Top 6 # Xôi Chè Đỗ Đen Hà Nội Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Ba Cách Nấu Chè Đỗ Đen Giải Nhiệt

Chào cả nhà,

Hôm nay tớ bắt đầu ra vườn làm cỏ để chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Trời ơi, nghe câu mở đầu đích thị là của một “người nông dân chân chính” rồi hehe … Nói thế chứ tớ biết cuộc sống “sang chảnh” thế chẳng phải lúc nào cũng có, trong thời điểm này của cuộc đời thì hãy yêu thương nó như một cứu cánh của mình thôi nhỉ 😉

Ngồi ngoài vườn trời nắng nhưng không khí trên núi vẫn mát và trong lành, thích thật ý. Tớ ngồi một mình cứ cặm cụi làm, không nói với ai (làm gì có ai mà nói :P), không nghĩ gì cả hơn tiếng đồng hồ cho tới khi tự dưng gió nổi lên, mưa lộp độp nặng hạt. Cơn mưa kéo tới vù vù làm tớ phải chạy vội vào xe trú. Thế mà mới dọn được khoảng 2/3 cái vườn. Mà trong lúc làm việc, tớ thấy thật kì diệu là tớ không nghĩ gì nhiều cả, cứ tập trung xem cỏ ở chỗ nào; rồi lấy xúc nhỏ đào cỏ lên, cho vào xô để đổ đi. Khi đào đất lên thì lấy tay bóp vụn đất, nhìn những chú giun đất quậy cọ và cảm nhận thấy đất năm nay mềm hơn đất năm ngoái vì mưa nhiều hơn hẳn so với bình thường. Năm ngoái, lúc sau tuyết ập xuống rồi nên tớ không dọn vườn sạch sẽ như mọi năm, nên năm nay một số cây tự mọc lại, lá khô của mùa thu mắc lại thành đống. Cứ tập trung làm như vậy thật hay, đầu óc thông thoáng, tập trung và cảm nhận những gì đang ở ngay gần mình. Bình yên thật!

Ở Hà Nội mấy hôm nay nắng nóng lắm rồi, tớ ở đây thì mới chỉ chớm hè nhưng với vùng đất 9 tháng tuyết kéo dài này hè là cái gì đó đáng được trân trọng lắm. Mới vào hè, hôm nay mời cả nhà thưởng thức một món chè rất dân dã và đơn giản, tớ tin ở nhà ai cũng nấu: Chè đỗ đen. Mùa hè trời nóng, mẹ tớ thỉnh thoảng giải khát bằng nồi chè đỗ đen. Mẹ nói: “Nấu ở nhà thì mình cho đường ít ngọt thì mới có tác dụng giải nhiệt của đỗ đen, chứ ăn ngọt lừ như ngoài hàng thì đâu lại vào đó cả thôi”.

Cốc chè của mẹ tớ thì đơn giản lắm, đúng nghĩa chè đỗ đen nhưng hạt đỗ lúc nào cũng được ninh nhừ nhưng còn nguyên hạt. Mẹ xào hạt đậu đã được ninh nhừ với đường cho thật thấm, rồi mới đổ nước ninh đậu đen và có thể chế thêm nước một chút vào. Nấu như vậy, khi ăn miếng đỗ đen mềm, thấm vị ngọt và nước thì thanh thanh vừa vừa. Như vậy là đảm bảo được tiêu chuẩn vừa ít đường để đảm bảo tác dụng vốn của đỗ đen vẫn được phát huy đầy đủ.

Cách 1 – Nấu chè đỗ đen bằng nồi thường: Cách này cứ ninh mãi thì đỗ cũng nhừ thôi, tuy là có hơi mất thời gian một chút. Có cách làm cho đỗ đen nhanh mềm hơn là cho một chút muối nở – baking soda vào.

Cách 2 – Nấu chè đỗ đen bằng nồi áp suất (pressure cooker) hay slow cooker: Sử dụng nồi áp suất thì thời gian nấu chè chỉ còn là 15 – 20 phút. Nếu dùng slow cooker thì thời gian nấu chè là vài tiếng nhưng khi đã cắm vào rồi thì bạn chẳng phải trông nom gì, cũng không lo xì hơi như nồi áp suất. Đặc biệt, hạt đỗ đen nấu bằng nồi slow cooker vừa mềm và vẫn giữ nguyên hạt đẹp mắt.

Cách 3 – Nấu chè đỗ đen ngay từ Đỗ đen đã ninh nhừ đóng hộp: Nhiều khi muốn nhanh tiện gọn và nấu với số lượng ít thì tớ dùng ngay đỗ đen đã được ninh nhừ đóng hộp rất tiện dụng, mùi vị của chè cũng vẫn thơm ngon đảm bảo.

½ cup đậu đen (black beans)

½ cup đường

5 lít nước lọc

Thạch đen (sương sa) (tùy chọn)

Vài giọt dầu chuối

Một ít dừa tươi (hoặc như tớ sử dụng là dừa khô)

Dù là ninh đỗ đen bằng cách nào thì trước hết đều phải: ngâm đỗ đen với nước lạnh qua đêm (khoảng 8 – 12 tiếng) để cho đỗ đen nở thì ninh sẽ nhanh hơn.

Sau đó, nhặt những hạt đỗ xấu bỏ đi và đổ toàn bộ chỗ đỗ đen đã ngâm vào rổ rồi rửa qua nước lạnh.

Cách 1 – Nấu chè đỗ đen bằng nồi thường:

Cho đậu đen đã ngâm rửa sạch vào nồi và đổ nước lọc vào. Đun sôi, vớt bọt (nếu có) và để ninh liu riu như vậy cho tới khi đậu mềm.

Nếu dùng nồi thường thì sẽ mất ít nhất 1 tiếng để đậu đen mềm. Để đẩy nhanh quá trình đậu mềm thì cả nhà có thể cho 1/8 teaspoon muối nở (baking soda) vào. Muối nở (baking soda) có tác dụng làm rút ngắn thời gian ninh đậu xuống còn khoảng 15 – 20 phút.

Cách 2 – Nấu chè đỗ đen bằng nồi áp suất (pressure cooker) hay slow cooker:

Nếu dùng nồi slow cooker thì cả nhà nên dùng nồi thường đun sôi nước với đậu đen trước rồi đổ qua nồi slow cooker. Sau đó để chế độ high và cứ để đấy ninh vài tiếng cho tới khi đậu nhừ là được.

Sau khi đậu đen đã được ninh nhừ thì đều để nguội rồi đổ nước ra một cái bát lớn. Phần hạt đậu đen còn lại thì đem xào với đường. Đậy vung đun khoản 10 phút để cho hạt đậu đen thật ngấm đường. Lúc đấy mới đổ phần nước ninh hạt lúc nãy vào. Nếu thấy ít nước có thể cho thêm nước lọc theo sở thích. Đun sôi, nêm nếm lại nước cho có vị ngọt vừa phải.

Để chè nguội, cho đá vào cốc rồi múc chè, múc thêm thạch đen và giỏ vài giọt dầu chuối là hoàn thành công chè đỗ đen giải nhiệt mùa hè rồi đấy cả nhà ơi :X

Giản dị như chính cái tên của món chè này nhưng với tớ khi ăn cốc chè lại thấy đầy đủ hương vị và sự phức tạp của nhiều màu sắc, đâu đấy bùi bùi của hạt đậu đen mềm ngọt, rồi cắn vào miếng thạch đen mát lạnh mềm mượt, mùi dầu chuối chỉ điểm xuyết rất nhẹ; chút dừa khô thơm thơm giòn giòn. Đấy, giản dị nhưng hấp dẫn thì lời nào khó tả hết.

Bà Bầu Ăn Chè Đỗ Đen Được Không?

Bà bầu ăn chè đỗ đen được không là thắc mắc của rất nhiều người. Có ý kiến cho rằng, bà bầu ăn chè đỗ đen có tác dụng an thai, con sinh ra thông minh.

“Mình đang ở tháng thứ 4. Tuy nhiên, trong giai đoạn này bụng mình rất nhỏ, nhìn qua sẽ không thấy bụng. Mẹ chồng mình sợ thai nhỏ nên tẩm bổ cho mình rất nhiều thức ăn bổ dưỡng, trong đó có . Nghe mình nói, chè đỗ đen có tác dụng và rất tốt cho cơ thể . Không biết chè đỗ đen có tác dụng với bà bầu như mẹ chồng mình nói không?”

Bà bầu ăn chè đỗ đen được không là thắc mắc của rất nhiều người.

Đỗ đen () là thực phẩm rất phổ biến ở nước ta. Có lẽ vì vậy mà chè đỗ đen đã trở thành món ăn quen thuộc cả mùa hè lẫn mùa đông. Đỗ đen được coi là một vị thuốc, một loại thực phẩm có giá trị cao.

Theo sách dinh dưỡng ghi lại, trong đỗ đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g% và rất nhiều axit amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.

Đỗ đen tính bình, vị ngọt, giá trị dinh dưỡng tương đối cao, chứa protein, chất béo, khoáng chất phong phú, ngoài ra còn chứa thành phần canxi, kẽm, sắt, beta carotin, vitamin B1, B2, B12 cần thiết cho cơ thể. Đối với người tinh thần trạng thái hay mất căn bằng, điên đảo, thể trạng yếu đỗ đen có tác dụng bổ dưỡng.Đỗ đen giúp bổ thận, bổ máu và có tác dụng làm sáng mắt. Đặc biệt chè đỗ đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét.

Đỗ đen (đậu đen) là thực phẩm rất phổ biến ở nước ta

Chè đỗ đen còn có tác dụng làm sắc màu da sáng và mịn màng hơn. Theo như cách đánh giá của đông y, đỗ đen có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, dưỡng thai, thường xuyên ăn trong thời gian mang thai có tác dụng tốt cho cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu đen là loại thực phẩm giàu protein nhưng lại ít chất béo nên giúp chị em bầu tăng cường năng lượng, giảm đói nhưng lại không làm tăng cân. Ngoài ra, folate và vitamin B có trong đậu đen là hai loại khoáng chất rất cần thiết cho thai phụ – giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở não, dây thần kinh xương sống của thai nhi.

Còn theo y học cổ truyền, đỗ đen có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, bổ gan, thận. Ăn đỗ đen sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được bệnh táo bón, trĩ – những bệnh phổ biến khi mang thai.Đỗ đen thường được dùng để cho vào các món ăn thường ngày như nấu canh, các món hầm và nấu chè. Món chè đỗ đen đã trở thành đặc sản trong những ngày hè nóng nực, cũng là một món ăn bổ dưỡng cho bà bầu.

Chú ý khi ăn đỗ đen

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, đỗ đen trợ giúp cho mang thai chỉ là bài thuốc dân gian. Thực tế, thiếu hoocmôn có thể gây không mang thai, song mẹ bầu không chỉ đơn thuần dựa vào đỗ đen, nên sớm đi hỏi ý kiến của bác sỹ.

Xét từ góc độ dinh dưỡng học, đỗ đen chứa hoóc môn thực vật, nhưng một số loại đậu khác như đỗ tương cũng có tác dụng tương tự, thích hợp cho mọi người, đồng thời bổ sung hóc môn.

Nếu ăn quá nhiều đỗ đen có thể gây phản tác dụng sinh lý. Vì thế ăn chè đỗ đen trong thời gian này chú ý lượng vừa phải thích hợp. Khi hoóc môn giới tính thấp, màng tử cung dày nên đi kiểm tra bác sỹ để chẩn đoán bệnh tình kịp thời.

(#Kiến Thức)Cách Nấu Xôi Đỗ Đen Ngon Bằng Nồi Cơm Điện

Cách 1

Nguyên liệu:

– Gạo nếp ngon: 400g

– Đậu đen: 120g

– Muối vừng lạc: 50g

– Muối hạt: một thìa cà phê

Cách làm:

– Đậu đen đãi sạch, nhặt bỏ các hạt lép hoặc hạt đỗ bị nổi lên mặt nước. Cho đỗ đen vào nồi với gấp 2 lần nước, đun sôi.

– Đậu sôi chừng 5 phút thì chúng ta tắt bếp, chắt bỏ tất cả phần nước luộc đỗ để khi nấu xôi khỏi bị nồng & có vị hơi chan chát. Sau đó chúng ta thêm nước vào như cũ, thêm một thìa cafe muối hạt vào & bật nút hầm chừng 15 phút cho đậu chín mềm.

– Gạo nếp vo cho sạch, để ráo nước.

– Thăm test thấy đậu đã chín nhừ chúng ta cho gạo nếp vào nồi nấu cùng. Giữ mức nước chỉ xâm xấp mặt gạo để tránh xôi bị khô hoặc nát quá. Để nồi cơm điện ở chính sách nấu như cơm thường cho tới khi hoàn tất.

– Khi nút báo hiệu xôi chín, chúng ta rút bếp & xới cho xôi tơi đều.

– Cho xôi đỗ đen ra bát hoặc đĩa & hương thụ nóng hay nguội đều vô cùng ngon & dẻo.

– Khi ăn chúng ta rắc thêm chút muối vừng lạc, món xôi sẽ dậy hương thơm & đậm đà hơn nhiều.

Cách 2

Nguyên liệu:

Gạo nếp: 250 gam

Đỗ đen: 150 gam

Nước cốt dừa

Gia vị: Muối tinh.

Cách làm:

Đậu đen làm sạch, nhặt bỏ những hạt lép, hỏng, ngâm sang 1 đêm cho mềm.

Gạo nếp cũng ngâm sang 1 đêm với nước lạnh. Sau đó, vo sạch, xóc gạo vớt một ít muối, để ráo.

Đỗ đen sau thời điểm ngâm bỏ vào nồi nấu chín mềm với cùng 1 chút muối (lưu ý không được để hạt đỗ bị nát). Múc đỗ ra rá, để ráo nước.

Trộn đều gạo, đậu đen với 5 thìa nước cốt dừa (lượng nước cốt dừa có thể thêm nhiều hơn nữa tùy thuộc theo sở thích).

Sau đó, cho gạo vào nồi cơm điện nhấn nút, nấu như thông thường. Khi xôi chín, lấy đũa xới đều xôi lên rồi hấp thêm 10 phút nữa là được.

Chúc tất cả mọi người trong nhà ngon miệng!

Theo Phunutoday

5 Cách Nấu Chè Đỗ Đen Ngon Mềm,Bổ Dưỡng,Nhanh Nhừ

1.cách nấu chè đỗ đen truyền thống

– 300 – 400gr đỗ đen

– 200 gram đường

– 200ml nước cốt dừa

– 50 gr dừa tươi nạo sợi

– 30gr dừa khô

– 10ml dầu chuối

– 30gr lạc rang giã nhỏ

Bước 1: Rửa sạch đỗ đen

– Đỗ đen vo sạch, ngâm ngập trong chậu/xoong rồi xả nước cho ngập. Lọc bỏ những hạt nổi trên mặt nước là những hạt hỏng, chỉ giữ lại những hạt chìm.

– Đậu rửa sạch rang bằng lửa to khoảng chừng 10 phút cho đến khi bề mặt ngoài hơi nhăn lại.

Bước 2: Ninh (làm nhừ) đỗ đen

– Bắc nồi nước, đun sôi cho đến khi nước nổi bọt. Dùng muôi múc hết bọt và hạ nhỏ lửa ninh cho đến khi hạt đỗ mềm ra.

Bước 3: Xào hạt đỗ đen với đường

– Múc phần hạt đỗ đen ra ngoài. Ướp phần hạt này với phần đường đã chuẩn bị cho ngấm đều trong khoảng từ 10 – 15 phút.

– Tiếp đến, bạn cho phần đỗ đã ướp đường này lên chảo và đảo đều để hạt đỗ được bện đường, se lại.

Bước 4: Nấu chè

– Cho phần hỗn hợp này vào nồi nước chè đã ninh trước đó và đun cho đến khi nước sôi trở lại, thêm lại vị ngọt của nồi chè cho vừa với khẩu vị là được.

– Khi ăn cho lạc rang, dừa sợi để thêm vì béo, thơm cho món chè đỗ đen.

2.chè đỗ đen bột lọc

Nguyên liệu

Đậu đen: 500g

Bột năng: 100g

Nước cốt dừa: ½ hộp

Dừa nạo: 50g

Đường: 200g

Muối: 1 thìa cà phê

Sơ chế nguyên liệu chuẩn bị nấu chè

– Đậu đen rửa sạch, đem ngâm trong nước lạnh vài tiếng với chút muối. Tốt nhất, bạn nên ngâm qua đêm để đậu mềm và nấu nhanh chín hơn.

Hướng dẫn cách nấu chè đậu đen bột lọc

Bước 1. Nấu đậu đen.

– Đậu sen sau khi ngâm bạn cho vào nồi, đổ ngập nước rồi bắc lên bếp nấu. Khi nước sôi, hạ lửa và nấu đến khi đậu chín mềm.

– Cho đường vào, khuấy đều và nấu thêm chút nữa cho đường tan hết rồi tắt bếp.

Bước 2. Làm bột lọc.

– Cho một chút nước vào bột năng và nhồi bột thành một khối mịn dẻo, không dính tay. Chế thêm nước nếu thấy bột khô quá.

– Nấu một nồi nước sôi sẵn trên bếp. Vo bột thành những viên tròn nhỏ như viên bi rồi cho vào nồi nước đang sôi. Tiếp tục làm cho tới khi hết bột.

– Khi các viên bột chín, chuyển từ màu trắng sang trong và nổi lên mặt nước thì vớt ra, cho ngay vào thau nước đá để bột không dính nhau. Sau đó vớt ra rổ, để ráo.

Bước 3. Nấu đậu đen và bột lọc.

– Bạn nấu sôi lại nồi nước đậu đen, cho hết bột lọc vào nấu cùng. Khuấy đều hỗn hợp và nấu thêm vài phút rồi tắt bếp.

– Đợi chè nguội, bạn múc ra chén, múc thêm nước cốt dừa và rắc dừa nạo lên trên rồi thưởng thức.

Chè đậu đen bột lọc ăn nóng hay lạnh đều được nhưng ăn lạnh sẽ ngon hơn. Từng hạt đậu đen chín mềm, thơm bùi hòa cùng nước cốt dừa béo ngậy, nhâm nhi thêm viên bột lọc dai dai thật sự rất hấp dẫn.

3.chè đỗ đen hạt sen

Ở Việt nam ai cũng biết ăn các món sen và những tác dụng không ngờ của hạt sen đới với làn da phái đẹp. Dân gian có câu: ăn ngon ngủ khoẻ là tiên, nhưng hạt sen còn có tác dụng làm trẻ hoá làn da và chống lão hoá. Nhũng phụ nữ như chúng ta ai cũng mong có làn da khoẻ, căng và mịn màng, vậy nên Hôm nay mình xin giới thiệu đến chi em món chè sen kết hợp với đỗ đen ngon tuyệt vời.

Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè hạt sen đậu đen

Hạt sen tươi: 300 gram.

Đỗ đen: 1/2 bát.

Trân châu hạt nhỏ: 2 thìa (hay còn gọi là bột báng).

Đường phèn (tùy thuộc vào khẩu vị của bạn).

Muối: 1 thìa nhỏ.

Gừng: 1 nhánh nhỏ.

Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu cho món chè hạt sen đậu đen

Chọn hạt sen: Khi nấu chè, các bạn nên chọn hạt sen tươi để thành phẩm món chè hạt sen sau khi nấu sẽ thơm ngon hơn.

Lưu ý khi mua đậu đen: Thành phẩm món chè có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn đậu đen. Nếu mua đậu đen mà không có kinh nghiệm sẽ rất dễ lựa chọn phải loại đậu bị sướng. Vì thế, để mua được loại đậu đen ngon, khi mua các bạn nên lựa chọn 1 hạt rồi thử cắn đôi ra, tiếp đó quan sát bên trong. Nếu thất ruột đậu có màu hơi hơi xanh thì là đậu ngon, còn nếu thấy ruột đậu có màu trắng tinh là đâu không ngon.

Cách nấu chè hạt sen đậu đen ngon

Bước 1: Sơ chế đậu đen

Đậu đen: Sau khi mua về, đem đãi thật sạch, nhặt bỏ những hạt đậu bị hư hỏng đi rồi cho vào ngâm qua đêm với nước + 1 thìa nhỏ muối.

LMục đích của việc ngâm đậu đen là để khi nấu đậu đen sẽ nhanh mềm hơn.

Bước 2: Hầm đậu đen

Sau khi đã ngâm đậu xong, các bạn đem đậu đãi lại cho thật sạch, sau đó cho đậu vào nồi hầm để đậu được chín mềm rồi cho đường phèn vào. Vặn lửa nhỏ đun cho đường ngấm đều vào đỗ.

Lưu ý: Để tiết kiệm được thời gian, bạn có thể sử dụng nồi áp suất để ninh cho nhanh mềm.

Bước 3: Sơ chế và nấu hạt sen

Hạt sen sau khi mua về các bạn đem bóc tách hết vỏ và tim sen (nếu để tim sen khi nấu món chè sẽ bị đắng nên cần tách bỏ).

Tiếp đó, đem hạt sen rửa thật sạch, bắc 1 nồi nước lên trên bếp, đun sôi rồi đổ hạt sen vào (đun liu riu với mức lửa nhỏ) cho đến khi thấy hạt sen bở mềm thì tắt bếp đi.

Bước 4: Sơ chế trân châu

Các bạn cho trân châu hạt nhỏ vào trong âu nước ngâm khoảng 10 phút để trân châu nở đều rồi cho ra rổ, để ráo nước.

Lưu ý: Nếu như các bạn không thích ăn trân châu thì có thể bỏ qua bước này.

Trong khi nấu, các bạn nên dùng muôi khuấy đều liên tục để đậu đen và hạt sen được chín đều, không bị cháy dưới đáy nồi.

Cuối cùng, khi thấy hạt sen và đậu đen đã chín mềm thì tiếp tục cho trân châu nhỏ vào nồi, đun tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp đi là bạn đã có được 1 món chè hạt sen đậu đen ngon tuyệt hảo rồi đó.

Thành phẩm món chè hạt sen đậu đen có được

Món chè hạt sen đậu đen có được sẽ cho vị ngọt dịu. Hạt sen và đậu đen khi ăn sẽ mềm, thấm đủ vị ngọt.

Khi ăn chè hạt sen đậu đen vào mùa đông, các bạn có thể cho thêm 1 chút gừng tươi giã nhỏ vào khi nấu để thưởng thức món chè được ấm bụng hơn. Khi múc chè ra bát nên cho 1 vài lát gừng thái sợi mỏng lên trên rồi trộn đều và thưởng thức khi chè vẫn còn nóng sẽ rất tuyệt.

Một số lưu ý khi nấu chè hạt sen đậu đen

Để món chè hạt sen đậu đen được thơm ngon hơn, trước khi nấu các bạn nên rang đậu đen sơ qua khoảng 5 phút để vỏ đậu hơi nhăn lại, sau đó cho vào ngâm với nước hoặc có thể cho đậu vào ninh luôn.

Trường hợp các bạn muốn thêm trần bì vào khi nấu chè hạt sen đỗ đen thì cũng không nên trần bì quá kỹ, vì khi trần bì quá kỹ sẽ làm cho món chè của chúng ta bị đắng, mất đi vị chè và sẽ có nhiều người thấy khó ăn.

Chắc chắn gia đình bạn ai cũng đều thích mê món chè hạt sen đậu đen này đó.

4.chè đậu đen bí đỏ

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị

Để nấu chè bí đỏ đậu đen thơm ngon dành cho khẩu phần ăn gồm 2 đến 3 người, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu theo công thức chuẩn như sau:

Bí đỏ: 300g

Đỗ đen (đậu đen): 150g

Lạc (đậu phộng) : 100g

Gạo nếp: 1/3 bát con

Đường

Tùy theo từng khẩu phần ăn của mỗi gia đình, cũng như khẩu vị ăn ngọt khác nhau, bạn hãy tăng chỉnh các nguyên liệu và lượng đường để nấu chè bí đỏ đậu đen cho thích hợp.

Lưu ý khi chọn nguyên liệu:

Khi chọn bí đỏ bạn nên chọn bí có màu cam vàng tươi, không bị héo, khi cầm có cảm giác chắc nịch và nặng tay, không bị dập bề mặt hoặc có vết hư hỏng.

Đậu đen bạn nên chọn hạt có kích thước vừa phải, không quá nhỏ hoặc quá to, vì quá nhỏ nấu sẽ nhanh mềm và nát, còn quá to sẽ nấu rất lâu và tốn nhiều thời gian. Lựa đậu còn tươi và mới, ít cát bụi và sạn lẫn vào.

Chuẩn bị dụng cụ nấu chè đậu đen bí đỏ

Để quá trình nấu được nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và giúp không gian bếp vẫn giữ được sạch sẽ. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nấu chè và để qua một bên, như thế sẽ tránh phải vất vả, lục lọi và tìm kiếm dụng cụ mỗi khi cần, không lãng phí quá nhiều thời gian.

Dụng cụ cần có để nấu chè bí đỏ đậu đen như sau:

Hướng dẫn cách nấu chè đậu đen bí đỏ

Bước 1:

Đậu đen sau khi mua về bạn rửa sạch với nước, trong khi rửa nhớ nhặt sạch những hạt bị hư và sau đó đãi sạch để loại bỏ sạn và cát. Sau đó ngâm đậu với nước lạnh trong thời gian từ 3 đến 4 tiếng hoặc để cho nhanh bạn ngâm qua đêm rồi sáng hôm sau vớt ra là được.

Sau khi ngâm sạch bạn rửa lại với nước một lần nữa rồi để ráo trong rổ. Việc ngâm đậu sẽ giúp khi nấu chè được nhanh mềm, tiết kiệm nhiên liệu và thời gian hơn.

Bước 2:

Bí đỏ mua về bạn gọt sạch vỏ, bỏ phần ruột rồi rửa lại với nước và thái thành những lát mỏng vừa ăn. Lưu ý không nên thái quá dày vì khi nấu chè sẽ mất nhiều thời gian và tốn nhiên liệu hơn để bí có thể mềm nhừ.

Bước 3:

Bắt một chiếc nồi sạch lên bếp, cho đậu đen và đậu phộng vào trong nồi, đổ nước ngập hơn bề mặt đậu chỉ khoảng từ 2 đến 3 cm là được. Bật lửa vừa và đậy nắp nồi ninh đến khi thấy mùi thơm, bạn mở nắp ra và múc đậu lên kiểm tra đã mềm chưa. Thông thường sau khi ngâm đậu bạn chỉ cần ninh với thời gian tầm 20 đến 30 phút là đã chín rồi.

Bước 4:

Gạo nếp bạn vo sạch với nước hai lần rồi để ráo. Khi nồi chè đã chín bạn cho gạo vào trong nồi rồi giảm lửa nhỏ và ninh đến khi gạo nhuyễn là được.

Bước 5:

Nếu như trong quá trình nấu bạn thấy nước bị hụt, chè hơi đặc thì hãy châm thêm một chút để vừa ăn hơn. Khi nếp đã nhuyễn bạn cho bí đỏ vào, khuấy đều và nấu thêm khoảng 10 phút để bí mềm là được. Cho đường vào nồi, quậy đến khi đường tan hết hoặc đun thêm khoảng 5 phút để các nguyên liệu thấm vị ngọt rồi tắt bếp.

lưu ý :

Một lưu ý nhỏ là khi cho bí đỏ vào nấu chín bạn không nên nấu quá lâu sẽ làm bí bị nát và không đẹp mắt, cũng không nên để bí chưa chín hẳn mà khi ăn sẽ cảm thấy hơi sựt sựt sẽ mất độ bùi và béo ngọt dẫn đến không ngon.

Đồng thời không nên cho đường vào nồi chè khi các nguyên liệu còn chưa chín đúng chuẩn vì nếu không sẽ làm chúng bị sượng.

Bước 6:

Sau khi tắt bếp, bạn đợi chè nguội bớt rồi múc ra chén hoặc bát nhỏ và thưởng thức ngay khi còn nóng. Nếu như bạn thích ăn nguội thì hãy để nguội hẳn, cho vào ngăn mát để khi ăn cảm nhận được the mát cũng rất ngon.

5.chè đỗ đen khoai lang

Nguyên liệu nấu chè đỗ đen khoai lang gồm:

– 200g đậu đen

– 200g khoai lang

– 300g đường

– 50g bột cốt dừa hoặc nước cốt dừa

Sau một đêm, bạn đổ đậu đen ra rổ cho ráo nước rồi cho vào nồi. Đổ nước lạnh đến xâm xấp mặt đỗ rồi bắt đầu nấu.

Bước 2:

Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi thái khoai nhỏ hình quân cờ.

Bước 3:

Nấu cho đậu đen sôi rồi vặn nhỏ lửa. Sau đó, bạn tiếp tục để lửa liu riu đến khi đỗ bắt đầu chín thì cho khoai lang vào nấu tiếp.

Khi khoai lang chín là đỗ đen cũng chín mềm. Lúc này bạn cho đường vào, sau đó hòa tan bột cốt dừa với nước rồi cho vào nồi đậu để nước chè được thơm ngon. Nồi chè sôi lên là tắt bếp.

Múc chè ra chén thưởng thức nóng hay lạnh đều rất ngon. Hương thơm lan tỏa, ngọt ngào thât quyến rũ.

Chè đỗ đen với những hạt đỗ chín mềm, quyện cùng vị ngọt bùi của khoai lang, tan ngay trong miệng, thơm béo vị cốt dừa hấp dẫn, giúp bạn xua tan mệt mỏi và khó chịu những ngày nắng nóng.

Chè đỗ đen ăn nóng hay nguội đều ngon. Với những ngày hè sắp tới, bạn nên để nồi chè nguội hẳn, khi ăn thêm hạt trân châu, dừa khô, chút dầu chuối để tăng hương vị.