Top 10 # Vịt Nấu Tiêu Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Vịt Nấu Tiêu Thơm Lừng Chuẩn Vị Mẹ Nấu, Ngon Bá Cháy

Bật mí cách làm món vịt nấu tiêu

Chuẩn bị nguyên liệu cho món vịt nấu tiêu

Vịt đang sống

Chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông. Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.

Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ Những con vịt non sẽ có mỏ to và mềm. Còn vịt già có mỏ nhỏ và cứng.

Khác với gà, nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.

Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, chị em hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.

Vịt làm sẵn

Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.

Quan sát hai bên đùi và lườn vịt, thấy căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua. Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước.

Dùng tay ấn vào đùi và lườn vịt, thịt bị bơm nước thường bập bùng, nhão.

Mẹo nấu cho món vịt nấu tiêu thêm thơm ngon hấp dẫn

Vịt thường có mùi hôi đặc trưng nhưng nếu biết cách xử lý sẽ hết sạch mùi hôi này..

Để khử mùi hôi có sẵn, vịt sau khi làm sạch xong thì lấy muối xát quanh mình vịt. Tiếp tục cắt đôi một quả chanh, chà một lần nữa lên khắp mình vịt rồi rửa lại thật sạch, để ráo nước trước khi chế biến.

Trước khi chế biến, bạn hãy thả con vịt vào ngâm với nước lã trong khoảng 20 phút để thịt vịt trắng tươi.

Cách bảo quản nguyên liệu cho món vịt nấu tiêu

Món ăn đã chế biến

Vì đây là món dùng ngay khi chế biến, nên bạn cần cân nhắc khẩu phần ăn trong gia đình bạn để tránh tình trạng dư thừa.

Cho thức ăn vào hộp hay túi zip kín miệng và bảo quản trong ngăn mát tối đa 2 ngày

Thịt vịt tươi sống

Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát

Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Thường hay sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín thịt.

Tiêu xanh

Bảo quản hạt tiêu xanh ngắn ngày:

Chỉ cần để vào ngăn mát tủ lạnhvà sử dụng dần. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng bao nhiêu thì lấy ra bấy nhiêu. Tránh mang ra quá nhiều, khi dùng không hết lại cất vào, làm như vậy sẽ khiến hạt tiêu xanh bị thâm và nhanh hỏng. Với cách bảo quản hạt này, bạn có thể dùng tiêu xanh trong 1 tuần.

Bảo quản trên 1 tháng:

Bạn có thể bảo quản hạt tiêu xanhđảm bảo độ tươi ngon khoảng hớn 1 tháng trong ngăn đá tủ lạnh. Cần chia nhỏ lượng hạt tiêu bản quản ra thành từng túi nhỏ vừa đủ dùng. Bởi không nên lấy hạt tiêu ra giã đông rồi lại cho vảo bảo quản mà phải dùng hết ngay.

Công dụng vịt nấu tiêu

Thịt vịt

Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.

Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe

Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít

Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người

Giúp chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên

Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.

Tiêu xanh

Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Chữa viêm khớp

Cải thiện khả năng tiêu hóa

Kích thích sự thèm ăn

Hỗ trợ giảm béo

Giảm sự tích tụ gas trong cơ thể

Nguồn: Tổng hợp

Vịt nấu tiêu

Ingredients

Thịt vịt 1.5kg

Khoai tây 500 gr

Hạt tiêu 150 gr (Tiêu xanh)

Dừa xiêm 2 trái

Pa tê 100 gr

Ớt chuông 1/2 trái

Dầu mè 1 muỗng cà phê

Bột năng 1 muỗng canh

Nước tương 2 muỗng canh

Muối 1/2 muỗng cà phê

Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê

Tỏi băm 1/2 muỗng cà phê

Rượu trắng 1 muỗng canh

Gừng 3 lát

Đường trắng 1 muỗng canh

Dầu ăn 250 ml

Hành tím băm 1/2 muỗng cà phê

Instructions

Bước 1:

Hướng Dẫn Cách Làm Món Lẩu Vịt Nấu Tiêu Xanh Đơn Giản Tại Nhà

Các bước thực hiện món lẩu vịt nấu tiêu xanh

– Thịt vịt: 1 con làm thật sạch.

– Tiêu xay: 100g.

– Dừa tươi: 1 trái.

– Khoai tây: chuẩn bị 500g.

– Pate gan heo: 100g.

– Sốt tiêu đen: Nửa bát con.

– Bột bắp: 100g.

– Hành và tỏi khô: 1 củ/mỗi loại.

– Ớt tươi: 2 trái.

– Gia vị: Muối, nước mắm, đường, tiêu,…

– Nguyên liệu trên chuẩn bị cho khẩu phần ăn dành cho 4 người.

– Thời gian chế biến ước tính: 60 phút.

Sơ chế thịt vịt trước khi nấu là bước quan trọng quyết định đến sự thành công của món lẩu vịt nấu tiêu xanh. Việc sơ chế sẽ giúp thịt vịt loại bỏ mùi hôi ở da và thịt và khiến món ăn thêm đậm vị, ngon miệng hơn.

– Trước tiên thịt vịt cần rửa với nước sạch. Dùng muối trắng cùng với gừng chà xát nhẹ quanh bề mặt con vịt. Chà muối khoảng 2-3 phút thì bạn rửa lại bằng nước cho sạch.

– Sau khi rửa sạch lại bằng nước thì bạn chặt vịt thành những miếng vừa ăn. Ướp thịt vịt cùng với 1 thìa cafe dầu mè, 1 thìa cafe muối, 1/2 thìa cafe hạt tiêu 1/2 tỏi đã băm nhuyễn. Ướp khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

– Hành và tỏi bóc vỏ sau đó băm nhỏ. Ớt tươi thái lát chéo. Tiêu xanh rửa sạch rồi để ráo nước.

Bước 1: Bắc nồi lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng. Cho hết khoai tây vào chiên vàng vớt ra để ráo dầu.

Bước 2: Chuẩn bị một chảo khác nữa rồi cho dầu ăn vào và phi hành tỏi vàng lên cho thơm. Cho phần thịt vịt được ướp lúc nãy vào xào cho săn lại. Cho tiếp vào chảo nước dừa lấy từ hai trái dừa xiêm. Đun lửa nhỏ liu riu , cho tiêu xanh vào và đun tiếp cho tới khi thấy thịt vịt đã chín mềm.

Để thịt vịt không còn mùi hôi, trước khi sơ chế bạn nên dùng gừng và rượu để khử mùi hôi của thịt vịt. Cách làm như sau: Bóp vịt thật kỹ toàn thân vịt với gừng giã nhuyễn hoặc xát xum quanh với rượu thì mùi hôi trên vịt sẽ không còn nữa.

Nếu nhà bạn không sẵn gừng hay rượu thì muối và giấm có thể dùng để thay thế nha. Hãy hòa chung muối và giấm với nhau, sát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt 1-3 lần, như thế khi ăn sẽ không còn mùi hôi.

Nếu không sẵn giấm rượu, muối thì bạn có thể thay bằng chanh nha.

Địa chỉ bán lẩu vịt nấu tiêu xanh ngon đảm bảo tiêu chuẩn

Vịt 29 với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp món ăn từ vịt cửa hàng Vịt 29 cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những món ăn ngon đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng với giá thành hợp lý.

Khi đến với chúng tôi khách hàng sẽ được tận hưởng dịch vụ và môi trường chuyên nghiệp, nơi có đội ngũ nhân viên, đầu bếp lâu năm uy tín sẵn sàng chia sẻ cách nấu món ngon và giải đáp những thông tin hữu ích dành cho khách hàng.

Đồng thời mức giá cung cấp các món ăn từ vịt tại Vịt 29 cũng vô cùng hợp lý. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và sở thích của mình nha.

Bài viết này chúng tôi đã cung cấp tới khách hàng những thông tin về món ngon lẩu vịt nấu tiêu xanh. Khách hàng có thể tham khảo và liên hệ với để được thưởng thức món ăn hấp dẫn nhất từ vịt nhs.

Bò Nấu Pate Tiêu Xanh

Món bò nấu tiêu xanh thơm ngon quen thuộc với công thức từ Món Ngon Mỗi Ngày sẽ khiến bạn hoàn toàn hài lòng bởi hương vị hấp dẫn và đậm chất riêng. Thịt bò chín mềm, thơm pate và tiêu xanh với vị đậm đà cay nhẹ vừa ăn. Ngon hơn khi kết hợp cùng rau củ chín vừa, không bị nát như cà rốt, khoai tây. Một món ăn đơn giản, nhanh gọn, mà “đắm say ngất ngây” chinh phục bất kỳ ai!

NGUYÊN LIỆU

M: muỗng canh – m: muỗng cafe

SƠ CHẾ

– Thịt bò cắt khối 3cm ướp với 2M hành tỏi băm, 1m muối, 1M đường, 1m tiêu, 1m ngũ vị hương, 1m bột ngọt AJI-NO-MOTO®, 1m hạt nêm Aji-ngon®, 1m nước tương “Phú Sĩ”, để thấm 30 phút.– Cà rốt cắt khối. Khoai tây cắt khối 2cm, chiên sơ. Hành tây cắt hạt lựu 1cm. Tiêu xanh đập dập. Pate gan tán nhuyễn. Ngò gai cắt nhỏ.

THỰC HIỆN

– Dùng nối áp suất, phi thơm hành tỏi băm và 2/3 lượng tiêu xanh, cho thịt bò vào xào săn, cho nước dừa và 5M cà chua hộp vào, đậy nắp, nấu khoảng 10 phút, tắt lửa.– Mở nắp nồi áp suất, cho cà rốt vào nồi thịt bò, nấu không đậy nắp khoảng 2 phút, cho khoai vào nấu đến khi cà rốt, khoai tây chín mềm.– Đun nóng dầu ăn, xào thơm 1/3 lượng tiêu xanh còn lại, cho hành tây vào xào thơm, cho pate và nửa chén nước vào tán cho nhuyễn pate, thêm bơ vào đảo đều cho bơ tan hết. Trút qua nồi thịt bò. Đảo đều, nếm vị vừa ăn. Tắt lửa.

CÁCH DÙNG

Múc thịt bò ra tô, rắc ngò gai lên. Ăn kèm bánh mì, các loại rau thơm, chấm thịt bò với muối tiêu chanh hoặc muối ớt chanh.

MÁCH NHỎ

Xào patê và bơ cho thơm, sau đó cho vào nấu để món ăn thơm ngon hơn. Hầm thịt bò trong nồi áp suất vừa chín mềm để thịt vẫn giữ được hương vị thơm ngon của thịt.

Cách Nấu Lẩu Thập Cẩm Chuẩn Tiêu Chí Ngon

Cách nấu lẩu thập cẩm ở mỗi khu vực, mỗi vùng miền thậm chí là của từng bà nội trợ khác nhau đều có những bí quyết khác nhau.

Nguyên liệu cần có cho một nồi lẩu thập cẩm

Xương: Xương dùng để ninh lấy nước dùng lẩu. Nếu bạn thích nhiều vị gà, bạn có thể chọn phần xương gà đã lọc để ninh lấy nước. Ngược lại nếu muốn nhanh và đơn giản, bạn có thể chọn phần xương ống của lợn. Chuẩn bị từ 0,8 – 1 cân xương.

Thịt nhúng lẩu gồm có:

Thịt gà: Chọn phần thịt gà ta vì như vậy thịt sẽ dai, ngon hơn. Vì là lẩu thập cẩm nên bạn không cần chuẩn bị quá nhiều thịt gà. Chuẩn bị khoảng 0,5 kg thịt gà là vừa đủ.

Thịt bò: Cũng như thịt gà, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều thịt bò. Bạn chọn mua khoảng 0,3 – 0,5 kg thịt bò ở phần vai mềm hoặc phần sườn bò, sẽ ngon và có vị hơn.

Hải sản gồm có:

Tôm: Tôm để nhúng lẩu thường là tôm sú. Bạn chọn các con tôm sú cỡ vừa, không cần quá to. Chuẩn bị khoảng 0,5 cân tôm sú để làm lẩu

Ngao: Ngao có thể chọn ngao sông hoặc ngao biển tuỳ ý. Bạn cũng không cần chuẩn bị quá nhiều ngao, chỉ cần chọn mua khoảng 3 – 4 lạng là vừa.

Đậu phụ: Đậu phụ là món ăn kèm không thể thiếu. Bạn chuẩn bị khoảng 3 – 5 bìa đậu phụ cho nồi lẩu thập cẩm này.

Các loại rau ăn lẩu gồm có:

Nấm: Nấm ăn lẩu thường được chọn là nấm kim châm, nấm rơm, nấm đùi gà. Mỗi loại bạn chuẩn bị 1 gói nhỏ là được.

Rau nhúng lẩu: Rau nhúng lẩu thường bao gồm: rau cải cúc, ngải cứu, rau muống, cải thảo, xà lách, rau cần.

Các loại gia vị: Sa tế, muối, bột nêm, mì chính, mắm, đường, ớt

Đồ ăn kèm: Thực phẩm ăn kèm có thể do bạn tuỳ ý lựa chọn như bún, mì tôm, bánh phở…

Cách nấu lẩu thập cẩm ngon

Bước 1: Sơ chế

Xương: Xương đem rửa sạch rồi sau đó trần qua nước sôi. Tiếp đến, bạn cho phần xương này vào ninh để lấy nước dùng lẩu. Ninh nhỏ lửa trong khoảng 30 – 45 phút, trong quá trình ninh nhớ vớt bọt để nước được trong và ngon hơn.

Thịt gà: Thịt gà chặt hoặc thái thành các miếng vừa ăn. Tiếp đó bạn ướp một chút gia vị cùng gừng băm nhỏ cho thịt thơm.

Thịt bò: Thực hiện tương tự, thái mỏng thịt bò sau đó đem ướp với gừng, tỏi, gia vị cho thịt ngấm đều.

Tôm: Làm sạch, bóc vỏ đầu, làm sạch đất bẩn, rút chỉ ở bụng và sống lưng. Bạn có thể chẻ đôi tôm hoặc để cả con tuỳ ý.

Ngao: Ngao ngâm cho nhả hết đất bẩn, tiếp đó bạn vớt ngao là làm sạch phần vỏ. Vớt ngao ra và để ráo nước.

Đậu phụ: Rửa sạch và cắt thành các miếng vừa ăn. Bạn có thể rán vàng hoặc không, nhưng thường là chúng ta không rán mà để đậu trắng.

Nấm: Rửa sạch, cắt chân và ngâm nước muối trong khoảng 10 – 15 phút. Sau khi ngâm xong, vớt nấm ra và để rao nước.

Các loại rau ăn lẩu: Rửa sạch sau đó ngâm với nước muối pha loãng. Sau khi ngâm xong bạn vớt ra rổ và để ráo nước.

Bước 2: Làm nước dùng lẩu

Phi thơm hành khô + cà chua để tạo màu. Tiếp đến, bạn đổ phần nước ninh xương vào và đun sôi. Nếu là nước xương gà thì bạn vớt bỏ xương riêng ra bát còn nếu là xương lợn (xương sườn, xương ống) thì có thể đổ lẫn chung với nồi nước dùng.

Sau khi đun sôi, bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn. Có thể bỏ thêm sa tế cho dậy vị. Lưu ý là khi bỏ sa tế cần chú ý độ cay, không nên bỏ quá nhiều vì như vậy có thể ảnh hưởng tới vị chung của món.

Bước 3: Thưởng thức

Sau khi bạn chuẩn bị xong nước dùng và các phần nguyên liệu là đã có thể dọn lẩu ra và thưởng thức rồi. Lẩu thập cẩm rất thích hợp để ăn trong những ngày đông lạnh, những ngày tết cũng như những dịp quây quần bạn bè, gia đình.