Top 4 # Rắn Trun Làm Món Gì Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Rắn Trun Xào Lá Nhàu

Rắn trun là gì? chúng ta cùng tìm hiểu?

@ Từ trước đến nay, những tay sành ẩm thực khi nhắc đến rắn trun, họ nghĩ ngay đến chuyện rắn trun xào lá cách; còn nhắc đến lá nhàu thì trong đầu họ nghĩ đến nồi lươn um lá nhàu. Như một sự kết hợp ngẫu nhiên mà ngon lạ giữa ẩm thực món rắn trun và lá nhàu. Bạn có thể tìm thấy ở sự giao thoa này một điều gì đó vừa tinh tế vừa hoang sơ, vừa ghê sợ dù chỉ trong một món ẩm thực miệt vườn.

@ Rắn Trun là loại rắn hiền, chậm chạp, không độc, thường sống dưới những đám cỏ khô, phía bên dưới ẩm. Rắn trun sống những đám cỏ mà người làm ruộng sau khi phát cỏ, gom ủ lại trên các bờ giồng ngoài ruộng hay các mương lạn, vũng bùn. Thông thường, rắn trun là do những đứa trẻ ở quê hay những người làm nông đi giỡ cỏ, bắt được rắn đem bán lại cho một số khâu trung gian và cung cấp ra chợ cho các quán ăn đặc sản.

@ Rắn Trun có vóc dáng trung bình, con to lắm cũng chỉ bằng ngón chân cái người lớn, con bé thì cỡ ngón tay trỏ. Rắn Trun mình có khoang đen, khoang đỏ hồng, cách đều nhau chừng 1 đến 2cm, dài lắm cũng chỉ đến 0,5m; mình tròn trịa, mập mạp.

@ Làm thịt rắn Trun khá đơn giản. Người ta đập đầu cho nó chết hẳn, sau đó dùng nước sôi cạo sạch lớp da ngoài (có nơi người ta thui), móc ruột, cắt bỏ đầu. Kế đến bạn làm sạch răn trun, để con rắn lên sàn bê tong cứng, dùng chai thuỷ tinh lăn mạnh nhiều lần cho con rắn giập mềm cho xương rắn mềm hết, mà da rắn không bị nát.

@ Sau đó chặt nhỏ rắn trun ra từng miếng nhỏ vừa bằng hai lóng tay. Kế đến, ướp thịt rắn Trun đã được băm nhuyễn với hạt tiêu, tỏi, bột ngọt, muối ăn, nước mắm ngon cho thơm.

Lá nhàu có tác dụng chữa bệnh và tốt với sức khỏe thế nào? chúng ta hiểu:

# Cây nhàu hay còn gọi là cây ngao, nhầu núi, giầu, noni và có tên khoa học là Rubiaceae (thuộc họ cà phê). Cây nhàu mọc hoang tại vùng đông nam á, tây ấn, đông polynesia, Tây ấn, hawaii, ở Việt Nam thường mọc nhiều ở các tỉnh phía nam. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều làm thuốc được : Quả, lá, vỏ, rễ.

# Cây Nhàu (noni) cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay.

# Các bộ phận của cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ nhàu, quả nhàu, lá nhàu và vỏ cây nhàu. Thu hoạch lá nhàu tốt nhất vào mùa xuân, quả vào mùa hạ. Lá nhàu có chứa chất moridin.

# Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ.

# Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh lá nhàu để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g sắc lá nhàu uống.

# Trái nhàu già rửa sạch, để ráo, ủ chín, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1 kg nhàu với 200 gr đường cát vàng, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể.

# Lá nhàu xắt nhỏ phơi khô, mỗi lần lấy 30 – 40 gr nấu nước uống hằng ngày điều trị các bệnh sốt rét, kiết lỵ, chứng thường nhức đầu.

# Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.

Cách nấu món nhậu rắn trun xào lá nhàu như sau:

1./ Lá nhàu xanh, loại không non nhưng chưa già, bỏ phần cuống lá, rồi xắt sợi dài.

2./ Rắn cho vào chảo phi tỏi mỡ, xào đến phát mùi thơm.

3./ Cho gia vị, tiêu, nước mắm, bột nêm và một ít càri làm màu, thêm vào nước cốt dừa. Tiến hành đun.

4./ Khi rắn trun vừa chín, bạn cho lá nhàu vào chảo đảo đều rồi nhắc xuống. Lá nhàu đừng để chín quá, sẽ đắng mà giảm tính thuốc.

$ Bạn đã có thể thưởng thức đĩa rắn trun xào lá nhàu do chính tay mình nấu. Màu xanh của lá, màu vàng càri, điểm đen ánh của da rắn, trái ớt đỏ, và sóng sánh nước cốt dừa thì thật là ngon và bổ dưỡng. Lá nhàu cũng là thuốc, giúp dễ ngủ, khoẻ gân cốt.

$ Vài ly đế cạn cùng với bạn hay người thân cho đến hết ngày cuối tuần thì thật là một ngày đầy ý nghĩa.

% Dùng nước sôi cạo sạch lớp da ngoài rắn trung hoặc thui, móc ruột, cắt bỏ đầu, rồi băm nhuyễn thịt rắn Trun như băm thịt Vịt để đánh tiết canh. Kế đến, bạn ướp thịt rắn Trun đã được băm nhuyễn với hạt tiêu, tỏi, bột ngọt, muối ăn, nước mắm ngon cho thơm.

% Lá cách tươi xắt nhuyễn rửa sạch.

% Chảo bắc lên bếp cho nóng, sau đó cho khoảng một muỗng mỡ heo hoặc dầu ăn, đun sôi mỡ, cho sả, tỏi phi thơm rồi cho thịt rắn vào xào.

% Khi nào bạn thấy thịt rắn sắp chin và hơi tái màu, bạn cho phần lá cách vào xào tiếp, khi lá cách đã tái, nhấc chảo xuống, xúc thịt ra dĩa và rắc đậu phộng rang thơm đã giã nhỏ lên trên đĩa xào.

% Thông thường, rắn Trun xào lá cách ăn với bánh đa, bánh tráng hoặc bánh phồng tôm. Đây là món nhậu mà những tay sành điệu ẩm thực miền Tây rất thích. Thịt rắn Trun ăn mát, có tính dược, trị đau lưng, nhức mỏi và bồi bổ rất tốt…

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ TruongLamSon@gmail.com 0918 407070 ######### Cty TNHH BE THE RICH Connecting friends – Connecting love!

Ngon, Nồng Ấm Với Món Rắn Trun Nướng Lá Nhàu

Bài, ảnh: Minh Khuyên

Ở miền Tây Nam bộ có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Tháng tám, tháng chín âm lịch là mùa nước nổi tràn đồng. Theo đó, cá tôm, rùa rắn cũng sinh sôi tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Cũng thời điểm này, dân gian thường hay ra những vùng cỏ rậm nước xâm xấp ở đìa lạn, mương vườn để bắt rắn trun. Rắn trun dài trên dưới 4 tấc tây (khoảng 40 cm), lưng đen trũi, bụng có khoang trắng khoang đen liên tục. Dân miền Tây Nam bộ bắt rắn trun bằng … tay không, đặt lọp, giăng lưới, … Rắn trun làm món gì ăn cũng ngon, mà còn nên thuốc. Nhưng thú vị nhất vẫn là món rắn trun đem nướng lá nhàu.

Loài rắn trun (góc trên, ảnh nhỏ); lá nhàu cuốn thịt rắn trun (ảnh lớn).

Rắn trun làm thịt rất nhanh. Chỉ cần hơ qua trên lửa hoặc trụn nước sôi, vảy rắn bong ra, lấy lá sả vuột lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng là xong. Gan, mỡ và trứng ăn ngon nên không bỏ. Để cho rắn ráo nước, dùng chai thủy tinh dần mạnh, xương rắn sẽ tan hết. Sau đó, người ta dùng dao bén bằm cho da thịt, xương rắn nhuyễn nhừ. Khi bằm nêm luôn ít tiêu xay, hành lá, chút muối hột, bột ngọt, … Thịt nhuyễn quện thành khối để trong tô cho thấm gia vị. Kế đến, nếu làm món rắn trun nướng lá nhàu, ra sau vườn nhà nơi có những cây nhàu mọc hoang hái lấy lá vừa ăn đem về để gói rắn. Lá nhàu gói thịt rắn nên chọn loại bánh tẻ, nếu quá già sẽ sơ, cứng, cũng không quá non, khi ấy lá mềm, mỏng, khó gói lại không nên thuốc. Dùng tay gói từng miếng thịt rắn bằm vào lá nhàu, xong xếp lên vỉ nướng trên bếp. Dưới sức nóng của than, lá sạm màu, khô dân, những miếng thịt gói bên trong chảy nước ra, và chín dần. Gắp miếng thịt rắn trun nướng lá nhàu xếp ra đĩa. Dọn kèm chén nước tương, ớt hoặc nước mắm chua cay. Món này ăn cơm đã ngon, nhậu càng “bắt”, cứ mỗi miếng đưa cay một lý rượu đế nấu gạo cao độ, hàn huyên cùng chúng bạn mà ấm nồng tình ta.

Rắn trun là loại rắn không có nọc độc, thường sống ở vùng cỏ rậm có nước xâm xấp ở đìa lạch, mương vườn. Người dân miền Tây Nam bộ bắt rắn trun bằng … tay không, đặt lọp, giăng lưới, …

1. Rắn trun dài trên dưới 4 tấc tây, lưng đen trũi, bụng có khoang trắng khoang đen liên tục.

2. Rắn trun bắt về đập chết rồi cặp rắp đốt rơm, hoặc bỏ lên bếp than cháy đỏ để nướng. Dân gian gọi là nướng mọi. Rắn nướng chín, lấy cây cạo sạch vảy và tro, bẻ thịt rắn chấm với muối hột nhâm nhi cùng vài ba ly rượu đế thì quả là đậm đà hương vị đồng quê. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, món rắn trun nướng mọi in đậm dấu ấn của người bình dân khi đến khai phá vùng đất mới với nhiều sông rạch, lung bàu chằng chịt Cửu Long giang.

3. Không ăn nướng thì làm thịt rắn rồi chế biến thành nhiều món ăn khá. Rắn trun làm rất nhanh. Chỉ cần hơ qua trên lửa hoặc trụn nước sôi, vảy rắn bong ra, lấy lá sả vuột lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng là xong. Gan, mỡ và trứng ăn ngon nên không bỏ. Để cho rắn ráo nước, dùng chai thủy tinh dần mạnh, xương rắn sẽ tan hết.

Rồi, có thể cắt rắn ra thành từng khúc chừng ba, bốn phân tay. Bắc chảo mỡ nóng lên chiên giòn. Không thì bắc nồi nước lên hầm rắn với măng tre mạnh tông hay củ cải trắng, … Các món này ăn rất bắt cơm những dễ làm bởi mọi thứ đều có sẵn ở vườn, ruộng nhà quê.

Cũng có người đem thịt rắn đã làm sạch bằm nhuyễn, nêm tiêu hành, gia vị cho vừa ăn. Bắc chảo phi tỏi mỡ xào thịt rắn bằm cho vàng thơm. Sau đó, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.

Cầu kì một chút thì nấu cháo gạo với đậu xanh cà. Cháo chín nhừ thì cho thịt rắn đã xào vào, thêm ít gốc hành, nêm tiêu, gừng, … ăn nóng. Húp chén cháo rắn trun, mồ hôi ra như tắm, bao mệt nhọc tan biến hết.

Không nấu cháo thì khi xào thịt rắn trun đã vàng, xắt nhuyễn lá cách, lá nhàu cho vào chảo, đảo đều rồi nhắc xuống. Để lá nhàu, lá cách chín quá sẽ mất ngon. Rắn trun xào lá nhàu, hoặc lá cách thường ăn với bánh tráng nướng hay chiên vàng. Bẻ bánh ra, xúc thịt rắn xào chấm với nước mắm ớt, … Rắn xào thường được bạn bè nhâm nhi với những chung rượu cay nồng.

Cần chi cá lóc cá trê

Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều (Ca dao)

Rắn trun theo y học cổ truyền có tính mát, lành. Thịt rắn nấu cháo đậu xanh đã mát càng thêm mát, thịt rắn xào với lá nhàu, lá cách vừa bổ thận, vừa trị đau lưng nhức mỏi. Trẻ con hay khò khè dân gian cho uống mật rắn trun cũng có công dụng rõ rệt.

Từ những động vật, thực vật hoang dã, những với trí tuệ dân gian, người ta đã khéo léo kết hợp nó thành những món ăn vừa ngon, vừa có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể. Quả là những điều thú vị cần được trân trọng và khám phá.

Cách Làm Thịt Rắn Ngon, Bổ, An Toàn

Ở nhiều nước trên thế giới, thịt rắn trở thành món khoái khẩu của người dân và thực khách du lịch. Các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Campuchia ăn thịt rắn phơi khô chiên giòn có vị gần giống thịt gà và thịt ếch. Do thịt được phơi khô nên rất dai và dẻo, để hưởng trọn vị ngon tinh tế của nó, có thể phải nhai lâu mới thưởng thức hết dư vị của món ăn.

Điển hình như món rắn khô ngon nổi tiếng của vùng Siem Reap – Campuchia được chế biến từ những miếng thịt rắn dày phơi khô, tẩm ướp với lá chanh rồi đem chiên giòn để ăn cùng cơm nếp hoặc uống cùng bia lạnh.

Rắn khô sau khi đã tẩm ướp với lá chanh chỉ cần bỏ vào chảo dầu nóng và đảo đều cho đến khi chín vàng. Món nấu hoặc om được chế biến bằng cách nướng thịt rắn khô trên than củi, thái nhỏ rồi đem tẩm ướp cùng các gia vị.

Còn ở phía Bắc Thái Lan, món rắn Tom Yum được chế biến khá cầu kỳ. Rắn được nướng căng phồng, cạo lớp tro bên ngoài, cắt thành khúc và vứt bỏ đầu rồi đem nấu. Trước khi nấu phải tách bỏ túi mật nhưng giữ lại các phần nội tạng khác của con rắn.

Món canh rắn ở Thái Lan có thể khiến thực khách mê tít bởi sự hòa quyện của rất nhiều hương vị: tỏi, rau răm, lá chanh, riềng, sả, hành tây, ớt, lá bạc hà… Trước khi ăn có thể cho thêm dịch từ túi mật của rắn và cảm nhận thêm vị đắng của nó.

Rắn ném lửa: Đôi khi bắt được rắn mối mà không có đầy đủ điều kiện để chế biến thì có thể ăn xổi bằng món rắn mối nướng mọi.

Món này không cần làm da, mổ bụng, chỉ đập chết con rắn mối rồi ném vào lửa rơm, đợi cho chín vàng, bốc mùi thơm ngào ngạt thì lấy ra, cạo sạch tro than, bỏ ruột, bẻ từng khúc ăn với muối hột và ớt xanh cũng ngon đáo để.

Rắn xúc bánh đa: Vàng giòn màu nghệ, thơm lừng mùi tỏi, sả, ớt. Rắn được bằm hoặc xay nhuyễn, tỏi khử, xào rắn trên lửa lớn đều. Lá chanh và lá điều non thái mỏng, rải đều trên mặt. Ăn kèm với món này có bánh đa hoặc bánh phồng tôm chiên. Đây là món đủ những “cay, đắng, ngọt, bùi, chua, chát…”.

Rắn xé phay: Rắn chặt khúc, hấp trong nồi áp suất. Sau đó rút xương thái mỏng, trộn với ngó sen, chanh, củ hành tây và rau răm.

Rắn xào lăn: Rắn chặt khúc, hấp kỹ, rút xương, xào cùng hành tây, nấm mèo. Trình bày trên đĩa gồm có: vắt bún tàu lót ở bên dưới, thịt rắn, rải rau ôm đậu phộng trên cùng. Rắn dậy mùi hành, cà ri và ngũ vị. Ăn nóng

Chả rắn chiên hột gà: Rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, bột ngọt, đường, muối, trộn đều. Hột gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Ăn… chấm với muối tiêu chanh, rất “tuyệt vời”.

Rắn hầm sả: Rắn được hầm mềm chung với sả cây đập dập và củ cải trắng, gừng xắt lát; sau đó rút xương và nêm thêm đường, ớt khô, mỡ, tỏi. Nước chấm với món này là mắm sả. Rắn hầm sả thơm ngon hơn các loại thịt thường ăn hằng ngày rất nhiều. Nếu được ăn rắn hổ đất lại càng bổ, mát và ngủ khỏe. Làm thịt rắn hổ đất, người ta chỉ bỏ phần đầu và nội tạng rồi chặt từng khúc 7-8cm cho vào xoong nước. Bắc xoong lên bếp, thêm sả càng nhiều càng ngon. Nước cốt hầm sả bổ và ngọt lựng, hương sả và mùi thơm thịt rắn kích thích cả khứu giác và vị giác thực khách.

Rắn tiềm thuốc Bắc: Là món bổ nhất trong các món rắn. Rắn được tiềm với chín vị thuốc Bắc có công dụng chống đau nhức và là vị thuốc mát. Rắn tiềm được để trong lẩu và đặt trên lửa nhỏ, sôi liu riu. Hương thuốc Bắc tỏa nghi ngút, vị hơi nhẫn và ngọt, thịt rắn đủ mềm.

Cháo rắn đậu xanh: Là món thường được ưa thích nhất trong thực đơn rắn. Cháo thơm vừa có vị bùi của đậu xanh, dẻo của nếp và vị ngọt của thịt rắn.

Rắn nhồi thịt: Món này dành riêng cho dân nhậu thật “xiềng” thịt rắn (món này không làm với rắn hổ). Rắn sau khi được chặt đầu, tuột da cho khéo để còn nguyên bộ da không rách. Thịt rắn đem xay nhuyễn với thịt heo ba chỉ, nấm mèo, bún tàu, hột vịt; rồi sau đó nêm tiêu, đường, muối, bột ngọt trộn đều. Nhồi hỗn hợp này lại vào da rắn rồi đem hấp. Sau cùng là chiên cho thật giòn rồi lắp đầu rắn vào. Không ít các bà đã phải hốt hoảng… bỏ chạy khi món này được dọn trên bàn ăn!

Cách làm thịt rắn hầm sả Từ thịt rắn người ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, như nem rắn, cháo rắn nấu đậu xanh, xương rắn chiên bơ, rắn hấp thuốc bắc, rắn xào lăn…

Món Rắn hầm sả nguyên liệu có thể dùng như: Rắn hổ đất, rắn ri voi , rắn bông sung… tùy loại. Dùng 1 con độ 700 – 800gr.

– Sả: 6 cọng

– Củ sen: 250gr; sữa đậu nành: 1 xị , nấm thơm: 100gr

– Rau ăn kèm: cải xanh, cải tần ô hoăc cải ngọt.

– Gia vị để nêm: Đường phèn, bột ngọt, nước mắm, muối, một ít nước mắm tôm lọc trong, tiêu xay, củ hành hay gốc hành lá, rau răm hay lá chanh non hoặc ngò gai 1 ít.

– Nước để nấu: Nước dừa tươi, nước súp hay nước lạnh.

Cách làm: Một trong các loại rắn, kể cả rắn mối, sơ chế sạch, rút ruột chứ không mổ phanh vì rút ruột thịt mềm và giữ được độ ngọt, hương vị đặc trưng của loài rắn, xong để nguyên con cho vào xoong nước dừa tươi dằn 1 ít muối sả độ 2 cọng, đập dập cắt khúc, đun nước dừa sôi luộc rắn chín độ 50-60% vớt ra chặt khúc dài độ 2 đốt tay.

Nước dừa luộc rắn lúc nãy hòa thêm 1 ít nước dừa tươi, sả đập dập cắt khúc, gừng xắt sợi, xả phi, củ sen gọt bỏ vỏ đề nguyên củ luộc riêng trong xoong nước có dằn 1 ít giấm muối, củ sen chín vớt ra, xắt lát hơi dày, nấm rơm sơ chế sạch… tất cả cho vào xoong nhỏ hay lẩu, đun sôi, cho thịt rắn vào, sữa đậu nành, nêm nếm vừa ăn, rải 1 ít rau răm hành gốc hay hành củ. Ăn nóng.

Nước Chấm: Nước mắm sả tỏi ớt.

còn nữa…

Nguyễn Nam (s/t)

Bật Mí Những Cách Làm Lẩu Rắn Vị Ngon Độc Đáo

Ẩm thực miền Tây luôn làm nức lòng thực khách. Ghé thăm miền Tây sông nước, bạn sẽ được thưởng thức món lẩu rắn truyền thống vừa độc đáo, vừa lạ miệng, hương vị khó quên.

Muốn làm món lẩu rắn miền Tây, bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu và chế biến theo hướng dẫn sau:

Rắn đem cắt tiết, sau đó nhúng với nước sôi và lột da. Nếu bạn thích ăn thịt rắn giòn, chỉ cần đánh vảy rắn là được, không cần lột da rắn. Dùng giấm ăn hoặc muối trắng để làm sạch nhớt cũng như mùi tanh của thịt rắn. Tiếp theo bạn cắt thịt rắn thành các khúc vừa ăn.

Mồng tơi đem loại bỏ lá già, cuống già rồi rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước.

Củ cải trắng rửa sạch, nạo vỏ rồi cắt thành các khúc vừa ăn.

Mướp ngọt đem nạo vỏ, rửa sạch cho hết phần nhựa rồi thái thành các khúc vừa ăn. Để mướp không bị thâm đen, bạn nên ngâm mướp ngọt với nước muối loãng trước khi đem vớt.

Sả đem rửa sạch rồi đập dập phần đầu.

Lá lốt rửa sạch.

Thịt rắn cho vào nồi, đổ thêm nước cho vừa ăn, cho thêm sả vào đun cùng. Đun sôi nồi thịt rắn trong khoảng 20 phút.

Cho tiếp củ cải trắng vào đun đến khi củ cải trắng mềm vừa phải thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Sau đó tắt bếp, vớt sả bỏ ra ngoài.

Setup nồi lẩu, cho nồi nước dùng, thịt rắn và củ cải trắng vào nồi lẩu điện đun sôi lại. Nhúng rau mồng tơi, lá lốt, mướp ngọt vào ăn cùng.

Nguyên liệu món lẩu rắn miền Tây cho khẩu phần 4 người ăn bao gồm:

Vị giòn ngọt của mồng tơi kết hợp cùng vị thanh mát, đậm đà của thịt rắn trong món lẩu rắn mồng tơi miền Tây không chỉ tạo nên hương vị độc đáo mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giải nhiệt hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện món ăn này cho cả gia đình cùng thưởng thức hay làm nồi lẩu để tiếp đãi những vị khách quý đến chơi nhà. Thật sự ấn tượng khi được giới thiệu món ăn truyền thống của miền Tây sông nước đến bạn bè của mình phải không nào?

Rắn đem cắt tiết, chặt đầu, loại bỏ hết phần nội tạng, rửa sạch lại với rượu trắng và gừng để loại bỏ mùi tanh. Sau đó, chặt thịt rắn thành các khúc nhỏ vừa ăn.

Gà chọn loại đã thịt sẵn để tiết kiệm thời gian sơ chế. Rửa sạch lại thịt gà, dùng muối hoặc chút giấm để loại bỏ mùi hôi. Sau đó chặt thịt gà thành các khúc vừa ăn.

Gia vị thuốc bắc đem rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước.

Ngải cứu nhặt bỏ phần lá giá, rửa sạch, để cho ráo nước.

Hạt sen bỏ tâm sen, ngâm trong nước ấm khoảng 30p – 1 tiếng rồi luộc qua.

Thịt rắn cho vào tô, cho tiếp 2 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 20ml rượu trắng vào ướp trong 30 phút.

Đặt chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun sôi, sau đó cho thịt rắn vào xào lăn đến khi thấy thịt rắn chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, múc thịt rắn ra đĩa.

Thịt gà cho vào xào lăn cho thịt săn, bên ngoài da gà quan sát hơi ngả sang màu vàng thì vớt ra đĩa.

Thuốc Bắc cho vào nồi, cho thêm 2.5 lít nước vào đun cùng đến khi sôi thì cho thịt rắn và thịt gà đã xào lăn vào hầm trong 30 – 45 phút. Tiếp theo cho hạt sen và 10ml rượu trắng vào hầm cùng rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Để tạo độ sánh cho nồi lẩu, bạn có thể dùng 2 thìa bột năng trộn với nước trong một chiếc bát nhỏ rồi từ từ đổ vào nồi lẩu. Vừa đổ bột năng, bạn vừa khuấy đều tay cho nồi lẩu có độ sánh đều, đẹp mắt.

2. Cách làm lẩu rắn thuốc Bắc

.

Lẩu rắn thuốc Bắc rất bổ dưỡng, bạn nên thưởng thức món này khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn và thịt rắn không bị tanh.