Top 7 # Nấu Cháo 1 Người Ăn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Nấu Ăn Lành Mạnh Cho 1 Hoặc 2 Người

Nấu ăn cho một hay hai người

Thay vì giải quyết cho xong bữa ăn bằng thức ăn thừa hay thực phẩm đông lạnh, hãy cố gắng thử các lời khuyên sau để nấu một bữa ăn lành mạnh cho một hay hai người:

Lên kế hoạch: dành thời gian để ghi lại thực đơn mỗi tuần và danh sách những đồ cần mua. Bạn sẽ thấy việc mua đồ dễ dàng hơn và đảm bảo rằng bạn có mọi thứ bạn cần khi bạn chuẩn bị nấu ăn.

Tích đồ trong nhà bếp: hãy cất giữ rau, đậu và hoa quả đóng hộp để thêm vào bữa ăn một cách nhanh chóng và khỏe mạnh. Thường xuyên rửa rau quả và đậu đóng hộp dưới vòi nước chảy liên tục để giảm lượng muối ăn vào. Cân nhắc sử dụng cả ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt hay lúa, diêm mạch, lúa mạch và mì. Các loại thực phẩm khô là một thực phẩm dễ ăn đối với khẩu phần ăn một người.

Tận dụng ngăn đá tủ lạnh của bạn: mua số lượng lớn và làm đông lạnh từng phần nhỏ giúp bạn dễ dàng rã đông và nấu ăn cho một hoặc hai người. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bạn có thể làm đông lạnh cả bánh mì, các loại thịt, hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt và cả hạt giống. Làm đông đá giúp cho thực phẩm tươi lâu hơn và giữ cho thực phẩm không bị hỏng. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, hãy làm đông thực phẩm khi chúng còn tươi.

Chuẩn bị đĩa ăn để đủ một bữa: để nhanh chóng và dễ dàng hơn khi nấu ăn, hay chọn loại đĩa có thể đựng cả bữa ăn. Hãy tìm các loại đĩa bao gồm nhiều chỗ để đựng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, ví dụ thịt, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu và rau. Bữa ăn tốt cho sức khỏe có thể gồm thịt bò, lúa mì và rau hầm; hay bao gồm thịt gà, rau và cơm; hoặc có thể kết hợp gà tây và đậu nấu.

Nấu một lượt và làm đông lạnh thành từng phần: ví dụ nấu hay hầm một nồi sau đó trữ đông lạnh trong các hộp nhỏ dành cho một người. Sau đó chỉ lấy ra lượng thức ăn mà bạn cần. Bạn sẽ cần có kinh nghiệm để giảm lượng thức ăn thừa. Hãy chắc rằng bạn viết ngày và thành phần lên gói thức ăn đồng thời chuyển những gói cũ hơn ra phía ngoài khi bạn thêm thức ăn vào tủ.

Nấu một lần, dùng hai lần: lên kế hoạch cho bữa ăn để bạn có thể sử dụng phần còn thừa thành món ăn mới. Ví dụ, nấu cơm dùng trong một bữa phần còn lại dùng để hầm, nướng gà ăn trong một bữa và dùng phần còn lại làm bánh mì kẹp hay súp, hay trộn với rau xanh, hoa quả khô và các loại hạt để làm thành món salad ngon lành. Hay làm bánh mì thịt nướng chia một phần thành bánh mì thịt nướng và lấy phần còn lại để làm thịt viên và có thể làm đông lạnh, sử dụng sau.

Mua sắm với tiêu chí tiện lợi: bạn biết rằng sẽ có những ngày khi mà bạn chẳng có thời gian hay đơn giản không muốn nấu ăn. Vì vậy hãy lên kế hoạch trước và chuẩn bị sẵn những đồ hộp ăn ngay, ít béo, ít muối và bữa ăn đông lạnh ít béo hoặc thực phẩm đóng gói sẵn. Các loại thức ăn này có thể đắt tiền ví vậy hãy tích trữ nhiều khi có đợt giảm giá.

Nấu ăn lành mạnh- làm sao để giữ hứng thú?

Hãy tìm cho mình cảm hứng cho dù đó là thử thách lớn nhất khi bạn nấu ăn cho một mình mình. May mắn là bạn có thể tìm thấy vô số cuốn sách dạy nấu ăn cho một hay hai người. Một số thậm chí cung cấp các lời khuyên thực hành như cách chọn thức ăn tốt cho sức khỏe, lên thực đơn, kế hoạch mua sắm và cách đọc nhãn thực phẩm.

Đừng ngần ngại trộn mọi thứ với nhau và thử một loại thức ăn nhanh dinh dưỡng thay cho bữa ăn truyền thống nếu bạn có ít thời gian hay năng lượng. Ví dụ, phết vào bánh gạo lứt phô mai ricotta và dâu tươi hay phô mai dê và vài lát olive. Một ý tưởng cải tiến bữa ăn nhanh khác là bánh ngô nướng xốp dùng với táo và vài lát phô mai, hay đậu rang trộn với sốt salsa, một lượng nhỏ kem chua ít béo và chip tortilla nướng.

Cuối cùng, tại sao thỉnh thoảng bạn không hội họp bạn bè? Mời bạn hay những người họ hàng để làm mẫu một số cách nấu ăn tại nhà cho bạn. Hay tham gia câu lạc bộ nấu ăn- đó là cơ hội tuyệt vời để thử những công thức mới và có niềm vui khi vào bếp.

Người Ốm Nên Ăn Cháo Gì? Nấu Cháo Cho Người Cảm Cúm, Sốt

Chào các bạn, hôm nay, mình sẽ giải đáp thêm câu hỏi nữa, đó chính là: người ốm nên ăn cháo gì? Câu hỏi này của một bạn có nick name là Thùng Duy gửi tới cho Page trên Facebook.

Để tìm hiểu cách nấu những món cháo giúp giải cảm, giảm sốt và hồi phục sức khỏe nhanh nhất cho người bị ốm thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của mình nha, chắc chắn nó sẽ rất hữu ích đấy.

Nguyên liệu nấu cháo giải cảm cúm, sốt

Gạo tẻ: 1/2 bát

Gạo nếp: 1 nắm nhỏ

Thịt bò: 130 gram

Xương ống: 150 gram

Hành lá: vài nhánh

Hành tím: 1 củ to

Hành phi: 2 thìa

Rau thơm: 1 mớ nhỏ

Rau ngót: 20 gram

Các gia vị cần thiết khác: mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn…

Chi tiết cách nấu cháo giải cảm cho người bệnh

Để món cháo thêm phần đậm đà, bạn hãy lấy xương ống heo rửa sạch, chặt khúc rồi cho vào nồi, thêm 1 thìa muối nhỏ, 2 lít nước và hầm trong 1 tiếng cho ra chất.

Gạo nếp gạo tẻ trộn lẫn vo sạch, ngâm nước lạnh 1 tiếng cho mềm. Sau khi ngấm mềm, bạn cho vào chảo rang đến khi gạo hơi ngả sang màu vàng thì cho vào nồi nấu thành cháo.

Thịt bò chọn loại tươi ngon, thái mỏng và băm nhuyễn. Nếu bạn có máy xay thì có thể cho vào máy để xay ra. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể nhờ người bán hàng xay sẵn.

Sau khi mua về, bạn cho thịt vào bát, ướp cùng các gia vị như: mắm, tiêu bột, hạt nêm… trộn đều rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô, để vào ngăn mát tủ lạnh ướp 30 phút.

Rau ngót tước lá, rửa và băm nhỏ. Hành lá cắt rễ, thái khúc. Hành tím bóc vỏ thái lát mỏng. Rau thơm nhặt bỏ lá úa, ngâm nước muối loãng 10 phút rồi thái nhỏ, để riêng.

Tiếp tục, bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng già thì cho hành tím xuống phi thơm, thêm thịt bò vào xào cùng, đến khi thịt chín thì tắt bếp, không nên xào quá lâu.

Bạn kiểm tra xem cháo đã mềm chưa rồi trút thịt băm, rau ngót xuống đảo đều, đậy vung lại nấu thêm 15 phút. Sau 15 phút, nêm nếm lại gia vị rồi rắc hành lá xuống. Múc cháo ra bát, thêm hành phi, rau thơm và ăn nóng, có thể thêm tiêu bột nếu thích.

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã biết rằng người ốm nên ăn cháo gì rồi đúng không nào? Nếu bạn biết khéo léo lựa chọn món cháo phù hợp thì chắc chắn họ sẽ hồi phục sức khỏe cực nhanh đấy.

Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với Page để được giải đáp nhanh nhất.

Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé Dưới 1 Tuổi

Trong nấu cháo ăn dặm cho trẻ, các bà mẹ cần lưu ý 4 điểm sau: nguyên liệu nấu cháo, tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo, cách nêm nếm và cách bảo quản cháo.

Một số sai lầm thường gặp của mẹ trong nấu cháo

Quan sát nấu cháo cho con của một số bà mẹ, Bác sĩ Nguyễn Minh Đức( bệnh viện Việt Pháp) thấy có nhiều sai lầm tai hại.

Đổ thêm nước lạnh khi đang ninh xương

Trong thịt, xương chứa nhiều protein và chất béo. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao mà đổ nước lạnh thì các chất đó sẽ bị kết tủa.

Nó làm cho thịt, xương cũng khó nhừ, giảm chất lượng, mùi vị bị biến đổi.

Khuấy đảo thức ăn trong nồi liên tục

Khuấy đảo liên tục cháo không những làm đồ ăn nát mà món ăn kém hấp dẫn. Làm bé chán ghét với món ăn, gây bất lợi cho sức khỏe. Đồ ăn nát, nhũn còn gây mất dinh dưỡng.

Nêm nhiều gia vị khi cho trẻ ăn dặm

Trẻ con dưới 1 tuổi thận còn non, nếu nhiều gia vị trong cháo không tốt cho trẻ. Trong các thực phẩm tự nhiên như rau, cá, thịt,…đã có sẵn vị ngọt, mặn. Tới giai đoạn 9-11 tháng, mẹ có thể thêm chút gia vị vào cháo.

Những giai đoạn đầu của trẻ, thêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến cho thận của trẻ làm việc quá sức. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Cho sữa vào nấu cùng thức ăn khác

Các mẹ muốn thêm sữa vào các món cháo để đồ ăn dặm của bé thêm béo ngậy, giàu dinh dưỡng. Hãy nhớ không nên nấu sữa quá lâu, nấu sôi nhiều lần. Làm như vậy, sữa bị mất chất dinh dưỡng, vitamin bị phá hủy.

Cách tốt nhất là nấu các thực phẩm khác trong nước trước. Sau đó, đổ sữa vào và tiếp tục đun đến khi sôi thì bắc ra. Như vậy, bảo toàn chất dinh dưỡng từ sữa cho bé.

Các nguyên liệu nấu cháo cho bé trong từng giai đoạn

Từng giai đoạn phát triển của trẻ, việc lựa chọn nguyên liệu cũng khác nhau.

Nguyên liệu ăn dặm cho bé chủ yếu là các loại rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa.

Các mẹ nên chọn rau lá xanh thẫm, chỉ dùng lá không nên dùng thân, cọng. Các loại thực phẩm mềm như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,… phù hợp với trẻ.

Với một số loại thực phẩm có thể bị gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, bắp. Nếu muốn nấu những nguyên liệu này, các mẹ nên thử để theo dõi xem bé có phản ứng dị ứng không.

Nên nấu riêng các loại thức ăn, theo dõi phản ứng của trẻ sau 3 lần ăn

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, khó thở, ngứa,.. loại bỏ ngay thực phẩm này.

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi

Bé có ăn thêm các loại nguyên liệu từ động vật như cá, tôm, thịt, trứng hay cháo gà cho bé.

Mẹ hạn chế chọn các loại hải sản như trai, sò, hào,…chưa thích hợp cho bé. Không nên ăn các quá 3 lần/ tuần. Nếu bé nhà bạn bị dị ứng thì không nên ăn trứng với tôm.

Mẹ nên chọn các loại thịt nạc, mềm và các loại cá béo. Lượng thịt trong bữa ăn của bé khoảng 15g/ phần ăn.

Tùy vào lượng gạo-nước, món cháo được nấu ra sẽ đặc hay loãng. Trong giai đoạn đầu của trẻ, mẹ nên nấu cháo loãng cho bé.

Trong giai đoạn 6-7 tháng, tỷ lệ gạo-nước là 1:12 hoặc 1:10. Còn giai đoạn 8-10 tháng tuổi, tỷ lệ gạo-nước là 1:8 hay 1:6.

Việc nêm nếm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu các mẹ nêm nếm gia vị quá sớm, bé sẽ bị lệ thuộc vào các gia vị. Các bé có thể sẽ kén ăn hơn.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé hợp lí là nên hạn chế thêm muối, đường trong đồ ăn của bé. Để món ăn cho bé bớt đơn điệu, các mẹ có thể nấu thêm các loại thực phẩm có gia vị tự nhiên như cà rốt, bí ngô,…

Mong bài viết cách nấu cháo ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi trên sẽ giúp ích được cho nhiều bà mẹ bỉm sữa. Các mẹ có thể thoải mái sáng tạo thực đơn cho con yêu của mình.

Cách Nấu Cháo Cho Trẻ 1 Tuổi

Trẻ 1 tuổi là giai đoạn mới chuyển từ ăn dặm bột sang cháo. Tùy vào từng bé mà thời điểm chuyển sang ăn cháo khác nhau. Có bé 8 tháng đã ăn cháo, có bé 1 tuổi mới ăn. Đây là giai đoạn bé mới mọc được 4 đến 6 răng. Thực đơn cháo cho bé tính ra rất đa dạng và phong phú. Tùy vào sở thích ăn gì của con mình mà các bậc cha mẹ sẽ chọn những món khác nhau.

Cháo lươn và cà rốt

Cháo thịt cóc với củ mài (món này hơi hiếm. Hơn nữa theo nhiều chuyên da dinh dưỡng. Thịt cóc tuy có nhiều đạm và tốt cho trẻ nhưng cũng có nhiều trường hợp không biết làm thịt cóc có thể bị ngộ độc và dẫn đến tử vong)

Cháo thịt gà nấu bí đỏ

Cháo thịt lơn, xương nấu với đậu cô ve

Cháo tôm nấu với cải thảo hoặc cải xanh

Cháo cá quả nấu với cà rốt

Cháo thịt bò với cà rốt hoặc khoai tây

Và còn rất nhiều món khác, các mẹ có thể nấu món thịt này với rau kia cũng không sao. Trong quá trình ăn của trẻ. Phải chú ý và tìm hiểu xem trẻ thích ăn những món gì nhất, trẻ ăn món gì thì bị đi ngoài phân lỏng, phân sống, ăn món gì thì phân khô và khuôn. Để nắm bắt được những món gì thích hợp với bé cũng là điều rất quan trọng

Nấu cháo như nào cho bé 1 tuổi thì hợp lý

Lời khuyên tốt nhất từ các chuyên gia dinh dưỡng là nên nấu bữa nào dứt điểm bữa đó.

Không nấu cho cả ngày rồi cho vào tủ lạnh ăn dần.

Điều này khiến thức ăn của trẻ không còn được tươi ngon. Có thể khiến trẻ biếng ăn. Riêng với cháo trăng, nếu cha mẹ bận thì có thể nấu cho cả ngày. Còn thịt + rau thì phải tươi ngon

Nếu bé mới chuyển từ ăn dặm bột sang cháo. Các mẹ có thể xay gạo cho vỡ ra bằng những hạt muối trắng. Nếu trẻ đã ăn dặm cháo được từ 3 đến 4 tuần thì có thể dùng gạo để nấu cháo luôn.

Bước 1: Vo gạo nhẹ qua 1 hoặc 2 lần nước cho sạch. Chú ý không vo mạnh tay để gạo không bị mất chất. Cho vào nồi ninh cho đến đi cháo bung và mềm không bị cứng

Bước 2: Thịt và rau rửa sạch. Băm nhuyễn hoặc xay. Nên xay nếu cha mẹ thấy trẻ gặp khó khăn khi ăn vì khó nuốt.

Với trẻ 1 năm tuổi thì lượng thịt cho 1 bữa khoảng 350 gam. (1/3 lạng)

Bước 3: Cho cháo và thịt, rau vào nồi nhỏ. Cho thêm vài giọt nước mắm (có loại dành cho trẻ em), cho thêm chút nước nếu cháo quá khô. Đảm bảo độ sánh của cháo sao cho phù hợp với từng trẻ. Đun nhỏ lửa, vừa đun vừa quấy đều tay cho cháo quánh với thịt và rau. Khoảng 4,5 phút là cháo đã chín. Có thể cho thêm 1 thìa dầu ô liu cho trẻ là đã hoàn thành bữa cháo cho trẻ 1 tuổi