Top 12 # Nấu Cari Gà Bằng Sữa Tươi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

4 Cách Nấu Cari Gà Sữa Tươi Nước Cốt Dừa, Cà Ri Gà Ấn Độ Chấm Bánh Mì Ngon Và Đơn Giản Nhất

Cari gà là một món ăn ngon và bổ dưỡng, và cách nấu cari gà được rất nhiều người ưa thích và tìm kiếm. Hương vị hơi cay với khoai, thịt gà, cà rốt mềm và thơm quyện đều trong nước súp sánh ngọt làm bạn không thể cưỡng lại. Mặc dù, món cà ri gà này có xuất xứ nguồn gốc là từ Ấn Độ nhưng hiện nay đã được biến tấu và mang những nét thuần Việt để phù hợp với khẩu vị người Việt.

1. Cách nấu cari gà nước cốt dừa chấm bánh mì ngon nhất ngay tại nhà

Do đó, cách nấu cari gà cũng đã được lược bớt vài giai đoạn và bạn hoàn toàn có thể tự làm món này ngay tại nhà để chiêu đãi gia đình và người thân những ngày cuối tuần. Vậy, còn chần chờ gì nữa.

Xuất xứ từ Ấn Độ nhưng nay món cà ri gà đã trở nên quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt bởi sự thơm ngon, đậm đà từ thịt gà quyện cùng với nước súp sánh ngọt thưởng thức cùng cơm, bánh mì hay bún tươi đều ngon cực.

Bạn đã biết bí quyết nấu cà ri gà ngon chưa? Nếu chưa thì những chia sẻ khi nấu món ăn này bên dưới chính là sổ tay bổ ích dành cho bạn. Bỏ túi để thực hiện ngay nào bạn.

Nguyên liệu nấu cari gà nước cốt dừa (4 người ăn)

Gà ta: 1 con khoảng 1.5 kg (lưu ý là nên chọn gà hơi già và dai một chút vì hầm lâu thịt gà sẽ ngon hơn, không bị quá bở)

Khoai lang: 4 củ

Khoai tây: 3 củ

Cà rốt: 2 củ

Dừa nạo: 500g

Hành tây: 1 củ

Sả: 5 củ

Sữa tươi không đường: 150 ml

Cà ri bột: 1 gói

Tỏi, ớt, hành tím, bột nghệ và các loại gia vị thông thường.

Cách nấu cari gà ngon như sau

Gà ta xát muối, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, chặt gà thành những miếng lớn, khoảng 6 – 7cm là được.

Khoai lang, khoai tây, cà rốt sau khi rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vuông thì đem ngâm nước muối pha loãng cho bớt chất nhựa khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo. Riêng khoai lang và khoai tây thì đem chiên sơ qua để khoai thơm hơn và không bị nát khi nấu.

Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt múi cau. Sả bóc vỏ ngoài, cắt đầu đuôi, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm rồi dùng chày đập dập cho tiết ra mùi thơm. Hành tím, tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn.

Đem thịt gà đã được chặt thành miếng bỏ vào tô, cho thêm hành tím, tỏi băm nhuyễn, bột cà ri, bột nghệ cùng với các gia vị sau: 2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh bột nêm, 1 muỗng canh đường vào, trộn đều. Ướp khoảng 2 – 4 tiếng để thịt ngấm gia vị.

Đem dừa nạo vắt lấy 1 tô nước cốt sau đó cho vào tủ lạnh để chừng khoảng 1 tiếng. Sau khi lấy tô ước cốt dừa ra, thấy lớp dừa béo nổi lên thì vớt lớp dừa béo này ra, để riêng vào 1 cái chén. Phần nước cốt còn lại pha loãng với khoảng 2 lít nước lọc.

Làm nóng chảo nóng rồi cho dầu ăn vào. Cho thịt gà đã ướp vào, xào với lửa lớn cho lớp da bên ngoài của thịt gà săn lại.

Đem phần nước cốt dừa đã được pha loãng bỏ vào 1 cái nồi lớn, nấu sôi. Sau đó, đem thịt gà đã được xào sơ cho vào nồi, hầm với lửa liu riu. Lưu ý là phải nấu sôi nước dừa trước để tránh cho nước cà ri không bị chua và khi hầm gà phải hớt bọt thật kĩ.

Sau khi hầm khoảng 30 phút, thấy thịt gà mềm thì cho khoai tây, khoai lang và cà rốt vào nồi hầm tiếp.

Khi thấy khoai đã hơi mềm thì cho chén lớp dừa béo vào. Đợi sôi thì cho hành tây vào, đun nhỏ lửa cho đến khi tất cả chín bở thì tắt bếp.

2. Cách nấu cà ri gà với sữa tươi ăn kèm cơm hoặc bánh mì kiểu Thái

Cách nấu cà ri gà sữa tươi đơn giản, mang đậm đặc trưng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ mà Massageishealthy chia sẻ trong bài viết này sẽ là món ăn độc đáp vô cùng phù hợp cho những ngày thời tiết se lạnh. Không chỉ có thể thưởng thức làm món khai vị cho thực đơn tiết kiệm hàng ngày, cà ri trứng sữa tươi còn có thể được dùng làm bữa sáng với giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao.

Giá trị dinh dưỡng của món cà ri gà sữa tươi

Món cà ri là món ăn truyền thống của Ấn Độ, một đất nước nổi tiếng với nền ẩm thực ngon hàng đầu thế giới. Trong đó, món cà ri gà trứng sữa không chỉ là món ăn quen thuộc của người dân Ấn Độ mà nó còn được lựa chọn làm món ẩm thực đường phố được nhiều người trên thế giới yêu thích.

Cách nấu cà ri gà sữa tươi vô cùng đơn giản. Tùy vào từng đất nước, món cà ri trứng sữa có cách nấu khác nhau. Tuy nhiên, mùi vị đặc trưng của món cà ri trứng sữa vẫn là mùi thơm của nước cốt dừa, đinh hương, hoa hồi…vv.

Được biết đến là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao, món cà ri trứng sữa tươi chứa rất nhiều chất béo cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất béo có trong món cà ri trứng sữa không phải là axit béo no nên khi dùng, lượng cholesterol trong máu không tăng cũng như không ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể.

Ngoài chất béo, món cà ri trứng sữa còn cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng như canxi, phố pho, vitamin A, B… vô cùng tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Già ta (1 con)

Khoai tây (2 – 3 củ)

Khoai lang (1- 2 củ)

Hành tây (1 củ)

Sả (2 củ)

Cà rốt (1 củ)

Bột cà ri (1 gói)

Bột ngô (2 thìa)

Tỏi (4 – 5 tép)

Hành tím (2 củ)

Sữa tươi (300 ml)

Gia vị : Hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn..

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu.

– Gà sau khi mua về, bạn cắt tiết rồi nhặt sạch lông gà. Để nhanh, bạn có thể mua gà đã được chế biến sẵn tại chợ rồi về nhà sơ chế lại. Sau khi sơ chế qua thịt gà, các bạn dùng muối chà nhẹ vào thịt gà để làm sạch sau đó rửa lại thịt gà bằng nước sôi.

– Dùng dao sắc lọc thịt gà để lấy phần xương gà, cổ gà và cánh gà. Phần thịt gà còn lại bạn dùng dao thái thành các miếng vừa ăn.

– Khoai tây và khoai lang gọt sạch vỏ rồi thái thành các miếng. Tỏi và hành tím đập dập rồi băm nhỏ. Hành tây lột vỏ rồi thái nhuyễn. Sả rửa sạch rồi đập dập, cắt khúc rồi cột sả lại để khi nấu xả không bị bám vào thịt gà. Cà rốt gọt vỏ rồi thái miếng.

– Cho thịt gà đã thái vào bát to cùng với 1/3 thìa hạt tiêu, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột cà ri, 1/3 thìa muối, 1 thìa đường, hành tím và bột khô. Dùng đũa trộn đều rồi ướp khoảng 30 phút để thịt gà ngấm đều các gia vị.

Bước 3. Chế biến các nguyên liệu.

– Cho dầu ăn vào chảo, đun đến khi dầu nóng thì cho thịt gà vào chiên qua. Dùng đũa đảo đều để thịt gà không bị cháy. Để món ăn được đậm vị hơn, các bạn có thể thêm nếm lại gia vị để thịt gà có vị như ý muốn.

– Chuẩn bị một nồi nước rồi cho sả, xương gà, cánh và cổ gà vào đun đến khi nước sôi thì cho thịt gà đã cào qua vào. Đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút, khi thấy nước bắt đầu sôi lăn tăn thì cho khoai tây, khoai lang và cà rốt vào nồi. Thêm nếm lại gia vị lần nữa rồi đổ sữa tươi vào nồi. Đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.

– Lưu ý : Ở bước này, để món cà ri gà sữa tươi được sánh quyện, các bạn có thể cho thêm chút bột năng cùng với chút bột ngô trước khi tắt bếp khoảng 3 – 5 phút.

– Cho món gà ri trứng sữa ra bát rồi thưởng thức với cơm nóng hoặc bánh mì đều được.

Những lưu ý khi làm món cà ri gà sữa tươi

Để món cà ri trứng sữa được ngon, các bạn cần phải lưu ý những điều sau.

Khi nấu, các bạn nên đun với lửa nhỏ để thịt gà ngấm đều nước dùng và chín mềm hơn.

Đối với những người thích ăn cay, các bạn có thể cho thêm chút ớt tươi hoặc bột ớt vào nồi cà ri để món cà ri có vị như ý muốn.

Khi hầm gà, bạn nên hầm nước gà thật kỹ để nước được ngọt thịt.

Trước khi cho khoai tây và cà rốt vào nồi, các bạn nên ninh gà thật nhừ.

Không nên cho sữa tươi trước khi cho khoai tây, cà rốt hay khoai lang vào mà chỉ nên cho vào lúc gần nấu xong.

Ngoài sữa tươi, các bạn có thể thay thế bằng nước cốt dừa nếu muốn.

Sả không nên băm nhỏ mà nên thái khúc rồi buộc lại để sả không bị dính vào thịt cũng như nước cà ri khi nấu xong.

Để món cà ri được sánh mịn, các bạn có thể dùng bột ngô, bột sắn dây hay bột năng đều được.

3. Cách nấu món cà ri gà Ấn Độ ngon cay đúng điệu

Cách nấu cari gà là công thức làm món ăn truyền thống của người Ấn Độ với nguyên liệu chính là thịt gà cùng các nguyên liệu đặc trưng kết hợp với nhau. Nếu cari gà không khó, tuy nhiên để nấu ngon được thì nó cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định trong quá trình chế biến.

Nguyên liệu cần có cho món cari gà gồm

Thịt gà tươi: ½ con gà, chọn loại gà ta là ngon nhất. Bạn nên chọn những con gà được nuôi vừa tầm để thịt có được không quá dai hoặc quá mềm.

Khoai lang: Loại khoai lang nào bạn cũng có thể dùng để nấu cari được nhưng ngon nhất là phần khoai lang ruột trắng. Chọn lấy 3 củ khoai lang cỡ vừa.

Nước cốt dừa: Chọn phần nước cốt dừa để nấu vì phần nước này sẽ đảm bảo được cả độ thanh và ngọt. Chuẩn bị chừng 200 – 300ml nước cốt.

Gia vị: Gia vị cần có để nấu cari gà bao gồm muối, hạt nêm, đường, nước mắm, bột ớt, bột sả, bột năng, hành tỏi khô.

Cách nấu cari gà ngon như sau

Gà sau khi mua về hoặc sau khi mổ bạn đem làm sạch với muối và dấm cho bớt tanh. Tiếp đến, bạn chặt phần thịt gà thành các miếng vừa ăn rồi để riêng ra bát. Chặt xong, bạn cho gà vào ướp với các gia vị mắm muối và bột sả, bột ớt.

Phi thơm hành mỡ, tiếp đến bỏ phần thịt gà vào xào cho săn lại. Gà xào xong, bạn cho nước lọc vào đun cùng sao cho phần nước lọc chỉ xâm xấp mặt thịt. Đun vừa lửa cho đến khi nước sôi thì bạn đổ phần nước cốt dừa đã chuẩn bị vào và đun cùng.

Rửa sạch, gọt vỏ phần khoai lang. Tiếp đến, bạn đem khoai lang thái thành dạng con chì rồi đem rán vàng. Rán xong, vớt khoai ra và để cho thật ráo dầu.

Khi gà đun nước cốt dừa đã chín, bạn cho cả phần cari bột và cari nước vào, đảo đều rồi tiếp tục cho khoai lang chiên vào đun chung. Khi nước sôi, bạn hoà 2 thìa cafe bột năng cho vào và đun cho đến khi nước sánh lại thì tắt bếp. Nêm lại gia vị cho vừa ăn là bạn có thể dọn phần cari gà ra thưởng thức được rồi.

4. Cách nấu cari gà miền Nam thơm ngon đậm đà, béo ngậy

Tìm hiểu bột cà ri được làm như thế nào?

Chắc ai ai cũng biết đến một tô cà ri nóng hổi sẽ mang vị cay nồng đặc trưng cùng với hương thơm đậm đà không thể lẫn với bất kì món ăn nào và màu sắc vàng vàng đẹp mắt. Muốn món ăn này ngon nhất thì sẽ không thiếu được bột cà ri.

Cây cà ri thuộc giống thân gỗ và đặc biệt là cả lá cây và hạt của quả đều có thể trở thành gia vị, được sử dụng rất nhiều trong việc nấu nướng tại Ấn Độ. Không phải sẽ dùng trực tiếp lá và hạt như vậy mà phải xay ra thành bột mịn. Bột cà ri có màu vàng, được dùng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo.

Bột cà ri được chu du khắp thế giới, đến mỗi đất nước ta lại thấy một phiên bản cà ri hoàn toàn mới. Cà ri chỉ được thế giới biết đến khi Ấn Độ có sự đặt chân của người Bồ Đào Nha. Vì thế mà ngay từ thế kỉ 17, ẩm thực của Bồ Đào Nha đã có ngay bột cà ri này trong từng món ăn. Nhưng không phải dân Bồ Đào Nha đem cà ri ra nước ngoài mà lại chính là nước Anh.

Với độ phủ sóng không khác gì cà phê, bột cà ri bao trùm mọi bữa ăn của gia đình, từ những gian bếp thôn quê đến các cửa hàng sang trọng đắt tiền trên khắp thế giới. Cà ri được biết đến là gia vị truyền thống của người Ấn Độ nhưng đặc biệt thay là ở vùng Châu Phi, Đông Nam Á có nhiều nước đây lại là nguyên liệu để chế biến thành món ăn chính không thế thiếu được.

Món cà ri Ấn Độ du nhập vào Việt Nam như thế nào?

Ở Ấn Độ, món cà ri truyền thống được nấu với rất nhiều nguyên liệu tự nhiên khác nhau từ rau củ quả, thịt các loại động vật, sản phẩm từ sữa hay là bơ. Đặc biệt hơn là người Ấn Độ dùng sữa chua để nấu món ăn này, vì thế mà cà ri có vị hơi chua chua, ngậy ngậy béo béo của sữa, ăn một lần thì sẽ chẳng bao giờ quên.

Nhắc đến món cà ri là sự kết hợp hài hòa của nhiều gia vị khác nhau, nhiều loại rau thơm khác nhau mới tạo nên hương vị chuẩn. Món cà ri khi đến các nước khác sẽ được biến tấu đi phần nào để phù hợp với khẩu vị của người dân.

Mỗi đất nước, mỗi vùng miền tùy vào nguyên liệu chế biến, gia vị, các loại rau củ, rau thơm đặc trưng riêng thì lại có một vị cà ri hoàn toàn mới nhưng có điểm chung là quyến rũ, đậm đà.

Dần dần, món cà ri được người Việt Nam tiếp nhận, yêu mến và trở nên quen thuộc. Điểm khác biệt giữa cà ri của Ấn Độ với cà ri của Việt Nam đó chính là độ béo ngậy.

Việt Nam là đất nước nông nghiệp nên rất ưu tiên vị béo từ từ nhiên, thay vì dùng sữa thì người Việt dùng nước cốt dừa. Nước cốt dừa vẫn béo vẫn ngậy nhưng vị lại thanh hơn vị sữa. Vì thế mà món cà ri của Việt Nam thường sẽ lỏng hơn, thưởng thức cùng bánh mì hay cơm nóng đều ngon.

Theo các đầu bếp có kinh nghiệm tại Việt Nam, điều kiện quyết định nên độ thơm ngon, béo ngậy của món cà ri hoàn toàn phụ thuộc vào người chế biến. Trước khi nấu món cà ri, người nấu cần ướp gia vị cho tất cả các nguyên liệu thật ngon thì món ăn thành quả cũng sẽ ngon.

Cà ri có ngon cũng nhờ một phần các nguyên liệu tươi ngon gồm nước dùng, thịt và rau củ quả, tất cả được nấu quyện vào nhau tạo nên hương thơm quyến rũ. Nước dùng của cà ri là phần nước thường được ninh với xương để có được vị ngọt tự nhiên nhất.

Không chỉ có bột cà ri làm nên được vị của sốt cà ri mà bạn cần phải dùng cùng hoa hồi, quế và hạt ngò gai. Chắc hẳn mỗi đầu bếp sẽ có sự khác nhau nhưng nếu bất kì ai mà không đủ những nguyên liệu tươi, gia vị ngon thì món cà ri khó lòng mà quyến rũ thực khách.

Một điểm khác biệt nữa giữa việc chế biến cà ri của Việt Nam đó chính là từ bất kì loại thịt của bất kì con vật nào cũng dễ dàng chế biến thành món cà ri đậm đà thơm phức. Phổ biến nhất là cà ri gà, cà ri lợn, cà ri bò… hay lạ hơn là cà ri tôm, cà ri cá… và tất nhiên sẽ có cả món cà ri dê truyền thống của người Ấn Độ.

Nghe tên có vẻ đa dạng và khá phức tạp nhưng món cà ri lại khá quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt. Món cà ri ở nước ta hay được thưởng thức cùng cơm nóng, bánh mì hay đơn giản chỉ là bún, mì gói đều chuẩn vị. Cà ri của người Việt thường dùng các loại rau củ như khoai tây, khoai lang, cà rốt, hay thêm bất kì củ quả nào là do người nấu.

Ở Việt Nam sẽ khó kiếm được những gia vị đặc biệt của người Ấn Độ nhưng chẳng chịu lép vế, người Việt thay thế bằng những gia vị quen thuộc của mình.

Cách nấu cà ri gà miền Nam đơn giản, tiết kiệm thời gian

Hiện nay cà ri vẫn không ngừng du nhập vào các nước trên thế giới và có rất nhiều công thức được biến tấu đa dạng. Chắc hẳn khi nhắc đến ẩm thực miền Nam thì chẳng thể nào bỏ qua được món cà ri gà siêu ngon.

Hương vị đậm đà của món cà ri này chính là sự kết hợp của nước cốt dừa ngậy, màu vàng đẹp mắt của bột cà ri, cùng hương vị thơm ngon cay nồng của các gia vị, nguyên liệu đặc trưng.

Nguyên liệu nấu cà ri gà miền Nam

Gà ta: 1 con khoảng 1kg đến 1,5kg

Dừa nạo

Khoai lang nghệ: 2 củ

Khoai môn: 1 củ

Sữa đặc

Bột cà ri: 1 gói

Cà ri dầu: 2 hũ

Sả tươi: 10 cây

Hành tây: 2 củ

Sữa tươi không đường: 1 hộp

Ớt tươi

Rau thơm: húng quế, hành lá, rau mùi.

Hành khô, tỏi

Gia vị: hạt nêm, mì chính, dầu ăn, tiêu xay nhuyễn.

Búi tươi, bánh mì ăn kèm

Chú ý: nên mua gà già con, thịt hơi dai, để khi ninh lâu thì sẽ không bị nát.

Các bước nấu cà ri gà miền Nam

Sả tươi bóc vỏ ngoài, cắt phần úa đi rồi dùng chày đập dập, càng dập thì tinh dầu sả càng thơm. Hành tím bóc vỏ rửa sạch, ớt tươi bỏ hết hạt đi, sau đó băm nhuyễn hai nguyên liệu trên.

Gà: gà nên mua con đã được làm sạch lông ngay tại chợ để khi về nhà sẽ đỡ mất thời gian vặt lông. Xát muối vào toàn bộ con gà để hết mùi hôi, nhặt hết những lông còn sót lại, sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo. Chặt thịt gà thành những miếng lớn như bao diêm.

Ướp thịt gà với các gia vị: 2 thìa muối, 2 thìa hạt nêm, 2 thìa nước mắm nguyên chất ngon, một chút hạt tiêu, 2 trái ớt tươi băm nhuyễn, hành tím băm cùng với nửa hộp sữa bò, gói bột cà ri, 2 hộp cà ri dầu, sả tươi đập dập. Dùng đũa đảo đều cho các nguyên liệu thấm với nhau. Để như vậy khoảng 1 tiếng để gia vị được ngấm vào thịt nhất.

Dừa nạo cho vào một khăn mềm lớn (khăn xô hay khăn vải màn cũng được), mạnh tay để vắt lấy được phần nước cốt. Nước dão vắt cùng 2 lít nước, để vào âu lớn, đợi cho lắng cặn.

Hành tây cắt rễ, bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành hình múi cau (mỗi củ cắt thành 8 miếng)

Khoai lang cùng khoai môn rửa qua với nước cho hết đất rồi mới bắt đầu gọt vỏ. Sau khi gọt vỏ xong thì cắt khoai thành những miếng lớn, khi ninh để tránh bị nát. Thả ngay miếng khoai vừa cắt vào nước muối pha loãng để khoai không bị thâm. Ngâm trong khoảng 15 phút, rồi vớt ra rổ để ráo.

Các loại rau thơm húng quế, hành lá, rau mùi nhặt sạch, bỏ lá úa đi rồi cũng rửa sạch để ráo nước.

Đặt chảo lên bếp, cho thêm một chút dầu ăn đủ để phù đầy mặt chảo. Khi thấy dầu đã sôi thì cho khoai lang cùng khoai môn vào chiên vàng sơ qua phần vỏ bên ngoài. Làm như vậy sẽ giúp cho miếng khoai sẽ không bị nát khi ninh quá lâu. Chú ý chiên chỉ vàng mặt, lật các mặt cho miếng khoai được vàng đều. Vớt ra đĩa.

Tiếp tục dùng chảo đó, đổ bớt dầu ăn đi, chỉ giữ lại một chút. Cho hành tím và tỏi vào phi thơm. Khi hành tỏi đã dậy mùi thì cho gà đã ướp thơm ngon vào xào. Chú ý xào săn da gà với lửa lớn, khi đạt được yêu cầu thì hạ nhỏ lửa để cho thịt ngấm.

Trong khoảng thời gian đợi thịt gà chín và săn lại, ta sẽ làm nồi nước dùng. Nếu bạn có thời gian thì có thể ninh xương để nước dùng được ngọt hơn. Trong công thức này sẽ là đặt nồi nước dùng lên bếp, cho thêm nước dão dừa rồi đun sôi. Chỉ cần đợi gà chín là có thể cho vào đun cùng.

Gà đã săn thì từ từ cho gà vào trong nồi, đợi sôi bùng thì bắt đầu giảm lửa. Dùng thìa liên tục vớt hết bọt ở mặt ra, để lửa nhỏ ninh khoảng 30 phút. Sau 30 phút thì cho khoai môn chiên vào trước, ninh thêm 10 phút. Sau đó là cho khoai lang vàng chiên vào sau và tiếp tục đun 10 phút nữa.

Lúc này các bạn nêm nếm gia vị thêm sao cho hợp khẩu vị của mình, thêm vào nồi to nước cốt dừa đã làm ở trên. Đợi cho phần sốt sôi khoảng 3 phút sau thì cho nốt phần hành tây múi cau vào nồi, rồi tắt bếp.

Múc cà ri ra tô để thưởng thức, xếp thêm các loại rau thơm để ăn cùng. Món cà ri gà mang hương vị miền Nam Việt Nam có hương vị rất riêng, ăn ngon nhất khi vẫn còn nóng. Cà ri ăn kèm ngon nhất là với bánh mì hoặc bún tươi.

Đừng lo nếu bạn không có nhiều thời gian, vì chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản, còn hương vị đã có gói gia vị hoàn chỉnh cho món cà ri của Barona lo liệu. Bạn sẽ có ngay một món ăn hoàn chỉnh, thấm vị và đậm đà mà không cần nêm nếm bất kỳ gia vị nào khác.

Cà ri gà thơm phức với nước súp béo ngậy, thịt gà cùng các loại củ chín mềm thưởng thức cùng bánh mì, cơm hoặc bún thì ngon không gì sánh bằng. Là món ăn rất thường được sử dụng trong những buổi tiệc gia đình.

Cách Làm Bánh Flan Bằng Sữa Đặc Và Sữa Tươi Cực Dễ!

Hương vị béo ngậy, thơm ngon và ngọt ngào của những chiếc bánh flan luôn có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ đối với trẻ con mà ngay cả những người lớn sành ăn.

Để gia tăng cho hương vị và sự tinh tế của món bánh, kết hợp các nguyên liệu đường trứng với một ít sữa tươi hoặc sữa đặc sẽ khiến món tráng miệng này thêm phần hoàn hảo.

Vậy bạn đã biết làm bánh flan đơn giản tại nhà từ sữa hay chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo cách làm bánh flan bằng sữa đặc và sữa tươi siêu đơn giản lại cực ngon mà chúng tôi chuẩn bị giới thiệu trong bài viết hôm nay!

Cách làm bánh flan từ sữa đặc

Không chỉ gia tăng mùi vị cho miếng bánh flan, sử dụng sữa đặc để làm bánh còn là cách bạn tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian chuẩn bị nguyên liệu hơn so với việc dùng whipping cream.

Nguyên liệu làm bánh

Để có được những miếng flan mịn màng, béo ngậy ăn ngon nhưng không bị ngán. Bạn hãy chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây:

5 lòng đỏ trứng gà;

½ hộp sữa đặc không đường;

100ml tinh chất vani;

100g đường trắng;

½ quả chanh (chanh này vắt lấy nước cốt);

300ml nước đun sôi, để nguội.

Hướng dẫn cách làm bánh flan bằng sữa đặc cực dễ

Dù làm bánh flan bằng sữa tươi hay sữa đặc, bạn cũng cần thực hiện 2 công đoạn gồm làm phần caramel màu cánh gián đẹp mắt và phần bánh vàng ngon. 

Làm Caramen

Cho đường trắng và một ít nước vào chảo chống dính, bắt chảo lên bếp và đun trên lửa nhỏ. Dùng đũa khuấy cho hỗn hợp trên bếp tan đều và chuyển sang màu nâu (màu cánh gián).

Tiếp theo đó, đổ phần nước cốt chanh và thêm chút nước lạnh vào chảo rồi tiếp tục khuấy. Đợi đến khi hỗn hợp sôi lên và sệt lại thì mới được tắt bếp.

Cho phần caramen vào khuôn bánh flan, bạn chỉ cần tráng một lớp mỏng tầm vài mm. Thao tác này cần thực hiện nhanh tay để tránh phần nước đường bị đông cứng trong chảo.

Cách làm bánh flan với sữa đặc

Cho sữa đặc và phần nước đun sôi để nguội vào nồi, dùng muôi khuấy đều cho sữa tan ra. Tiếp đến đun nóng hỗn hợp đợi đến khi gần sôi thì tắt bếp và để nguội.

Đánh tan 5 lòng đỏ trứng gà đã chuẩn bị. Đợi khi hỗn hợp sữa đã nguội, cho trứng vừa đánh xong vào chung. Dùng đũa khuấy cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng kem đẹp mắt thì dừng tay.

Dùng rây để lọc phần cặn bã, phần trứng chưa tan để bánh sau khi hấp mịn màng và bóng bẩy hơn. Bạn có thể lọc từ 2 – 3 lần để đảm bảo. Tiếp đến cho phần vani và tiếp tục khuấy đều.

Cho hỗn hợp vừa chuẩn bị xong vào khuôn flan đã chứa sẵn caramen. 

Cuối cùng, đem hấp bánh trong thời gian từ 30 – 40 phút. Dùng tăm để thử độ dính và xác định bánh đã chín hay chưa!

Cách làm bánh flan bằng sữa tươi và sữa đặc cũng không khác với công thức làm bánh bằng sữa đặc. Riêng với cách làm bánh flan bằng sữa tươi thì có phần hơi khác về nguyên liệu cũng như quá trình chế biến.

Hướng dẫn cách làm bánh flan bằng sữa tươi

Ngoài cách làm bánh flan bằng sữa đặc và sữa tươi hay làm bánh flan chỉ với sữa đặc như phần trên vừa trình bày, hương vị miếng bánh flan được làm từ sữa tươi được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt và hình dáng bánh cũng mịn hơn rất nhiều.

Nguyên liệu chuẩn bị

5 quả trứng gà;

500ml sữa tươi;

100g đường cát trắng;

½ quả chanh vắt lấy nước cốt; 

2 ống vani;

100ml nước đun sôi để nguội.

Với công đoạn làm caramen bạn có thể thực hiện theo những bước dựa theo công thức làm với sữa đặc ở trên. Tuy nhiên, công đoạn làm bánh sẽ có vài sự thay đổi. Cụ thể:

Cách làm bánh flan từ sữa tươi

Bước 1: Tách lòng đỏ và trắng để riêng vào 2 tô. Dùng phới lồng để khuấy lòng đỏ cho tan ra, nên nhớ khuấy theo 1 chiều để tránh trứng nổi bọt – điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bánh sau khi thành hình.

Bước 2: Cho 50g đường cát (50g ban đầu dùng cho caramen) vào hòa cùng với sữa tươi. Đun hỗn hợp trên và đợi đến khi sữa ấm thì tắt bếp.

Bước 3: Đỗ hỗn hợp sữa vừa chuẩn bị xong vào phần lòng đỏ trứng gà. Tiếp tục khuấy đều hỗn hợp cho đến khi có màu vàng kem.

Bước 4: Dùng rây để lọc bỏ phần lợn cợn còn sót trong hỗn hợp. Nên lọc qua nhiều lần để bánh sau khi hấp mịn màng, không bị rỗ. Tiếp đến cho vina vào hỗn hợp để tạo mùi thơm. 

Bước 5: Đổ hỗn hợp vào khuôn có camremen. Bạn chỉ nên đổ ¾ khuôn để bánh được nở thêm khi hấp chín. 

Thời gian hấp của công thức này cũng giống như công thức trên không thay đổi.

Có thể thấy cách làm bánh flan bằng sữa đặc và sữa tươi không có quá nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, mùi vị mỗi công thức lại có sự khác biệt mà nếu bạn không thử qua sẽ chẳng thể nào phân biệt nổi.

Yêu cầu thành phẩm cuối cùng

Thành phẩm cuối cùng của cả hai cách làm là những mẻ bánh flan mềm mịn, mùi vị béo ngậy, ngọt ngào. Bánh có màu vàng nhạt với mùi thơm nhẹ của sữa và vani.

Mặt của bánh không bị rỗ, caramen ở phần đáy không bị trút ngược lên trên và vẫn giữ được màu sắc đẹp mắt như ban đầu!

Để thưởng thức món ăn này, bạn cần đợi khi bánh nguội và đổ ra đĩa. Ăn chung với đá bào + kem tươi/kem trái cây hoặc một chút cà phê đen thì không gì tuyệt bằng.

Những lỗi sai thường gặp khi làm bánh flan

Một là, bánh không đông. Nguyên nhân chính là do tỉ lệ giữa trứng và sữa không phù hợp, hoặc nho nhiệt độ hấp bánh quá thấp và một nguyên nhân khác có thể là do thời gian hấp bánh chưa đủ.

Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần đảm bảo cân đong nguyên liệu thật chính xác, đảm bảo thời gian hấp bánh và nhiệt độ hấp thích hợp.

Hai là, bánh bị rỗ mặt. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình hấp bánh, phần hơi nước tích tụ trên nắp và rơi xuống mặt bánh gây rỗ.

Vì thế, để tránh tình trạng này bạn nên phủ trên miệng nồi hấp một chiếc khăn để thấm phần nước đọng lại. Ngoài ra, bạn cũng cần cách 10 – 15 phút để mờ nắp và lau phần nước.

Ba là, bánh flan bị rỗ ở bên trong. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ hấp quá cao dẫn đến hỗn hợp bị sôi và tạo thành tổ ong bên trong bánh. Vậy nên bạn cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp hoặc dùng lồng hấp 2 tầng để khắc phục.

Bốn là, bánh flan bị phồng hoặc có lớp váng khô/ nứt mặt. Có 2 nguyên nhân dẫn đến sự cố trên là: tỉ lệ sữa – trứng không đều và nhiệt độ hấp quá cao. 

Với sự cố này, bạn có thể khắc phục bằng cách đong đếm lượng trứng – sữa hợp lý trước khi pha. Điều chỉnh nhiệt độ hấp hợp lý hoặc dùng lồng hấp 2 tầng để hạn chế rủi ro làm ảnh hưởng đến thành phẩm cuối cùng!

Lời kết

Không quá khó cho một mẻ bánh flan vàng ngon, đúng chuẩn. Vậy nên, hãy dành chút thời gian để nghiên cứu và cho gia đình bạn một bất ngờ nho nhỏ, đổi vị bữa tráng miệng dịp xế chiều.

Cách Nấu Cà Ri Gà Sữa Tươi Chấm Bánh Mì

Cách nấu cà ri gà sữa tươi để ăn với bánh mì không quá khó, chỉ cần một chút kỹ thuật nhỏ cùng với nguyên vật liệu tươi ngon là bạn sẽ có ngay một món ăn ngon trong các dịp đặc biệt.

Như đã biết thì cà ri gà là món ăn có nguồn gốc từ Ấn Độ, từ khi xuất hiện ở Việt Nam thì đã có rất nhiều biến thể của món ăn này như cách nấu cà ri gà nước cốt dừa, cà ri gà kiểu miền Nam … mỗi loại lại có một chi tiết nhỏ để tạo nên sự khác biệt và phù hợp với khẩu vị của vùng đó.

Cách nấu cari gà chấm bánh mì với sữa tươi

Chuẩn bị nguyên liệu

1 con gà ta tầm 1.5kg

300ml sữa tươi

1 củ khoai lang

3 củ khoai tây

1 củ cà rốt

1 củ hành tây

4 tép tỏi

2 củ hành tím

2 cây sả

1 gói bột cà ri

2 muỗng bột ngô

Các loại gia vị khác

Công thức làm món cà ri gà sữa tươi

Sơ chế

Bước 1: Sơ chế thịt gà bằng cách rửa sạch và làm lông thật sạch, tiêp theo đó bạn dùng muối chà sát để khử mùi, rửa lại cho sạch một lần nữa.

Bây giờ bạn chặt đầu cổ cánh gà ra để riêng, phần còn lại cũng chặt thành từng miếng vừa ăn hoặc to hơn một chút.

Chuẩn bị tô, cho vào 1 muỗng hạt nêm, gần nửa muỗng tiêu bột, 1 muỗng bột cà ri, gần nửa muỗng muối, một muỗng đường, hành tím băm nhuyễn.

Tiếp tục cho phần thịt gà đã chặt miếng vào trong đảo đều và ướp nửa tiếng cho thấm.

Bước 2: Sơ chế các loại rau củ còn lại như khoai thì gọt vỏ, thái thành từng miếng to hơn quân cờ.

Hành tây bạn thái nhỏ hoặc thái múi cau đều được, tỏi thì đập dập, thái lát.

Cà rốt bạn cũng gọt vỏ rồi cắt miếng hơi dày một chút, sả bạn đập dập, cắt đôi hoặc cắt ba rồi bó lại.

Chế biến

Bước 3: Chuẩn bi chảo, phi thơm tỏi lên sau đó cho thịt gà vào chiên sơ qua, vì thịt gà đã ướp nên bạn không cần phải nêm nếm lại, chỉ cần chiên sơ cho phần ngoài thịt gà hơi săn lại là được.

Tiếp theo bạn cho cà rốt, khoai tây vào chảo này, tiếp tục chiên sơ giống y như chiên gà vậy, mục đích việc này là để khi ninh, rau củ vẫn mềm mà không bị nát bấy ra gây mất thẩm mĩ.

Bước 4: Bây giờ bạn chuẩn bị một nồi nước dùng, cho sả cùng các bộ phần đầu, cổ, cánh gà vào rồi đun cho tới khi nước sôi lên.

Tới khi nước sôi thì bạn hạ lửa nhỏ và cho phần gà đã chiên sơ vào, cứ đun như vậy thêm khoảng 20 – 25 phút, khi nào thịt gà mềm thì bạn cho các loại rau củ như khoai, cà rốt, hành tây vào.

Bây giờ bạn đun thêm khoảng 5 phút thì đổ phần sữa tươi và bột ngô vào, nêm nếm lại cho hợp khẩu vị sau đó để lửa thêm 5 phút nữa là có thể tắt bếp rồi.

Khá đơn giản phải không nào, chỉ với 4 bước chính là bạn đã hoàn thành xong món cà ri gà sữa tươi rồi.

Yêu cầu sau khi hoàn thành món ăn thì nước dùng phải đậm đà và hơi sệt, thịt bềm, rau củ mềm bở nhưng không được nát hòa vào nước dùng, khi ăn phải dậy mùi thơm của sữa tươi.

Với cách nấu cà ri gà sữa tươi mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, bạn có thể áp dụng trong các bữa tiệc, các dịp giỗ chạp hay trong bữa ăn hằng ngày đều được, hương vị của nó được phát huy tối đa nếu bạn ăn kèm với bánh mì.

Cách Nấu Cà Ri Gà Sữa Tươi Ngon Mê Ly Lôi Cuốn

Cách nấu cà ri gà sữa tươi ngon tuyệt

Cách nấu cà ri gà sữa tươi không quá khó nhưng hương lại mê ly, vị lôi cuốn người ăn đến không ngờ. Đây là món ăn mang đậm nét đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ nên sẽ giúp bạn mang đến cho bữa ăn gia đình một màu sắc mới lạ cùng những trải nghiệm hấp dẫn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món cà ri gà sữa tươi

1 con gà ta khoảng 1kg

300ml sữa tươi

3 củ khoai tây vừa

2 củ khoai lang vừa

1 củ hành tây

1 của cà rốt

2 cây sả tươi

1 gói bột cà ri Ấn Độ

2 thìa bột năng.

1 củ tỏi khô

1 củ hành tím

Gia vị các loại: muối, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, bột ngọt…

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu nấu cà ri gà sữa tươi

Bạn có thể mua gà đã được sơ chế sẵn hoặc để đảm bảo hơn, bạn nên mua gà về và tự làm. Sau khi sơ chế gà xong, bạn xát muối hạt lên khắp thân gà rồi rửa lại với nước cho sạch. Tiếp theo, bạn dùng dao sắc, lọc thịt gà thái miếng vừa ăn rồi để riêng, lấy phần xương gà, cổ gà và cánh gà để riêng.

Ướp thịt gà: Bạn cho thịt gà đã thái miếng vào tô hoặc thố, sau đó thêm 1/3 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột cà ri, 1/3 thìa canh muối, 1 thìa cà phê đường, hành tím và 1 thìa bột năng. Dùng đũa trộn đều rồi để ướp khoảng 30 phút cho thịt gà ngấm đều các gia vị.

– Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái nhuyễn.

– Khoai tây, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vuông khoảng 5cm.

– Tỏi, hành tím bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.

– Sả lột vỏ già, rửa sạch rồi đập dập, cắt khúc và cột lại

Bước 2. Chiên sơ thịt gà

Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa canh dầu ăn vào đun sôi thì cho thịt gà vào chiên qua. Dùng đũa đảo đều để thịt gà không bị cháy. Để món cà ri được đậm vị hơn, bạn có thể thêm nếm lại gia vị cho vừa ăn theo sở thích.

Bước 3: Nấu cà ri gà với sữa tươi

Tiếp theo, bạn chuẩn bị một nồi nước, khoảng 1,5 – 2 lít, sau đó cho sả, xương gà, cánh và cổ gà vào đun sôi cho kỹ, khi đun thường xuyên hớt bọt cho nước dùng trong.

Khi nước dùng sôi khoảng 5 phút thì bạn cho thịt gà đã cào qua vào. Ninh tiếp trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút cho thịt gà chín mềm, khi thấy nước bắt đầu sôi lăn tăn thì bạn cho khoai tây, khoai lang và cà rốt vào nồi đun sôi rồi cho sữa tươi vào, tiếp tục đun thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. Để món cà ri gà sữa tươi được sánh quyện, bạn cho thêm 1 thìa bột năng hoặc bột ngô vào trước khi tắt bếp khoảng 3 – 5 phút là hoàn thành.

Những lưu ý để làm món cà ri gà sữa tươi ngon chuẩn vị

– Khi nấu, nên đun trên lửa nhỏ để thịt gà chín mềm từ từ, ngấm vị nước dùng đậm đà hơn.

– Nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm ớt tươi hoặc bột ớt.

– Khi ninh nước dùng, bạn nên ninh thật kỹ để nước dùng ngọt và trong nhất. Ninh cho thịt gà đủ mềm mới cho khoai tây, cà rốt, khoai lang vào.

– Không cho sữa tươi vào trước khi các loai củ vào mà chỉ nên cho vào lúc gần nấu xong.

– Nếu không có sữa tươi, bạn có thể thay thế bằng nước cốt dừa.

– Sả không nên băm nhỏ mà nên thái khúc rồi buộc lại để sả không bị dính vào thịt cũng như nước cà ri khi nấu xong.

– Để món cà ri được sánh mịn, bạn nên dùng bột ngô, bột sắn dây hay bột năng đều được.