Top 15 # Quy Trình Nấu Cơm Bằng Nồi Cơm Điện Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Nấu Cháo Bằng Nồi Cơm Điện

Nấu cháo bằng nồi cơm điện tưởng không dễ mà dễ không tưởng!

Cháo là món yêu thích của khá nhiều người và đặc biệt là trẻ nhỏ. Dễ ăn, bổ dưỡng và rất hấp dẫn. Những bữa chán ăn các món thịt, cá thì ta lại tìm đến cháo.

Để nấu một nồi cháo ngon thì không phải ai cũng làm được vì ngại canh lửa. Canh lửa không chuẩn thì cháo sẽ bị trào, lửa lớn quá thì khét phần đáy nồi. Bạn còn mất khá nhiều thời gian để đứng khuấy đều nồi cháo.

Chính vì thế hôm nay Chonmuagiadung sẽ chỉ bạn cách nấu cháo bằng nồi cơm điện cực đơn giản. Không tốn quá nhiều công sức, an toàn mà lại thơm ngon tuyệt vời.

Nguyên liệu vật dụng cần thiết để nấu cháo bằng nồi cơm điện

Nồi cơm điện: có thể chọn nồi cơm điện cơ, điện tử hoặc nồi cơm điện cao tần

Gạo: chuẩn bị lượng gạo cho đủ khẩu phần

Thịt, cá, gà, rau củ

Nước

Dầu ăn, dầu oliu

Gia vị như hàng ngò, tiêu…

Những món cháo nấu bằng nồi cơm điện

Không chỉ nấu cháo trắng bạn còn nấu được rất nhiều món cháo thơm ngon hấp dẫn khác nhau. Chonmuagiadung sẽ hướng dẫn bạn những món cháo được nấu bằng nồi cơm điện.

Cách nấu cháo trắng

Món cháo cơ bản nhất là món này. Nguyên liệu chuẩn bị đơn giản chỉ là gạo và một chút muối. 

Các bước nấu

Bước 1: 

Bạn lấy một lượng gạo phù hợp cho khẩu phần ăn. Vo gạo thật sạch rồi ngâm gạo trước khi nấu khoảng 30 hoặc lâu hơn nếu bạn có thời gian.

Bước 2: 

Một mẹo nhỏ dành cho bạn. Muốn cháo thơm hơn thì cho thêm 1 bó lá dứa nhỏ đã đập dập sơ vào nồi.

Bước 3:

Lau đáy lòng nồi thật khô rồi cho vào nồi cơm điện và bấm nút. Với nồi cơm điện cơ thì bạn bấm nút Cook. Với nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cao tần thì bạn chỉ cần chọn chế độ nấu là xong.

Khi nấu được 20 đến 30 phút thì bạn chuyển sang chế độ Warm để hâm cháo. Việc này giúp cháo được nấu nhừ, nhuyễn mà vẫn giữ được độ thơm ngon.

Rất đơn giản và bạn đã tự nấu được một nồi cháo thơm ngon cho mình rồi đó.

Cách nấu cháo thịt bằm

Nguyên liệu:

Gạo là nguyên liệu đầu tiên. Tiếp theo là thịt bằm và thêm nấm hương, hạt sen tùy thích.

Các bước nấu:

Bước 1:

Vo và gâm ngâm gạo trước khi nấu 30 phút như món cháo trắng. 

Thịt bằm rửa sạch rồi nêm gia vị cho vừa ăn. Lưu ý nhỏ là nếu thịt đã nêm kỹ rồi thì lúc nấu không còn cho thêm muối. Có thể cho thêm chút xíu dầu ăn, dầu oliu rồi trộn đều với thịt.

Bạn muốn thêm nấm hương, hạt sen tùy thích. Rất đơn giản chỉ cần rửa sạch và ngâm 30 phút cho nguyên liệu nở ra. Đối với hạt sen nên ngâm lâu hơn thì khi nấu hạt sen sẽ mềm, thơm và bùi hơn.

Bước 2:

Vớt gạo đã ngâm ra và cho vào nồi. 

Bước 3:

Lau đáy lòng nồi thật khô rồi cho vào nồi cơm điện và bấm nút Cook. Chờ cho cháo sôi thì bạn cho tiếp các nguyên liệu ở bước 1 vào. Sau đó cho nồi cơm điện chuyển sang chế độ hâm nóng Warm.

Tiếp tục nấu 1 đến 3 tiếng là bạn đã có một nồi cháo thơm ngon rồi.

Cách nấu cháo gà

Nguyên liệu:

Gạo vẫn là đầu tiên không thể thiếu. Tiếp theo là gà, nấm hương, hạt sen và gia vị cần thiết.

Các bước nấu:

Bước 1:

Vo và ngâm gạo trước khi nấu 30 phút như món cháo trắng cơ bản.

Gà rửa sạch và tẩm ướp gia vị. Có nhiều người thường không tẩm ướp trước mà đợi cháo chín mới nêm gia vị. Khi làm như vậy thì thịt gà không thấm gia vị rất nhạt nhẽo.

Một mẹo nhỏ cho bạn khi đọc bài viết này. Bạn có thể xào sơ thịt gà cho săn và thấm gia vị trước khi nấu.

Nấm hương ngâm 15 phút trước khi nấu. Hạt sen thì cần ngâm khoảng 30 đến 45 phút trước khi nấu. Nếu bạn dùng hạt sen sấy khô thì phải ngâm lâu hơn, bạn có thể bóp thử xem mềm chưa. Nên tách bỏ tim hạt sen để ăn không bị nhẫn, đắng.

Bước 2:

Vớt gạo đã ngâm ra và cho vào nồi.

Tiếp theo cho nấm hương, hạt sen vào. Hạt sen cần phải chín mềm nên ưu tiên cho vào ở bước này.

Cho một lượng nước khoảng 1:4 vì thịt gà và các nguyên liệu cần nhiều nước để chín.

Không cần nêm gia vị nữa vì bạn đã tẩm ướp kỹ rồi. 

Bước 3:

Lau đáy lòng nồi thật khô ráo và đặt vào nồi cơm điện. Tiếp theo bấm nút Cook để nấu cháo.

Chờ cho cháo sôi thì cho tiếp gà vào và tiếp tục bấm nút Cook lần nữa.

Sau khi cháo đã chín thì chuyển sang chế độ hâm nóng Warm thêm 1 đến 3 tiếng. Để cho thịt gà và nguyên liệu chín, mềm, thơm ngon.

Như vậy bạn đã có món cháo gà thơm ngon rồi. Cho thêm chút hành, ngò, tiêu để tăng thêm sự hấp dẫn.

Cách nấu cháo cá rô, cá lóc

Nguyên liệu:

Nấu cháo thì gạo nguyên liệu đầu tiên cần phải có. Tiếp theo là cá, gừng, hạt sen, hành ngò.

Các bước nấu:

Bước 1:

Vo và ngâm gạo trước khi nấu 30 phút như món cháo trắng cơ bản.

Cá rửa sạch, cắt khúc và nêm chút gia vị. Tẩm ướp 15 đến 30 phút trước khi nấu.

Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch. Bạn có thể cắt sợi hoặc cắt khúc nhỏ rồi đập dập tùy thích.

Hạt sen rửa sạch và ngâm ít nhất 30 phút trước khi nấu.

Bước 2:

Vớt gạo đã ngâm ra và cho vào nồi.

Tiếp theo cho gừng và hạt sen vào. Gừng nên cho một chút thôi, mục đích là để khử mùi tanh của cá. Không nên cho quá nhiều sẽ bị hăng mùi gừng.

Bước 3:

Lau thật khô đáy lòng nồi và đặt vào nồi cơm điện. Tiếp theo bấm nút Cook và để cho cháo sôi. Khi cháo đã sôi thì tiếp tục cho cá vào. 

Lưu ý: nên cho cá vào khi cháo đã sôi. Nếu cho cá vào quá sớm lúc chưa sôi thì cá sẽ bị tanh.

Tiếp tục nấu đến khi chín sau đó chuyển sang chế độ hâm nóng Warm. Chờ thêm khoảng 1 đến 2 giờ là bạn đã có món cháo cá thơm ngon, bổ dưỡng.

Những lưu ý khi nấu cháo bằng nồi cơm điện

Nên vo gạo cho sạch và ngâm gạo trước khi nấu. Gạo đã ngâm sẽ có độ nở nhất định và không bị trào ra ngoài khi nấu. Đối với nồi cơm điện cơ thì nên cho gạo và khi nước đã ấm khoảng 50 đến 60 độ. .Còn đối với nồi nồi cơm điện cao tần Cuckoo thì không cần. Vì nồi đã có tính năng thoát hơi nước thông minh rồi.

Trước khi nấu nên cho một chút dầu ăn, dầu oliu sẽ không bị trào khi nấu. Dầu ăn giúp hạn chế quá trình trào của nồi khi đang sôi mạnh. 

Không nên nấu quá nhiều vì dễ bị trào. Tùy vào dung tích nồi cơm điện mà bạn chọn lượng gạo và nước phù hợp.

Lời kết

Qua bài viết này bạn đã tự nấu cho mình một nồi cháo thơm ngon hấp dẫn rồi. Rất đơn giản phải không nào.

Cách Nấu Cơm Bằng Nồi Áp Suất, Nồi Cơm Điện Và Tủ Nấu Cơm

Có thể bạn cũng biết, nấu cơm có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện. Ngoài việc sử dụng nồi cơm điện – thiết bị đã rất quen thuộc trong các hộ gia đình hiện nay, thì bạn còn có thể sử dụng nồi áp suất, bếp gas, … hay tủ nấu cơm để nấu cơm. Mỗi cách đều rất hữu dụng trong một số trường hợp khác nhau. Chính vì thế mà trong bài viết này, Quang Huy xin giới thiệu đến tất cả quý vị và các bạn cách nấu cơm bằng nồi áp suất, nồi cơm điện và tủ nấu cơm. Hãy đón xem!

Để có thể nấu cơm thì chúng ta có thể có rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên làm cách nào để cơm ngon, dẻo và thơm thì không phải ai cũng biết. Trong số rất nhiều những cách đó, chúng tôi xin giới thiệu đến tất cả các bạn cách nấu cơm bằng nồi áp suất, nồi cơm điện và tủ nấu cơm. Đây là những cách nấu cơm dễ dàng để thực hiện cũng như cho chất lượng cơm ngon nhất.

Nấu cơm bằng nồi cơm điện là cách đơn giản nhất để nấu cơm mà có lẽ ai cũng biết, được trang bị hệ thống gia nhiệt bằng rơ-le tự ngắt, hệ thống nút bấm dễ sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng sản phẩm này thì đừng bỏ qua những hướng dẫn sau đây.

Đầu tiên bạn cần đong lượng gạo cần nấu, các bạn có thể sử dụng lon sữa ông thọ hoặc dùng bát để đong sao cho phù hợp với số người ăn. Chú ý trường hợp cần nấu nhiều cơm nhưng nồi quá nhỏ thì bạn cần phải chuyển sang nồi khác có dung tích lớn hơn vì nếu sử dụng nồi nhỏ cơm sẽ không chín và nở được.

Việc vo gạo sẽ giúp bạn loại bỏ các loại tạp chất, sạn, đất cát có lẫn trong gạo, khi vo gạo thì các bạn cần phải lưu ý những điều sau:

Nên sử dụng rổ, rá để vo gạo được kĩ hơn, tránh việc gạo bị rơi vãi ra bên ngoài.

Vo gạo từ 1 – 2 nước tùy vào độ sạch của gạo, không nên vo quá nhiều và lâu khiến gạo bị mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng có trong hạt.

Sau khi vo gạo xong chúng ta đến với công đoạn đong nước, việc này rất quan trọng quyết định đến chất lượng cơm của bạn. Cơm của bạn nhão hay khê, ngon hay không là phụ thuộc vào khâu này.

Đong nước nấu cơm thì dựa vào kinh nghiệm là chính, còn tùy thuộc vào loại gạo mà bạn vẫn thường sử dụng nữa. Sau nhiều lần nấu cơm thì bạn sẽ có thể căn được lượng nước tương ứng với lượng gạo của mình. Nếu chưa quen thì bạn có thể áp dụng một vài cách sau:

Gạo trắng, hạt dài: 1 bát gạo – 2 bát nước.

Gạo trắng, hạt vừa: 1 bát gạo – 1,5 bát nước.

Gạo trắng, hạt ngắn: 1 bát gạo – 1 bát nước.

Gạo lứt: 1 bát gạo – 2,5 bát nước.

Gạo đồ: 1 bát gạo – 2 bát nước.

Gạo Thái, gạo Basmati, Jasmine nhập khẩu: 1 bát gạo – 1 bát nước.

Những cách trên tương đối chính xác nhưng chưa hẳn là hoàn hảo, qua nhiều lần nấu cơm thì bạn có thể ước lượng được lượng nước cần thiết tương ứng với lượng gạo đã có.

Cuối cùng là công đoạn nấu cơm, các bạn hãy thực hiện lần lượt các bước sau:

Lau thật khô nồi cơm điện, đặc biệt là phía dưới nồi bởi vì nước sau khi vo gạo sẽ chảy xuống đây.

Dàn đều gạo ra sao cho gạo nằm hoàn toàn dưới mực nước.

Bật chế độ “Cook” để tiến hành nấu cơm.

Sau khi nồi chuyển sang chế độ chín, bạn không nên lấy cơm ra ngay. Thay vào đó hãy để nồi ủ cơm trong khoảng 10 phút để cơm chín kĩ hơn, sau đó mới lấy ra và dùng muôi, đũa cả, … để xới tơi cơm lên và thưởng thức.

Đầu tiên các bạn cũng cần phải chuẩn bị lượng gạo cần nấu, vo gạo và để sẵn ra một cái rổ. Chú ý, tuyệt đối không vo gạo trực tiếp trong nồi áp suất.

Chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây, các bạn sẽ có thể nấu cơm bằng nồi áp suất một cách nhanh chóng.

Mở nắp nồi áp suất (thường là vặn theo chiều kim đồng hồ).

Lấy nồi ra bên ngoài và cho gạo đã vo vào bên trong, sau đó cho thêm nước vào. Chú ý bởi vì nồi áp suất có công suất cao hơn nồi cơm điện, ủ nhiệt tốt hơn nên bạn chỉ cho ít nước mà thôi, thường chỉ bằng 1/2 so với lượng nước khi nấu bằng nồi cơm điện. Nếu bạn cho quá nhiều nước thì cơm của bạn sẽ thành cháo đấy nha!

Lau khô nồi trước khi đặt nồi vào bên trong thân nồi, sau đó đóng nắp lại bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ.

Cấp điện (hoặc gas) cho nồi để bắt đầu nấu cơm.

Tại hệ thống nút bấm điều chỉnh nhiệt độ, chế độ, thời gian thì bạn thiết lập thời gian nấu cơm, khoảng 10 – 15 phút tùy vào lượng gạo đã cho.

Sau khi hoàn thành thì bạn xoay nhẹ nút áp suất để xả hết hơi ra bên ngoài, sau đó mới ngắt điện và mở nắp nồi và lấy cơm ra. Tuyệt đối không mở nắp nồi khi mà chưa xả áp suất, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Vậy là ở trên Quang Huy đã giới thiệu đến các bạn hai cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và nồi áp suất. Đây là hai cách rất phù hợp với các hộ gia đình hiện nay, phục vụ bữa cơm gia đình. Tuy nhiên khi mà số lượng người ăn tăng lên nhiều hơn thì sẽ như thế nào, ví dụ trong các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, … hiện nay? Khi đó các bạn sẽ phải sử dụng đến tủ nấu cơm công nghiệp .

Theo tiêu chuẩn và quy mô công nghiệp, trước khi nấu cơm chúng ta cần phải kiểm tra xem thiết bị có vận hành ổn định hay có hỏng hóc gì hay không bằng cách:

Kiểm tra đường cấp điện và đường cấp gas cho thiết bị và đảm bảo là điện hay gas không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Kiểm tra số lượng khay cơm, chú ý tất cả đều đã được lau chùi và vệ sinh sạch sẽ.

Kiểm tra hệ thống cấp nước và ống xả hơi.

Sau các bước này thì bạn đã có thể yên tâm chúng ta có thể bắt tay vào nấu cơm được rồi.

Tiến hành nấu cơm với tủ cơm công nghiệp

Bạn tiến hành đong gạo vào từng khay cơm khác nhau. Theo khuyến nghị thì mỗi khay cơm có thể nấu được từ 3 – 3,5 kg gạo (chưa tính nước). Bạn có thể sử dụng cân để làm công việc này.

Việc vo gạo sẽ giúp bạn loại bỏ các loại tạp chất, đất cát, … ra khỏi gạo, chú ý không nên vo quá lâu và mạnh tay khiến gạo mất đi các chất dinh dưỡng.

Đong nước phù hợp với lượng gạo mà bạn đã cho, việc này dựa vào kinh nghiệm là chính thường sẽ là 1 bát gạo – 1,5 bát nước. Nếu không muốn mất thời gian thì bạn có thể áp dụng thủ thuật sau:

Cứ 3 kg gạo thì bạn thêm nước sau cho trọng lượng khay cơm đạt: 3 x 1,5 = 4,5 kg.

Tương tự, cứ 3,5 kg gạo thì bạn thêm nước sao cho trọng lượng khay cơm đạt: 3,5 x 1,5 = 5,25 kg.

Sắp xếp các khay cơm lên kệ và đóng cửa để bắt đầu nấu cơm.

Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian trên hệ thống bảng điều khiển, thường thời gian nấu cơm sẽ rơi vào khoảng từ 40 – 50 phút. Nếu bạn hấp thực phẩm thì nhanh hơn, chỉ khoảng 5 – 10 phút mà thôi.

Sau thời gian thiết lập thì cơm đã chín tới, lúc này bạn có thể lấy cơm ra để phục vụ khách hàng, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:

Ngắt điện và gas ra khỏi tủ để đảm bảo an toàn.

Đừng sau cửa tủ, từ từ mở cửa tủ ra để tránh hơi nóng phả vào mặt gây bỏng nhiệt.

Sử dụng găng tay để lấy từng khay cơm ra bên ngoài.

Xới thật tơi cơm và phục vụ khách hàng.

Trường hợp vẫn còn thừa cơm thì bạn có thể cất vào tủ và đóng cửa để ủ nóng cơm.

Mẹo Nấu Xôi Bằng Nồi Cơm Điện

Cập nhật lúc : 10:47 AM, 24/11/2009

Nấu xôi bằng nồi cơm điện sẽ tiện và nhanh hơn nấu xôi bằng nồi chõ. Nhưng nấu sao cho ngon? Có ba cách rất đơn giản dành cho bạn.

Cách 1: Không ngâm gạo

Đun sẵn nước sôi bên ngoài. Vo gạo sạch, bỏ chút muối vào, đổ nước sôi vào gạo rồi bỏ vào nồi nấu. Điều quan trọng là canh nước. Bạn chỉ đổ thật ít nước. Thường thì nếu nấu khoảng nửa cân gạo, bạn đổ nước cách mặt gạo chừng nửa cm, tức là gần như nước xâm xấp mặt gạo. Nếu nấu nhiều gạo hơn thì đổ nước cao hơn mặt gạo một chút so với mức vừa rồi. Gạo nếp chín bằng hơi.

Khi nồi bật lên nấc hâm nóng tức là nước đã cạn, bạn lấy đũa sơ nhẹ cơm lên cho mặt cơm nếp bên trên và bên dưới được đảo đều. Để thêm chừng 5 – 7 phút, tuỳ theo lượng cơm nhiều hay ít rồi rút điện, mở nắp nồi ra cho hơi nóng bay bớt ra và nước trên nắp vung không nhỏ xuống cơm. Hạt gạo ráo và mềm, đơm ra đĩa không khác gì xôi đồ bằng chõ.

Gạo ngâm khoảng 3 – 4 giờ. Để gạo không bị vỡ, bạn nên vo trước khi ngâm. Trước khi nấu, bạn nên cho gạo ra rá, tráng qua nước, để khoảng 15 phút cho ráo nước. Sau đó, trộn đỗ xanh hay gấc tùy món xôi bạn nấu, cho chút muối cho món xôi thêm đậm đà.

Nếu muốn nấu xôi vào buổi sáng, bạn nên ngâm gạo và đỗ xanh từ tối hôm trước. Sáng hôm sau đãi hết vỏ đậu, vò sạch gạo nếp và để vào rổ cho ráo nước.

Khi nấu bằng nồi cơm điện bạn cho một chút nước thôi, gạo chỉ sôi một lúc là được. Bạn đừng để gạo sôi lâu quá, xôi sẽ bị nát. Khi nước cạn, bạn thấy gạo chỉ mới chín được 2 – 3 phần thôi. Bạn để một chiếc khăn ướt lên trên, xôi sẽ chín bằng hơi. Khi xôi chín được tám hay chín phần thì bạn đánh lên và cho một ít dầu ăn hoặc mỡ lợn, mỡ gà xuống đáy nồi để chống cháy. Nếu vẫn bị cháy thì cũng rất róc và khi ăn rất ngon.

Nếu nấu xôi đỗ hoặc lạc thì nên cho lạc, đỗ vào đun sôi trước vài phút rồi mới cho gạo vào. Nếu nước nhiều quá thì nên múc ra. Gạo ngâm từ trước thì chỉ cho nước bằng gạo thôi, gạo vo xong nấu luôn thì nên cho nhiều hơn một chút.

Cách 3: Nước sôi thì rửa gạo

Vo sạch gạo rồi cho vào nồi cơm điện cùng với nước, bật nút như nấu cơm bình thường. Khi nước sôi thì nhấc nồi ra, trút gạo vào rá cho ráo. Sau đó, đổ lại gạo vào nồi rồi nấu tiếp. Bạn chỉ cần chờ 20 phút là xôi của bạn đã chín. Bạn sẽ được nồi xôi khô ráo và hạt nếp vẫn mềm như nấu bằng chõ đồ.

Chú ý: Gạo nếp không cần ngâm nước và khi gạo đã cho vào nồi nước sôi thì bạn cần canh chừng, nhìn thấy nước trong nồi sôi bùng và đều là phải nhanh tay đổ ra rổ cho ráo nước, nếu không xôi của bạn sẽ bị nhão.

Cách Nấu Cơm Tấm Tuyệt Ngon Bằng Nồi Cơm Điện

Bước 1: Vo và ngâm gạo tấm. Cho gạo tấm vào nồi cơm điện và vo sạch. Không nên dùng rá vo gạo vì rất dễ làm gạo bị lọt và mất đi trong quá trình vo. Vo gạo xong, đem ngâm gạo trong nước chừng 20 phút. Việc ngâm gạo này sẽ giúp hạt gạo được no nước, nở và chín đều khi nấu. Bạn có thể ngâm gạo bằng nước lạnh hoặc nước hơi ấm đều được. Đó là công đoạn đầu tiên trong cách nấu nồi cơm tấm ngon.

Bước 2: Cần thực hiện trong cách nấu cơm tấm là: Chế nước, chuẩn bị nấu cơm. Hết thời gian ngâm gạo, bạn chắt bỏ nước ngâm gạo cũ và cho nước mới vào nấu cơm. Tỉ lệ nước chuẩn để nấu cơm gạo tấm là 1 gạo + 1,5 nước. Tuy nhiên, bạn cũng có thể điều chỉnh lượng nước này theo nhu cầu ăn cơm khô/mềm của gia đình. Cho vào nồi cơm gạo tấm phần muối ăn + bơ rồi trộn đều. Muối và bơ sẽ giúp món cơm đậm đà hơn, đáy nồi cơm không bị khê cũng như cơm tấm có được màu sắc bắt mắt hơn.

Bước 3: Đảm bảo đúng chuẩn cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện là: Nấu cơm gạo tấm. Đặt ruột nồi vào nồi cơm điện và chuyển chế độ nấu. Để cho nồi cơm tự nấu cho tới khi cơm chuyển về chế độ ủ chừng 15 phút thì bạn ngắt nguồn điện, để cơm được giữ nóng tự nhiên trong nồi. Ủ cơm thêm khoảng 15 phút nữa thì bạn lại cắm lại điên nhưng chỉ giữ ở chế độ ủ. Thời gian cắm điện nồi cơm sẽ rơi vào khoảng 10 – 15 phút nữa. Sau khi ủ xong, bạn có thể lấy cơm ra, xới đều và thưởng thức.

II. Cách nấu cơm tấm không bị nhão

Cơm tấm sẽ ngon hơn khi bạn ăn nóng kết hợp cùng rau xanh và sườn nướng, chả hay trứng thì thật tuyệt vời. Đó là cách nấu cơm tấm tại các hộ gia đình. Với một số lượng nhỏ như vậy, bạn sẽ không lo lắng cơm bị khô quá hay quá nhão. Nhưng đối với nhà hàng, khách sạn, các khu công nghiệp chuyên cung cấp cơm hằng ngày cho công nhân thì sao? Điện máy Bigstar sẽ giới thiệu đến bạn một chiếc tủ nấu cơm rất phù hợp khi bạn muốn nấu cơm không bị nhão và đó cũng là một trong những bí quyết cách nấu cơm tấm không bị nhão. Với những tính năng vượt trội so với nồi nấu cơm thông thường:

Tủ nấu cơm có thể nấu với một lượng cơm tấm lớn hơn nhiều so với nồi cơm điện thông thường

Được thiết kế gọn gàng, đường nét sản phẩm luôn toát lên sự tinh tế và hoàn toàn dễ dàng sử dụng

Tủ nấu cơm được làm từ chất liệu inox 304, không gỉ, độ bền cao, an toàn về thực phẩm cũng như dễ lau chùi và bảo quản

Mẫu mã của tủ nấu cơm rất đa dạng: tủ nấu cơm 30kg, tủ nấu cơm 12 khay điện Trung Quốc, tủ nấu cơm 24 khay điện Trung Quốc,.. tùy vào từng loại có công dụng riêng, bạn tha hồ chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng

Đặc biệt, sản phẩm có thể hấp giò chả, các thực phẩm như cá, thịt, hải sản, hấp các loại bánh như bánh bao, bánh bột lọc, chả giò,…

Tiết kiệm năng lượng, công sức của con người, giá thành vô cùng hợp lý

Vậy còn chần chừ gì nữa mà không đến với điện máy Bigstar. Chúng tôi cam kết rằng những sản phẩm của chúng tôi mang lại sẽ làm hài lòng quý khách hàng cả về giá và chất lượng..

Comments