Top 12 # Nấu Xôi Dừa Hạt Sen Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Cách Nấu Xôi Đậu Xanh Hạt Sen Nước Cốt Dừa Ngon Khó Cưỡng

Cách nấu xôi đậu xanh hạt sen nước cốt dừa chi tiết trong bài viết sẽ giúp bạn có được món xôi ngon cho bữa sáng tiện lợi hoặc phục vụ các đám tiệc. Xôi có vị béo của nước cốt dừa cùng dừa nạo, vị bùi của hạt sen và đậu xanh hòa quyện với hạt nếp mềm dẻo, tuy không phải cao lương mỹ vị nhưng đủ sức lôi cuốn mọi thực khách.

Chi tiết cách nấu xôi đậu xanh ngon bằng nồi cơm điện

Gạo nếp: 500g

Hạt sen tươi: 200g

Đậu xanh cà: 100g

Dừa nạo sợi: 50g

Nước cốt dừa: 50ml

Đường: 20 – 30g

Muối: 5g

Bước 1: Sơ chế gạo và đậu xanh

Gạo nếp đem vo sạch rồi ngâm nước từ 6 – 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm, sau đó đổ ra rổ, để ráo nước. Đậu xanh nhặt bỏ hạt lép, hỏng rồi cũng vo sạch và ngâm nước 3 – 4 tiếng cho mềm, sau đó vớt ra để ráo. Công đoạn này giúp gạo và đậu mềm dẻo và khi nấu sẽ nhanh chín hơn.

Hạt sen tươi sau khi tách ra từ gương sen bạn dùng dao nhọn lột vỏ cứng, rồi nhẹ nhàng bóc lớp màng mỏng bên ngoài hạt sen. Tiếp đó, dùng dao cắt phía đầu trên của hạt sen để phần tim sen lộ ra, dùng que nhọn xiên thẳng từ phía đầu dưới của hạt sen lên trên để đẩy tim sen ra ngoài. Sau đó, rửa hạt sen với nước muối loãng rồi để ráo.

Bước 2: Nấu xôi

Gạo và đậu xanh sau khi ngâm nở, đem vo nhẹ nhàng một lần nước, xóc, để ráo nước. Cho gạo, đậu xanh và hạt sen vào một thố lớn, thêm 5g muối rồi trộn đều để hỗn hợp ngấm muối, làm tăng thêm phần đậm đà cho món xôi.

Chuẩn bị xửng hấp (chõ đồ xôi), cho hỗn hợp trên vào xửng, đậy kín nắp và hấp khoảng 20 – 25 phút.

Cho 20g đường vào chén nước cốt dừa, khuấy nhẹ nhàng đến khi đường tan. Phần dừa nạo cũng trộn đều với 20g đường.

Xôi sau khi hấp khoảng 20 phút, bạn mở nắp, kiểm tra xem hạt sen đã mềm bở chưa, sau đó cho dừa nạo vào trộn đều. Tiếp tục rưới hỗn hợp nước cốt dừa vào xôi, đánh tơi ra và tiếp tục đồ xôi thêm khoảng 15 phút nữa cho hạt xôi ngấm nước cốt dừa, căng mọng.

Bước 3: Làm muối mè

Đậu phộng sau khi rang vàng đem bóc lớp vỏ lụa rồi giã dập. Trộn 3 muỗng đậu phộng rang với 3 muỗng mè rang, dùng chày giã nhẹ để hỗn hợp hòa quyện. Thêm vào 3 muỗng cà phê đường cát trắng và 1 muỗng cà phê muối, trộn đều là xong. Bạn có thể cho muối mè vào hũ thủy tinh để dùng dần.

Bước 4: Thành phẩm

Mở nắp nồi cho xôi nguội bớt, xới xôi ra dĩa và cho muối mè lên trên. Vậy là bạn có thể mời cả nhà cùng thưởng thức món xôi hấp dẫn này rồi. Ngoài muối mè, bạn có thể ăn kèm xôi đậu xanh hạt sen với ruốc thịt, thịt quay, giò chả hay hành phi đều rất hợp.

Với cách nấu xôi đậu xanh như trên sẽ thu được thành phẩm hạt nếp mềm dẻo có vị ngọt bùi của các loại nguyên liệu dừa, đậu xanh, hạt sen hòa quyện với nước cốt dừa béo ngậy ăn rất hợp vị và lôi cuốn.

Bí quyết nấu xôi đậu xanh ngon

Để món xôi đậu xanh vừa thơm vừa dẻo khiến ai cũng thích, thậm chí có thể mở được cả tiệm bán hàng, bạn hãy lưu lại các bí quyết sau:

Cách chọn nếp ngon: Gạo nếp quyết định đến 70% độ ngon của xôi nên khi mua gạo nếp, bạn hãy chọn loại nếp màu trắng đục, hạt đều, căng bóng. Khi nhai thử vài hạt cảm nhận được vị ngọt tự nhiên, thơm mùi lúa mới. Chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nàng hương để nấu xôi là ngon nhất.

Cách chọn đậu xanh ngon: Chọn đậu có lòng màu xanh, còn tươi mới. Tránh mua đậu có lòng màu trắng vì đó là đậu để lâu ngày, bị hỏng mốc, nấu xôi dễ bị sượng.

Nếu dùng hạt sen khô, bạn nên ngâm hạt sen khoảng 1 tiếng rồi mới cho vào nấu xôi.

Không nên cho quá nhiều nước hay nước cốt dừa vì sẽ khiến xôi bị nhão, ăn không ngon.

Có thể thêm một chút nước mỡ gà để hạt xôi có độ bóng, thơm và béo hơn.

Nếu có thời gian bạn nên đồ xôi hai lần để món xôi dù có để lâu vẫn giữ được độ mềm dẻo. Cách làm như sau, khi hấp xôi xong lần 1, bạn xới xôi ra mâm, dàn đều và để cho nguội hẳn. Sau đó cho xôi vào xửng lại và hấp thêm một lần nữa.

Hy vọng qua cách nấu xôi đậu xanh mà bài viết vừa chia sẻ, bạn có thể tự tay chuẩn bị cho gia đình một bữa sáng thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Hay có những đĩa xôi bắt mắt để thưởng thức trong những dịp đặc biệt.

Còn nếu muốn học nấu xôi ngon khác với hương vị đặc biệt, mang dấu ấn riêng để mở quán kinh doanh thu hút thực khách, đăng ký vào form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 để được tư vấn miễn phí về lớp Chuyên đề xôi của DTBTAAu.

Cách Nấu Món Xôi Hạt Sen Với Dừa Ngon Bằng Nồi Cơm Điện

Chè hạt sen, kẹo hạt sen.. thì mình đã được ăn qua rất nhiều lần. Y hình món gì mà nấu với hạt sen đều ngon thì phải . Đợt hè về quê nội, được ăn món xôi hạt sen bà nấu thì đúng là món gì nấu với hạt sen đều ngon là đúng tuyệt đối luôn. Với “tay nghề” nấu nướng của bà thì món này với mình là số một, bà biết cách trộn nguyên liệu với nhau, rồi còn cho thêm tí nước cốt dừa. Tất cả tạo nên một loại xôi dẻo ngon tinh tế trong từng hạt nếp. Hương vị thơm thơm béo ngậy của nước cốt dừa thấm đều trong từng hạt xôi, một thành phần khác tạo nên “cái hồn” của món xôi này không thể không kể đến đó là hạt sen. Hạt sen ngọt bùi, thơm dìu dịu dễ chịu vô cùng. Sau đợt hè là mình cũng đã bỏ túi được công thức này rồi vì bà chỉ lại cũng khá là đơn giản. Cùng chúng tôi trổ tài với cách nấu món xôi hạt sen với dừa ngon bằng nồi cơm điệnnào các bạn!

Các loại nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu xôi hạt sen dẻo ngon tròn vị

Gạo nếp: 400 gam.

Hạt sen khô: 100 gam.

Dừa tươi: 2 trái.

Mè rang (hoặc là đậu phộng).

Muối ăn, đường trắng.

Bước 1: Ngâm nếp và luộc hạt sen

Để nấu được một đĩa xôi dẻo thơm, quan trọng nhất vẫn là tìm mua nếp ha mọi người, nếp cần phải căng đều hạt, có màu sắc trắng sáng, khi ngửi còn thơm nghĩa là nếp mới. Nếp như vậy khi nấu xôi dùng rất là thơm ngon. Mua nếp về, trút vào một cái thau rộng, loại vứt toàn bộ hạt lép, hạt lúa sót rồi bỏ vô thau nước đãi qua để sạch cát, sạn đi. Đãi xong chúng ta để vậy ngâm gạo nếp chừng hai h đồng hồ.

Hạt sen chúng mình sẽ sử dụng loại hạt sen khô, nếu như sử dụng sen tươi phải luôn bỏ sạch hết tim sen, không thì sẽ bị nhẫn đó. Cho hạt sen rửa sơ qua, rồi đổ vào xoong nước sôi quấy với tí muối trắng đun cho chín, rồi đổ ra rổ, bắt cho hết nước. khi luộc các bạn vặn bếp lớn, luộc hạt sen khô cho vừa chín là được rồi he.

Bước 2: Thực hiện làm nước cốt dừa và muối đậu ăn kèm với xôi

Trái dừa tươi chặt đôi ra, bào để lấy cơm dừa, nước dừa cho vào 1 cái bát.

Lấy một nửa dừa và dừa nước cho vào máy xay sinh tố, ấn nút xay nát ra rồi lọc sử dụng nước cốt.

Mè ta chọn lựa để mua loại mè rang sẵn rồi hoặc mua mè về tự rang cũng ngon vậy, rang mè để cho bớt nóng chút sau đó đổ vào cái cối đâm sơ qua, giã như vậy để mè thơm hơn đó he, (nếu như dùng hạt lạc cũng vậy). Bỏ mè vào ở trong 1 cái chén nhỏ, khuấy một thìa đường và tí muối trắng vào sau đó cho vào cái hộp nhựa đậy kĩ nắp lại để cho khỏi ỉu.

Bước 3: Nấu xôi

Trút gạo nếp ra cái rá lỗ nhỏ cho ráo nước sau đó bỏ hạt sen luộc vào luôn, dùng tay trộn cho đều khắp lên và đừng quên bỏ chút muối ăn trước lúc trộn nếp he các bạn. Trộn xong thì đổ toàn bộ vào ở trong cái chõ hấp xôi.

Cho một nồi nước bự lên bếp nấu đổ sôi bùng sau đó đặt cái chõ chứa nếp và hạt sen vào, đậy kín cái nắp vung trở lại. Đun với lửa bự trong khoảng 1/2h, rồi dở nắp ra, rưới nước cốt dừa lên trên phần mặt xôi rồi dùng đôi đũa xóc cho đều lên, cứ vậy đậy vung sau đó nhắc xuống. Để nguyên nồi xôi trên bếp thêm khoảng 30 phút nữa là xôi sẽ chín mềm nhe các bạn.

Bước 4: Trình bày và dùng xôi

Cho thêm dừa bào sợi và muối mè lên phía trên sau đó nhâm nhi thôi nào, xôi này ăn lúc còn nóng hổi là tuyệt vời nhất đấy.

Lưu ý dành cho phương pháp nấu xôi hạt sen

Đĩa xôi phải luôn chín mềm, dẻo ngon ở từng hạt gạo nếp và phải giữ cái màu trắng hấp dẫn. Lúc luộc hạt sen khô các bạn nên luộc qua sơ thôi nha, nếu như luộc để chín quá chúng sẽ bị dập ra không thơm ngon và lại không đẹp nữa.

Đam mê ẩm thực với niềm vui là tìm hiểu các loại món ăn ngon trên thế gian này rồi làm lại và chia sẻ với mọi người. Ngọc vui khi thấy các bạn cùng làm được các món ăn ngon như Ngọc.

Cách Nấu Xôi Hạt Sen Nước Cốt Dừa Bằng Nồi Cơm Điện Tại Nhà

Chia sẻ công thức và cách nấu xôi hạt sen bằng nồi cơm điện tại nhà dễ dàng thành công. Xôi hạt sen nấu bằng nồi cơm điện vừa nhanh chóng, tiện lợi, hạt xôi dẻo thơm, bóng mướt, hạt sen vừa vàng đẹp lại thơm phức. ❤

► Xôi gà: ► Xôi nếp than đậu xanh : ► Xôi bắp nhão : ► Xôi đậu xanh lá dứa : ► Xôi đậu phộng :

♨ CÔNG THỨC XÔI HẠT SEN LÁ DỨA NƯỚC CỐT DỪA: – 250g nếp thái – 140g hạt sen – 100ml nước cốt dừa – 5g mè trắng – 1 bó lá dứa – 1/2 trái dừa khô – ít muối, đường

♨ CÁCH NẤU XÔI HẠT SEN NƯỚC CỐT DỪA TẠI NHÀ: – Nếp vo sạch, ngâm 30 phút. Hạt sen rửa sạch, luộc chín. Mè rang vàng, để nguội, cho vào 5 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe muối rồi trộn đều. – Lá dứa rửa sạch, ngâm muối, xếp vào đáy nồi cơm điện. – Nếp sau khi ngâm để ráo, cho vào xiu 1 muối, 100ml nước cốt dừa, hạt sen, trộn đều. Chăm từ từ lượng nước lọc vào, sao cho nước xâm xắp mặt xôi là được. Đổ nếp vào nồi cơm điện, trải đều xôi và hạt sen ra rồi cho vào nồi cơm điện, bật nút cook. Khi nồi cơm điện nhảy sang nút warm thì đợi thêm 10 phút nữa mở nắp nồi ra, xới xôi. – Múc xôi ra dĩa, thêm dừa nạo, rắc muối mè lên.

♨ BÍ QUYẾT NẤU XÔI HẠT SEN BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN THƠM NGON HẠT XÔI MỀM DẺO: – Khi luộc hạt sen nấu xôi nên cho vào ít lá dứa và xíu muối để hạt sen sau khi chín sẽ có mùi thơm và vị đậm đà hơn. – Để tăng độ béo của xôi hạt sen bạn có thể tăng lượng nước cốt dừa cho vào và giảm lượng nước lọc lại. Khi nấu xôi bằng nồi cơm điện thì nên cho ít nước, xôi sẽ không bị nhão. Hoặc có thể cho vào xững hấp để xôi ngon hơn. – Xôi hạt sen thường ăn kèm dừa nạo, muối mè, muối đậu.

Cách Nấu Xôi Vò Nước Cốt Dừa, Gấc, Hạt Sen Ngon, Trọn Mâm Cỗ Cúng Tết

Cách nấu xôi vò chuẩn vị đòi hỏi lắm thứ kỳ công nhưng nhiều người vẫn muốn kiếm tìm để giải tỏa cơn thèm được nếm trải món ngon thời ấu thơ. Bởi hương vị thơm thảo của xôi vò như một thứ “bùa mê” ngọt ngào, chỉ cắn một mẩu đã làm ta thơ thẩn hồi tưởng những khoảnh khắc tươi đẹp trong quá khứ. Khi dịch vụ ăn uống còn chưa phát triển mạnh, xôi vò chính là thức ăn sáng quý giá làm no đầy cái bụng rỗng tức thì. Vì thế, chúng tôi quyết định thu thập lại các công thức nấu xôi cổ truyền giúp bạn sống dậy một lần nữa với những hoài niệm vừa đi qua.

1. Giới thiệu một số loại gạo nếp nấu xôi hảo hạng

1.1. Gạo nếp nương Điện Biên

Có lẽ vì được trồng trên nương, uống nước núi rừng nên không phải chỉ khi nấu mới có mùi thơm. Từ khi còn là hạt gạo, nếp nương Điện Biên đã mang trong mình một mùi hương thoang thoảng. Gạo nếp nương Điện Biên phân biệt với các loại gạo nếp khác chính là những hạt mẩy, dài (gạo nếp vốn hạt hơi tròn, mập), màu trắng sữa. Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có độ sáng bóng nhất định. Nấu thành xôi có cảm giác như xôi không được kết dính lắm, hạt gạo không nở nhiều như các loại nếp khác. Cách nấu xôi vò này ăn vào mới thấy hết vị ngọt, sự dẻo, thơm trong hạt cơm. Hơn nữa, xôi không hề bị cứng.

Gạo nếp nương không sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật nên nhiều người ví nó như là một đặc sản của trời đất ban cho con người. Gạo nếp nương Điện Biên có nhiều thành phần dinh dưỡng như Calori, Protein, Cacbon hydrat, các nguyên tố vi lượng.

1.2. Gạo nếp nhung

Gạo nếp nhung là loại gạo được gieo trồng ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, là loại gạo được nhiều người yêu thích, xuất khẩu đi khắp các tỉnh thành trong cả nước. Là loại gạo có tỉ lệ ra hạt cao nhất. Gạo nếp nhung có hạt to, tròn, mập, màn trắng đục. Gạo khi nấu thành xôi có cảm giác nó nở ra, mùi thơm ngay từ khi nước sôi. Cách nấu xôi vò từ gạo nếp nhung có vị dẻo thơm, độ dính, ăn vào thấy vị ngọt, đến khi nguội vẫn còn giữ được độ keo dính.

1.3. Gạo nếp nương Tú Lệ

“Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò”, câu ca dao của dân tộcThái ấy từ lâu không chỉ được truyền tụng khắp vùng Tây Bắc mà hương vị độc đáo của giống gạo quý ấy còn lan xa mọi miền đất nước. Do đất Tú Lệ tơi xốp, màu mỡ, dễ ngấm nước, khí hậu ở Tú Lệ trong lành thuận lợi cho cây lúa phát triển tự nhiên nên nếp Tú Lệ vừa sạch, vừa có mùi thơm rất lạ. Hạt gạo to tròn như những con nhộng, trăm ngàn hạt đều như nhau, có màu trắng đục nấu cho cơm dẻo thơm, để lâu mà không bị vón lại. Ngoài việc quyết định cách nấu xôi vò thành công, gạo nếp Tú Lệ dùng để làm bánh chưng, bánh dày hay chế biến các món bánh khác nữa đấy.

1.4. Gạo nếp cái hoa vàng

Bấy lâu, người dân Việt Nam biết đến gạo nếp cái hoa vàng với cái tên nếp ả là giống lúa nếp nổi tiếng được trồng tại hầu khắp các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Đặc biệt phân bố tại Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nội. Đặc biệt, cách nấu xôi vò bằng gạo nếp cái hoa vàng ở Kinh Môn (Hải Dương) được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Bởi chất lượng của nếp cái hoa vàng tốt hơn các giống gạo nếp khác.

Gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon nhất khi được trồng vào vụ mùa, vì vụ xuân có nhiều mưa lạnh và ốc bươu vàng nên không tốt cho cây lúa. Người nông dân chăm sóc giống lúa này khá đơn giản, không mất nhiều thời gian hay công sức vì nó có khả năng sinh trưởng, kháng sâu bệnh tốt. Loại gạo này có hạt gạo to tròn, có vị ngọt dịu dịu, hạt gạo màu nâu sẫm, thơm và dẻo. Khi nấu xôi, hạt trong và ráo, mềm nhưng không nát, ăn vừa thơm lại đậm đà. Hạt gạo nếp đầy tròn, không vỡ, để 3 – 4 ngày sau khi nấu chín vẫn không bị khô cứng.

1.5. Gạo nếp ngỗng

Gạo nếp ngỗng là loại gạo được xem ngon nhất ở miền Nam, được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Hạt gạo nếp ngỗng dài, to trông giống như trứng ngỗng thu nhỏ, màu trắng sữa, có hương vị tự nhiên, thơm nhẹ. Khi chín thì nở vừa, dẻo nhiều, mềm, thơm hạt. Và nó lại góp phần tạo nên cách nấu xôi vò vẫn dẻo ngon kể cả sau khi để nguội.

2. Tổng hợp những cách nấu xôi vò ngon phổ biến cúng lễ, Tết

2.1. Cách nấu xôi ngon với nước dừa đơn giản nhất

Bao tín đồ hảo ngọt “tuổi ô mai” ắt hẳn không thôi lưu luyến về cách nấu xôi nước dừa béo ngậy, thơm dịu từ các gánh rong ven đường mỗi sớm đi học. Những người con vùng lục tỉnh xa xứ giờ đây lại có thể tìm về cách nấu xôi vò miền Nam thân thương dễ dàng hơn bao giờ hết sau khi tham khảo công thức này.

2.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

1 kg gạo nếp

1 chén nước cốt dừa

500 gram đậu xanh cà vỏ

1 chén nước cốt dừa

1 bó lá dứa

3 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê muối

muối mè

2.1.2. Cách nấu xôi vò với nước cốt dừa béo ngon

Bạn vo sạch gạo nếp, ngâm từ 6 – 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Rồi bạn vớt ra, để ráo.

Đậu xanh đem vo sạch, ngâm 2 – 3 tiếng cho nở mềm, vớt ra, để ráo. Cho 1 muỗng cà phê muối vào, trộn đều, xong tán nhuyễn bằng muỗng hoặc cho vô cối xay xay nhuyễn, dùng chày giã đều được.

Lá dứa rửa sạch, để ráo.

Bạn bắc xửng lên bếp, cho lá dứa vào nước. Khi nước sôi, cho khay nếp vào hấp chín. Nếp chín đổ ra mâm, trộn ½ phần đậu xanh tán nhuyễn vào, bóp đều cho đậu xanh và nếp rời rạc ra, sau đó trút nếp và đậu xanh vào xửng hấp tiếp.

Hấp thêm 5 phútthì bạn rưới từng muỗng nước cốt dừa và trộn đều xôi. Cứ tiếp tục rưới cho đến khi hết nước cốt dừa.

Rồi bạn cho số đậu xanh còn lại vào, trộn đều lên.

Cho thêm 3 muỗng canh đường vào, xới đều, đậy nắp lại hấp đến khi xôi khô thì tắt bếp là xong.

2.2. Hướng dẫn cách làm xôi vò sầu riêng thơm nức mũi

Sầu riêng là loại trái đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long, được xưng tụng là “Hoàng đế của các loài trái”. Hè đến là mùa trái chín. Trái sầu riêng tương tự như trái mít tố nữ, có nhiều gai cứng nhọn, trọng lượng khoảng 1,5 – 3,5 kg trở lên. Bên trong trái có nhiều ngăn múi. Múi có cơm mềm màu vàng nghệ, vị béo, ngọt, mùi thơm nồng đặc trưng. Ai mới ăn lần đầu cảm thấy mùi rất khó chịu, nhưng sau quen dần và “ghiền” luôn lúc nào không biết. Chính sự có mặt kỳ diệu của loại trái ngọt đã tạo nên biến tấu cách nấu xôi vò sầu riêng vang danh khắp nơi qua nhiều thế hệ.

2.2.1. Nguyên liệu chính

1 kg gạo nếp loại nhỏ hột

250 gram đậu xanh cà vỏ

2 muỗng tinh dầu dừa ( hoặc 200 gram dừa nạo)

50 gram đường cát nhuyễn

2 múi sầu riêng ráo cơm

Muối

2.2.2. Cách nấu xôi vò vị sầu riêng cực ngon

Trước hết, dừa nạo vắt lấy nước cốt cho vào nồi ngập xâm xấp với đậu xanh cùng một ít muối cho vừa khẩu vị, nấu mềm.

Đem đậu xanh đã nấu chín ra đánh nhừ, vò thành viên cỡ trái cam để sẵn ra tô.

Sầu riêng tách cơm, đánh nhừ trộn thêm ít muối cho hương vị đậm đà để sẵn ra chén. Nếp phải là loại nếp rặt (không lẫn gạo và tạp chất), cũ, hạt dài. Trọng lượng nếp nhiều, ít tùy theo người ăn. Nếp mua về vo sạch, ngâm nước độ khoảng 6 – 8 tiếng cho mềm. Vớt nếp ra rổ, để ráo rồi cho nếp vào chõ (xửng) xôi vừa chín tới, đem nếp ra trải đều lên mâm.

Dùng dao cắt từng lát mỏng viên đậu xanh lên trên nếp và trộn cho đậu xanh áo đều lên từng hạt nếp. Tiếp đến, cho nếp vào chõ (lần 2) xôi cho chín hẳn. Cách nấu xôi vò chín, lấy ra mâm trộn đều với đường cát nhuyễn và sầu riêng là xong!

2.3. Bí quyết nấu xôi vò hạt sen ngon ngây ngất

Cách nấu xôi vò hạt sen không tạo ra được mùi thơm rõ rệt ngửi một lần là đã nhận biết ngay như sầu riêng. Hương vị hạt sen “từ tốn” chinh phục thực khách đang trong trạng thái mệt nhoài nhanh cân bằng tinh thần trở lại rất hiệu quả. Hơn nữa, món ăn nào chế biến với hạt sen cũng được đánh giá xứng tầm ẩm thực đẳng cấp.

2.3.1. Tập hợp các nguyên liệu cần thiết

2.3.2. Cách nấu xôi vò hạt sen đậm đà hương vị miền quê ngày lễ, Tết

Nếu không mua được hạt sen tươi, bạn hãy dùng tới loại hạt sen khô. Tuy nhiên, cần ngâm nước, ninh mềm chúng trước khi nấu xôi.

Đậu xanh có vỏ cho vào một chậu nhỏ, ngâm trong nước ấm cho phần vỏ tách ra. Lấy rá đãi sạch vỏ và cho vào nồi đồ chín. Chú ý không được đồ quá kĩ nếu không hạt đậu sẽ nát. Đậu xanh sau khi đồ chín phải bở tơi, khô, không bị nát hoặc còn ướt. Sau đó đem đậu giã nhuyễn.

Gạo nếp sau khi đã ngâm nở (tốt nhất nên ngâm qua đêm) thì đãi sạch. Rồi cho thêm một chút muối vào xóc qua rồi để thật ráo nước. Sau đó, trộn gạo thật đều với khoảng 1 muỗng canh dầu ăn. Sau khi gạo đã ráo, cho 1/2 số đậu xanh đã giã vào trộn cùng.

Dùng nồi đồ xôi (chõ) cho nước vào đun nước thật sôi, rồi mới cho gạo vào đồ chín như cách đồ xôi thông thường. Cách nấu xôi vò chín, nhanh tay trút xôi ra một cái chậu nhôm sạch. Rồi cho nốt 1/2 số đậu xanh còn lại vào, vừa trộn vừa dùng tay vò cho các hạt xôi tơi ra. Khi quan sát thấy xôi đã tương đối tơi, bạn mới cho đến hạt sen.

2.4. Công thức nấu xôi vò gấc ngon mê đắm

Cách nấu xôi vò gấc cũng tương đối giống với món xôi thông thường. Người Việt quan niệm rằng, sắc đỏ từ gấc sẽ mang đến sự may mắn, sung túc vào năm mới. Vì vậy, ngày mùng 1 Tết, ai nấy cũng sẽ bày biện một dĩa xôi vò gấc trong mâm cỗ của gia đình.

2.4.1. Những nguyên liệu cần dùng

300 gram gạo nếp

100 gram đậu xanh cà vỏ

200 gram ruột gấc cả hạt (nếu thích xôi có màu đỏ đậm hơn nữa thì tăng thêm lượng gấc).

Rượu trắng

Đường, muối, mỡ gà (hoặc dầu ăn)

2.4.2. Cách nấu xôi vò màu đỏ gấc kích thích vị giác đầu năm mới

Đậu xanh và gạo nếp đều ngâm nở riêng khoảng 5 – 6 tiếng.

Gấc bổ đôi, dùng thìa xúc lấy phần thịt gấc cho vào bát. Thêm 1 chút rượu trắng rồi dùng tay bóp nhuyễn.

Trộn đều gạo nếp với thịt gấc, nặn bỏ hạt gấc. Thêm chút đường vào gạo rồi xóc đều cho đường, gấc và gạo trộn đều vào nhau.

Cho đậu xanh vào nồi hấp, hấp cho đậu chín mềm. Phần đậu đã chín giã nhuyễn ra. Sau đó, nắm đậu thành những nắm tròn nhỏ, dùng dao thái đậu thành những lát thật mỏng. Làm lặp đi lặp lại động tác nắm đậu rồi thái khoảng 2-3 lần. Cách nấu xôi vò vị gấc đồ đến khi thấy đậu thật nhuyễn và tơi là được.

Trút xôi ra mâm, tải mỏng đều để xôi nhanh nguội. Trộn đều xôi với chút mỡ gà và ½ chỗ đậu xanh còn lại. Dùng tay vừa trộn vừa xoa nhẹ để đậu xanh bám đều vào xôi và tơi ra thành từng hạt.

3. Những món ngon nào ăn kèm cùng xôi vò bạn không nên bỏ qua?

3.1. Hướng dẫn nấu chè hoa cau hương bưởi

Chè hoa cau hương bưởi trong nền ẩm thực Tràng An mang đến cảm giác chay tịnh và thư thái đến lạ lùng. Cách nấu chè hoa cau xôi vò không phải lấy hoa cau làm nguyên liệu cốt yếu. Vì khi bát chè múc ra những hạt đậu xanh được rắc khéo để không chìm, không vón cục. Nó chỉ lơ lửng như hoa cau vàng ươm rơi rụng, một nỗi vàng rộn ràng mà tinh khiết. Chè hoa cau bao giờ cũng có độ ngọt thanh vừa phải. Cách nấu xôi vò căng phồng vàng óng, thoang thoáng hương bưởi thì lại càng quyến rũ gấp bội phần. Vậy nên không mấy ngạc nhiên khi người ta trịnh trọng đặt món ngon này lên bàn thờ tổ tiên tưởng nhớ ông bà ngày xuân sang.

3.1.1. Nguyên liệu chính

300 gram đậu xanh

150 gram bột sắn dây (hoặc bột năng)

200 gram đường

Tinh dầu bưởi

1/2 muỗng cà phê muối

Nước cốt dừa

Xôi vò

3.1.2. Cách nấu chè hoa cau xôi vò

Đỗ xanh đã xát vỏ đem rửa sạch, sau đó, ngâm trong nước (ít nhất 3 giờ để đỗ được mềm). Nếu có thể, bạn hãy ngâm đỗ qua đêm để đỗ xanh nở đều. Bí quyết này giúp cách nấu xôi vò được dẻo và mềm hơn.

Đậu xanh vớt ra bát, thêm ½ muỗng cà phê muối vào trộn đều rồi đem hấp hay đồ chín. Đậu xanh sẽ chín nở bung, hạt mềm tơi mà không bị vỡ.

Hòa tan 150 gram bột sắn dây với 150 ml nước lạnh (nước lạnh có thể tránh làm bột bị vón cục). Cho 1 lít nước vào nồi đun sôi lăn tăn thì cho 200 gram đường vào khuấy đều cho đường tan. Bột sắn dây sau khi pha, để 2 phút cho lắng bớt rồi đổ từng chút vào nồi nước đường.

Quan sát thấy bột sắn dây chuyển màu trong sáng mịn nghĩa là bột đã chín thì cho đậu xanh vào nồi. Thêm 2 muỗng cà phê tinh dầu bưởi vào đun một lúc thì tắt bếp. Nếu thích bạn có thể rưới lên một ít nước cốt dừa lên chè khi thưởng thức, cùng hòa lẫn một chút xôi vò.

3.2. Cách nấu chè bà cốt

Cách làm xôi vò miền Bắc không có độ ngọt nhiều như món xôi vò miền Nam. Mục đích là để dễ dàng kết hợp ăn cùng với một món chè mà không gây cảm giác ngán ngẩm. Chè bà cốt là món ăn dân gian được nhiều người Hà Nội ưa thích mỗi khi gió mùa Đông Bắc tràn ngập trên mọi phố phường. Ngoài chè hoa cau, cách nấu xôi vò ăn với chè bà cốt chốn kinh kỳ cũng khiến du khách thập phương quyến luyến mãi không thôi.

3.2.1. Nguyên liệu cần mua

200 gram gạo nếp

Đường nâu

3 – 4 nhánh gừng tươi

1800 ml nước lọc

3.2.2. Cách nấu chè bà cốt

Vo sạch gạo nếp, gừng giã nát rồi cho vào miếng vải mỏng túm lại vắt lấy nước cốt.

Tiến hành đun sôi 1800 ml nước. Trong khi chờ nước sôi, bạn bắc nồi hoặc chảo để thắng nước đường. Cho 3-4 muỗng đường vào nấu nhỏ lửa cho đường tan. Lúc nó hơi sẫm màu thì nhấc nồi khỏi bếp. Đường sẽ tiếp tục chuyển sang màu cánh gián. Rồi bạn cho chút nước vào nồi khuấy lên cho tan đều là được.

Nước sôi rồi thì ta cho đường nâu đã chuẩn bị vào khuấy tan. Sau đó cho nước đường vừa làm vào, nhớ nêm nếm kiểm soát độ ngọt vừa ý. Trong lúc nước đang sôi ta cho gạo nếp đã ngâm vào, khuấy đều. Nồi chè sôi lại lần nữa, ta dùng đũa khuấy đều rồi vặn nhỏ lửa liu riu để ninh nếp cho nhừ. Trong khi ninh, thỉnh thoảng vẫn dùng đũa khuấy nhẹ cho nếp tơi.

Nếp hơi nở, ăn thử thấy chín rồi thì tắt bếp. Để yên vậy, nếp sẽ tiếp tục nở từ từ. Lúc này, bạn dùng đũa khuấy nhẹ nồi (không dùng muỗng hay vá khuấy kẻo làm nếp bị nát).

Chờ tới khi nồi hạ nhiệt, còn âm ấm là nếp đã tới. Vặn bếp lên (lửa nhỏ) cho nồi nóng, nêm nước cốt gừng đã vắt khi nãy vào từ từ cho tới khi cảm thấy vừa khẩu vị là được. Tắt bếp, cách nấu xôi vò ăn với chè bà cốt còn âm ấm là ngon nhất.

3.3. Cách làm cơm rượu xôi vò

Cách nấu xôi vò ăn với chè hoa cau vốn đã trở thành “cặp đôi” đi vào truyền thống. Hạt xôi dẻo chìm trong nước chè sanh sánh. Đậu xanh đánh tơi trong xôi hòa cùng đậu xanh hạt trong chè, món này đệm cho món kia, hòa điệu nhịp nhàng. Nhưng dường như cái giai điệu ấy có phần nhẹ nhàng quá, đều đều quá. Không có điểm nhấn, không có sự tương phản để món này làm nền đẩy bật món kia.

3.3.1. Tổng hợp nguyên liệu

500 gram gạo nếp cái hoa vàng

5 – 7 viên men rươu

500 ml nước lọc

Muối

3.3.2. Cách nấu cơm rượu nếp cái hoa vàng

Gạo nếp vo nhiều lần cho thật sạch và ngâm khoảng 4 – 6 tiếng, sau đó để ráo.

Đổ gạo vào nồi cơm điện, cho nước nước xăm xắp và thêm nửa muỗng cà phê muối vào rồi bấm nút nấu như bình thường. Khi chín, bạn dùng đũa xới nếp thật đều cho dẻo và tơi xốp.

Với men rượu, các chị em nội trợ giã nhuyễn thành bột sau đó rắc đều vào nếp. Đừng trộn men khi nếp còn nóng vì sẽ làm chết men, cơm rượu sẽ không ngon. Xếp những viên nếp vào hũ thủy tinh sạch, đậy nắp kín rồi ủ từ 3 – 5 ngày. Khi thấy có nước tiết ra là cơm rượu đã chín và có thể dùng được.

Bạn nên bảo quản hũ cơm rượu trong ngăn mát tủ lạnh để giữ độ ngọt vừa phải của món ăn. Cách nấu xôi vò kết hợp cơm rượu thế này giúp cân bằng hương vị hài hòa hơn.

Nếu thích dùng ngọt, các chị em có thể nấu ít nước đường, để nguội rồi đổ vào chén cơm rượu trước khi ăn.

3.4. Cách làm bánh tiêu

Cách nấu xôi vò của người Phan Thiết gói trong lá chuối, lá sen. Ngoài ra, người ta còn kết hợp cùng việc làm bánh tiêu để ăn luôn được cả phần vỏ bánh. Nhưng, bánh tiêu bày bán ngoài lề đường chưa chắc đã hợp vệ sinh. Đừng vội lo lắng, bạn cũng có thể chế biến bánh tiêu tại nhà bằng công thức sau.

3.4.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

500 gram bột mì

6 gram men nở (loại men dùng làm bánh mì)

150 gram mè

220 ml nước ấm

2 ống vani

Muối, đường, dầu ăn

3.4.2. Cách trộn bột làm bánh tiêu

Vị mè bùi bùi của bánh tiêu chiên kết hợp cách nấu xôi vò tạo nên hương vị tròn đầy cho mâm cỗ. Trước hết, để trộn bột làm bánh tiêu, bạn làm như sau:

Đãi sạch lượng mè, rồi rang đến khi nó có màu vàng nhẹ và có mùi thơm.

Hòa tan khoảng 100 gram đường và 20 ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Rồi tiếp tục cho men nở vào, khuấy đều để khoảng 10 phút đến khi men nổi lên trên mặt nước.

Cho 500 gram bột mì và 1 muỗng muối cùng phần nước ấm còn lại vào một chiếc chậu lớn, trộn đều. Đổ từ từ hỗn hợp đường và men nổi vừa làm ở trên vào. Dùng tay nhào đều cho đến khi tất cả tạo thành một khối bột dẻo, không vón cục, không dính tay.

Dùng chiếc khăn khô đậy bột lại, ủ bột ở nơi kín gió khoảng 1 tiếng đồng hồ. Để biết bột đã nở hết chưa, dùng ngón tay ấn mạnh xuống giữa thau bột. Nếu bột không phồng lên lại chứng tỏ bột đã nở hết, có thể dùng được.

Đổ vani vào và nhào đều bột lên một lần nữa, sau đó chia bột thành các miếng bột đều nhau. Vo tròn bột, rồi lăn qua dĩa mè rang, cho mè dính đều 2 mặt. Dùng chai thủy tinh cán bột thành các miếng tròn đều.

3.4.3. Chiên bánh tiêu

Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo một lượng dầu ăn sao cho ngập mặt bánh.

Đun dầu thật sôi sau đó vặn lửa nhỏ và cho bánh vào chiên vàng đều 2 mặt là đạt yêu cầu. Cách nấu xôi vò nhồi làm nhân bánh tiêu là ngon đúng chuẩn.

Bảo tiên tổng hợp