Top 12 # Nấu Cari Gà Bằng Nồi Áp Suất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Cách Nấu Bò Kho Bằng Nồi Áp Suất

Bò kho là một trong những món ăn khá ngon và được dùng trong các bữa ăn sáng của người Việt. Món bò kho ra đời từ rất lâu và thường được ăn kèm với hủ tiếu, bánh mì, hoặc mì gói. Cũng vì thế mà hôm nay mình xin hướng dẫn cho các bạn cách nấu bò kho bằng nồi áp suất một cách đơn giản và dễ dàng nhất

– 1.2 kg thịt bò bắp, gân, nạm…

– 3 khoai tây

– 6 nhánh sả, giữ lại phần trên, phần dưới cắt nhỏ băm nhuyễn

– 1 gói gia vị nấu bò kho

– 1 muỗng hành băm nhỏ, 1 muỗng tỏi băm nhỏ

Cách nấu món bò kho bằng nồi áp suất

– Đầu tiên: Thịt bò rửa sạch rồi luộc sơ qua cho giảm bớt mùi tanh, sau đó bạn thái thành miếng vuông vừa ăn. Cho thịt vào tô lớn rồi ướp chung với 1 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, ½ muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh sả băm, 1 muỗng canh hành băm, 2 muỗng canh bột gia vị bò kho trộn đều lên cho thịt ngấm đều gia vị. Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch xong cắt thành từng miếng vừa ăn

– Bước 2: Đặt 1 cái chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, đến khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm rồi cho thịt vào xào sơ để thịt săn lại. Sau đó cho thêm 1 cọng sả đập dập vào rồi thêm nước, ninh đến khi thịt bò mềm thì tắt bếp

– Bước 3: Cho thịt bò đã ninh lúc nãy vào nồi áp suất, đậy nắp kĩ và bật chế độ hầm xương, chờ trong khoảng 20 phút là bạn đã có được món thịt bò ngon đúng điệu

Thông thường một dây chuyền nấu phở đầy đủ bạn cần 3 chiếc nồi: nồi hầm xương, nồi nấu nước dùng và nồi trụng bánh phở. Ba chiếc nồi này có cấu tạo khá giống nhau chỉ khác biệt về mặt thể tích nồi, vì vậy tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể đặt với kích thước phù hợp để tránh lãng phí.

Cả ba chiếc nồi nấu phở do Viễn Đông sản xuất đều được làm từ chất liệu inox 304 bền đẹp, có khả năng chống han gỉ tốt và chịu được các lực có tải trọng lớn mà ít bị bóp méo.

: thường là nồi có dung tích lớn nhất, nồi được trang bị thêm một giá để xương giúp cho xương không bị rơi ra bên ngoài gây bén cháy thanh nhiệt.

: có dung tích bằng khoảng 75 – 80% nồi hầm xương. Với nồi này bạn chỉ cần xả nước xương vừa hầm xong với nước tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 và bật điện cho nồi sôi là đã có một nồi nước lèo ngon như ý.

: đây là nồi có dung tích nhỏ nhất, thường chỉ ở khoảng 25L. Nồi có thể dùng để trụng bánh phở, nhúng thịt bò, chúng tôi nhiên đối với những quán bún phở có quy mô vừa và nhỏ bạn có thể mua một ống trụng tròn gắn kèm vào nồi nấu nước lèo thay vì mua cả chiếc nồi trụng để tiếp kiện chi phí hơn.

Nấu Chay: Cách Hấp Xôi Bằng Nồi Áp Suất

Hấp xôi bằng nồi áp suất có nhiều ưu điểm so với cách hấp bằng chõ truyền thống. – Nhanh và dễ hơn – Xôi dẻo ngon hơn nhờ nhiều hơi và kín – Tiết kiệm nhiên liệu – Tiết kiệm thời gian TL sử dụng nồi áp suất hiệu Fissler, phụ kiện đi kèm theo nồi gồm có kiềng, sửng có lỗ và sửng không lỗ. Khi hấp xôi chúng ta dùng sửng có lỗ.

Cách làm

Đổ nước vô nồi cách đáy sửng khoảng 2cm tránh cho nước khi sôi táp lên làm nhão xôi.

Nếu dùng nồi áp suất nào không có kiềng đi kèm có thể dùng 1 cái tô nhỏ hoặc cái chén thay thế. Nếu không có sửng thì có thể “chế” bằng cách dùng một rá có lỗ nhỏ, dầy bằng nhôm cắt cho vừa với khuôn trong của nồi. TL học cách làm này từ mẹ vì những năm 80s có nồi áp suất nhưng không có phụ kiện đi kèm, mẹ TL đã làm cách này để hấp xôi.

Bỏ gạo nếp đã ngâm từ 6-8 tiếng (tùy loại) và các nguyên liệu vào sửng có lỗ, trải đều, có thể dùng đũa “đục” vài lỗ trên mặt gạo để hơi nước lên được nhiều hơn. Đậy kín nắp ở chế độ áp suất, đợi cho đến khi 2 vạch xanh nhú lên như trong hình. Tắt bếp. Vì hơi đủ đã đẩy 2 vạch lên, lúc này trong nồi nước vẫn còn sôi và đưa hơi lên để làm chín xôi. Sau khi hai vạch trở lại vị trí ban đầu, mở nắp ra dùng đũa bới xôi cho đều, nếu thấy xôi hơi khô có thể rắc vài muỗng nước nóng và đảo đều 1 lần nữa. Đậy nắp hấp như lần đầu. Đợi 2 vạch xuống hẳn là đảm bảo xôi chín ngon, dẻo. Mọi người hay than ngại nấu xôi vì mất thời gian riêng TL lại thấy rất khỏe, ví dụ muốn nấu ăn sáng thì trước khi đi ngủ ngâm gạo, sáng ra để ráo một chút là hấp được rồi. Trong khi hấp thì mình có thể làm được nhiều việc khác. Dùng nồi áp suất đỡ tốn nhiên liệu vừa tiết kiệm tiền vừa “sành điệu” ha vì chúng ta ngoài ăn chay trường vì mục đích tôn giáo còn mang ý nghĩa bảo vệ môi trường. Tiết kiệm nhiên liệu hôm nay chính là để dành cho tương lai

.

Hy vọng TL không bị DS tuýt còi vì đi lạc đường, hihi.Tuệ Lan

Cách Lưu Ý Khi Nấu Xôi Bằng Nồi Áp Suất

Nấu xôi thật ra rất đơn giản nhưng để món xôi được ngon thì bạn cần phải lưu ý. Cách đầu tiên không ngâm gạo khi thổi xôi bằng nồi cơm điện mà xôi vẫn ngon. Bạn đun sẵn nước sôi bên ngoài. Vo gạo sạch, bỏ chút muối vào, đổ nước sôi vào gạo rồi bỏ vào nồi nấu.

Điều quan trọng là canh nước. Bạn chỉ đổ thật ít nước vào nồi nồi áp suất Happy Call Thường thì nếu nấu khoảng nửa cân gạo, đổ nước cách mặt gạo chừng nửa cm, tức là gần như nước xâm xấp mặt gạo. Nếu nấu nhiều gạo hơn thì mình đổ nước cao hơn mặt gạo một chút so với mức vừa rồi. Gạo nếp chín bằng hơi. Khi bạn cho xôi vào nồi áp suất bạn chỉ cần điều chỉnh thời gian đủ cho xôi chín

Cách thứ hai bạn ngâm gạo trước khi nấu xôi bằng nồi áp suất. Bạn ngâm gạo khoảng 3 đến 4 tiếng. Để gạo không bị vỡ bạn nên vo gạo trước khi ngâm. Trước khi nấu, bạn nên cho gạo ra rá, tráng qua nước, để khoảng 15 phút cho ráo nước. Sau đó trộn đỗ xanh hay gấc tùy món xôi bạn nấu, cho chút muối cho món xôi thêm đậm đà. Khi bạn muốn chuẩn bị món xôi cho bữa sáng thì bạn nên ngâm gạo và đỗ xanh từ tối hôm trước. Sáng hôm sau dậy thì đãi sạch hết vỏ đậu , vò sạch gạo nếp và để vào rổ cho ráo nước.

Nấu xôi bằng bạn nên cho một chút nước thôi, gạo chỉ sôi một lúc là được. Bạn đừng để gạo sôi lâu quá nó sẽ bị nát. Khi nước cạn bạn thấy gạo chỉ mới chín được 2 đến 3 phần thôi, sau đó bạn sẽ để một chiếc khăn ướt lên trên thì xôi sẽ chín bằng hơi. Khi xôi chín được tám hay chín phần thì bạn đánh lên và cho một ít dầu ăn hoặc mỡ lợn hoặc mỡ gà xuống đáy nồi để chống bị cháy. Nếu vẫn bị cháy thì cũng rất róc và khi ăn thì rất ngon.

Lưu ý khi bạn nấu xôi đỗ hoặc lạc thì nên cho lạc đỗ vào đun sôi trước vài phút trước khi cho gạo vào. Nếu nước nhiều quá thì nên múc ra. Gạo ngâm từ trước thì chỉ cho nước bằng gạo thôi, gạo vo xong nấu luôn thì nên cho nhiều hơn một tẹo.

Cách Nấu Cháo Gà Nấm Hương Bằng Nồi Áp Suất Chỉ Với 7 Bước

Nguyên liệu để chế biến món cháo gà nấm hương

+ Gạo 50 gr

+ Nước trắng 4 chén

+ Thịt gà nạc 30 gr

+ Nấm hương 30 gr

+ Dầu ăn 1 ít

+ Hành lá vài nhánh

+ Nước mắm, bột canh, mì chính

Cách nấu cháo gà nấm hương bằng nồi áp suất không bị trào

+ Bước 1: Thịt gà, xương gà rửa sạch. Chặt xương gà thành miếng to cho vào cùng thịt đặt lên bếp luộc sôi.

+ Bước 2: Thịt gà chín thì gắp ra để nguội rồi xé sợi dài. Xương gà tiếp tục ninh khoảng 15 phút nữa.

+ Bước 3: Gạo tẻ, gạo nếp vo sạch để ráo nước. Khi xương gà ninh nhừ, gắp xương bỏ ra ngoài, cho gạo vào nồi nước vừa ninh xương để nấu thành cháo. Trong khi nấu, để lửa nhỏ thỉnh thoảng lấy muôi hoặc đũa khuấy nhẹ để tránh gạo bị khê. Khi nấu cháo có thể thêm nước để cháo sánh, mịn.

+ Bước 4: Nấm hương rửa sạch, cắt chân, ngâm nước nóng cho nở, sau đó thái dạng sợi. Hành hoa, rau mùi thái nhỏ.

+ Bước 5: Phi thơm hành cùng dầu ăn, cho nấm hương vào đảo đều, tiếp đến cho thịt gà đã xé vào đảo cùng nấm hương. Thêm chút bột nêm, bột ngọt, và tiêu cho thơm. Để sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.

+ Bước 6: Khi cháo đã nhừ, sánh mịn cho ½ lượng thịt gà nấm hương vào nồi rồi dùng đũa đảo nhẹ. Nêm nếm lại gia vị cho vừa, để nồi cháo sôi lục bục khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo chị em nên biết?

+ Rang gạo trước khi nấu: Gạo vo sạch, để ráo nước rồi đem rang trên bếp cho đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong là được. Làm như thế nồi cháo của bạn sẽ có mùi thơm đặc trưng, hạt cháo không bị nát vữa, nhưng lại rất nhừ.

+ Lượng nước: Với món cháo trắng, lượng nước chuẩn nhất là tỉ lệ 1: 3, nghĩa là cứ 1 gạo thì 3 nước. Khi bạn nấu cháo cá hay cháo thịt, lượng nước này được thay đổi theo tỉ lệ 1: 4 nghĩa là 1 gạo 4 nước.

Bạn đã biết cách sử dụng nồi áp suất chưa?

+ Tùy theo món ăn và cách chế biến mà các bà nội chợ cần bật chế độ nấu thích hợp.

+ Cần phải lưu ý thời gian nấu, không để cạn nước, dẫn đến cháy hỏng nồi. Nếu cần, nên dùng đồng hồ hẹn giờ để nhắc nhở thời gian, nếu thấy nước cạn thì cho thêm một lượng vừa đủ.

+ Không đặt nồi quá gần nguồn lửa hay nguồn nước, nhằm tránh tình trạng chập điện hay biến dạng các khớp nối.

+ Sau khi thực phẩm đã được nấu xong, bạn chờ khoảng 15-20 phút cho đến khi chỉ số áp suất giảm thì bạn mới mở nồi, để tránh khói nóng gây khó chịu.

+ Luôn chùi rửa sạch sẽ nồi bằng vải mềm sau khi sử dụng, đặc biệt là phần các khớp nối, van để tránh gỉ sét hay nghẹt van.

Tags: cháo gà hạt sen nấm hương, cháo gà nấm đông cô, cách nấu món cháo gà ngon, cháo gà nấm mối, cách làm cháo nấm rơm, cách nấu cháo gà nấm rơm cho bé, cháo gà hạt sen nấm rơm, cháo nấm hương