Top 12 # Xem Nấu Ăn Trong Rừng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Những Người Ăn Tết Trong Rừng

Tuần rừng ngày Tết đến

Với cán bộ kiểm lâm và những người làm nhiệm vụ giữ rừng, những ngày Tết chính là thời gian cao điểm của công tác đấu tranh, ngăn chặn phá rừng và trực phòng chống cháy rừng. Bởi đây là lúc Tây Nguyên đang trong giữa mùa khô, cộng với việc các đối tượng xấu thường lợi dụng những ngày Tết để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin (thuộc hai huyện Lắk và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), có những dãy núi hùng vĩ nhất Tây Nguyên với các đỉnh liền kề có độ cao lần lượt là 1.100m, 1.700m, 2.405m, và 2442m. VQG Chư Yang Sin bốn bề núi cao bao bọc, cuối năm nơi đây tiết trời càng thêm giá lạnh, nhưng cái rét của sự biến đổi khí hậu không làm giảm đi sự quyết tâm trong công tác giữ rừng của lực lượng kiểm lâm. Để bảo vệ cho từng gốc cây, con thú nhiều khi họ phải đánh đổi bằng máu và tính mạng.

Kiểm trang rừng, phòng chống cháy rừng

Mỗi đợt đi tuần, lực lượng kiểm lâm thường có 7-8 người, gùi theo quần áo, vật dụng cá nhân và thức ăn trong vòng một tuần, mỗi ngày đi bộ khoảng 20 km, họ luồn sâu vào rừng để tuần tra, canh giữ. Mùa nắng thì việc đi tuần đã khó vì chặng đường hiểm trở, đến mùa mưa đường lại trơn trợt nên rất cực.

Cái khó khăn nhất là mỗi lần đi sâu vào trong rừng, không có sóng điện thoại, bộ đàm nên không thể liên lạc với bên ngoài. Nếu như gặp chuyện gì bất trắc, họ không thể ngay lập tức gọi điện để báo về trung tâm để xin ý kiến chỉ đạo, mà quãng đường đi ra để báo tin phải đi bộ mất 2 ngày.

Ngày Tết, anh em phải chia ca nhau ra để tuần tra, kiểm soát. Cũng có đôi lúc anh em kiểm lâm mình không khỏi thấy chạnh lòng, nhớ nhà da diết, nhất là thời khắc giao thừa. Nhưng nhiều lần như vậy cũng thành quen, mọi tâm sự được nhường chỗ cho công việc.

Chấp nhận cảnh sống xa gia đình, người thân, len lỏi giữa đại ngàn với những giấc ngủ chập chờn để kiểm tra, ngăn chặn hoạt động của bọn lâm tặc. Dù khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng các cán bộ, nhân viên nơi đây chưa bao giờ muốn bỏ rừng. Họ luôn quyết tâm, nỗ lực để giữ màu xanh cho những cánh rừng Chư Yang Sin.

Cũng như thế, tại Trạm kiểm lâm khe Vinh (Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam) cũng có những người xa gia đình, xa vợ con, bám trụ suốt ngày đêm ở nơi rừng xanh nước độc không kể ngày nghỉ, hay dịp lễ, Tết… là những khó khăn, thử thách mà bất cứ cán bộ, “người lính” kiểm lâm nào ở đây đều phải trải qua.

Anh em đi tuần, có khi tới gần nửa tháng, phải ngủ lại trong rừng. Nếu trời mưa, nấu chín được cơm đã là may. Vào tháng Tư, tháng Năm có gió to, những cơn mưa rừng bất chợt khiến cành cây khô từ trên cao rơi xuống như những mũi tên. Đó là chưa kể những lần bị lâm tặc cản trở, chống đối bằng vũ khí.

Bữa cơm giữa rừng

Đối với những người chiến sĩ kiểm lâm Trạm kiểm lâm khe Vinh thì việc sum họp cùng gia đình, người thân trong dịp Tết là điều gì đó “xa xỉ.” Với họ, số lần ăn Tết ở giữa rừng cùng đơn vị có lẽ luôn xấp xỉ thâm niên ‘tuổi quân’ của chính mình.

Trạm bảo vệ rừng Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị) nằm cách biệt giữa rừng phòng hộ Hướng Hóa- Đakrông với 12 cán bộ bảo vệ, quản lý 7.500 ha rừng. Lâm phần quản lý nằm trên địa bàn các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Tân Thành, Hướng Sơn… của huyện miền núi Hướng Hóa.

Những ngày tết, tiết trời ở huyện miền núi này nắng ráo, khô hanh nên rất dễ xảy ra cháy rừng. Vì thế, theo nhiệm vụ được giao, những cán bộ giữ rừng Trạm Hướng Phùng phải có mặt 24/24 giờ ở các chòi canh lửa, dõi mắt theo những cánh rừng.

Tuần tra rừng ngày Tết

Cuộc “họp mặt” trong thời khắc giao thừa của các cán bộ bảo vệ rừng Trạm Hướng Phùng diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ. Sau mâm cúng đầu năm cũng là lúc họ giã từ nhau để trở về chòi canh lửa nằm giữa bao la cây rừng. Trước khi đi, họ trao cho nhau những lời chúc mừng năm mới cùng cái bắt tay thật chặt.

Tết đến, xuân về là dịp để mỗi người con trên quê hương đất Việt sum họp, đoàn viên, tuy nhiên với những những “người lính” gác rừng lại chấp nhận hy sinh hạnh phúc riêng tư để ngăn chặn nạn chặt phá sơn lâm, giữ bình yên cho đại ngàn.

Gặp Lại “Người Rừng”: Khi “Người Rừng” Hồ Văn Lang Nấu Ăn

Cuộc sống hiện tại của “người rừng” Hồ Văn Lang. Nguồn clip: kênh YouTube Cuộc sống diệu kỳ

Chuyện vui ngày mới về

11 giờ 30 trưa. Lang gùi mớ củi rừng từ rẫy về chất vào khu chứa củi bên hiên nhà rồi quay sang hỏi anh Tri bằng tiếng Cor đại loại là “nhà nấu cơm trưa chưa?”. Anh Tri lắc đầu thì Lang đi thẳng ra phía sau nhà. Cởi vội chiếc áo khoác, Lang cặm cụi mang nồi đi vo gạo nấu cơm.

“Người rừng” Lang đi hái rau ngoài vườn chuẩn bị cho bữa ăn trưa

Anh Tri bảo: “Giờ anh Lang đỡ hơn rất nhiều rồi. Anh đã biết nấu ăn chứ hồi mới về làng anh không biết gì hết. Tôi còn nhớ là mới đầu khi anh Lang về làng, lúc nấu ăn anh không biết nấu món gì cứ đổ vô nấu chung hết. Món nào cũng đổ nước vào nồi rồi trút đồ ăn vào đun sôi lên là xong nên không ai ăn được. Sau đó thì vợ chồng Tri chỉ miết cho anh Lang nấu món này món kia nên anh học theo. Giờ thì nấu ăn với anh ấy là chuyện thường rồi. Nấu được món nào ra món đó chứ không trộn chung như hồi xưa”.

Bên trong gian bếp, anh Lang nhóm vội bếp lửa rồi ra vườn bẻ mớ lá mì để nấu canh. Gia cảnh của nhà anh Lang chả khấm khá gì, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên bữa cơm cũng tiện tặn đủ phần.

Hôm nay ngoài canh lá mì thì còn món gì nữa anh Tri? Anh bảo, cả nhà trưa nay chỉ ăn lá mì và còn một vài miếng cá kho còn đêm qua thôi. Chúng tôi cùng với anh Lang ra quầy tạp hóa để mua thêm một vài món cho bữa cơm nhưng cũng chẳng còn gì ngoài chục trứng gà mua về chiên trứng.

Lang đã biết cầm tiền đi mua lương thực thực phẩm ở quầy tạp hóa

Anh Lang cầm tiền từ tay chúng tôi vào mua rất rành rọt. Anh đã chọn mua 1 chục trứng gà, 1 chai dầu ăn, 1 túi gia vị, 3 chai trà xanh rồi đưa tiền cho chủ cửa hàng tạp hóa cười vui rồi lọ mọ trở về gian bếp nấu ăn.

Chỉ hơn 30 phút nấu ăn, mâm cơm trưa đã được anh Lang soạn sẵn mời khách.

Nấu ăn rất ngon

Món ăn hôm nay do “người rừng” Lang nấu gồm có trứng chiên, canh lá mì, cơm gạo lúa rẫy, ớt muối và một ít cá kho. Anh Lang mời chúng tôi dùng cơm trưa. Những món anh nấu giờ không thua người khác.

Lang làm nguyên con gà thết đãi khách

Và nấu ăn đã rất…khéo

Bên trong gian bếp chật chội, được một lần ngồi ăn từng món ăn do anh Lang – “người rừng” một thời – nấu mới cảm nhận hết sự nỗ lực hoà nhập với cuộc sống mới của một con người từng phải sống biệt lập với con người, ngày ngày sống cùng muông thú trong suốt hơn 40 năm ròng.

Bữa ăn trưa của gia đình anh Lang do chính tay anh nấu

“Thấy anh Lang bây giờ biết nấu ăn là gia đình em mừng lắm. Cứ nghĩ anh ấy về làng sẽ không có nhiều thay đổi nhưng bây giờ thì khác xưa nhiều lắm rồi. Mình nấu món ăn gì thì anh cũng nấu ăn được món đó và ăn rất hợp khẩu vị. Nhớ hồi xưa anh Lang nấu chỉ mỗi mình anh ấy ăn được thôi” – chị Hồ Thị Nhung, em dâu “người rừng” Lang nói.

Cuộc sống ở làng của Lang đã có nhiều thay đổi

Chiều muộn, Lang lại lọ mọ làm cho chúng tôi món gà luộc và cháo. Món ăn cũng đậm chất như đôi bàn tay nấu bếp của bao người bình thường khác…

Mời quý vị đón đọc kỳ tiếp theo Gặp lại “người rừng”: Không bỏ làng vào rừng nữa vào 0h30 ngày 4/5 trên mục Tin tức trong ngày.

Chuyện ‘Sinh Tồn’ Của Hai Cháu Bé Đi Lạc Trong Rừng

TP – Nghe tiếng kêu của những con chim, con thú văng vẳng bên kia núi đồi, tiếng nước chảy, Hà không dám ngủ, vội ôm anh trai nửa tỉnh, nửa mơ khóc gọi mẹ, gọi cha nhưng…

“Mệt lắm, nhưng con phải bảo vệ em trai”

Hơn một ngày sau khi được người dân cùng lực lượng chức năng tìm thấy khi bị lạc trong rừng sâu, đến nay, sức khỏe của hai em Nguyễn Tuấn Huy (SN 2009) và Nguyễn Tuấn Hà (SN 2012, cùng trú tại thôn Đăng, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) đã ổn định. Tuy nhiên, hỏi đến chuyện bị lạc phải ở một đêm trong rừng sâu, cả Huy và Hà vẫn chưa hết bàng hoàng. Đối với hai cậu bé, ký ức đêm đó là một câu chuyện dài, nó giống như một cuộc chiến “sinh tồn” bởi có những lúc Huy mệt lả người, muốn xỉu đi vì kiệt sức.

“Những lúc mệt, em muốn ngủ nhưng cố gắng mở mắt dậy xem em Hà. Vì nghĩ còn em Hà, nếu ngủ sợ em đi lạc mất. Hôm đó, hai anh em ôm nhau cả đêm, em bẻ lá chuối cho Hà che rồi nằm dưới lùm cây gần khe suối”, Huy kể.

Huy và Hà là hai anh em có mẹ là Nguyễn Thị Thơ (SN 1984 – giáo viên Trường Mầm non Hương Điền), còn bố là Nguyễn Xuân Thắng (SN 1982). Trong gia đình nhỏ 4 người, nhưng 3 người bị bệnh nặng. Huy vốn mắc chứng bệnh máu không đông, chị Thơ (mẹ Huy) bị u não, còn anh Thắng (bố Huy) bị bệnh thần kinh, khớp, gan và trĩ, duy chỉ có cậu bé út Tuấn Hà nhanh nhẹn, khỏe mạnh.

Thời gian gần đây, do áp lực gánh nặng gia đình, tiền chữa bệnh cho con không có, nợ nần chồng chất, giữa hai vợ chồng anh Thắng chị Thơ xảy ra mâu thuẫn. Do đó, vào chiều 4/2, anh Thắng dẫn hai con Huy và Hà đi vào rừng. Trên đường đi, Huy đói và mệt nên được bố cõng qua nhiều đoạn đường, dọc khe suối.

Thấy con kêu đói, anh Thắng để lại hai cậu con trai rồi quay ra mua sữa, tuy nhiên, khi vào đến rừng thì trời bắt đầu tối dần, anh lại chẳng nhớ địa điểm để hai con ở đâu. Vốn mắc chứng bệnh về thần kinh, lúc này tâm trí anh trở nên hoảng loạn, người cha nghèo chạy dọc khe suối tìm con, nhưng không thể nhớ ở khu vực nào, anh cũng không biết đường trở về nhà. Còn Huy và Hà đợi mãi không thấy cha vào đón, hai anh em ôm nhau vừa khóc vừa gọi tên cha, tên mẹ nhưng đều bất lực.

Càng về đêm, trời càng lạnh, những hạt mưa xuân thêm nặng hạt. Huy mò mẫm hái được hai cành lá chuối đưa cho Hà che lên đầu tránh mưa, rồi tiếp tục đi lên phía lùm cây bẻ thêm nhành lá rừng trải dưới đất để nằm. Đêm đó, Huy mệt lả vì đói, sức khỏe lại yếu. Mặc dù mệt, nhưng Huy vẫn cố gắng không khóc, làm chỗ dựa cho em trai. Bởi cậu bé 11 tuổi kể rằng lúc đó em nghĩ, giờ không có cha ở đây, mình phải bảo vệ em, không để em sợ thú rừng.

Nhói lòng gia cảnh bi đát!

Mưa lớn khiến bộ quần áo của hai anh em ướt đầm đìa. Cả đêm đó, Huy và Hà không ngủ, cho đến khi trời bắt đầu hửng sáng, Hà bàn với anh trai đi dọc theo nước khe chảy xuống sẽ tìm được đường ra. Nhưng Huy không cho, vì sợ nước khe sâu, chảy mạnh nên hai anh em vẫn ngồi bám lại lùm cây bên khe suối chờ cha vào tìm.

“Hà nói đi về theo dòng nước chảy xuống sẽ tìm được đường về, nhưng em không đi. Vì cha đã nói vào đón hai anh em, em tin cha sẽ vào nên ngồi đó đợi”, em Huy ngậm ngùi. Nhớ lại quá trình tìm con, chị Thơ vẫn chưa hết bàng hoàng. Người mẹ cả đêm thức trắng gọi người tìm tung tích con. Chị kể, bình thường ba cha con đi đâu sẽ nói trước với chị, nhưng đến khoảng 22h tối cùng ngày, khi thấy chồng và con chưa về, chị sợ có chuyện không may nên điện báo cho lực lượng chức năng cùng hàng xóm đi tìm.

“Đêm đó phải đến hơn 100 người đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Đến rạng sáng (5/2) thấy chồng về một mình, tôi hỏi con đâu, nhưng anh lúc đó không nhớ gì hết, tâm trí hoảng loạn, người ướt, đầu còn dính bùn”, chị Thơ kể lại.

Sau khi được bác sĩ trấn an tâm lý, anh Thắng bình ổn, nhớ lại và vào rừng cùng mọi người tìm kiếm hai con. Đến khoảng 9h30 ngày 5/2, lực lượng chức năng tìm thấy hai anh em Huy và Hà đang ngồi bên khe suối trong tình trạng hoảng loạn, kiệt sức vì đói.

“Huy sức khỏe yếu, tái xanh người, nói không nên lời. May mắn thay cháu không bị xây xước, mất máu vì cháu bị chứng máu không đông nên rất nguy hiểm. Mỗi tháng cháu phải ra Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương điều trị một lần. Về nghe hai anh em kể lại đêm ngủ ở rừng mà tôi vẫn còn run, thật may khi hai đứa vẫn bình an”, chị Thơ kể.

Theo người mẹ của Hà và Huy, hiện tại gia đình gặp nhiều khó khăn, tiền nợ chữa bệnh lên đến gần 100 triệu đồng chưa biết bao giờ trả hết. Còn tiền lương đi dạy không đủ trang trải cuộc sống cho 4 người trong nhà. Mà chồng chị sức khỏe yếu, không làm được việc nặng, mỗi tháng chi phí tiền chữa bệnh cho cháu Huy lên đến gần 10 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Đăng Nhàn, Chủ tịch UBND xã Thọ Điền, cho biết, gia đình của hai cháu Huy và Hà rất khó khăn. Trước đây chị Thơ bị bệnh u não và mới được mổ cách đây khoảng 1 năm trước. Còn anh Thắng và cháu Huy cũng bị bệnh nặng, gia cảnh quá bi đát.

“Thật sự gia đình rất túng quẫn, như hôm trước vào nhà đến hạt gạo cũng không có. Chính vì túng quẫn, áp lực nên mới xảy ra sự việc anh Thắng làm như vậy. Đêm nhận được tin báo, chúng tôi huy động toàn bộ lực lượng xã, rồi phía công an huyện, bệnh viện và người dân lên đến trên 100 người phân công nhau tìm hai cháu”, ông Nhàn chia sẻ.

Cũng theo chủ tịch UBND xã Thọ Điền, khu vực cháu Huy và Hà bị lạc cách nhà khoảng chừng 4km, là nơi rừng sâu hiểm trở, khó đi lại. Bác sĩ Nguyễn Văn Toại, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Quang chia sẻ, đêm hôm đó ông đã trực tiếp cùng người nhà, lực lượng công an, chính quyền địa phương vào tìm hai cháu bị lạc ở rừng.

Thịt Heo Rừng Nấu Gì Ngon

Lợn rừng hay còn gọi là heo rừng có vóc dáng cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, răng nanh phát triển mạnh.

Lợn rừng là giống lợn lông đen, mõm dài, khi trưởng thành trọng lượng khoảng 30 – 40 kg, thường nuôi thả rông. Khi lợn rừng sinh ra, đàn con lại tiếp tục đi rông theo mẹ, tự tìm kiếm thức ăn là chính.

Lợn chịu sự đào thải khắc nghiệt của tự nhiên, nên con nào tồn tại được đều chắc, khỏe, thit lợn rừng chắc, thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Rất tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Lợn rừng hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn thể hiện tính hoang dã…, thích sống thành bầy đàn nhỏ vài ba con, lợn đực thường thích sống một mình.

Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… lợn rừng hay hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ…

Theo nghiên cứu thì lợn rừng có tới 36 giống và được phân bố rất rộng, hầu như trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ và châu Phi.

Ngày nay, lợn rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu có các loại như heo rừng Thái Lan, heo rừng Việt Nam và con lai giữa heo rừng và lợn địa phương.

Đặc điểm nhận dạng, phân biệt thịt lợn rừng như thế nào?

Da dày, màu vàng.

Một lỗ chân lông có 3 lông cứng.

Thịt nạc đỏ, ít mỡ.

Những món ngon chế biến từ thịt lợn rừng đơn giản từ Massageishealthy

Những món ngon từ thịt lợn rừng luôn có sự hấp dẫn nhất định với vị giác của người ăn, hơn thế thịt lợn rừng cũng vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

400gr thịt lợn rừng, hãy chọn phần thịt mông hoặc thịt chân giò để thịt dai và ngon hơn.

2 quả ớt sừng

4 cây sả tươi

Hành, tỏi

Các gia vị: đường, bột nêm, dầu ăn, mì chính, dầu hào, sa tế….

Cách thực hiện món thịt heo rừng xào sả ớt

– Thịt lợn mua về bạn cạo sạch lông, rửa sạch với một ít muối rồi để ráo nước. Sau đó thái thành từng miếng mỏng sao cho vừa ăn.

– Đừng bỏ đi phần bì lợn bởi vì thịt lợn rừng có bì sẽ rất giòn và ngon.

– Ớt sừng bạn rửa sạch rồi thái thành miếng quân cờ. Sả bạn thái lát. Còn hành rửa sạch rồi đem băm nhỏ.

– Sau đó cho thịt lợn rừng vào một cái tô lớn. Tiếp theo cho hành băm ccùng 1 thìa tiêu đen, 1 thìa đường, 1 thìa bột nêm, 1 thìa dầu hào, 1 thìa bột ngọt vào thịt rồi trộn đều, ướp khoảng 20 phút để thịt ngấm đều gia vị.

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào rồi phi thơm hành cùng phần tỏi còn lại. Sau đó cho thịt lợn rừng vào xào đều tay cho đến khi thịt xém vàng.

– Bỏ thêm ớt đã thái vào đảo nhanh tay để thịt không bị cháy, lúc này nên cho lửa to để thịt săn lại ngon hơn.

– Cuối cùng thêm 1 thìa sa tế vào đảo đều một lần nữa là bạn đã hoàn thành món thịt lợn rừng xào sả ớt. Bày ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng sẽ rất tuyệt vời đấy.

2 Cách nấu món thịt heo rừng nấu giả cầy

Giả cầy là một món ăn quen thuộc của người miền Bắc. Thông thường sẽ dùng thịt heo, bạn cũng có thể biến tấu bằng cách dùng thịt lợn rừng cũng sẽ rất ngon.

500gr thịt lợn rừng, với món này hãy chọn thịt chân giò sẽ là tốt nhất, nếu không chỉ hãy chọn thịt ba chỉ.

Sả, riềng, hành

Mắm tôm, mẻ

Các loại gia vị cơ bản khác

Các bước làm món thịt heo rừng giả cầy

– Đầu tiên thịt lợn rừng bạn rửa sạch, để thật ráo nước rồi đem thui trên bếp lửa hoặc quay trong lò vi sóng đến khi phần bì lợn vàng đi.

– Sau đó bạn thái thịt thành từng miếng vuông vừa ăn. Nếu như bạn sử dụng thịt chân giò thì phải qua quá trình lọc xương đi có thể mất công và thời gian một ít những món ăn cũng ngon hơn rất nhiều.

– Riềng bạn đem cạo vỏ, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn. Sả cũng rửa sạch rồi băm nhỏ ra.

– Bạn ướp thịt lợn rừng cùng 2 thìa mắm tôm, 2 thìa mẻ, 2 thìa nước mắm, 1 thìa tiêu, 1 thìa bột nêm cùng sả và riềng. Trộn đều tất cả với nhau để thấm gia vị và ướp trong khoảng 40 phút.

– Tiếp theo bạn cho chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào và phi thơm hành trước.

– Tiếp đó đổ phần thịt đã đã ướp vào đảo đều tay cho đến khi thịt săn lại thì cho nước vào ngập thịt để ninh. Bật lửa nhỏ để ninh thịt lợn rừng khoảng 1 tiếng cho thịt mềm.

– Lúc này chỉ cần nêm nếm gia vị lại sao cho vừa ăn nhất rồi dọn bát ra thưởng thức ngay thôi.

Các bước thực hiện món thịt heo rừng hấp gừng

– Thịt lợn rửa sạch rồi cắt thành từng miếng dày. Gừng đem cạo vỏ sạch rồi thái thành sợi nhỏ, Sả đem thái lát, hành thì cắt khúc.

– Bạn ướp thịt lợn với một ít bột nêm, dầu hào, nước mắm, mì chính, tiêu trong hoảng 20 phút để thịt ngấm gia vị.

– Xếp một lớp sả và gừng vào vỉ hấp rồi cho tiếp thịt lợn vào. Phần hành lá, gừng, sả còn lại bạn cho lên bên mặt thịt.

– Đem hấp thịt khoảng 30 – 40 phút rồi bày thịt ra ăn nóng cùng nước tương hoặc nước mắm chua cay.