Top 11 # Nấu Thức Ăn Dặm Cho Bé Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Công Thức Nấu Cháo Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm

Tổng hợp các món cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

Cháo bí đỏ thịt xông khói

Nguyên liệu gồm có

Bí đỏ 500gr Thịt ba chỉ xông khói 100gr Bơ 2 thìa cà phê Kem tươi 100ml Hành tây: một nửa củ Rau mùi: một mớ nhỏ Gia vị: hạt nêm, tiêu bột, muối, đường cát..

Cháo thịt bò bí đỏ

Nguyên liệu gồm có

Bí đỏ 500gr Thịt bò tươi 100gr Tỏi, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm,…

Mỡ trong thịt bò còn được gọi là chất béo, với tác dụng chính giúp bổ sung thêm năng lượng cho bé thỏa sức vận động. Thịt bò chứa nhiều sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu giúp bé phát triển tốt hơn với thể trạng tốt hơn.

Tỏi có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn, kháng nấm giúp bé có sức đề kháng tốt hơn. Không chỉ giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn, giun sán tỏi còn giúp cho người sử dụng có hệ tiêu hóa tốt, tránh bị đầy hơi, trướng bụng rất cần thiết cho các bé trong giai đoạn này.

Cháo bí đỏ tôm/cua

Nguyên liệu gồm có

Thịt tôm hoặc cua đã bóc vỏ 200gr Bí đỏ 500gr 100gr gạo nếp Hành khô, dầu ăn, nước mắm,…

Cháo bí đỏ cá hồi/ cá thu cho bé ăn dặm

Nguyên liệu gồm có

Thịt cá 150gr Bí đỏ 300gr Gạo nếp, gạo tẻ mỗi loại 100gr nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, …

Mùa thu thường hanh khô khiến các bé dễ bị khô da, nứt nẻ môi và mũi, bên cạnh đó rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Bí đỏ là một trong những thực phẩm có đủ Vitamin A và chất xơ rất tốt với các bé.

Bí đỏ có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao, bố mẹ có thể chế biến thành nhiều món khác nhau để bé ăn trong tuần. Ngoài ra, dinh dưỡng trong bí đỏ giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và con có thể 1 phần giúp bé nhanh cai sữa hơn.

Trong y học, hạt bí đỏ còn được biết đến như một phương pháp trị giun sán. Bố mẹ nên chọn 1 số món có thể nấu chung để giúp trẻ có được hệ đường ruột tốt và chống được bệnh tật.

Bí đỏ được các bác sĩ, nhà khoa học khuyên dùng như 1 loại thức ăn bổ não vì trong bí đỏ có chứa chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, là acid glutamic. Trong 100g bí đỏ có tới 233mg acid glutamic. Chất này đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não.

Thức Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng Tuổi

4 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé tập làm quen với nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, lúc này hệ tiêu hóa của bé còn hết sức non nớt, các mẹ cần lưu ý thức ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi với số lượng ít, bột ở dạng lỏng và loãng.

1.Những điều cần lưu ý khi cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ thường xuyên

4 tháng tuổi là giai đoạn mà sữa mẹ vẫn giữ vai trò cung cấp dinh dưỡng chủ đạo. Song song với việc cho bé làm quen với thức ăn dặm, bạn cần lưu ý cho bé bú thường xuyên. Do bé đã quen với việc “món ăn” gần gũi này từ khi mới sinh nên bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức kết hợp với ăn dặm đúng cách là công thức chăm sóc con hoàn hảo nhất.

Khi bé đã sẵn sàng tập ăn dặm, bạn có thể cho bé nhấp 1-2 thìa súp từ ngũ cốc pha với sữa mẹ.

Nên cho bé ăn dặm những lần đầu tiên bằng thìa mềm ( thìa cao su) và khi bé nhấm nháp hết 2 thìa súp ngũ cốc thì tiếp tục cho bé bú mẹ. Lúc đầu, bé có thể sẽ ăn rất ít. Đừng nôn nóng, thời kỳ này bé đang học những kỹ năng mới, hãy kiên nhẫn cho bé ăn từng chút một.

Sữa

Sữa vẫn là thực phẩm quen thuộc với bé từ khi sinh ra. Đây chính là nền tảng giúp bé hình thành thói quen ăn uống về sau này. Việc tạo cho bé niềm vui thích và hứng thú khi làm quen với những hương vị đầu tiên rất quan trọng. Lượng sữa phù hợp cho trẻ 4 tháng tuổi là khoảng 1200ml. Mỗi lần cho bé bú từ 150ml-180ml sữa,ngày bú 6-7 lần. Sau khi bú, bé chỉ cần uống thêm vài muỗng nước tráng miệng, không nên cho bé uống nhiều sẽ khiến bé lười bú.

Kết hợp sữa mẹ với những thực phẩm khác

Giai đoạn này, sữa mẹ đóng vai trò là phương tiện giúp bé làm quen với thức ăn dặm hiệu quả nhất.

Trước tiên, mỗi ngày bạn chỉ nên cho bé ăn những thìa nhỏ từ món hầm nhừ và loãng. Sau đó, có thể tăng dần lên từ 10ml đến 15ml/ 2 thìa hoặc 3 thìa. Dần dần tập cho bé ăn 2 hoặc 3 bữa mỗi ngày.

Bột pha sữa mẹ hoặc sữa bột.

Bột ăn dặm vị ngọt từ trái cây vị dịu.

Súp rau có vị dịu: khoai tây nghiền, cà rốt…

Những thức ăn chưa nên cho bé 4 tháng tuổi thử ăn dặm

Món ăn chứa nhiều gia vị

Bột mặn: chứa thịt, cá, tôm, trứng…

Sữa bò tươi

Các loại hạt

Mật ong

Thức ăn có mỡ

Các loại quả có vị chua

3.Cách chế biến thức ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Bột sữa: hòa 1-3 thìa cà phê với nước đun sôi để nguội hoặc sữa mẹ. Lưu ý kiểm tra lại nhiệt độ nước khi cho bé ăn.

Rau quả hầm nhừ: gọt vỏ rau củ ( khoai tây, cà rốt, củ cải..). Sau đó thái hạt lựu, hấp cách thủy 10 phút cho mềm, nghiền nhuyễn qua rây. Tiếp tục trộn với một ít sữa mẹ hoặc sữa bột pha loãng. Cho bé ăn ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh 24h.

Bên cạnh đó, thực phẩm dinh dưỡng dành riêng cho trẻ nhỏ cùng là sự lựa chọn hợp lý nhằm hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé.

Mỹ Linh Nguồn ảnh: Internet

Công Thức Nấu Các Món Cháo Ngon Cho Bé Ăn Dặm

Thời kỳ bé ăn dặm, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì cân nặng và sức khỏe cho con. Theo đó, “bỏ túi” ngay công thức nấu vài món cháo ngon, bổ sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các chị em.

Chế độ dinh dưỡng dành cho bé ăn dặm

Khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm. Để đảm bảo sự phát triển của bé, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ cần chuẩn bị nguồn thực phẩm đầy đủ chất béo, đạm, vitamin, tinh bột…

Cụ thể hơn, một chế độ dinh dưỡng tốt cho bé ăn dặm thường bao gồm:

2 bữa chính: cháo hoặc bột;

Và một thực đơn không thể thiếu đó là sữa mẹ. Chị em cần tiếp tục duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên. Trường hợp mẹ không đủ sữa thì có thể thay bằng sữa bột với khoảng 500ml mỗi ngày.

Nếu muốn tự tay nấu nên những bữa cháo ngon, bổ và an toàn cho bé, bên cạnh việc kết hợp đầy đủ các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết vừa nêu trên, mẹ cần lưu ý thêm:

Không cho trẻ ăn đồ tanh vì hệ tiêu hóa còn yếu nên bé dễ bị nôn, ợ khi tiếp xúc với thực phẩm có mùi lạ.

1 ít dầu ăn và mỡ sẽ tốt hơn cho quá trình chuyển hóa đạm trong cơ thể trẻ.

Với một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, mẹ có thể an tâm phần nào bởi bé sẽ có cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít bệnh tật.

Cách nấu các món cháo ngon, bổ cho bé ăn dặm

Cháo tôm tươi

Tôm là loại hải sản giàu axit amin, protein cùng canxi và các dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ phát triển hệ xương của trẻ. Vì thế, tôm làm nguyên liệu chính cho món cháo ăn dặm của bé là một lựa chọn sáng suốt của mẹ. Để có 1 bát cháo tôm thơm ngon và bổ dưỡng, bạn cần chuẩn bị:

Khoảng 200g tôm tươi;

1 nắm gạo;

1 nắm rau ngót;

1 củ hành tím;

500ml nước;

Gia vị: dầu ăn, hạt nêm,…

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tôm rửa sạch, lột bỏ đầu, vỏ. chỉ lấy phần thịt và băm nhỏ;

Rau ngót rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ (không vò vì rau sẽ bị mất chất dinh dưỡng);

Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước theo tỉ lệ 1 phần gạo thì 12 phần nước để tạo được thành phẩm cháo lỏng, trẻ dễ ăn.

Hành tím bóc bỏ vỏ, thái rồi băm cho thật nhỏ.

Bắc nồi nước có gạo lên bếp, đậy nắp lại và để lửa vừa, đun sôi.

Trong thời gian đợi sôi thì bạn dùng một chiếc chảo chống dính để phi hành và xào tôm sơ qua. Lưu ý chỉ cho 1 lượng rất ít dầu ăn và xào nhanh không để tôm quá chín, điều này đảm bảo món cháo không thiếu đạm từ dầu thực vật và cũng không quá béo, ngấy.

Cháo sôi thì cho phần tôm đã xào vào, sau đó cho tiếp rau ngót và nêm nếm gia vị vừa ăn.

Tiếp tục nấu cho tới khi cháo nhuyễn.

Bước 3: Cho bé ăn

Ở giai đoạn đầu tập cho bé ăn dặm, mẹ nên dùng ray để gạn cháo sao cho mịn như bột. Sau đó, dùng đồ đựng an toàn như tô hay chén thủy tinh cao cấp thay vì khay, chén nhựa để đảm bảo không có chất độc hại thông qua bữa ăn đi vào cơ thể gây hại cho trẻ.

Khi bé được 1 tuổi trở đi, với món cháo tôm rau ngót này, mẹ có thể để nguội rồi mớm trực tiếp cho bé mà không cần dùng tới ray.

Cháo gà cà rốt

Thịt gà và cà rốt cũng là 2 nguồn thực phẩm bổ sung nhiều đạm, protein và vitamin cho trẻ. Để chế biến món này cho 1 bữa ăn của con, chị em cần chuẩn bị:

Khoảng 300g thịt ức gà;

1 củ cà rốt;

1 củ hành tím;

1 nắm gạo;

500ml nước;

Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, nước mắm,…

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà làm sạch, cắt nhỏ;

Cà rốt cạo bỏ vỏ, rửa rồi thái hạt lựu;

Hành tím thái nhỏ;

Gạo vo sạch rồi cho vào nồi kèm nước theo tỉ lệ vừa đủ.

Bước 2: Chế biến

Bắc nồi gạo với nước lên bếp, đậy nắp lại và đun sôi;

Song song đó, dùng chảo chống dính kèm ít dầu ăn phi thơm hành, sau đó lần lượt cho gà và cà rốt và xào cho mềm;

Nồi cháo sôi thì cho hỗn hợp vừa xào vào, nêm nếm gia vị vừa ăn;

Tiếp tục nấu cho đến khi cà rốt mềm bấn và cháo thật sự nhuyễn.

Tương tự như cháo tôm rau ngót, mẹ cũng cần gạn qua ray nếu trẻ đang ở thời kỳ đầu ăn dặm và dùng dụng cụ đựng an toàn cho sức khỏe của bé. Mỗi tuần với khoảng 3-4 tô cháo gà cà rốt, con bạn sẽ có được hệ tiêu hóa tốt và không bị thiếu đi những dưỡng chất cần thiết.

Từ 2 công thức trên, hy vọng các mẹ đã phần nào tích lũy thêm được kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc con cưng của mình. Trường hợp cháo nấu dùng không hết sau 1 lần ăn của bé, các mẹ cũng cần biết cách bảo quản an toàn. Chi tiết hãy tham khảo tại bài viết: Hộp thủy tinh cao cấp – nơi cất giữ đồ ăn an toàn cho bé. Cần tìm hiểu thêm các công thức nấu ăn ngon, chị em đừng ngần ngại truy cập chuyên mục BẾP NGON của chúng tôi tại https://www.sapakitchen.vn/bep-ngon.

5 Công Thức Nấu Nước Dashi Để Dành Cho Bé Ăn Dặm

Dashi một loại nước dùng quen thuộc trong ẩm thực Nhật, tùy từng món ăn mà người Nhật chọn loại nước dashi phù hợp để món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn, gia tăng hương vị. Nhiều bà mẹ Việt cũng chọn cách làm nước dashi để dùng nấu cháo ăn dặm thay đổi khẩu vị cho bé. Cùng tham khảo 5 công thức nấu nước dashi đơn giản mà thơm ngon, đủ dinh dưỡng.

1Nước dùng dashi rau củ

Nguyên liệu

Cách làm dashi rau củ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn đem các loại rau củ đem rửa sạch sau đó cắt khúc.

Bước 2: Bạn bỏ 1,6 lít nước vào nồi đun sôi sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm gồm: bắp non, bắp mỹ, cà rốt, su su, khoai tây, bí đỏ vào nấu khoảng 20 phút sau đó bỏ nốt các loại rau củ còn lại gồm: hành tây, bông cải trắng, mướp, rau cải ngọt nấu thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.

Thành phẩm

Sau khi tắt bếp bạn đổ nước luộc rau củ lọc qua rây sau đó đợi nguội cho vào hộp đậy kín nắp trữ trong tủ lạnh dùng nấu dần cho bé.

2Nước dùng dashi từ tảo bẹ và cá

Nguyên liệu: 1 miếng tảo bẹ, 20gr cá bào, 750ml nước.

Cách nấu nước dashi từ tảo bẹ và cá

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Tảo bẹ đem rửa sạch

Bước 2: Bạn cho phần tảo bẹ đã rửa sạch vào nồi và thêm 750ml đã chuẩn bị vào, tiếp đến bạn bắc nồi lên bếp, đợi nồi nước tảo nổi bọt lăn tăn thì bạn vớt tảo ra, cho cá vào nấu với lửa vừa.

Bước 3: Bạn cho tảo và cá nghỉ trong 10 phút sau đó cho vào 1 chiếc khăn và vắt lấy phần nước dùng ngọt nhất để nấu cháo cho bé.

Thành phẩm

Phần nước dùng tảo bẹ và cá có vị ngọt đặc biệt, thơm ngon, bổ dưỡng bạn có thể dùng để nấu súp hoặc cháo cho bé.

3Nước dashi củ quả và xương

Nguyên liệu: 1 bó cần tây chỉ lấy phần thân, 1 củ hành tây, 1 cà rốt, 300gr xương

Cách nấu nước dashi củ qua và xương

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Xương bạn đem rửa sạch để ráo, trần qua một lần nước sôi cho sạch rồi rửa lại; hành tây bóc vỏ bổ miếng cau, cà rốt cắt khúc, cần tây rửa sạch.

Bước 2: Bạn cho xương vào nồi sau đó đổ nước vào đun sôi rồi hạ lửa, vớt bỏ phần bọt nổi lên. Tiếp đến cho cà rốt vào hầm chung đun lửa liu riu khoảng 30 phút, cuối cùng cho hành tây, cần tây vào đun thêm 10 phút thì tắt bếp.

Thành phẩm

Lấy phần nước dashi đã đun lọc qua rây, chia ra các hộp nhỏ 70ml đến 100 ml để dùng dần mỗi bữa cho bé. Phần còn lại có thể đổ vào hộp đậy kín lại để trong tủ lạnh dùng dần cho bé.

4Nước dùng dashi từ rong biển khô và cá

Nguyên liệu

Cách nấu nước dashi từ rong biển khô và cá

Bước 1: Cho rong biển khô vào nồi nước sau đó bắc nồi lên bếp đun đến khi nước gần sôi thì vớt rong biển khô ra.

Bước 2: Cho cá ngừ bào khô vào nồi đun thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp, sau đó để yên cá trong nồi ngâm thêm 5 phút nữa.

Thành phẩm

Lọc nước dùng dashi rong biển và cá qua rây để giữ lại phần cá. Nước dùng dashi cá và rong biển dùng nấu cháo cho bé sẽ rất ngon và cực kỳ giàu dinh dưỡng.

5Cách làm nước dùng dashi nấm hương

Nguyên liệu

Cách nấu nước dashi nấm hương

Bước 1: Nấm hương bạn không rửa mà dùng chổi lông nhỏ quét sạch bụi bẩn.

Bước 2: Cho nấm hương vào 1 chiếc hũ thêm vào 100ml nước và đậy nắp lại ngâm nấm hương trong nước để qua đêm

Bước 3: Vắt ráo nấm hương, lọc lấy nước dùng dashi nấm hương qua rây để có phần nước trong không có cặn

Thành phẩm

Bạn thu được phần nước dùng nấm hương dùng để chế biến món ăn chay hoặc dùng để nấu cháo, súp cho bé đều ngon.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH