Top 12 # Sa Kê Làm Món Gì Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Sa Kê Là Quả Gì? Quả Sa Kê Làm Món Gì Ngon?

Sa kê là cây gỗ lớn, có chiều cao từ 15-20 m, có nhựa mủ màu trắng sữa, cành mảnh mọc ngang, làm thành tán rộng, dày. Lá sa kê lớn chia 3-9 thùy thuôn dài, cuống mập, rụng để xẹp trên cành. Đặc biệt, lá có màu xanh bóng ở mặt trên, mặt dưới rất nhám, khi rụng đổi màu vàng nâu khô, cứng có thể làm vật trang trí. Đây là cây bản địa của bán đảo Mã Lai và các đảo miền tây Thái Bình Dương, nhưng hiện nay đã được trồng rộng khắp trong khu vực nhiệt đới, trong đó có miền Nam Việt Nam. Quả sa kê có mùi và vị như bánh mì nên còn được gọi là cây bánh mì.

Cây sa kê là một loại cây xanh vừa đẹp lại vừa mang lại nhiều lợi ích. Cây được dùng làm cảnh, làm cây bóng mát và được trồng nhiều trong các khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, các khu dân cư, vỉa hè đường phố và nhất là sân vườn biệt thự… Không chỉ làm cảnh, sa kê còn được trồng làm cây lấy quả mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Công dụng tuyệt vời của sa kê

Quả sa kê làm món gì ngon?

Canh sa kê nấu sườn non

1 trái sa kê cỡ vừa: gọt bỏ vỏ, cắt bỏ lõi, bổ làm bốn và cắt miếng nhỏ vừa ăn.

350g sườn non: chặt khúc dài khoảng nửa lóng tay.

Ít hành lá: rửa sạch và thái nhỏ

Cách làm: Bước 1: Chần thịt sơ qua với nước sôi trên lửa lớn. Sau đó, bỏ nước, rửa thịt lại thật sạch và để ráo.

Bước 2: Đổ 1,5 lít nước vào nồi, nấu sôi và cho thịt vào hầm. Sau khoảng 15 phút, cho sa kê vào cùng, nấu thêm khoảng 8 phút và nêm lại gia vị.

Dọn tô canh sa kê khi còn nóng, cho hành lên trên mặt và có thể rắc thêm ít tiêu đen nếu thích.

Sa kê tẩm bột chiên giòn

Bước 1: Cho bột chiên giòn ra tô, từ từ đổ nước vào và trộn đều để tránh bột bị quá nhão. Sau khi bột đều, đánh quả trứng vào, cho thêm ít muối và đánh đều thêm lần nữa để có được hỗn hợp bột chiên.

Bước 2: Đun sôi chảo dầu. Nhúng đầu đũa vào nếu thấy bọt sủi, có thể bắt đầu chiên.

Bước 3: Nhúng sa kê vào phần bột và lần lượt thả vào chảo dầu đang sôi. Chiên vàng mặt hai bên và vớt ra. Lần lượt làm tương tự cho đến hết phần sa kê và bột đã chuẩn bị.

Bước 4: Cho sa kê chiên bột ra giấy thấm dầu và dùng ngay khi còn nóng để cảm nhận độ giòn và vị bùi ngậy rất tuyệt của món ăn.

Chè sa kê

Bước 1: Đun nước dão dừa cho sôi, sau đó cho đậu phộng, đậu đỏ vào hầm mềm.

Bước 2: Sau khi đậu mềm, cho lá dứa, khoai môn, khoai lang, sa kê và nấm mèo vào nấu cùng. Đồng thời cho phần đường đã chuẩn bị vào nồi. Lưu ý, hãm lửa vừa để đường thấm đều các nguyên liệu.

Bước 3: Cho nước cốt dừa vào nồi khuấy đều với ít muối. Khi sôi, cho từ từ nước bột bắp vào khuấy đều. Khi nước cốt dừa sền sệt, bạn tắt bếp.

Món chè thập cẩm này dùng nóng với phần nước cốt dừa cho vị béo ngậy rất đã miệng.

Hai Món Ăn Chay Từ Sa Kê

Sa kê còn có tên gọi là cây bánh mì; trái có hình quả trứng, lớn cỡ miệng tô, vỏ màu xanh, có nhiều gai như trái mít. Trái sa kê không có hạt, cơm thịt màu trắng. Khi chế biến chỉ cần gọt bỏ phần vỏ, phần xốp (giống như xơ mít) và cùi bên trong, giữ lại phần thịt. Trái sa kê chế biến món ăn nào cũng ngon. Nếu có dịp thưởng thức một lần thì sẽ nhớ mãi.

Chính cái vị bùi bùi, nhàn nhạt, deo dẻo của sa kê làm say đắm khẩu vị biết bao thực khách. Theo phân tích của các nhà khoa học, trái sa kê chứa 25% tinh bột, 3% protein, 0,5% lipid, và nhiều chất bổ khác như vitamin C (20mg/100gram), kali, kẽm, thiamin… Không những trái sa kê bổ dưỡng, mà cây sa kê cũng lắm hữu dụng. Theo đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ sa kê có tác dụng sát trùng; lá sa kê có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu…

Theo chúng tôi Nguyễn Văn Luật, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Nam bộ (nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long), trước áp lực của tình trạng “biến đổi khí hậu” và “hiểm họa nước biển dâng cao” làm giảm diện tích trồng lúa ở ĐBSCL, ông đề nghị các nhà khoa học phải có trách nhiệm sưu tầm và phát triển loại cây lương thực có ích nầy.

Thật thích thú trong những ngày lễ hội, hay ngày rằm được thưởng thức những món chay để bồi dưỡng tốt sức khỏe và giữ tâm hồn thanh tịnh. Nhân ngày rằm tháng Bảy, xin giới thiệu với các bạn về hai món ăn chay từ trái sa kê.

Sa kê lăn bột chiên

Ruột trái sa kê cắt lát trước khi lăn bột chiên. Ảnh: Tương Tâm

Sa kê mua ở chợ (hiện nay tại Cần Thơ giá 20.000đ/kg) lựa trái thẳng da, gai nở, còn độ cứng, có màu xanh ngả vàng (trái đã già) đem về gọt vỏ. Xắt sa kê thành từng khoanh dầy cỡ 2 – 3 phân, bỏ cùi và phần xốp bên trong rồi cắt làm tư, rửa sạch, để ráo. Nên nhớ sa kê có nhiều mủ (nhựa), vì thế trong quá trình rửa phải cho một ít muối vào nước để sa kê không bị sẫm màu.

Pha hỗn hợp bột gạo + bột mì ngang + gia vị (muối + đường + bột ngọt) cho vừa khẩu vị + một ít nước lạnh quậy cho bột hơi sền sệt rồi nhúng từng miếng sa kê vào trộn đều. Có thể dùng loại bột chiên giòn đóng gói sẵn.

Bắc chảo dầu lên bếp (nhiều dầu), tăng độ lửa lớn cho dầu sôi, rồi thả từng miếng sa kê tẩm bột vào. Giảm độ lửa liu riu cho đến khi miếng sa kê chín vàng. Vớt ra cho vào giấy thấm dầu và cuối cùng dùng đũa gắp ra dĩa là xong. Cho một miếng sa kê chiên bột cho vào miệng nhấn nhá nhai… Mùi thơm, vị béo bùi, giòn của sa kê len vào trong miệng thật tuyệt! Món nầy phải ăn nóng mới ngon.

Sa kê nấu kiểm

Đây là món chè thập cẩm nấu toàn bằng trái cây (củ, quả…) được người dân miền Tây rất ưa chuộng trong các ngày các ngày giỗ, chạp hay ăn chay.

Món chè kiểm. Ảnh: Tương Tâm

Muốn có nồi kiểm ngon không thể thiếu nguyên liệu cơ bản là dừa (dừa khô, dừa nạo). Dừa nạo lấy nước và lấy cái nạo thành sợi như con bánh canh. Dừa khô nạo lấy nước cốt và lấy nước dão. Thêm vào đó là các nguyên liêu khác như đậu đũa (cắt khúc), mướp khía (gọt vỏ, xắt lát), khoai lang, bí rợ, sa kê (gọt vỏ, xắt hình hạt lựu), nấm mèo (ngâm nước rửa sạch, xắt sợi), bột khoai, bột báng, táo đỏ, đậu phộng, hạt sen, tàu hũ ky… (ngâm nước cho mềm, bẻ đôi hoặc cắt khúc ngắn).

Lưu ý: Phân loại các nguyên liệu (rau, củ quả…) nào có thời gian nấu chín ngang nhau để nấu chung một nồi trước (tránh thứ mềm trước, thứ mềm sau, mất ngon).

Trước hết, ướp muối + đường vào sa kê, khoai lang và bí rợ vào nồi cho ngấm. Cho nước dừa, nước cốt dão ngập xâm xấp vào khoai lang, bí rợ, sa kê nấu chín để sẵn ra nồi thứ nhất. Kế đến, cho những nguyên liệu (đã sơ chế) như đậu đũa, đậu phộng, hạt sen, …(đã ướp muối + đường) vào nồi thứ hai nấu chín. Đổ hai thứ cho vào chung một nồi. Thả cái dừa nạo, tàu hũ ky, bột khoai, bột báng, táo đỏ,… vào sau rốt. Cuối cùng, cho nước cốt đậm đặc vào. Nêm nếm lần cuối cho vừa khẩu vị, nhắc xuống. Nhớ thêm vào nhúm đậu phộng rang giã giập khi múc ra tô là xong.

Dùng muỗng múc một miếng kiểm cho vào miệng nhai chậm rãi. Vị béo, ngọt, của nước cốt dừa, của khoai lang, bí rợ; hòa lẫn vị bùi bùi, nhạt nhạt của sa kê lan tỏa vào vị giác, len xuống thực quản… tạo thành một “hợp khúc rau quả thiên nhiên thuần khiết”, vô cùng hấp dẫn…

Theo Thesaigontimes – Ngày 12/08/2011

Sa Kê: Tác Dụng Và Cách Dùng Lá, Quả Sa Kê Tốt Nhất

Sa kê thường được sử dụng trong thực phẩm và làm thuốc. Mỗi bộ phận của cây có công dụng trị bệnh khác nhau. Ví dụ như lá dùng chữa bí tiểu, viêm nhiễm,… rễ chữa đau răng và quả giúp giảm cơn đau tim.

+ Tên khác: Cây bánh mì

+ Tên khoa học: Artocarpus altilis

+ Họ: Dâu tằm (Moraceae)

I. Mô tả cây sa kê

+ Đặc điểm sinh thái của cây sa kê

Là loại cây thân gỗ với chiều cao trung bình 20 m. Lá to và dày, có bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Toàn cây đều chứa nhựa mủ màu trắng. Sa kê có cả hoa đực và cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu. Hoa đực thường ra đầu tiên, sau đó khoảng thời gian ngắn hoa cái mọc ra. Quả hình trứng, có màu xanh.

+ Phân bố

Sa kê được trồng phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới Đông Nam Á

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Bao gồm cả rễ, lá, vỏ và nhựa cây

Chế biến: Lá sa kê tươi sau thu hoạch, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô

Bảo quản: Nơi khô ráo

+ Thành phần hóa học

Quả sa kê chứa khoảng 70% nước và 25% cacbohydrat. Ngoài ra, còn chứa khoảng 20 mg/ 100g là kẽm, kali, vitamin C và thiamin.

II. Vị thuốc

+ Tác dụng

Toàn bộ cây sa kê đều được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, mỗi bộ phận đều có tính năng và cộng dụng trị bệnh riêng. Cụ thể:

Lá sa kê có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu và tiêu độc. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để trị nhọt., phù thũng và viêm gan vàng da.

Rễ cây sa kê có tính làm dịu thường dùng để trị họ, chữa các chứng rối loạn dạ dày, điều trị bệnh hen suyễn, đau răng và các bệnh về da.

Nhựa cây sa kê thường được dùng để điều trị lỵ hoặc tiêu chảy

Quả sa kê mang lại những lợi ích sức khỏe như:

Khuyến khích tăng trưởng tế bào mới: Hoạt chất chống oxy hóa dồi dào trong quả sa kê có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV từ mặt trời. Bên cạnh đó, chúng kích thích sản sinh tế bào mới, loại bỏ tế bào da bị tổn thương, giúp da mịn màng và đẹp hơn.

Chống nhiễm trùng: Sa kê chứa lượng lớn hoạt chất oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành gốc tự do. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Quả sa kê là nơi lưu trữ nguồn kali phong phú. Hoạt chất này có tác dụng điều hòa nhịp tim và làm giảm huyết áp trong cơ thể nhờ làm giảm tác động của natri. Bên cạnh đó, lượng chất xơ chứa trong quả sa kê giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, giảm sự xuất hiện của những cơn đau tim và hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.

Nguồn cung cấp năng lượng: Theo ước tính, 1 chén sa kê có thể cung cấp khoảng 60 gram carbonhydrate, giúp tạo năng lượng phụ vụ cho quá trình vận động.

Sản sinh collagen và ngăn ngừa viêm da

Điều trị bệnh về da

Hỗ trợ cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét dạ dày gây ra

Cải thiện bệnh tiểu đường

Giúp nuôi dưỡng tóc

+ Cách dùng và liều lượng

Có thể dùng lá tươi hoặc lá già phơi khô sắc nước uống. Liều dùng an toàn là mỗi ngày 1 lá. Tuy nhiên, sau liệu trình điều trị 1 tuần, bệnh nhân nên ngừng sử dụng 1 tuần để tránh tác dụng phụ do lá sa kê có độc tính.

III. Các bài thuốc chữa bệnh từ sa kê

+ Điều trị viêm gan

Người bị phù thũng hoặc viêm gan có thể sử dụng 100 gram lá sa kê sắc chung với 50 gram diệp hạ châu tươi (chó đẻ răng cưa), 50 gram cỏ mực khô và 50 gram củ móp gai tươi. Uống đều đặn mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.

+ Trị mụn, nhọt

Cách 1: Dùng lá sa kê đốt thành than rồi tán mịn. Sau đó, thêm dầu dừa và một ít nghệ tươi đã giã nát, trộn thành bánh và đắp lên mặt giúp chữa mụn rộp.

Cách 2: Sử dụng lá sa kê tươi và lá đu đủ tươi với lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát với vôi ăn trầu và đắp lên vùng da bị mụn.

+ Chữa bệnh tiểu đường

Dùng 100 gram lá sa kê tươi với 50 gram lá ổi non và 100 gram đậu bắp tươi nấu nước và uống trong ngày.

+ Điều trị bệnh cao huyết áp

Sử dụng 2 – 3 lá sa kê tươi, hơi vàng vừa rụng xuống nấu chung với rau bồ ngọt và chè xanh mỗi vị 50 gram. Dùng nước này uống thay nước lọc trong ngày.

+ Chữa đau răng

Dùng rễ cây nha đam, rửa sạch, thái nhỏ và nấu nước ngậm, giúp giảm đau.

Sa kê có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bệnh nhân nên thận trọng bởi một số bộ phận của câ, điển hình là lá có chứa độc tính.

Ba Món Hấp Dẫn Từ Trái Sa Kê Miền Nam

Ấn tượng của mình khi lần đầu tiên chạy xe từ Đà Lạt về Sài Gòn chính là sa kê. Dọc đường đi nhà nào cũng trồng một cây trước hiên. Cây nào cũng sai quả. Nếu bạn có dừng lại xin người dân ở đây sẽ hái cho bạn ngay!

Sa kê là loại trái nhiều tinh bột và giàu giá trị dinh dưỡng. Hình dáng trái sa kê khá giống mít tố nữ. Sa kê không có hạt, chỉ cần gọt lớp vỏ ngoài bỏ lõi là có thể dùng được.

Quả sa kê chỉ cần gọt vỏ ngoài là có thể chế biến các món ngon (ảnh: Nhà Có Hai Người)

Sa kê được trồng nhiều ở Nam Bộ. Đây là loại cây ưa nắng nên khí hậu lạnh Hà Nội không thích hợp trồng sa kê. Tuy nhiên, tới mùa sa kê, rất nhiều những chủ shop hoa quả ở Hà Nội đã mang những quả sa kê từ miền Nam ra bán.

Snack sake Nguyên liệu:

– Sa kê thái lát mỏng ngâm nước muối 10 phút. Vớt sa kê ra để ráo nước.

– Cho dầu ngập chảo. Dầu sôi cho sa kê vào chiên giòn là được. Món này dùng cùng tương ớt.

Chè sake Nguyên liệu:

– Sa kê thái miếng vuông vừa ăn.

– Đun sôi nước cho sa kê vào luộc sơ. Dội sa kê qua nước lạnh, để ráo nước.

– Cho đường phèn, sa kê và 1 lít nước vào nấu. Không đảo tránh sa kê bị nát. Hớt bọt cho nước trong. Sake chín mềm tắt bếp để nguội cho tủ lạnh.

– Trân châu luộc với nước củ dền, nước lá nếp tạo màu sắc đẹp mắt.

– Hòa bột bắp với ít nước dừa. Phần nước dừa còn lại đun sôi, cho phần nước vừa hòa bột bắp vào đun sôi trở lại là được.

Khi ăn chè cho trân châu, nước cốt dừa, đá bào, chút dừa nạo sợi sẽ rất ngon.

Sa kê kho tộ Nguyên liệu:

+ 300g sa kê đã gọt sạch vỏ

+ Hành boaro hoặc hành hoa

+ 1/2 thìa cà phê hạt tiêu xay

– Sa kê bổ múi cau cắt miếng dày 0,5 – 0,7cm.

– Cho sa kê vào rán sơ.

– Đặt niêu đất lên bếp để ở mức lửa vừa, cho một thìa dầu ăn và gốc hành vào phi, cho sa kê, mật mía, hạt nêm và 2 thìa nước lọc vào om nhỏ lửa cho tới khi cạn nước là được, rắc hành hoa, tiêu. Ăn nóng với cơm.

Bài và ảnh: Kẹo Ngọt

Thực hiện: depweb