Top 10 # Vịt Nấu Món Gì Là Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Trứng Vịt Muối Là Gì? Tìm Hiểu Về Trứng Vịt Muối Là Gì?

1 – Trứng Vịt Muối là gì?

“Trứng vịt muối” là “một cách bảo quản và chế biến trứng của Trung Quốc” bằng cách ngâm trứng vịt trong nước muối, hoặc đóng gói từng quả trứng trong than củi tẩm muối. Trong các siêu thị tại châu Á, những quả trứng được đôi khi bọc trong một lớp than dày dán muối. Những quả trứng cũng có thể được bọc trong túi nhựa có chứa muối bên trong, và đóng gói rút chân không.

Trên thực tế, trứng vịt muối cũng có thể được làm từ trứng gà mặc dù hương vị và kết cấu sẽ có phần khác nhau, và lòng đỏ trứng sẽ ít phong phú. Trứng muối tại Philipines trải qua một quá trình đóng rắn tương tự với một số thay đổi trong thành phần được sử dụng. Chúng được nhuộm màu đỏ để phân biệt với trứng vịt tươi. Tại Việt Nam, trứng muối chế biến tương tự như trứng muối của Trung Quốc.

Hình 1: Trứng Vịt Muối là gì?

1.1 – Hình dáng và hương vị Trứng Vịt Muối là gì?

Trứng muối khi tháo bỏ lớp vỏ tro tẩm muối có hình dạng tương tự trứng bình thường, bên trong lòng trắng không màu, hoá màu trắng khi chín, lòng đỏ có màu cam tươi đến đỏ tươi tuỳ trứng và tiết ra một chất dầu có vị mặn. Lòng trắng trứng có vị mặn chát, lòng đỏ ít mặn hơn và có vị béo

1.2 – Sử dụng Trứng Vịt Muối là gì?

Bánh trung thu nhân trứng muối. Trứng vịt muối thường được luộc hoặc hấp chín trước khi được bóc vỏ và ăn như một gia vị vào cháo hoặc nấu với các thực phẩm khác như hương liệu.Tại Trung Quốc, lòng đỏ được đánh giá cao và được sử dụng trong bánh trung thu để tượng trưng cho mặt trăng.

Hình 2: Sử dụng Trứng Vịt Muối là gì?

1.3 – Cholesterol

Theo Hội đồng Xúc tiến Y tế của Singapore, một lòng đỏ trứng vịt muối có trọng lượng khoảng 70 g chứa 359 mg cholesterol. Các tiêu chuẩn cholesterol cho chế độ ăn uống lành mạnh nên được ít hơn 300 mg/ngày.

Một lòng đỏ trứng muối vì vậy vượt quá lượng cholesterol được đề nghị, và nếu ăn thường xuyên sẽ gây dư thừa cholesterol. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế ở phương Tây và trong phần còn lại của châu Á tin rằng không phải tất cả các cholesterol trong trứng có thể được hấp thụ, do đó các tác động tiêu cực thực tế là ít hơn nhiều, mặc dù không được kiểm định vào lúc này.

Hình 3: Một lòng đỏ trứng muối vì vậy vượt quá lượng cholesterol

Kết Luận: “Trứng vịt muối” là “một cách bảo quản và chế biến trứng của Trung Quốc” bằng cách ngâm trứng vịt trong nước muối, hoặc đóng gói từng quả trứng trong than củi tẩm muối.

Rau Chân Vịt Còn Gọi Là Rau Gì, Làm Món Gì Ngon?

Rau chân vịt còn gọi là rau gì?

Loại rau này có tốt hay không?

Có thể hỗ trợ chữa được những bệnh gì?

Rau chân vịt là rau gì?

Theo Wikipedia thì rau chân vịt được gọi bằng tên khoa học là Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae, tuy nhiên chắc hẳn chẳng ai quan tâm tới cái tên khoa học này. Tại Việt Nam rau chân vịt được gọi nhiều nhất với cái tên cải bó xôi, ngoài ra còn có những tên gọi khác như rau bina hay rau nhà chùa …

Nhìn sơ qua thì cải bó xôi hay rau chân vịt thường có lá xanh đậm, mọc chùm ở dưới gốc, cuống lá nhỏ. Thân của lá này khá giòn, tác động vào dễ dập gãy.

Đây là loài cây dân gian thường dùng để chữa bệnh, khoa học cũng đã chứng minh loại cây này hỗ trợ rất tốt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Rau chân vịt có tác dụng gì cho sức khỏe?

Theo khoa học chứng mình thì trong cải bố xôi hay rau chân vịt có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K, cùng với đó là các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe như folate, magie, axit béo thực vật và omega 3.

Những chất dinh dưỡng trên chủ yếu có lợi cho tim mạch. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rau chân vịt sở hữu 10 hợp chất flavonoid khác nhau, những chất này cho khả năng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt cực tốt.

Vậy theo đông Y dân gian thì sao? Rau chân vịt được giới đông y sử dụng trong việc bổ sung chức năng mắt, nhờ vào khả năng thanh nhiệt giải độc… Ngoài ra rau chân vịt còn thường được dùng để phòng chống và hỗ trợ điều trị các bênh như đái tháo đường, lở môi miệng, viêm bao tinh hoàn hay bệnh trĩ…

Ngoài ra, thì rau chân vịt còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như hạn chế béo phì, bảo vệ mắt, bảo vệ tim mạch, tăng cường xương chắc khỏe…

Với nhiều lợi ích như vậy, không khó hiểu khi cải bó xôi được sử dụng nhiều trong thực đơn các bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình người Việt. Tuy vậy trong rau chân vịt có một chất là axit Oxalic không tốt cho thận nên nếu ai bị sỏi thận thì nên tránh ăn loại rau này.

Một vài cách chế biến rau chân vịt

Rau chân vịt xào

Cách xào rau thì chắc khá dễ rồi, với công thức này, bạn sẽ có một chút sáng tạo hơn so với món xào thông thường nhưng vẫn giữ được hương vị vốn có của cải bó xôi.

Chuẩn bị nguyên liệu

1 bó rau chân vịt, các bạn sơ chế luôn bằng cách rửa sạch, tách từng lá rời và để ráo nước.

1 thìa canh tỏi băm

3 thìa canh dầu mè đen

1 thìa canh nước tương

1 thìa canh đường

Muối

Vừng trắng

Chế biến

Bước 1. Chuẩn bị chảo, mở lửa và cho hạt vừng vào rang, bạn đảo đều tay cho tới khi hạt vừng dậy mùi thơm thì trút hạt vừng ra riêng.

Bước 2. Tận dụng chảo đó, cho 2 thìa canh dầu mè vào, đun cho tới khi dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi lên cho thơm. Khi tỏi có mùi thơm thì bạn cho rau vào, rắc thêm chút muối và xào cho tới khi rau chín thì hạ lửa liu riu.

Bước 3. Cho 1 thìa nước tương vào chung với 1 thìa đường, trộn đều rồi rưới đều lên rau. Tiếp tục cho 1 muỗng dầu mè còn lại và vừng rang vào, trộn đều tất cả lên, đảo đều một lần nữa rồi tắt bếp là xong.

Sau khi hoàn thành, rau sẽ có màu xanh đẹp mắt và có hương thơm dậy mùi, ăn cùng cơm nóng cực kì ngon.

Rau chân vịt sốt bơ tỏi

Khác với món rau chân vịt xào, món sốt này chúng ta chế biến rau mềm hơn, nhiều nước hơn nhưng vẫn không kèm phần ngon miệng.

Chuẩn bị nguyên liệu

1 bó rau chân vịt

Bơ mặn, bạn cứ ra tạp hóa hoặc siêu thị hỏi là có

Chanh tươi

Tỏi

Muối tinh

Chế biến

Bước 1. Rau chân vịt bạn rửa sạch sau đó cắt bỏ phần gốc, bỏ lá hỏng rồi cho ra rổ để ráo nước. Chanh bạn vắt lấy nước cốt, tỏi thì bóc vỏ rồi băm nhỏ.

Bước 2. Chuẩn bị chảo lớn, đầu tiên bạn đun nóng 2 thìa bơ trên chảo cho bơ chảy ra. Khi bở chảy thì bạn cho tỏi vào và phi lên cho thật thơm, tỏi đổi màu vàng đẹp mắt.

Bước 3. Bây giờ bạn cho rau chân vịt vào và đảo thật đều và nhanh tay để cho rau chín đều, khi rau mềm thì bạn cho 1 thìa nước cốt chanh và một ít muối tinh vào.

Bước 4. Đảo tiếp cho tới khi rau chân vịt quánh lại, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp là xong.

Tương tự như món trước, khi ăn bạn cũng trút ra đĩa, đổ phần nước xào lên trên và ăn khi còn nóng cùng với cơm là tuyệt nhất.

Với các cách chế biến cải bó xôi trên, hy vọng bạn đã có thể thoải mái sáng tạo thực đơn mà không phải băn khoăn cải bó xôi nấu với gì rồi phải không nào.

Rau Chân Vịt Còn Gọi Là Rau Gì?

Rau chân vịt có danh pháp là Spinacia oleracea, tên khoa học là Selaginella Tamariscina Spring, là một loại rau thuộc họ Dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Rau chân vịt được biết đến với nhiều tên gọi, như rau bố xôi, rau bó xôi, cải bó xôi, bắp xôi, rau bina, rau nhà chùa.

Theo đông y, rau chân vịt còn có nhiều tên gọi khác như móng lưng rồng, thạch bá chi, nhả nung ngựa, vạn niên tùng, hoàng dương thảo, linh chi thảo… Rau chân vịt thân đứng hoặc nằm, tròn, màu cánh gián, phân nhánh theo lối rẽ đôi. Rễ phụ từ gốc tỏa các nhánh đâm xuống đất. Lá nhiều, nhỏ, có lưỡi nhỏ, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa thưa. Đầu các cành có bông sinh bào tử, cấu tạo bởi các lá đặc biệt, gọi là lá bào tử.

Rau chân vịt là thực phẩm rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Rau chân vịt giàu chất sắt, Vitamin C, A giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Vitamin K, Canxi tốt cho xương và răng. Ngoài ra trong rau chân vịt còn chứa nhiều Vitamin C, E, arotenoid có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp khống chế được các tế bào ác tính trong cơ thể.

Chống sưng, viêm: Nước ép rau chân vịt có tác dụng chống sưng, viêm, tốt cho những người mắc bệnh như viêm khớp hay loãng xương.

Tốt cho mắt: Uống nước cà rốt hay nước rau chân vịt đều có tác dụng chữa một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể.

Ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư: Rau chân vịt có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhờ chất carotene và chlorophyll. Những tác nhân chống ung thư trong rau chân vịt đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển ung thư.

Điều hòa lượng glucose: Rau chân vịt cũng chứa kẽm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất insulin trong cơ thể, trực tiếp điều hòa lượng glucose. Kẽm cũng có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạnh: Một trong những tác dụng chữa bệnh khác của rau chân vịt là ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Rau chân vịt giàu chất xơ, giúp làm sạch hệ tiêu hóa, tốt cho người bị táo bón.

Tốt cho người bị mắc bệnh răng lợi: Rau chân vịt có tác dụng chữa một số bệnh về răng lợi như chảy máu lợi. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung rau chân vịt đẻ bù đắp lương vitamin C thiếu hụt.

Tốt cho xương: Bạn có biết rau chân vịt giàu vitamin K? Thực phẩm này có tác dụng giúp xương chắc khỏe nhờ hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi.

Tốt cho phụ nữ mang thai: Rau chân vịt rất tốt cho cả phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú, nhờ hàm lượng sắt và folate trong thực phẩm này.

Tốt cho hệ thần kinh: Hàm lượng magie trong rau chân vịt đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng của hệ thần kinh và cơ bắp. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất tốt cho hệ miễn dịch.

Thịt Vịt Nấu Gì: Những Món Ăn Ngon Tại Nhà Cùng Thịt Vịt

Cách làm món vịt giả cầy đậm đà tuyệt ngon

Nguyên liệu nấu vịt giả cầy

Chi tiết cách làm vịt giả cầy

Vịt làm sạch, bóp với chút rượu, muối và gừng giã giập cho sạch. Rửa lại thật sạch, để ráo và cho lên bếp thui vàng, xém các mặt. Sau đó chặt thành miếng vuông vừa ăn. Riềng cạo bỏ rễ, vỏ sau đó rửa sạch, xắt miếng rồi đem xay hoặc giã nhỏ. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Mẻ lọc qua rây lấy loại bỏ phần bã. Ướp thịt vịt với riềng, mẻ, mắm tôm và 1 thìa nhỏ bột nghệ để khoảng 30-45 phút cho thịt vịt ngấm gia vị. Bắc nồi lên bếp, thêm 1 thìa dầu ăn. Dầu nóng già cho tỏi đã bằm nhỏ ở trên vào phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt đã ướp gia vị vào xào săn. Vịt săn, ngấm đều gia vị, thêm ít nước sôi vào đun nhỏ lửa đến khi nước cạn, vịt chín mềm. Nêm nếm cho vừa ăn là được. Vịt giả cầy ăn nóng cùng bún hoặc với cơm trắng rất ngon.

Cách làm món vịt quay Bắc Kinh giòn ngon thấm vị

Nguyên liệu nấu vịt quay Bắc Kinh

Chi tiết cách làm vịt quay Bắc Kinh (Cách 1)

Cho dấm vào trong nước, cho vịt vào ngâm trong 1 giờ. Sau đó dùng dây buộc vịt vào sợi dây, treo vịt lên để cho khô, ráo nước. Trộn 2 muỗng canh dầu hào vào ½ muỗng canh rượu nấu ăn và 1 muỗng cà phê ngũ vị hương. Sau đó, phết hỗn hợp sốt này vào trong bụng vịt. Trong bát khác, trộn 2 muỗng canh đường mạch nha, với 2 muỗng canh nước nóng và ½ muỗng canh dấm trắng. Sau đó phết hỗn hợp gia vị này lên khắp bề mặt da của vịt. Sau 30 phút lại phết lại 1 lần nữa. Nếu là mùa đông bạn có thể treo vịt vịt lên trong 24 giờ. Còn riêng mùa hè, nếu treo lâu vịt sẽ bị ôi thiu. Sau đó, dùng lạt xâu kín phần bụng vịt. Làm nóng lò nước trước ở nhiệt độ 180 độ C. Sau đó cho vịt vào vỉ nướng, để khay bên dưới để hứng nước thịt vịt chảy xuống. Nướng vịt trong 20 phút. Lật vịt, nướng thêm 15 phút nữa. Sau đó hạ nhiệt độ xuống 120 độ C và tiếp tục nướng trong 30 phhút. Nếu vịt to hơn có thể nướng thêm 10 phút nếu nó nặng thêm 500g. Sau đó, bạn có hai cách để tiếp tục chế biến món vịt này. Cách 1: Làm nóng nồi dầu ăn, sau đó, một tay giữ phần cổ vịt, một tay dùng muôi múc dầu ăn nóng rưới lên vào da vịt cho da vịt nóng giòn. Cẩn thận bị bỏng tay. Cách 2: Tiếp tục cho vịt vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C một lần nữa trong 6-10 phút (để ý cẩn thận không vịt bị cháy). Sau đó, để vịt nguội bớt vài phút trước khi cắt thịt vịt. Vịt bạn có thể băm thành từng miếng vừa ăn hoặc lọc riêng thịt ra bằng cách khứa một đường quanh ức và bụng bịt. Dùng dao khứa đôi vịt dọc theo bụng vịt. Khứa phần thịt trên bề mặt này thành các miếng bằng nhau rồi lấy dao lọc từng miếng ra. Vịt quay Bắc Kinh có thể ăn trực tiếp hoặc cuốn với bánh trang kèm dưa chuột, hành thái chỉ.

Cách làm món vịt rô ti nước dừa

Nguyên liệu nấu vịt rô ti nước dừa

Chi tiết cách làm vịt rô ti nước dừa

Vịt rửa sạch, ướp tất cả gia vị phía trên vào vịt. Để 3 tiếng cho vịt thật ngấm. Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 3 muỗng canh dầu. Chờ dầu hơi nóng, cho thịt vào chiên với lửa nhỏ. Khi thấy phần da và thịt có màu vàng thì cho hết nước ướp thịt và nước dừa tươi vào, hạ lửa, hầm cho đến khi nước sánh, thịt vịt có màu nâu sậm là được. Xếp xà lách, cà chua và dưa leo ra xung quanh đĩa, sau đó chặt thịt vịt rô ti thành từng lát, xếp lên cho hấp dẫn.

Cách làm món vịt kho bia thơm mềm

Nguyên liệu nấu vịt kho bia

Chi tiết cách làm vịt kho bia

Bước 1: Vịt rửa với nước muối loãng và gừng, sau đó luộc sơ với nước sôi 4 phút. Rửa vịt với nước lạnh rồi chặt miếng vừa ăn. Bưóc 2: Bắc chảo/ nồi lên bếp, cho vào một muỗng canh dầu, chờ dầu nóng cho tỏi, hành, hành lá và gừng vào xào thơm. Bước 3: Sau đó cho vịt vào xào săn 4-5 phút. Cuối cùng, cho tất cả bia và gia vị vào đậy nắp kho với lửa vừa. Bước 4: Khi nước gần cạn thì nêm nếm lại vừa ăn và tiếp tục kho cho đến khi nước cạn, thịt có màu nâu sậm thì tắt bếp. Cho ớt vào trộn đều. Cho vịt kho bia ra tô, trang trí xà lách và dưa leo. Món này rất ngon, phù hợp với bữa cơm gia đình.

Cách làm thịt vịt trộn rau lang lạ miệng

Nguyên liệu nấu thịt vịt trộn rau lang

Chi tiết cách làm thịt vịt trộn rau lang