Top 7 # Thức Ăn Thời Xưa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Những Món Ăn Thời Xưa Sắp Bị Tuyệt Chủng

Cá hú kho bần.

Đối với những người dân sinh ra và lớn lên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì món cá hú kho bần dường như trở thành món ăn quen thuộc có trong mâm cơm hàng ngày của họ. Những con cá hú được người dân bắt lên để kho cùng quả bần già hoặc bần đã chín cây tạo một vị gì đó rất lạ chua chua ngấm vào từng thớ thịt của cá hú. Ngày nay món ăn này dường như ít xuất hiện trong những bữa cơm của các gia đình nơi đây và trở thành món ăn thời xưa sắp bị tuyệt chủng.

Bánh bó mứt.

Ở Huế thời xưa, sau mỗi mua thu hoạch hoa quả họ đều đem phơi khô đến ngày tết thì mang ra trộn với gạo nếp để sau đó gói một cách khéo léo vào mo cau để tạo thành bánh bó mứt. Món ăn này đã trở thành món ăn thời xưavà dần dần biến mất do công đoạn chuẩn bị cầu kì, tốn nhiều thời gian, nhưng lại ko hiệu quả kinh tế như những món bánh kẹo được sản xuất bằng máy móc hiện đại.

Bánh khoai sọ nhân đậu.

Một trong những món ăn thời xưa đang dần đi vào dĩ vãng có thể kể đến món khoai sọ nhân đậu. Món ăn này được làm bằng những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Khoai sọ được luộc lên sau đó giã nguyễn sau đó bỏ nhân đậu vào trong lớp vỏ khoai sọ bên ngoài rất đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon, đậm vị quê hương.

Canh dưa lạc.

Ở thời xưa cha ông ta thường sử dụng rau cả để muối dưa sau đó đem nấu với lạc. Vị chua chua, dòn dòn của dưa muối hoà quyện cùng vị thơm, bùi, béo của lạc rang, hương vị quê hương hương thơm nức lòng người. Món ăn này giờ đây đã dần bị lãng quên.

Ngọn sắn muối chua.

Ở thời hiện đại món ăn này không còn được thấy ở những bữa cơm gia đình mà thay vào đó là những món thịt cá chiên, rán nhiều dầu mỡ. Cây sắn là một loại cây được trồng rất nhiều ở vùng nông thôn và vùng núi cao vì vậy những món ăn được chế biến từ nó khá là nhiều nhưng ngọn sắn muối chua dần đã đi vào dĩ vãng.

Tép sông kho khế.

Đối với những người sống ở vùng biển thì món tép được kho cùng với khế không còn là điều xa lạ gì. Tép được đánh bắt lên từ những ngư dân làng chài sau đó đem kho cùng với khế hương vị rất đặc trưng bởi mùi thơm của tép cùng với vị chua của khế. Tuy nhiên món ăn này dần trở thành món ăn thời xưa và ở hiện tại rất nhiều người đã lãng quên đi nó.

Cà pháo dầm tương.

Những món ăn dân dã ngày nào đã dần trở nên xa lạ đối với tất cả mọi người hiện nay. Cà pháo dầm tương là một món ăn dân dã đối với người Việt từ thời xa xưa. Những trái cà pháo giòn rụm, chua chua, ngọt ngọt hòa với một chút vị chát nhẹ sau khi nhai tạo cảm giác rất dễ ghiền một khi đã thử qua. Từng trái cà pháo được dầm cùng tương bần mằn mặn béo béo, cùng một chút gia vị đơn giản mà rất đưa cơm ngày nay đã dần dần ít xuất hiện trong bữa cơm gia đình Việt Nam hiện đại.

Cơm độn khoai lang

Ở thời khó khăn trước đây, người dân rất nghèo khó không có gạo để ăn chính vì điều đó họ phải ăn gạo lẫn vào khoai lang để có cảm giác no bụng. Ở thì hiện tại, món ăn dần mai một vì điều kiện kinh tế của đất nước đã tốt hơn rất nhiều không còn chiến tranh, mùa màng cũng bội thu hơn. Tuy nhiên, ở một số quán ăn nhà hàng với ý tưởng gợi nhớ những nét văn hóa của dân tộc xưa thỉnh thoảng cũng có phục vụ món cơm độn khoai lang này như một cách tri ân những ngày khó khăn cuả người dân Việt. Bạn có thể xem cách làm món này trên Cooky

Có rất nhiều món ăn thời xưa sắp bị tuyệt chủng chính vì điều đó người Việt cần phải lưu giữ lại những công thức nấu ăn để những món ăn đó không bị lãng quên theo năm tháng. Những món ăn xưa mang những nét văn hoá riêng của những vùng niềm khác nhau rất đặc trưng với mùi vị cùng với hương vị khác nhau.

Một Thời Gian Dài Người Xưa “Ăn Chanh Phòng Dịch”

Mùa thu năm 1918, khi dịch cúm Tây Ban Nha lây lan trên toàn cầu, giá chanh đột ngột tăng vọt. Từ Rome, Rio đến Boston, cư dân tuyệt vọng tích trữ loại trái cây màu vàng, tìm mọi cách bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh đã giết chết khoảng 50 triệu người. Cảnh tượng tương tự với dòng người đổ xô đi mua khẩu trang những ngày đầu Covid-19 bùng phát.

Khi ấy, người dân truyền tai nhau một thông tin chưa xác thực, rằng chanh vàng vừa là biện pháp phòng ngừa, vừa là liều thuốc đối với virus. Hàng loạt bài báo gọi cam chanh là “khắc tinh dịch bệnh”, kèm lời khuyến nghị: “Nếu không muốn trở thành nạn nhân của bệnh cúm, hãy uống nước chanh”.

Mức giá của loại quả này đã bị thổi phồng đến nỗi Ủy ban Lương thực Liên bang New York phải vào cuộc để ngăn chặn tình trạng này.

Thực tế, nước chanh nóng là bài thuốc dân gian lâu đời. Dù không ngăn được cúm Tây Ban Nha, biện pháp cũng làm dịu đi cảm giác khó chịu, bù nước cho các bệnh nhân.

Song trong đại dịch, người ta truyền tai nhau hình thức có phần kỳ quặc, đó là hút nước trực tiếp từ trái chanh. Tháng 10/1918, tờ Los Angeles Herald xuất bản số báo có tiêu đề “Ngậm chanh được khoa học chứng minh là biện pháp chữa cúm”, với hình ảnh của phát ngôn viên xinh đẹp Marie Cooney, thuộc Phòng Thương mại Mỹ, trên bìa. Các chuyên gia khẳng định điều này không thể ngăn chặn sự lây lan của virus. Song đây vẫn là cơ hội hiếm có đối với những người nông dân trồng chanh ở California.

Trước đó, công cuộc kinh doanh không hề dễ dàng. Những khu vườn thơm ngát bao phủ Nam California vốn là một phần cảnh quan nơi đây trong nhiều năm liền. Song việc thương mại hóa mặt hàng cam chanh vẫn chưa bén rễ.

Mọi thứ thay đổi vào tháng 9/1918, khi đại dịch bắt đầu hoành hành, khởi nguồn từ doanh trại quân đội Commonwealth Pier, sau đó lan sang thành phố, các bang và cả đất nước. Chỉ trong một tháng, hơn 1.000 người Boston đã chết vì bệnh cúm Tây Ban Nha. Giá bán buôn chanh cũng vì thế mà tăng hơn gấp đôi.

Cùng lúc, người dân Mỹ nghĩ ra hàng loạt phương pháp điều trị tại nhà. Một số không có tác dụng, số khác lại gây ngộ độc. Hầu hết các bài thuốc tự chế xuất phát từ những nguyên liệu nấu ăn thân thuộc, như hành tím, cà phê đen, mật mía ngâm hoặc rượu mạnh trộn với mủ khô – loại gia vị cay nồng phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ.

Biện pháp khác được sử dụng để ngăn chặn dịch cúm long não. Người dân thường đeo một túi long não quanh cổ để “xua đuổi virus”. Nhiều y bác sĩ thậm chí tiêm hợp chất này cho các bệnh nhân nhiễm cúm.

Theo ông, trực tiếp kêu gọi sử dụng chanh có thể làm dấy lên sự phẫn nộ và phản đối. Thay vào đó, hiệp hội đưa ra hàng loạt biện pháp phòng ngừa như “tránh tụ tập đông người”, “tập thể dục đầy đủ”, “ngủ đủ giấc”, “giữ cho chân bạn khô và ấm”, cuối cùng kèm thêm lời nhắc “hãy uống một hoặc hai ly nước chanh nóng”.

Điều này khiến doanh số bán chanh tăng vọt, loại quả quen thuộc trở thành “bài thuốc tự nhiên cho dịch cúm Tây Ban Nha”.

Đến tháng 12/1918, làn sóng lây nhiễm dường như qua đi, cơn sốt chanh giảm bớt. Song, tâm lý cảnh giác đã khiến chanh có một vị trí lâu dài trong đời sống người tiêu dùng.

Sau này, nhiều người vẫn lan truyền thông tin về “tác dụng thần kỳ” của quả chanh, như việc uống nước chanh nóng chữa trị ung thư, các bệnh huyết áp cao, bảo vệ mạch vành, điều hòa lưu thông máu. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã nhiều lần chứng minh đây là các tin đồn sai lệch, cô căn cứ.

Trong đại dịch Covid-19, chanh cũng được coi như “thần dược” ở một vài nước. Đầu tháng 4, người dân Israel lan truyền công thức chữa Covid-19 bằng chanh và muối nở.

“Pha và uống như trà nóng vào mỗi buổi chiều. Chanh kết hợp với muối nở trong nhiệt độ nóng sẽ lập tức tiêu diệt, loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cơ thể”, bài biết nêu rõ.

Ngay sau đó, Krutika Kuppalli, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, thành viên Trung tâm An ninh Y tế Đại học Johns Hopkins, khẳng định điều này là sai sự thật. “Không dữ liệu nào cho thấy sử dụng nước chanh, trà nóng hay bất cứ thứ gì tương tự có thể ngăn ngừa được Covid-19”, bà nói.

Cách Làm Son Giấy Cổ Trang Của Những Mỹ Nữ Thời Xưa

Nguyên liệu của cách làm son giấy cổ trang

Cách làm son giấy cổ trang thời xưa thường sử dụng với các nguyên liệu tự nhiên hoặc tự trồng . Những loại son handmade này không hề có khái niệm hóa chất bảo quản, hương liệu hay chiết xuất từ các thành phần khác như những thỏi son Hàn Quốc bây giờ. Bởi lẽ các thành phần trong son cổ trang Trung Quốc hoàn toàn là các thành phần tự nhiên.

Cách làm son giấy cổ trang của Lý Tử Thất

Đầu tiên bạn nên chuẩn bị khoảng 20-30 bông hoa hồng nhung màu đỏ . Chúng ra sẽ bóc những cánh hoa hồng nhung này bỏ vào trong cối. Tiếp tục giã nát những cánh hoa này để thu được nước cốt cánh hoa màu sắc thật đỏ, thật tươi. Nước cốt này sẽ được dùng để phết lên giấy tuyên. Đây là loại giấy bột làm son giấy có đặc tính dễ hút nên khi chúng ta phết nước cốt cánh hoa hồng lên giấy sẽ hút rất nhanh và rất khô.

Với cách làm son giấy cổ trang này ở công đoạn giã cánh hoa, các bạn nên cho thêm một chút rượu trắng và một chút nước cốt chanh để son có được màu sắc tươi và bền màu hơn. Sau khi giã nát cánh hoa ta thu được hỗn hợp cánh hoa hồng. Dùng một miếng vải khô để chắt lấy nước cốt này . Ta có thể thấy được nước cốt hoa hồng này có màu rất đỏ và đậm.

Sau khi ngâm những miếng giấy tuyên vào nước cốt hoa hồng khoảng 15 phút các bạn nên vớt ra để phơi cho khô. Tuy nhiên để có được một miếng son giấy cổ trang màu đẹp thì các bạn còn phải phết đi phết lại nước cốt này nhiều lần và để giấy khô đi vài lượt. Cách làm son giấy cổ trang này rất cầu kì phải không. Nhưng nếu bạn không đủ kiên nhẫn, làm qua loa thì màu sẽ lên không đỏ đẹp chỉ có sắc hồng hồng thôi. Giấy được phết nhiều lần màu sắc sẽ rất đẹp và tươi thắm hơn khi bạn chỉ phết 1 đến 2 lần.

Ở thời ngày xưa, cách làm son cổ trang Trung Quốc phổ biến nhất là sau khi phết giấy xong người ta thường phơi lên mành, hoặc phơi lên sợi chỉ đã căng ra để phơi cho giấy mau khô. Tuy nhiên bây giờ các bạn có thể ăn gian bằng cách dùng máy sấy để rút ngắn thời gian chờ đợi hơn. Chờ giấy khô là ta đã có ngay được những miếng son giấy cổ trang đúng kiểu thời xưa rồi.

Làm son phấn cổ trang với tiên nữ Lý Tử Thất

Cô nàng tiên nữ đồng quê Lý Tử đã làm sạch cánh hoa hồng tươi, đem giã nhuyễn cùng chút rượu trắng và nước cốt chanh, lọc lấy nước cốt và đun sôi. Cô thả các mẩu giấy cắt sẵn vào dung dịch sau đó phơi khô và tiếp tục quét thêm 2 – 3 lớp màu hoa hồng lên các tờ giấy này và chờ cho chúng khô hẳn. Khi dùng, cô chấm một chút nước lên môi sau đó bặm nhẹ để son trên giấy thấm đều lòng môi.

Các Món Ăn Đồng Quê Xưa

Các món ăn đồng quê xưa

Các món ăn đồng quê Xưa !

Một chút xưa cũ, một chút lãng mạn, và rất nhiều góc gợi nhớ đến không gian xa xưa, không gian làng quê bắc bộ…. Bước vào Quán Quê Xưa bạn như lạc vào một dòng thời gian khác giữa nhịp sống vội vã của Hà Nội.

Quán quê xưa luôn là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn thưởng thức hương vị quê hương đúng điệu! Nhà hàng được bài trí như một làng quê thu nhỏ đầy ấn tượng và thân thương với những bàn ghế tre dân dã và một không gian đượn điểm xuyến bằng những đôi quang gánh, chum, nơm và đó tạo nên một không gian ấm cũng và gần gũi với thực khách .

Khu vực tầng trệt được bố trí thoải mái với bàn ghế bằng tre màu sẫm. Tầng trên được đặt những bộ bàn tre thấp theo phong cách yên tĩnh và giản dị.

Đến Quán Quê Xưa bạn không chỉ được trở về với những gì thân thuộc xa xưa mà còn được tận hưởng trọn vị những món ăn đồng quê dân dã, một thời của ông cha.

Thực đơn của nhà hàng rất phong phú và đa dạng, Những món ăn ở Quê Xưa được thực hiện rất cẩn thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến chế biến , chỉ cần nghe tới tên các món ăn bạn đã có cảm giác tò mò và muốn thưởng thức luôn

Đến nhà hàng bạn đừng quên gọi món Món cá bống kho tiêu từng con cá béo ngậy tròn mây mẩy bao quanh là lớp mỡ nước béo thơm. Quyện một chút nước mỡ sánh vàng thơm phức thôi cũng đủ làm náo nức cả bữa ăn

Thật là thiếu sót nếu không kể tới các món lẩu như: Lẩu cà bung, lẩu đuôi bò hầm củ quả, lẩu cua đồng… “Lẩu cua đồng” ở Quê Xưa – một món ăn rất dân dã và rất hấp dẫn bởi nó được các đầu bếp tài ba biến tấu từ món bún riêu, thêm một chút hương vị chọn lọc tạo nên nét rất riêng. Những con cua đồng tươi roi rói được chọn lựa cẩn thận, lột bỏ phần mai cứng, khoe ra những thớ thịt tươi săn chắc… ăn cùng với bắp chuối trắng nõn và rau muống chẻ cuộn cong cong, đậu rán vàng rộm, húp bát nước lẩu thơm lừng, ngọt mát và không hề ngán. Đây quả là một món lẩu đặc biệt mà ta không dễ gặp được nếu không đặt chân tới Quê Xưa

Quý khách có thể cùng gia đình, bạn bè đến nhà hàng Quê Xưa vào những ngày cuối tuần để thưởng thức hương vị đặc biệt, dân dã gợi nhớ về quê hương cùng với các món ăn mà nếu một lần đặt chân tới nhà hàng bạn không thể quên mới chỉ nghe tên thôi đã khiến ta tò mò, muốn thưởng thức như: chả ốc, gà quay lá móc mật, xôi nương, tai lợn quấn tiêu, bò xé tay, thịt lợn nướng, cơm cháy sốt quê xưa, chả ếch, lươn, nem quê hải sản ….v.v.

Tuy mới khai trương không lâu nhưng Nhà Hàng Quê Xưa lại thu hút được khá nhiều thực khách đặt chân đến. Vì thế, trong những ngày này, nhà hàng có rất nhiều ưu đãi dành cho các thực khách của mình.

Một bữa ăn với nhiều món ngon dân dã, đậm đà hương vị Việt không phải sẽ tuyệt vời lắm sao! Vậy còn chần chờ gì nữa mà các thực khách không nhanh chân đến với nhà hàng Quê Xưa để cùng tìm về với làng quê yêu dấu với các món ăn thời bao cấp.

SĐT: 0943.668.688 ( Chị Thúy Đạt)