Top 6 # Xôi Đậu Đen Xứ Quảng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Về Ăn Xôi Đường Đậu Đen Xứ Quảng

Không quá bắt mắt như Cao lầu Hội An, không nổi tiếng nhiều như Mì Quảng, không chế biến cầu kì như bê thui Cầu Mống thế nhưng cái món Xôi đường đậu đen của xứ Quảng phải khiến bao người con xa quê phải nhớ, phải thèm mỗi khi được nhắc đến…

Nhắc đến xôi đường đậu đen xứ Quảng là người ta hay nhớ đến một món ăn chân chất, mộc mạc và bình dị như chính những người dân nơi đây. Tôi không biết xôi đường đậu đen quê tôi có tự bao giờ ? do ai chế biến thành ? nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng, ở quê tôi, cái món ăn bình dị, mộc mạc ấy luôn được đặt trong những mâm cơm để cúng tổ tiên trong các dịp đám giỗ, đám làng… Với Tôi, xôi đường xứ Quảng nó không chỉ là một món ăn đơn thuần thông thường mà đó còn là món ăn gợi nhớ rất nhiều những kỷ niệm, là nơi chứa đựng cái tình cảm quê hương. Tôi nhớ, ngày nhỏ ở quê, mỗi lần nhà bên cạnh có đám giỗ là bọn trẻ con chúng tôi lại háo hức trông chờ để chia nhau những miếng xôi đường do hàng xóm gửi cho, hay những buổi chiều ngồi trong góc bếp để được ăn những miếng xôi cháy mà mẹ và bà để lại… Rồi như thế, xôi đường cũng dần trở thành món quà quê của bọn trẻ chúng tôi, những đĩa xôi đường vuông, tròn được gói ghém cẩn thận trong những chiếc lá chuối xanh luôn được mẹ mang về sau những lần đi về ngoại hay đám giỗ ở đâu đó…

Nói về cách nấu xôi đường, tôi cũng được nghe khá nhiều chia sẻ của mẹ và bà, về nguyên liệu chính để có một mâm (khay) xôi đường đậu đen thơm ngon thì cần phải phải chuẩn bị: Gạo nếp, đậu đen, gừng, hạt mè (vừng) rang và đường bát…Trong tất cả các bước để có một khay xôi thơm ngon thì khâu nấu gạo nếp (xôi) là quan trọng nhất. Nấu gạo nếp (xôi) không phải chỉ đơn giản là việc bỏ gạo nếp vào nồi rồi đun lên nấu, mà nó đòi hỏi sự cẩn trọng tỉ mỉ của người nấu, phải đổ nước như thế nào cho xôi không được quá nhão, phải canh lửa thế nào để xôi không được cháy khét hoặc khô. Nếu xôi bị ướt, nhão thì khi cho nước đường vào sẽ càng nhão hơn, còn nếu xôi quá khô thì khi đổ đường vào, nếp sẽ quánh cứng lại như vậy thì mâm xôi đường sẽ không được ngon hoặc sẽ bị nát chảy khi cắt ra từng miếng… Về đậu đen cũng vậy, đậu đen cần phải được ngâm qua nước trước khi đem nấu chín, rồi lấy một phần nước để ngâm gạo, nên khi đổ lên, xôi sẽ có màu tím sẫm. Để mâm xôi đường có vị ngọt thanh, thơm ngon thì nước đường cần phải được nấu bằng đường bát Quảng Nam. Sau khi nấu đường tan chảy rồi lọc sạch chất bẩn, thì cần cho đậu đen và gừng già đập nhỏ vào trong nước đường để trên lửa riu riu để đường từ từ ngấm vào hạt đậu, rồi đem trộn xôi nếp với đậu đen đã sên đường…Để mâm (khay) xôi đường thêm đẹp hơn, thì sau khi xong cần phải cho xôi vào mâm (khay), lót dưới là một ít lá chuối xanh, cần phải rửa sạch và thoa qua một ít dầu phộng để chống dính, rồi cùng lá chuối ép xôi tràn đầy mâm (khay) và cuối cùng là rải một ít mè được rang chín để mâm (khay) xôi đường trở nên được thơm ngon và hấp dẫn…

Tôi vẫn còn nhớ cái mùi thơm thoang thoảng của gừng già, cái chất dẻo thơm của gạo nếp, cái vị béo bọt của đậu đen, cái ngọt thanh không ngấy của đường bát trong miếng xôi đường xứ Quảng lần đầu được ăn. Và trong cái hương vị mộc mạc, hấp dẫn, bình dị ấy còn có chút tình thương của mẹ, của bà, đó là thứ giúp cho mâm (khay) xôi đường xứ Quảng thơm ngon hơn bao giờ hết. Giờ đây tôi đã khôn lớn, đã đi khắp những vùng trời đất nước, nếm biết bao những món ăn quê người, nhưng nhiều lúc tôi lại bỗng thấy thèm một miếng xôi đường của quê mẹ, bởi tôi nhận ra rằng, trong món xôi đường ấy còn có cả bóng hình quê hương, và cả những kỷ niệm tuổi thơ tôi…

Tác giả bài viết: Mạnh Văn

Ngọt Lịm Xôi Đậu Đen Xứ Quảng

Cảm giác đầu tiên của tôi khi nếm thử món xôi đậu đen là mộc mạc nhưng lại cực kỳ hấp dẫn, ngọt nhưng không ngấy, từng hạt gạo nếp dẻo thơm, quyện với hạt đậu đen bùi và thoảng mùi thơm của gừng.

Xôi đậu đen món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng của người Quảng mỗi dịp lễ, Tết

Là con gái miền bắc, từ nhỏ tôi luôn nghĩ món xôi gấc 3 tầng mẹ làm là công phu và độc đáo lắm rồi, nhưng từ khi chuyển vào Quảng Nam sống, tôi đã biết còn có loại xôi công phu hơn thế.

Cuối tuần vừa rồi, tôi có may mắn tới thưởng thức một bữa cỗ cúng tổ tiên đúng chất Quảng. Đập vào mắt đầu tiên là một món hình vuông màu đen, nhìn rất lạ nhưng có vẻ hấp dẫn. Hỏi ra mới biết đó là món xôi đường hay xôi đậu đen truyền thống của người dân Quảng Nam.

Nguyên liệu nấu xôi đường gồm nếp, đậu đen, gừng già, hạt mè (vừng) và đường. Tôi được chia sẻ khâu nấu gạo nếp là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của khay xôi đường. Ngỡ như việc bỏ gạo vào nồi rồi đun lên là vô cùng đơn giản nhưng thực ra nó lại đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế rất nhiều. Người nội trợ phải canh lượng nước và lửa sao cho xôi không quá khô cũng không quá nhão. Nếu xôi khô quá, khi đổ đường vào, nếp sẽ quánh cứng lại, nếu xôi nhão thì khi đổ đường vào lại càng nhão hơn, như thế khay xôi đường sẽ không được đẹp và ăn không ngon.

Cuối cùng, cho hỗn hợp vào khuôn (có thoa một lớp dầu phụng chống dính), dùng lá chuối sạch (để tránh bị bỏng tay) ép xôi chặt lại rồi rải mè rang chín lên trên cho khay bánh thêm đẹp và hấp dẫn.

Với người Quảng, xôi đậu đen không chỉ là món ăn chơi mà nó dường như còn thể hiện ước mong mọi điều ngọt ngào, tốt đẹp đến với tất cả mọi người. Có lẽ chính bởi vậy mà nó là một trong những món không thể thiếu trên mâm cơm cúng mỗi độ Tết đến, xuân về.

Đổi Vị Với Mì Quảng Giò Heo Xứ Quảng

Mì Quảng là một món ăn đặc trưng của người dân Quảng Nam. Bình thường thay vì làm mì Quảng kèm với tôm, sườn non, gà hay ếch thì nay bạn có thể làm mới món mì Quảng quen thuộc bằng cách nấu với giò heo vừa béo ngậy, vừa bổ, vừa thơm ngon.

Để có được món mì Quảng giò heo xứ quảng thì ta nên chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– 1 kg giò heo, 150 g tôm sú. 200 g thịt ba rọi; 200 g thịt nạc xay.

– 1,5 kg mì Quảng (6 người ăn). Bánh tráng nướng, 1 củ sắn nước.

– 1 bắp cải caron, giá tươi, húng quế, húng thơm. Đường, màu hạt điều, hạt nêm, muối, đậu phụng, ớt.

Loading…

Cách nấu món mì Quảng giò heo thơm ngon béo ngậy

Bước 1: Giò heo sau khi mua về cạo lại lần nữa cho sạch lông, đặc biệt là phần móng, sau đó chặt thành từng khúc vừa ăn và rửa sạch với nước muối, trụn qua nước sôi và bỏ vào nồi luộc chín tái sau đó vớt ra. Tôm cắt bỏ râu, rửa sạch và luộc chín, sau đó vớt ra tô để nguội.

Bước 2: Thịt ba rọi cạo da lại 1 lần nữa cho sạch lông, sau đó rửa sạch và thái lát mỏng khoảng 0,5 cm. Phi một ít tỏi lên bếp và bỏ thịt ba rọi vào xào săn.

Bước 3: Củ sắn (củ đậu) lột vỏ, rửa sạch, sau đó thái sợi rồi tiếp tục băm nhỏ. Xào chín củ sắn đã băm nhỏ với dầu hạt điều, hạt nêm và đường.

Khi sắn đã chín thì cho nạc xay vào chín. Nhớ đảo đều tay.

Bước 4: Cho toàn bộ hỗn hợp vừa xào vào nồi nước luộc giò. Khi nước sôi cho thịt ba rọi và giò theo chín tái vào hầm cho mềm. Nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cuối cùng là thêm đĩa rau nữa ăn cho đỡ ngấy

Nao nao hương vị bánh xèo tép biển quê hương

Ở vùng đất thuần nông xử Quảng, bánh xèo quả thật là một món ăn quá đỗi gần gũi và thân thương. Lớn lên, xa quê, không được thường xuyên được ăn những bữa bánh xèo tép biển do má đúc nữa. Những cứ…

Rôm rốp vui tai bánh đập xứ Quảng

Quảng Nam với nhiều món ăn ngon lịm người, nhưng thú thật chưa có món ăn nào mang đến cho tôi niềm vui rộn ràng như khi ăn như bánh đập cả… Chỉ là một chiếc bánh gạo tráng mỏng tang, được trải dài…

Ngon thấu trời lòng bò xào chua ngọt xứ Quảng

Ở Quảng Nam, trong các đám giỗ, cúng đất, chạp mả, cúng tất niên…dường như không thể thiếu món lòng bò xào chua ngọt. Dù bạn đã từng nếm đủ món sơn hào hải vị đắt tiền, nhưng nếu thử một lần thưởng thức với lòng…

Cách Nấu Xôi Đậu Đen Và Đậu Đỏ Bằng Nồi Cơm Điện

Xôi đậu đỏ nóng sốt, dẻo ngon cùng muối mè rang vàng khiến ai cũng thích thú (Ảnh: Internet)

Cách nấu xôi đậu đỏ bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu xôi đậu đỏ

– 500g gạo nếp ngon

– 300g đậu đỏ

– 200g dừa nạo khô

– 50g mè trắng

– Gia vị: Muối, đường

Cách nấu xôi đậu đỏ bằng nồi cơm điện đơn giản

– Đậu đỏ bạn đem ngâm trong nước lạnh ít nhất từ 1 – 3 tiếng hoặc tốt nhất là ngâm qua đêm cho đậu đỏ thấm đủ nước và nhanh chín mềm khi nấu, đồng thời tiết kiệm năng lượng và thời gian hầm mềm đậu.

– Nếp bạn đem ngâm trong nước lạnh trong khoảng 1 – 2 tiếng rồi vo sạch nếp. Tiếp theo, đem trộn chung với đậu đỏ đã ngâm mềm với một ít muối. Sau đó, bạn cho nếp trộn với đậu đỏ rải đều vào xửng hấp.

– Bạn cho ít nước vào đáy nồi cơm điện, tiếp theo cho xửng hấp đã rải đậu và nếp vào. Sau đó, đậy kín nắp, bật nút và nấu như bình thường cho đến khi xôi đậu đỏ chín mềm là được.

– Trong thời gian chờ xôi đậu đỏ chín, bạn ngâm dừa khô nạo trong nước nóng khoảng 10 phút rồi vắt ráo lấy nước cốt dừa. Tiếp đến, bạn nêm vào nước cốt dừa một ít đường, muối cho vừa khẩu vị là được.

Cách nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu chuẩn bị nấu xôi đậu đen

– 250g gạo nếp

– 150g đậu đen

– Nước cốt dừa

– Muối, đường

Cách nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện thơm dẻo

– Tương tự như cách nấu xôi đậu đỏ như trên, đậu đen bạn đem rửa sạch, nhặt bỏ những hạt lép và ngâm với nước từ 1 – 3 tiếng hoặc ngâm qua đêm cho đậu nở mềm dẻo. Đồng thời, bạn đem gạo nếp ngâm qua nước lạnh sau đó vo sạch, rồi trộn gạo nếp với chút muối để cho ráo nước.

– Đậu đen sau khi ngâm, bạn cho vào nồi nấu chín mềm cùng với chút muối. Sau đó, múc đỗ ra rổ, để ráo nước.

– Để thực hiện cách nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện, tiếp theo bạn trộn gạo nếp thật đều với đậu đen cùng 5 thìa nước cốt dừa và muối, đường. Sau đó, cho gạo vào nồi xửng rồi cho vào nồi cơm điện đã có sẵn ít nước dưới đáy nồi, rồi hấp chín. Khi xôi chín, bạn lấy đũa xới đều xôi lên rồi tiếp tục hấp thêm 10 phút nữa là hoàn thành.

– Trong thời gian chờ xôi chín, bạn có thể trộn gia vị cho cơm dừa hoặc rang mè để giúp món xôi đậu đen thêm phần ngon miệng.