Top 5 # Rượu Nấu Ăn Nhật Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Cách Làm Rượu Mirin Nhật Bản Dùng Để Nấu Ăn

Rượu Mirin là một loại rượu gia vị được dùng trong chế biến các món ăn của ẩm thực Nhật Bản. Bởi vì ở Nhật Bản người dân xứ sở hoa Anh Đào rất chú trọng trong việc chọn lựa các nguyên liệu tự nhiên để đưa vào sử dụng. Họ không thích trong bữa ăn của mình có quá nhiều đường, họ chuộng vị ngọt tự nhiên chứ không phải vị ngọt tổng hợp.

Chính vì vậy ở Nhật Bản bạn sẽ rất khó tìm ra một bịch bột ngọt ở các siêu thị mặc dù Nhật Bản là quốc gia có các thương hiệu bột ngọt hàng đầu trên thế giới.

Nhưng nếu vậy thì người Nhật nấu ăn như thế nào. Đó chính là nhờ rượu Mirin – một loại rượu đặc biệt được người Nhật dùng để chế biến món ăn.

Giống như rượu Sake, rượu Mirin được lên men tự nhiên nhưng với nồng độ cồn rất thấp khoảng 40~50% là đường và từ 14~17% là rượu. Thành phần rượu trong mirin giúp làm giảm mùi tanh của thịt cá, giúp làm ngấm gia vị và ngăn không cho thức ăn bị nát khi ninh.

Thành phần đường trong mirin giúp thêm vị ngọt vào thức ăn, làm bóng các món nướng và tạo ra mùi thơm. Nhìn chung Mirin là một loại gia vị phổ biến và cách làm rượu Mirin cũng rất dễ dàng.

Rượu Mirin được xem như là không thể thiếu trong các bếp ăn gia đình người Nhật; và cũng là một loại gia vị đặc trưng của nền ẩm thực Nhật Bản.

Chuẩn bị gạo nếp, sau đó hấp chín, trộn men gạo vào gạo nếp đã được hấp chín.

Sau đó được thêm rượu Nhật Bản hoặc cồn dùng ủ rượu vào.

Tiếp tục để ở nhiệt độ thường trong 60 ngày rồi ép để lọc ra rượu Mirin.

Vị ngọt của rượu mirin chính là do gạo nếp chuyển hóa thành đường. Nhờ có cồn nên đường bị hạn chế chuyển hóa thành rượu, giúp cho mirin ngọt hơn rượu nấu thông thường.

Tuy rượu Mirin được chia làm 3 loại nhưng cách làm rượu Mirin cũng không có gì khác nhau, chỉ thay đổi lượng rượu và thời gian ủ.

Hon Mirin (loại này là Mirin thật): trong đó có khoảng 14% cồn và được sản xuất bởi một quá trình tư bốn mươi đến sáu mươi ngày.

Shio Mirin: chứa các chất cồn cũng như 1,5% muối để tránh bị đánh thuế rượu

Shin Mirin hoặc còn gọi là Mirin-fu chomiryo: một loại rượu Mirin mới có nồng độ rượu ít hơn các loại trên 1% nhưng vẫn giữ được hương vị.

Từ khóa: Cách làm rượu Mirin – Rượu nấu ăn không thể thiếu trong ẩm thực Nhật Bản

Những Hiểu Biết Thực Sự Về Rượu Nấu Ăn Mirin Nhật Bản

Nếu bạn là người yêu thích ẩm thực Nhật Bản thì chắc chắn biết về loại rượu nấu ăn – mirin của Nhật. Rượu mirin thực chất đắt hơn rượu sake bởi nguyên liệu sản xuất mirin truyền thống cầu kỳ hơn, thời gian ủ rượu cũng lâu hơn rượu sake nhật bản.

Vậy rượu Mirin là rượu như thế nào?

Mirin là một loại rượu gia vị đặc biệt của người Nhật được dùng để chế biến trong các món ăn trong ẩm thực Nhật. Rượu mirin rất phổ biến trong mọi bữa nấu ăn của người dân Nhật Bản. Rượu Mirin thực chất cũng là một loại rượu gạo của Nhật, chỉ khoảng từ 40 xấp xỉ 50% là đường và từ 14~17% là rượu nên có vị ngọt hơn rượu thông thường.

Cách đây khoảng 500 năm tại Nhật, người dân đang nấu gạo ủ rượu sake thông thường bỗng nổi hứng cho thêm gạo nếp vào nấu và ủ cùng để xem kết quả ra sao. Và thật bất ngờ, nhờ lượng tinh bột cao trong gạo nếp mà rượu ủ ra ngọt hơn hẳn sake ủ từ mỗi gạo. Nó được gọi là rượu mirin.

Rượu mirin ban đầu cũng được sử dụng nhiều như một loại rượu uống như sake chứ không coi là một gia vị trong nấu ăn. Khi vị ngọt của mirin được nhiều người ưa chuộng, do công nghệ ủ rượu khi đó khá thô sơ, gạo nếp lại không dư nhiều trong giai đoạn Edo nên rượu mirin được coi là rượu cao cấp thời bấy giờ. Khi đó, rượu Mirin được chủ yếu dành cho quý tộc uống, hoặc chỉ có đầu bếp ở các nhà hàng kaiseki đỉnh cao mới dám mua về nấu món ăn.

Ngày nay, rượu mirin có độ cồn khoảng 14%, nó vẫn được coi là rượu và thuế rượu cũng được áp dụng. Do đó, tùy thuộc vào mỗi cửa hàng hay siêu thị rượu mirin sẽ nằm ở góc của gia vị hay trong góc cùng rượu sake bình thường.

Tác dụng của rượu mirin khi dùng làm gia vị nấu ăn:

Rượu Mirin giúp làm giảm mùi tanh của thực phẩm tươi sống, giúp cho các gia vị khi ướp vào thịt cá ngấm hơn và giữ độ chắc cho thức ăn lúc nấu.

Mirin được xem là một gia vị quan trọng của người Nhật nằm trong ngũ vị gồm: Nước tương, Miso, Sake, Dashi và Mirin. Gia vị rượu mirin xuất hiện phổ biến trong ẩm thực Nhật, được lòng cả người nội trợ lẫn các Đầu bếp và được xếp vào hàng ngũ vị làm nên ẩm thực cho xứ sở mặt trời mọc. Nếu muốn món ăn bóng bẩy, đẹp mắt nên cho thêm Mirin vào trước khi món ăn chín.

Rượu mirin được chia làm 3 loại:

Mirin hon: Trong đó có khoảng 14% cồn và được sản xuất bởi một quá trình từ 40-60 ngày.

Mirin shio: Chứa các chất cồn và 1,5% muối để tránh thuế rượu.

Mirin-fu chomiryo: Có nồng độ rượu ít hơn các loại trên khoảng 1 %.

Cách sử dụng rượu mirin trong nấu ăn phổ biến nhất:

Món cá kho: Đun tất cả các loại gia vị trong đó có Mirin, sau đó cho cá vào kho như bình thường.

Món Teriyaki: Món ăn sau khi nướng vàng, đổ các loại gia vị cần thiết và r ượu m irin vào, rồi đun nhanh với lửa lớn.

Món kho: Khi nấu món kho, cho rượu mirin vào ngay từ đầu, sau đó cho thêm các loại gia vị như muối, đường, nước tương,… tùy món.

Khám Phá Rượu Shochu Nhật Bản Nổi Tiếng Và Cách Dùng Rượu Shochu Đúng Cách

Đôi nét về rượu Shochu

Rượu Shochu (燒酒, しょうちゅう) là một thứ rượu trắng của Nhật Bản, được lên men rồi chưng cất từ lúa mạch, khoai và gạo. Thứ rượu này lại có nhiều loại với độ cồn khác nhau.

Rượu Shochu (Thiêu Tửu – 焼酎) là một loại rượu chưng cất của Nhật Bản. Loại rượu này thường được chưng cất từ lúa mạch, khoai lang, hay gạo. Một số vùng sử dụng loại đường vàng, Kiều Mạch (蕎麦) hay Maron để làm rượu Shochu.

Tìm hiểu thêm về Kaiseki ryori – Nghệ thuật ẩm thực Kaiseki

Thông thường loại rượu này có nồng độ 25% độ cồn (thấp hơn rượu Whisky hay độ cồn chuẩn của rượu Vodka nhưng mạnh hơn rượu nho và rượu Sake). Cũng là một chuyện bình thường cho loại rượu Shochu được chưng cất nhiều lần và được sử dụng trong việc pha trộn lại với nhau.

Nồng độ rượu có thể lên đến 35% độ cồn theo thể tích. Mặc dù vùng phía nam đảo Kyushu là gốc của rượu shochu nhưng loại rượu này cũng sản xuất tại mọi nơi ở Nhật Bản.

Tìm Shochu ở đâu ?

Rượu Shochu được bán ra tại mọi tiệm thực phẩm, tiệm bán rượu và các tiệm tạp hóa tại Nhật Bản. Tuy nhiên loại rượu này vẫn chưa được biết đến nhiều bên ngoài Á Châu, ngoại trừ những vùng có nhiều người Nhật Bản sinh sống. Các lon nước có rượu Chuhai được bán tại một số máy bán nước ở Nhật Bản.

Tìm hiểu thêm về Thưởng thức mận muối Nhật Bản

Thường thì số lượng rượu Shōchū sẽ được chế nhiều hơn số lượng nước nóng trong ly, và tạo ra mùi thơm dễ chịu, và chỉ làm say nhẹ người uống. Để tạo vị rượu êm và đầy đủ mùi hơn, rượu Shōchū được hòa với nước vào ngày hôm trước và sau đó được hâm nóng lên trước khi uống.

Một số nhà sản xuất rượu Shōchū xuất cảng sang thị trường Mỹ đã dán nhãn hiệu rượu của ho thành rượu Soju, tên của loại rượu cùng loại của người Đại Hàn, vì lý dó luật bán rượu tại tiểu bang New York và California cho phép các nhà hàng bán bia và rượu nho được bán rượu Soju. Việc này cho phép các nhà hàng bán rượu Cocktails pha rượu Soju hay Shōchū mà không cần phải có giấy phép bán rượu mạnh.

Một bản gỗ khắc về rượu Shōchū tại đền thờ Koriyama Hachiman. Bản gỗ này được hai thợ mộc ký tên và đánh dấu này 11 tháng 8 năm thứ 2 của triều đại Vĩnh Lộc vào năm 1559.

Nguồn gốc đích xác của rượu Shochu vẫn chưa được biết rõ ràng. Nguyên thủy, độ nặng của cồn trong rượu Shochu là từ rượu Araki hay Rambiki tại Nhật Bản; Rượu Arak là một tên chung chung cho một thể loại rượu chưng cất tại vùng Trung Đông.

Tìm hiểu thêm về Kinpira Gobo – Ngưu bàng xào cà rốt

Shochu có nguồn gốc từ vùng Persia, bành trướng về hướng Tây vào u Châu và về hướng Đông tới Ấn Độ, Thái Lan và Okinawa. Vào khoảng thế kỷ thứ 16, kỹ thuật này du nhập vào Kagoshima, nơi mà rượu Shōchū ra đời. Loại rượu này được chưng cất tại Okinawa với cái tên địa phương là Awamori.

Theo lịch sử văn tự ghi lại thì rượu Shōchū được sản xuất trễ nhứt là vào thế kỷ thứ 16. Thí dụ như, khi mà nhà truyền giáo Francis Xavier viếng thăm Kagoshima vào năm 1549, ông ghi lại rằng “người Nhật Bản uống rượu Arak làm từ gạo… nhưng tôi không thấy một người nào say sưa cả. Điều đó xảy ra bởi vì khi họ say, họ nằm xuống và ngủ ngay.”

Hơn thế nữa, tại đền thờ Koriyama Hachiman ở Okuchi, Kagoshima, tài liệu cổ nhứt liên hệ đến rượu Shochu được tìm thấy. Tại nơi này, hai người thợ mộc làm việc xây đền thờ vào năm 1559 đã khắc ghi lại trong một miếng gỗ làm trần đền thờ câu: “Vị cao tăng của Chùa rất bủn xỉn, ông ta không bao giờ cho chúng tôi một giọt Shochu để uống. Đúng là đồ khó chịu!”

Tìm hiểu thêm về Chuỗi nhà hàng và quán bar độc đáo ở Tokyo

Từ thời kỳ này cho đến triều đại Đức Xuyên, rượu Shochu được sản xuất khắp nước Nhật thoe phương pháp cổ truyền Kasutori với chỉ một lần chưng cất duy nhứt. Vào thời Minh Trị, máy chưng cất rượu được nhập cảng từ Anh, và đã tạo cuộc cách mạng kỹ nghệ làm rượu Shochu tại Nhật Bản và giúp giá thành hạ xuống rất nhiều với độ tinh khiết cao trong suốt thời kỳ mà lúa gạo bị khủng hoảng.

Rượu Shochu được làm theo kiểu cổ truyền được gọi là rượu Shochu kiểu cổ, và sản xuất bằng phương pháp hiện đại thì gọi là rượu Shochu kiểu mới.

Các loại rượu Shochu:

1. Shochu gạo

Shōchū nấu từ gạo Japonica giống như Nihonshu, nhưng độ cồn cao hơn. Loại này được nấu tại nhiều địa phương ở Nhật Bản, nhưng nổi tiếng hơn cả là ở Kumamoto, Akita và Niigata. Thứ Shochu gọi là Kuma shochu của các địa phương đông nam Kumamoto rất nổi tiếng, được chính quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu.

2. Shochu lúa mạch

Shōchū nấu từ lúa mạch vốn ra đời từ đảo Iki ở Nagasaki, nhưng hiện được sản xuất nhiều nhất tại Oita. Trước thập niên 1960, loại này không phổ biến. Nhưng từ khi công nghệ trao đổi ion được ứng dụng vào sản xuất shōchū lúa mạch thì loại này trở nên phổ biến. Shochu lúa mạch Oita là một thương hiệu đã được bảo hộ.

3. Shochu khoai

Là thứ shochu có từ thời kỳ Edo, xuất phát từ phía Nam Kyushu. Thời đó, nguyên liệu nấu thứ shochu khoai là khoai lang. Hiện loại này vẫn được tiêu thụ rộng rãi tại Kagoshima. Shochu khoai có đặc trưng là mùi thơm nổi rõ. Nói là làm từ khoai lang, nhưng trước đây hiếm có shochu làm từ khoai lang hoàn toàn. Mãi tới năm 1997, loại làm từ khoai lang 100% mới bắt đầu được sản xuất. Thứ Satsuma shochu của Kagoshima có tiếng là thơm ngon và đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Là thứ shochu mà nguyên liệu chính để nấu là soba. Loại này xuất hiện lần đầu vào năm 1973, hiện chỉ được sản xuất chủ yếu tại vùng núi ở Miyazaki, nơi có đặc sản soba nổi tiếng.

Cách uống rượu Shochu

Khi nhắc đến rượu của Nhật Bản, ngoài Sake ra còn phải kể đến rượu Shochu. Sự khác biệt cơ bản giữa Sake và Shochu đó là: Sake là rượu lên men không qua chưng cất trong khi đó Shochu là rượu đã qua chưng cất.Rượu lên men từ các loại hoa quả hay ngũ cốc, sau đó tiếp tục chưng cất sẽ thành rượu chưng cất. Có nghĩa nếu như chưng cất rượu Sake thì ta sẽ được rượu Shochu (đúng trong trường hợp nguyên liệu lên men là gạo)

Tìm hiểu thêm về Matcha, “văn hóa xanh” Nhật Bản

Các nguyên liệu chính như gạo, lúa mì, khoai tây, hoặc kiều mạch được lên menrượu sau đó đem đi chưng cất. Khác với Whiskey ở chỗ rượu whisky không dùngnguyên liệu là trái cây mà dùng lúa mạch nảy mầm (gọi là malt – mạch nha). Khác với Vodka là không dùng phương pháp lọc than. Cách uống loại rượu Shochu còntuỳ theo sở thích của từng người mà ta có thể uống cùng với nước nóng, với soda,với nước chè hoặc nước trái cây.

Pha với nước nóng

Pha với tỉ lệ 6 phần rượu Shochu thường có 25 độ cồn với 4 phần nước nóng ta sẽ có được loại thức uống có 15 độ cồn. Ở dạng này sẽ làm tăng được vị ngọt và hương thơm của Shochu đồng thời nhiệt độ rượu giống như loại Kan của Sake.Lưu ý cách pha, cần cho nước nóng vào cốc sứ trước khi rót rượu Shochu vào.

Pha với nước lạnh

Pha với nước là phương pháp phổ biến nhất để thưởng thức Shochu mà vẫn giữ được hương thơm của rượu. Sau khi pha, rượu tạo cảm giác mát cho người uống, do đó nó thích hợp uống vào mùa nóng. Rượu Shochu sau khi được pha với nước sẽ cho cảm giác dịu hơn khi uống.

Uống với đá lạnh (On the Rock)

Đây là cách uống Shochu hoặc Awamori (loại Shochu đặc biệt của vùng Okinawa) với đá. Rượu sau khi được làm lạnh sẽ tạo cảm giác mát và ngon hơn cho người uống. Các bạn cần chú ý một điểm là nên cho rượu Shochu vào trong tủ lạnh trước khi uống theo phương pháp này.

Cocktail Shochu

Khi pha Shochu với các loại đồ uống khác người ta gọi chung là Cocktail chúng tôi Shochu với nước trà, chanh, dâu và các loại nước trái cây khác sẽ tạo cảm giác sảng khoái dễ chịu hơn cho người uống. Cocktail Shochu cũng thích hợp khi uống trong các bữa tiệc đông người.Với đặc tính tự do pha chế, mỗi gia đình có thểtự do làm một loại cocktail Shochu riêng đặc trưng của mình mà không theo khuôn mẫu công thức nào.

Cách Làm Rượu Nấu Ăn Và Công Dụng Của Rượu Nấu Ăn Trong Nhà Bếp

Rượu nấu ăn là gì?

Rượu nấu ăn là một loại rượu được sử dụng như một gia vị trong nấu ăn hay dùng để tẩm ướp đồ ăn. Tuy nhiên chúng ta cũng hiểu rằng không phải loại rượu nào cũng làm được rượu nấu ăn. Trong khi biến món ăn được nêm thêm rượu nấu ăn sẽ có thêm phần đậm đà, hương vị thơm hơn. Ngoài ra rượu nấu ăn còn được dùng trong sơ chế món ăn, làm khử đi mùi tanh trong hải sản

Rượu nấu ăn và 4 điều hữu ích cho đầu bếp chuyên nghiệp: https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/ruou-nau-an-va-4-dieu-huu-ich-cho-dau-bep-chuyen-nghiep

Công dụng của rượu nấu ăn

Song song với việc tìm hiểu cách làm rượu nấu ăn ta sẽ tìm hiểu về công dụng của rượu nấu ăn. Trong ẩm thực, rượu nấu ăn có công dụng rất lớn trong sơ chế, trong chế biến và trong bảo quản

Trong sơ chế

Khử đi mùi tanh nồng của cá: trước khi thực hiện nấu ăn ta ngâm cá vào trong rượu nấu ăn sẽ làm giảm đi mùi tanh đặc trưng của cá

Tăng hương vị cho các món nướng: ta có thể sử dụng rượu nấu ăn để ướp cùng với nước sốt ướp thịt trước khoảng 30 phút sẽ làm cho khi nướng thịt thơm và ngon hơn

Sử dụng trong làm lông gà, lông vịt: rượu nấu ăn giúp cho việc vặt lông gà, lông vịt trở nên dễ dàng hơn

Có tác dụng làm mềm thịt: thường là thịt bò, khi sơ chế thêm mọt vài giọt rượu vang đỏ sẽ giúp cho miếng thịt trở nên mềm hơn khi nấu

Diệt khuẩn cho rau quả: dùng rượu trắng để ngâm Rau quả thay cho muối trắng cũng được, sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên vỏ. Tuy nhiên cách này không nên áp dụng cho các món salad

Trong nấu ăn

Khử đi mùi hôi của thịt: cách này ta sử dụng cho thịt lơn sau khi luộc gần xong. Nhỏ một vài giọt rượu nấu ăn sẽ giúp làm giảm đi mùi hôi của thịt lợn, đặc biệt là khi mua phải thịt của những con lợn sề có mùi rất nặng.

Làm chín cơm sống: đây là tác dụng “cứu cánh” cho chị phụ nữ nếu “lỡ” nấu cơm sống. Chỉ cần cho thêm 1 thìa đầy rượu vào nấu thêm 5-10 phút thì cơm sẽ chín hoàn toàn

Trong bảo quản

Bảo quản thịt không cần tủ lạnh: Với cách này bạn có thể áp dụng tạm thời khi không sử dụng được tủ lạnh. Thịt sau khi mua về ngâm ngập trong rượu, bạn có thể bóp bóp nhẹ cho rượu ngấm vào thịt. Sau đó đem bỏ thịt vào túi nilong và bảo quản được từ 2-3 ngày

Bảo quản thịt gà, vịt không bị nhạt màu: ướp rượu vào thịt gà, vịt sau đó bọc nilong đem bỏ tủ lạnh. Sử dụng cách này bạn sẽ không bị nhạt màu và bảo quản được lâu hơn

Chọn rượu nấu ăn đúng cách

Rượu vang trắng

Với rượu vang trắng chúng ta sử dụng để làm nước sốt cho cho các loại hải sản như ngêu, sò ốc… hoặc để sơ chế hải sản. Ta chỉ nên nấu khoảng 5 phút sau khi cho rượu vào để giữ lại hương vị của rượu vang trong món ăn

Rượu vang đỏ

Theo nguyên tắc “vang đỏ sử dụng với thịt đỏ” thì ta sử dụng rượu vang đỏ cho việc sơ chế, tẩm ướp các món như thịt bò, thịt cừu…

Rươu trắng

Rượu trắng được sử dụng trong việc khử đi mùi hôi- tanh của các loại thực phẩm

Cách làm rượu nấu ăn

Cách 1: Cách làm rượu nấu ăn – rượu vang trắng

Rượu vang trắng được làm từ cả nho đỏ và trắng và thực hiện qua các bước sau đây:

Bước 1: Ép nho lấy nước

Nho sau khi thu hoạch về sẽ tiến hành làm sạch và phân loại để chuẩn bị cho tiến hành ép nho lấy nước. Trước khi ép nho lấy nước chúng ta sẽ phải lột hết vỏ của nho ra để chỉ lấy phần nước ép nguyên chất cho quá trình lên men

Bước 2: Lên men rượu

Nhiệt độ lên men của rượu vang trắng rất cao, cao hơn rượu vang đỏ nhiều. Nồng độ cồn của rượu vang trắng phụ thuộc vào độ ngọt của nho: nho càng ngọt thì nồng độ càng cao. Nho sau khi lên men thường có màu vàng nhạt, vàng pha xanh hoặc vàng nâu

Bước 3: Lọc cặn và đóng chai

Sau khi lê men chúng ta sẽ đem đi lọc cặn và đóng chai. Nếu không tiến hành lọc cặn thì rượu sẽ có màu đục, đôi khi sẽ có cặn.

Cách 2: Cách làm rượu nấu ăn – rượu vang đỏ

Các bước tiến hành tương tự như rượu vang trắng

Bước 1: Ép nho lấy nước

Cũng như cách làm rượu vang trắng ở trên, nho sau khi mua về tiến hành làm sạch và phân loại. Bạn có thể bỏ cuống và vỏ nho để cho vị rượu nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên cũng có thể để cả vỏ và cuống để ép làm gia tăng thêm sắc tố cho rượu vang

Bước 2: Lên men

Ở bước này thì nấm men có sẵn trên vỏ nho hấp thụ được lượng đường trong nước nho tạo ra cồn. Quá trình lên men rượu vang đỏ thường có nhiệt độ thấp hơn rượu vang trắng, tuy nhiên lại có thời gian lâu hơn rượu vang trắng

Bước 3: Lọc và đóng chai

Cũng tiến hành lọc cặn và đóng chai như trên. Thời gian ngâm rượu vang đỏ ít nhất là 4 tháng, trong thời gian này tiến hành lọc cặn từ từ. Tuy nhiên bạn cũng có thể không lọc cặn để giữ lại vị cho rượu vang. Nhưng lưu ý khi sử dụng tiến hành chiết rượu.

Cách làm rượu nấu ăn – rượu vang đỏ và rượu vang trắng khá phức tạp, đòi hỏi bạn tỉ mỉ và quy trình cẩn thận chỉn chu. Nếu bạn không có điều kiện thực hiện thì có thể tìm những thương hiệu nổi tiếng để mua và sử dụng.

Cách 3: Cách làm rượu nấu ăn- Rượu Mai Quế Lộ

Rượu Mai Quế Lộ có tên gọi khác là rượu thơm được dùng trong rất nhiều các món ăn hàng ngày. Cùng tìm hiểu cách làm rượu Mai Quế Lộ nay sau đây

Nguyên liệu:

Rượu trắng: 1 lít

Đinh hương: 10-15 cánh

Hoa hồi: 5-7 cánh

Thanh quế dài: 1 thanh khoảng 10cm

Tiểu hồi: 1.5 muỗng café

Tiêu: 1.5 muỗng café nguyên hạt

Thảo quả: 2 quả bổ đôi

Hạt mùi: 12-15 muỗng café

Trần bì: 2 miếng

Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị lọ đựng

Lọ đựng là lọ thủy tinh, đem đi rửa sạch, lau khô

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Đem nguyên liệu cho vào chảo, đảo đều trên chảo cho đến khi thấy mùi thơm thì tắt bếp, để nguội

Bước 3: Tiến hành ngâm rượu

Cho tất cả nguyên liệu vừa rang vào lọ thủy tinh bên sau đó đổ rượu vào, nắp chặt. Đem đi bảo quản rượu ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Bạn có thể sử dụng thêm một mảnh vải tối bọc bình rượu vào để tránh ánh sáng chiếu vào ảnh hưởng đến chất lượng rượu ngâm. Với cách ngâm rượu này chúng ta ngâm khoảng 2-3 tuần là có thể sử dụng được

Chúng ta nên chuẩn bị một chiếc túi vải nhỏ bỏ hết nguyên liệu vào rồi mới ngâm. Nếu không có túi vải khi sử dụng bạn nên lọc rượu để loại bỏ những hạt nhỏ

Một lưu ý nhỏ cho bạn đó chính là rượu Mai Quế Lộ ngâm chỉ nên sử dụng trong vòng 1 năm, không nên để quá lâu sẽ làm mất tác dụng của rượu.

Một số nguyên tắc khi sử dụng rượu nấu ăn

Để đảm bảo được rượu nấu ăn phát huy hết tác dụng của nó trong các món ăn thì các bạn phải lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

Cách làm rượu nấu ăn phải đảm bảo đúng quy trình chất lượng. Trường hợp rượu đi mua thì nên chọn những loại rượu đạt chuẩn về chất lượng, có thương hiệu, uy tín

Lượng rượu sử dụng khi nấu ăn nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nhiều vào hương vị của nguyên liệu và trường hợp sử dụng và khối lượng của nguyên liệu

Rượu sau khi ngâm chỉ nên sử dụng trong vòng 1 năm, không sử dụng hết thì đem bỏ đi tránh dùng lâu quá rượu sẽ mất đi công dụng và có tác dụng ngược.

Sử dụng rượu vang đỏ theo nguyên tắc ” rượu đỏ dùng với thịt đỏ” như thế với vang đỏ các bạn sử dụng cho các loại thịt như thịt bò, thịt cừu… như thế sẽ phát huy được tác dụng của nó trong món ăn

Khi sử dụng rượu với các món nướng thì ta sẽ ướp khoảng 2 tiếng, còn các món hấp hay luộc ta sẽ nấu cùng lúc, thêm một chút rượu vào trước khi tắt bếp khoảng 5 phút. Không đun quá lâu sau khi cho rượu vào sẽ làm mất đi mùi thơm do rượu nấu ăn