Hành là một loại rau gia vị rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn dinh dưỡng thiên nhiên tiềm năng cung cấp acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.
– Bước 1: Ghẹ làm sạch, tách các phần của ghẹ ra. Hành lá xắt nhỏ, gừng băm nhỏ.
– Bước 2: Vo sạch gạo và để ráo.
– Bước 3: Cho gạo vào nồi, thêm nước. Mẹ nấu cháo cho đến khi nồi sôi, sau đó giảm lửa, thêm gừng và ghẹ vào.
– Bước 4: Khi cháo mềm và ăn được, thêm gia vị vừa miệng. Cho cháo ra bát, thêm hành lá xắt nhỏ và dầu mè rồi cho bé ăn nóng.
👉Cháo ghẹ nấu với rau chùm ngây
Các bước thực hiện – Bước 1: Gạo tẻ ninh nhuyễn khoảng 2h. – Bước 2: Ghẹ hấp chín rồi tách lấy phần thịt ở thân và càng rồi băm nhỏ. – Bước 3: Rau chùm ngây tách lá rửa sạch cho vào xay nhuyễn. – Bước 4: Múc lượng cháo vừa đủ 1 bữa cho con bé vào nồi nhỏ, đun nóng. Sau đó, mẹ cho ghẹ đã băm nhỏ vào đảo đều cho sôi. Tiếp đến, mẹ cho 2-3 thìa rau chùm ngây đã xay nhuyễn vào với 1/2 miếng phô mai, đảo cho sôi lên rồi mẹ cho tiếp mắm ngư nhi và dầu oliu vào đảo đều rồi tắt bếp. Cho trẻ ăn nóng. 👉Cháo ghẹ nấu với rau muống
Rau muống là loại rau có hàm lượng muối khoáng cao, giúp bổ sung nhiều loại vitamin, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch. Vì vậy rau muống cũng được chọn nhiều trong thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ.
cháo ghẹ nấu với rau muống
– Bước 1: Hấp ghẹ với 1 ít nước và củ gừng đập dập, gỡ ghẹ lấy thịt, băm thịt ghẹ, xào qua. – Bước 2: Rau muống băm nhỏ. – Bước 3: Bắc nồi cháo trắng lên, cho ghẹ xào, rau muống băm vào nấu cùng, nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.👉 Cách nấu cháo ghẹ với cà rốt xay nhuyễn
Cà rốt giàu nguồn vitamin A, beta-carotene, có vị ngọt tự nhiên và mang lại nhiều lợi ích khác nên là một thực phẩm tuyệt vời dành cho trẻ.
💓Những lưu ý khi mẹ cho bé ăn ghẹ, cua biển đúng cách để tránh bị dị ứng
– Để sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ ở mức tốt nhất, các mẹ nên nấu vừa lượng ăn cho bé, ăn đến đâu, nấu đến đấy, không nên nấu nhiều một lần rồi ninh đi ninh lại, sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong cháo.
– Vì thịt cua ghẹ nhiều đạm nên mẹ cho bé ăn lượng từ ít tới nhiều để tránh bị đầy bụng và nôn trớ. Đặc biệt gạch và trứng cua khó tiêu nên mẹ cần chú ý. Một tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa cua ghẹ là vừa.
– Nếu bé ăn trực tiếp thịt cua ghẹ thì khi bóc mẹ cần chú ý để tránh các mảnh vỏ ghẹ, cua biển nhỏ, sắc nhọn còn sót lại hoặc lẫn ở thịt cua khiến bé bị hóc, bị tổn thương.