăn vào xôi, cho lên xửng hấp thêm khoảng 5p nữa bắc xuống là xôi chín.

Cách Nấu Xôi Gấc Thơm Ngon

Món xôi gấc là món ăn thường được trưng bày ở trong mâm cỗ cưới, hay trong cả thực đơn ăn sáng ở nhiều quán ăn. Vậy thơm ngon và đậm hương vị quê hương như thế nào để ?

Món xôi gấc với màu đỏ của xôi, màu trắng của dừa, là món ăn đặc trưng của người dân vùng Bắc Bộ. Bạn có thể sẽ không bao giờ quên món xôi gấc này bởi nó được đưa vào trong nhiều sự kiện quan trọng trong gia đình.

Món xôi gấc hình thành từ bao giờ?

Người ta biết đến món xôi gấc từ màu đỏ của quả gấc, màu sắc đặc biệt này đã hấp dẫn người dùng thưởng thức. Gấc là một loại quả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của người dùng.

Trong quả gấc có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như vitamin E, vitamin A, chất beta caroten và lycopen… đều có khả năng giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm cho con người. Cùng với đó là vị béo ngậy của gấc cùng hòa quyện với từng hạt nếp dẻo thơm ngon cũng là món ăn hấp dẫn người dùng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị và cách nấu xôi gấc.

Nguyên liệu khá đơn giản và cũng dễ kiếm nên không quá khó khăn khi quyết định nấu món ăn này.

Các bước tiến hành nấu món xôi gấc thơm ngon đơn giản tại nhà.

Đầu tiên, bạn vò gạo nếp cho thật sạch và ngâm trong nước từ 6 đến 8 tiếng để hạt gạo nếp nở. Khi quyết định nấu thì bạn có thể ngâm qua đêm và sáng nấu sẽ ngon hơn. Sau đó, bạn đổ gạo nếp ra rổ và xả lại thật sạch với nước, để ráo một lúc.

Quả gấc bạn bổ đôi, lấy phần ruột cho vào bát đựng và thêm một ít muối, một chút rượu trắng và đánh tan để tách phần thịt gấc ra riêng.

Gạo nếp đã ngâm bạn cho vào ngâm cùng phần thịt gấc và sau đó trộn đều tay để gạo nếp có thể ngấm màu đỏ từ màu của quả gấc.

Sau khi đã trộn đều màu và gạo nếp, bạn cho phần gạo nếp này vào hấp trong khoảng 30 phút và thỉnh thoảng nên dùng đũa để xới gạo nếp lên, giữ cho xôi gấc chín đều và không bị sượng.

Sau khi xôi đã chín đều, bạn cho thêm đường, và bắt đầu trộn đều lên, sau đó đậy nắp nồi và tiếp tục đồ xôi thêm khoảng 10 phút nhằm giúp đường tan đều, ngấm vào từng hạt xôi. Sau đó bạn thêm một ít dầu mè và nước cốt dừa, trộn đều cho hạt xôi ngấm dần dầu và căng bóng.

Sau khi xôi chín, bạn đơm xôi ra đĩa và có thể cho thêm một ít mè rang, cùi dừa đã cạo sạch lên phía trên để xôi thơm ngon hơn và đẹp mắt.

Nên cần sử dụng nồi hấp xôi bằng inox để nấu xôi gấc hiệu quả

Thực ra món xôi gấc không quá khó để nấu, bạn có thể sử dụng nồi hấp xôi bình thường, hoặc sử dụng nồi cơm điện là đã có thể chế biến được món xôi gấc ngon. Tuy nhiên, sử dụng nồi truyền thống như trên cũng chỉ có thể nấu với lượng xôi ít, phục vụ trong gia đình.

Và đối với nhà hàng, khách sạn cần lượng xôi hấp nhiều trong cùng một lúc để phục vụ khách hàng, thì sử dụng nồi truyền thống như đã nêu là không hiệu quả. Do đó mà cần phải sử dụng tới nồi hấp xôi bằng điện công nghiệp mới có thể hoàn thành được món ăn nhanh chóng và không mất nhiều thời gian.

Với sản phẩm nồi điện inox này, bạn có thể nấu xôi với số lượng lớn mà đảm bảo xôi vẫn chín đều, không lo bị sống sượng. Để có thể phục vụ nhu cầu của thực khách một cách nhanh chóng. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của bạn mà có thể lựa chọn những sản phẩm nồi với kích thước, mẫu mã khác nhau để có thể nấu được khối lượng xôi vừa ý.

Ngoài ra, với hoạt động bằng điện, chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng để nấu chín món ăn, bạn có thể tránh được việc phải xới xôi liên tục, tránh mất thời gian nhưng vẫn mang lại món xôi thơm ngon hiệu quả.

Bên cạnh đó, sản phẩm nồi hấp xôi inox bằng điện này cũng giúp cho người dùng đảm bảo sức khỏe, làm việc trong môi trường trong sạch và tránh thải các chất độc hại ra môi trường bên ngoài.

Nếu bạn muốn biết thêm về sản phẩm nồi hấp xôi inox công nghiệp của Công ty TNHH SX – TM – DV Inox Việt Nam, có thể tìm hiểu và truy cập web: https://bepinoxvietnam.vn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài Viết Liên Quan Tủ Hấp Cơm Bằng Điện Nồi Nấu Phở Bằng Điện Bếp Á Công Nghiệp

Xôi Gấc Bao Nhiêu Calo ? Ăn Xôi Gấc Có Béo Không ?

1. Xôi gấc là gì ?

Xôi gấc được làm từ các hạt gạo nếp, đồ xôi như thông thường, bổ sung thêm hạt gấc vào quá trình hấp, khiến cho xôi có màu đỏ và vị ngọt, thơm của gấc. Xôi gấc được đánh giá là thơm ngon hơn nhiều so với các loại xôi thông thường.

Xôi là môn món ăn được chế biến từ gạo nếp, một loại ngũ cốc có chữa rất nhiều tinh bột và calo. Theo nghiên cứu thì một đĩa xôi gấc có chứa tới 600 calo, trong khi đó 1 bát cơm chỉ chứa khoảng 130 calo hay 1 bát phở là 400 calo mà thôi.

Vậy nên calories trong xôi gấc hàm lượng lớn hơn các thực phẩm thông thường rất nhiều.

Câu trả lời là Có. Nên để tránh việc ăn xôi gấc khiến bạn tăng cân thì lời khuyên cho bạn là 1 tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa xôi, và không nên ăn xôi gấc thay cơm thường, cho dù bạn rất thích. Vì cần thiết phải có sự cân đối để tránh, mất kiểm soát trong chế độ dinh dưỡng của bản thân. Bạn có thể chọn những loại thức ăn khác như: cháo, bánh canh, bún, phở,… hoặc các loại bánh mì; khoai lang,…các loại hạt ngũ cốc cũng để thêm vào thực đơn, tăng sự đa dạng, tránh gây nhàm chán trong khẩu phần ăn.

Ngoài ra, những người có tiền sử bị bệnh dạ dày, người già, trẻ em; phụ nữ sau sinh, người sau phẫu thuật,… thì nên hạn chế ăn món ăn này vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Như mưng mủ, vết thương khó liền…

Gạo nếp ( Nếp Cái Hoa Vàng hoặc nếp Nương) : 2kg nên chọn gạo nếp ngỗng hoặc nếp nương để hạt to và ngon hơn.

1 quả gấc chín đỏ

Rượu gạo: 2 thìa

Muối, đường, dầu ăn

Dừa nạo, nước cốt dừa

Chõ hoặc nồi nấu xôi

3.2 Hướng dẫn nấu xôi gấc:

Bước 1: Gạo nếp sau khi mua về vo gạo sạch và để ráo, cho vào một muỗng muối trộn lên cho thật đều. Hoặc bạn có thể ngâm qua đêm sau đó vớt gạo ra và vo lại gạo với nước sạch và để ráo.

Bước 2: Gấc bổ đôi sau đó nạo hết tất cả phần thịt có trong gấc và cho vào trong tô, thêm 2 thìa rượu trắng và bóp thật đều để giúp giữ màu đỏ cho gấc.

Bước 3: Chuẩn bị một chiếc bát lớn để trộn thịt gấc và gạo nếp lại, sau đó trộn đều lên giúp gạo nếp và gấc hòa quyện vào nhau cho đều màu, sau đó chúng ta để trong khoảng 6 giờ để giúp gạo và gấc ngấm đều màu hơn, khi nấu lên xôi trông sẽ đẹp mắt hơn. Nếu gạo bạn đã ngâm qua đêm rồi thì không cần phải chờ 6 giờ nữa mà có thể nấu luôn.

Bước 4: Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn cho vào chõ hoặc nồi để nấu xôi, chuẩn bị một chiếc chõ nấu sôi nước lên và bỏ gạo vào nấu trong khoảng 35 đến 40 phút, tùy theo lượng gạo bạn nấu nhiều hay ít thì thời gian nấu sẽ khác nhau.

Thường với người miền Bắc họ sẽ cho dầu ăn vào nồi xôi khi xôi còn đang nóng để hạt xôi trở nên bóng bẩy, bắt mắt hơn và xôi gấc có thể được ăn kèm với chả quế. Còn đối với người dân miền Nam thì thường ăn cùng dừa nạo và nước cốt dừa. Đây là khẩu vị đặc trưng của mỗi vùng miền khác nhau.

Trong thời gian nấu xôi gấc, bạn nên thi thoảng mở nắp ra và rưới nước lên để giúp hạt xôi trở nên mềm, có thể tưới khoảng 2 lần.

Khi xôi gấc gần chín, muốn cho xôi giảm đi mùi nồng của gấc thì bạn cho thêm 1 muỗng canh đường, sau đó trộn xôi đều lên và đậy nắp lại và để trong vòng 5 phút là có thể tắt bếp.

Khi xôi nấu xong, bạn lấy xôi ra bỏ vào khuôn sau đó nén nhẹ và úp ra một chiếc đĩa sạch, xếp hạt gấc ra ngoài để tạo điểm nhấn, trang trí cho đĩa xôi.

Nếu gia đình bạn có trẻ con và thích ăn ngọt thì bạn có thể cho thêm dừa nạo và nước cốt dừa rưới lên trên giúp xôi có mùi thơm và vị béo ngậy của dừa.

Cách Nấu Xôi Gấc Nước Cốt Dừa Ngon

Cùng nhau chia sẽ cách nấu xôi đậu xanh nước cốt dừa ngon , ngọt và đậm đà bản sắc ẩm thực Việt Nam với bài viết hướng dẫn cách nấu xôi đậu xanh nước cốt dừa ngon sau đây.

Nguyên liệu làm xôi gấc truyền thống

– Gạo nếp: 2kg;

– Xửng hấp xôi;

– Gia vị: Muối, đường, dầu ăn, rượu trắng;

Sơ chế nguyên liệu

– Gạo nếp: Vo thật sạch, rồi cho vào một cái chậu nhôm, tiếp tục cho nước ngập mặt gạo ngâm từ 5-6 tiếng, bạn có thể ngâm qua đêm tới. Sau đó, đem xả lại sạch với nước lạnh, để ráo.

– Gấc: Bổ làm 2, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều. Lọc lấy hạt gấc để riêng. Trộn phần thịt gấc với 3 thìa rượu trắng, 1/2 thìa muối ướp khoảng 5-6 tiếng như ngâm gạo nếp.

– Dừa xiêm: Bổ lấy nước để riêng, phần cùi dừa chia làm 2:

+ 1 phần: Nạo thành từng sợi dài để ăn kèm với xôi;

+ 1 phần cho vào máy xay nhuyễn, trộn với nước dừa tươi, cho lên bếp đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy 100ml nước cốt dừa, trộn nước cốt dừa với 3 thìa dầu ăn.

Thực hiện nấu món xôi gấc truyền thống

– Trộn thịt gấc + nếp + ½ muỗng canh muối + hành băm nhuyễn cho thật đều;

– Cho hỗn hợp vào xửng, đặt lên bếp hấp khoảng 30 phút, mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.

– Rưới ½ hỗn hợp nước cốt dừa + dầu ăn lên xôi, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa;

– Sau đó, tiếp tục rưới hỗn hợp nước cốt dừa + dầu ăn lên xôi, xới đều;

– Trường hợp nếu xôi quá khô, bạn có thể rưới thêm một chút nước cốt dừa và dầu ăn rồi hấp thêm 10-15 phút nữa là được.

– Khi xôi đã chín mềm, dẻo, dậy mùi thơm, bạn nhấc xửng ra khỏi bếp:

Yêu cầu món xôi gấc truyền thống

– Món xôi gấc có mùi thơm hấp dẫn, khô vừa, không bị nhão.

– Hạt xôi không bị nở bung, dẻo ngon.

– Gấc trộn đều với xôi cho màu sắc hấp dẫn, không bị lẫn cùi gấc.

Cách nấu xôi gấc bằng lò vi sóng

Nguyên liệu nấu xôi gấc bằng lò vi sóng

Gạo nếp: 3 cup gạo ( mình đong bằng cái cup nhựa ở trong nồi cơm điện có sẵn ý)

1 hộp thịt gấc đông lạnh (170gram) (Baby jackfruit paste)

Đường, muối, dầu ăn

Rượu trắng

Cách làm:

Ngâm gạo nếp qua đêm (12 tiếng) để gạo nở thì nấu xôi sẽ nhanh và mềm. Trước khi nấu thì vo gạo sạch rồi vẩy một chút muối vào trộn đều lên rồi để ráo nước.

Bước tiếp theo là trộn gạo với gấc thật đều lên rồi chuẩn bị cho vào lò vi sóng nấu thôi :

Trộn đường và dầu ăn vào xôi đã được nấu chín. Thế là xong rồi đó cả nhà ơi, cách đổ khuôn xôi thì có nhiều. Nhưng mà thông thường nhất là lấy một cái bát nhỏ hoặc nhỡ, múc xôi, nén chặt rồi đổ ngược ra đĩa là đã có một đĩa xôi đẹp và ngon mắt rồi.

Đậu xanh cà còn vỏ: 200g

Nước cốt dừa

Muối

Muối mè gồm: đậu phộng rang giã nát, mè trắng rang vàng, muối, đường.

Thực hiện:

Đậu xanh ngâm nước để qua đêm, sau đó đem đi đãi sạch vỏ. Thật ra bạn cũng có thể sử dụng đậu xanh cà sạch vỏ nhưng mình thấy đậu nở không đều và không bùi như đậu xanh còn vỏ. Để ráo đậu xanh.

Nếp cũng ngâm qua đêm, vo sạch, để ráo.

Cho nếp và đậu xanh vào nồi cơm điện, cho vào 1 muỗng cà phê muối, trộn đều. Sau đó cho nước cốt dừa vào sao cho nước cốt dừa sâm sấp với phần nếp và đậu xanh, không cho quá nhiều vì như thế xôi sẽ bị nhão, ít quá thì nếp sẽ không chín.

Bật nút nấu như nấu cơm. Sau khi cạn nước nồi cơm điện sẽ chuyển qua chế độ hâm nóng, bạn cứ để như vậy khoảng 10 phút thì bật lại nút nấu. Nồi cơm điện sẽ chuyển qua chế độ nấu lần 2. Bạn để như vậy 30 phút sau thì xôi chín.

Mở nắp nồi cơm điện cho xôi nguội bớt, cho xôi ra dĩa và cho muối mè lên trên cùng. Vậy là bạn có thể mời cả nhà cùng thưởng thức món xôi hấp dẫn này rồi.

Yêu cầu món ăn:

Xôi chín mềm, đều, dẻo, thơm và béo.

Đậu xanh chín mềm, bùi, có vị béo.