Top 14 # Nấu Ăn Làm Bánh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Hệ Đo Lường Trong Làm Bánh Và Nấu Ăn

Tớ vừa mượn được cuốn sách rất hay “Baking with Julia”, dựa theo show truyền hình của Julia Child, một nhân vật chắc hẳn không ít người biết tới. Tớ say sưa xem các công thức và các loại bánh và mơ ước mình có thể thực hiện được hehe … Thật ra, nếu có điều kiện được đi học là một điều may mắn, nếu không có điều kiện thì tự học cũng không phải là ý định tồi. Lại nhớ cái thời lần đầu tiên qua Mỹ, lần đầu tiên tự bake miếng bánh ra vừa hồi hộp vừa thấy vui vui. Không ít lần thất bại vì tớ còn không biết và hiểu cách vận hành lò nướng như thế. Khuôn còn không có, mua loại khuôn rẻ tiền nhiều khi cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng bánh. Đã vậy, vì tiết kiệm nên muốn làm cái gì cũng phải đọc kĩ, khi mua nguyên liệu gì thì phải nghĩ là dùng được nhiều món, có xứng đáng để đầu tư hay không hehe … Cơ mà khó khăn mấy nhưng tớ tin rằng ai thích và ham mê thì cũng có thể thử và làm được. Mình chưa làm được nhiều loại bánh chuyên nghiệp và khó phức tạp, thì cứ bắt đầu bằng những loại bánh đơn giản và gần gũi như chính bữa cơm hàng ngày của mình là được, phải không mọi người 😉 … Đây là một trong những loại bánh được coi là “có vẻ phức tạp” đầu tiên tớ thức hiện được thành công- bánh Su kem ^^

Trước hết, xin giới thiệu với cả nhà về cách đổi hệ thống đo lường làm bánh. Thông thường người Việt mình khi làm bánh thường dùng hệ thống đo lường là gram, ki-lo-gram, ml hay lít. Tuy nhiên, đa số các công thức làm bánh (nhất là công thức quốc tế) thường dùng hệ thống đo lường là cup, teaspoon, and tablespoon, có khi lại là ounce, pints, quart, gallon (Trao ôi nhức hết cả đầu :D) . Nếu ai theo dõi blog tớ thì ở một số công thức, kể cả công thức dành cho các món ăn thường, tớ cũng dùng cup, teaspoon, tablespoon để đo lường. Đơn giản là vì tớ đang ở Mỹ và có trong tay sẵn các công cụ đo lường này.

Theo tớ, để làm bánh được điều tiên bạn cần chính là các công cụ đo lường cơ bản này. Vì nếu mua các dụng cụ đo lường này bằng nhựa thì giá thành cũng không đắt bằng việc bạn phải mua một cái cân (Tất nhiên cân cũng là một dụng cụ thiết yếu trong làm bánh nhưng bạn có thể mua nó sau cũng được). Đo lường chính xác là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới thành công của việc làm bánh. Tin tớ đi vì tớ cũng đã không ít lần nhảm nhí làm hỏng bánh vì đo lường sai đâu hehe.

Đây chính là cup và các loại thìa (teaspoon, tablespoon) dùng trong đò lường khi làm bánh.

Còn đây là bảng đổi giữa các đơn vị trong hệ thống đo lường của Mỹ như cup, teaspoon và tablespoon, oz hay quarts etc.

Đôi khi có rất nhiều loại bánh rất dễ làm nhưng chỉ vì phần đo lường nguyên liệu của mình thiếu chính xác là có thể dẫn tới những thất bại không đáng có trong việc làm bánh. Với những người bước chân vào thế giới làm bánh, lời khuyên cho bạn là nên ghi ra thật chi tiết các nguyên liệu và các quy đổi đo lường trước khi làm bánh. Tớ thường chỉ làm một nửa công thức các loại bánh vì ăn không hết nên lúc nào cũng phải ghi xuống cẩn thận để tránh những sai lầm đáng tiếc trong khi làm bánh. Hiện giờ tớ có 2 bộ thìa và 2 bộ cups để đong đếm cho tiện: một bộ bằng nhựa ( http://amzn.to/1F0yy8w) và một bộ bằng kim loại ( http://amzn.to/1LFMtpf )

Review: 1001 Cách Làm Bánh Keto, Nấu Món Ăn Keto

Nếu bạn đang bắt đầu theo chế độ ăn Keto và đang tìm kiếm các công thức chuẩn để theo hành trình này thật lâu dài và sung sướng, bạn đã dừng đúng chỗ.

Đây không phải là bài giới thiệu từng công thức chi tiết, mà là bài review các khóa học online hướng dẫn làm đồ ăn, bánh ngọt chuẩn keto với rất nhiều công thức chuẩn, ngon, học phí tốt (hơn 200 công thức). Bạn chỉ việc tham khảo, lựa chọn và theo học nếu thấy phù hợp. Nếu bạn thấy công thức sẵn có của mình đã đủ dùng, thì không cần thiết phải xem hết bài review này đâu, vì nó thực sự rất dài.

Nếu bạn vẫn ấp ủ nhiều ý tưởng với món ăn và món bánh Keto, để phục vụ chính bản thân mình hoặc để kinh doanh thực phẩm Keto tại nhà, thì tiếp tục thôi!

Chế độ ăn Ketogenic (gọi tắt là Keto) là chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo có lợi cho cơ thể. Khi lượng carbohydrate nạp vào cơ thể bị cắt giảm, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái gọi là “Ketosis”.

Người ăn kiêng chế độ Keto, Low Carb, Das và người bệnh tiểu đường khổ nhất là không được ăn đồ ngọt, vì bánh ngọt bao giờ cũng có đường và bột, 2 thứ “tối kị” của các chế độ này. Đó cũng là lý do khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng do thèm ăn hoặc do chi phí mua các đồ ăn, bánh ngọt làm sẵn quá đắt đỏ.

Rất nhiều người đang áp dụng chế độ ăn Keto, và nhận rõ sự thay đổi của cơ thể sau một thời gian ngắn. Đó cũng là lý do các dịch vụ cung cứng đồ ăn, thực phẩm Keto ngày một nở rộ.

Việc biết làm bánh Keto có rất nhiều cái lợi, bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát được thành phần của bánh, tránh rủi ro mua phải bánh có nguyên liệu “phạm” khiến bạn ăn ngon miệng nhưng lại không thể giảm cân như mong muốn. Ngoài ra, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền mua quà bánh ăn vặt vì đã có thể tự tay làm ra các món bánh, món ăn ngon nhất. Tất nhiên, nếu bạn không thể thu xếp thời gian và có điều kiện kinh tế dư dả, bạn có thể order “cả thế giới” về thưởng thức.

Có rất nhiều khóa học hướng dẫn nấu ăn, làm bánh, nhưng chuyên sâu về Keto, Das, Lowcarb tại Việt Nam thì lại rất ít. Hiện tại, có một số khóa học online tại WikiLady và Edumall, mình đã trải nghiệm và xem rất kỹ và đưa đến cho các bạn bài tổng hợp kèm review này.

Hãy yên tâm rằng khóa học nào cũng sẽ mang đến cho bạn một “gia tài” công thức và kinh nghiệm để bạn tung hoành trong căn bếp của mình với 1001 món bánh, món ăn Keto phong phú, ngon miệng lại không “phạm luật”. Biết cách vận dụng những món này vào thực đơn, chắc chắn dù bạn có Keto cả năm không nghỉ một ngày nào thì hành trình ăn kiêng giảm béo của bạn sẽ đúng nghĩa “mỗi ngày Keto là một ngày ăn ngon”

Khóa 1: Keto Cookies – 14 món bánh quy ăn kiêng giảm eo ngon tuyệt

Giảng viên – Bác sĩ dinh dưỡng Lê Trần Ánh Ngọc

Nơi học: WikiLadySố bài học: 14 video + Ebook thực hành

Bánh quy là một trong những loại bánh Keto được tìm mua, tìm công thức làm nhiều nhấ vì đây là loại bánh làm một lần làm để ăn được lâu, giải quyết ngay những cơn thèm ngọt, tiện lợi mang theo ăn vặt và có thể thay thế cả bữa ăn chính.

Với 14 loại bánh quy chuẩn Keto, không có tinh bột và không dùng đường kính, không gây tăng đường huyết, không tích mỡ, bạn có thể trổ tài để được ăn ngon mà không lo lắng.

14 món bánh quy khác nhau, với nhiều kỹ thuật, nhiều cách tạo hình, nhiều cách phối hợp khéo léo, để chứng minh rằng, thế giới bánh Keto cũng đa dạng và nhiều màu sắc đâu kém gì bánh thường.

Đặc biệt, sau khi biết cách làm bánh ăn kiêng keto, bạn có thể kinh doanh loại sản phẩm homemade đặc trưng này, bán hoặc tặng tặng cho người ăn kiêng, tiểu đường. Đây là một phương pháp ăn kiêng đang rất “hot” và có cộng đồng tham gia ngày một đông đảo.

Trong khóa học này, song song với video, giảng viên còn tóm gọn lại công thức qua dạng Ebook để bạn tiện thực hành, khi cần làm bánh chỉ việc “review” lại công thức và làm bánh thật chuẩn.

Bạn sẽ được học qua công thức + video hướng dẫn thao tác chi tiết cách làm ra 14 loại bánh quy ăn kiêng.

Danh sách 14 món bánh quy Keto trong khóa học này:

Mocha Cookies (Bánh Quy Cà Phê)

Cream Cheese Cookies (Bánh Quy Phô Mai)

Peanut Butter Cookies (Bánh Quy Bơ Đậu Phộng)

Snickerdoodles with Buttercream Filling (Bánh Quy vị Quế nhân Kem Bơ)

Caramel Latte Cookies (Bánh Quy Cà Phê Caramel)

Pistachio Cookies (Bánh Quy Hạt Dẻ Cười)

Oreo Cookies (Bánh Quy Oreo)

Chocolate Chips (Cách làm Chocolate Chip từ bột cacao)

Chocolate Chip Cookies (Bánh Quy Chocolate Chip)

Pumpkin Cheesecake Cookies (Bánh Quy Bí Đỏ nhân Phô Mai Nướng)

Matcha Poppy Seed Cheesecake Cookies (Bánh Quy Trà Xanh Hạt Poppy nhân Phô Mai Nướng)

Seasame Crackers (Bánh Quy Mè Giòn Mặn)

Lemon Cookies (Bánh Quy Chanh Vàng)

Cheesecake Brownies (Bánh Brownie Phô Mai Nướng)

Khóa 2: Làm bánh Keto chuyên sâu – Keto Cakes ăn ngon – eo thon

Giảng viên – Bác sĩ dinh dưỡng Lê Trần Ánh Ngọc

Nơi học: WikiLadySố bài học: 12 video + Ebook thực hành

Khi bạn đã biết làm bánh cơ bản, bạn sẽ tự thấy có nhu cầu nâng cao các kỹ năng bánh trái với những món cầu kỳ hơn, cũng là để thực đơn ăn uống mỗi ngày của mình thêm phong phú, bớt nhàm chán. Đây sẽ là khóa học hướng dẫn bạn cách làm bánh kem, bánh trang trí và các dòng bánh khác, tất nhiên vẫn hoàn toàn theo nguyên tắc Keto: không tinh bột, không đường.

Những món trong khóa học này có thể gọi là bánh “Keto 5 sao”, nó đủ để bạn không những tự làm thưởng thức mà còn có thể tự mở tiệm bánh chuyên Keto hoặc làm menu bánh Keto bán online cho cộng đồng Keto – nhu cầu này đang rất lớn.

Không tinh bột, không đường nhưng ngon không kém bánh thường. Khóa học làm bánh Keto này sẽ giúp bạn tô màu cho những món ăn và hưởng thụ cảm giác ăn ngon mỗi ngày mà không lo lên cân.

Coconut Cheese Cupcake (Cupcake Dừa Phô Mai)

Blueberry Muffin (Mufin Việt Quất)

Mint Chocolate Cupcake (Cupcake Chocolate Bạc Hà)

Mocha Cupcake (Cupcake Cà Phê)

Earl Grey Cupcake (Cupcake Trà Bá Tước)

Peanut Butter Cupcake (Cupcake Bơ Đậu Phộng)

Lemon & Poppy seed Cake (Cupcake Chanh Vàng & Hạt Poppy)

Cinnamon Streusel Cake (Bánh Cake Quế Hạt Giòn)

Matcha Swiss Roll (Bánh Cuộn Trà Xanh Kem Tươi)

Coffee Walnut Cake (Bánh Cake Cà Phê Hạt Óc Chó)

Chocolate Cake (Bánh Cake Chocolate)

1.12Chocolate Walnut Brownies (Bánh Brownie Chocolate Hạt Óc Chó)

Tài liệu kèm khóa học và các công thức tặng kèm

Hình ảnh thực tế các món bánh ngọt Keto bạn có thể tự tay làm ra sau khóa học này.

Khóa 3: Làm bánh Keto, Lowcarb, Das từ cơ bản đến nâng cao – Ăn kiêng không nước mắt

Giảng viên – Bác sĩ dinh dưỡng Lê Trần Ánh Ngọc

Nơi học: WikiLadySố bài học: 14 video + Ebook thực hành

Từ kiến thức nền, bạn có thể chủ động chuyển đổi một công thức bánh bình thường thành công thức bánh Low Carb/

Ngoài video hướng dẫn, khóa học còn kèm tài liệu hệ thống lại bài học trong video, các công thức bánh dưới dạng sơ đồ giúp học viên dễ nắm bắt, dễ nhớ và dễ thực hành hơn.

Hình ảnh các món bạn được học trong khóa học này Danh sách các bài học của khóa học này

Giới thiệu khóa học

Dụng cụ và nguyên liệu

Phân tích công thức bánh và thay thế nguyên liệu

COOKIES

Bánh núm dừa (Coconut Macaroons)

Bánh quy hạnh nhân phô mai (Almond Cream Cheese Cookies)

Bánh quy hạt dẻ cười (Pistachio cookies)

Bánh quy giòn vị Mozzarella (Mozzarella Crackers)

PUDDINGS & AGARS

Rau câu jelly hương trái cây (Crystal Light Jelly)

Rau câu jelly quế hoa (Osmanthus Jelly)

Rau câu san hô

Pudding kem tươi kiểu Ý (Panna cotta)

Pudding trà xanh (Green Tea Pudding)

Chè thạch dừa non

MOUSSES & CHEESECAKES

Mousse dâu tây (Strawberry Mousse)

Mousse chanh dây (Passionfruit Mousse)

Mousse trà xanh (Matcha Mousse)

Bánh phô mai ngựa vằn (Zebra Cheesecake)

Bánh phô mai Nhật Bản (Japanese cotton cheesecake)

Sốt dâu tây (Strawberry Sauce)

Bánh phô mai nướng (New York Cheesecake)

CAKES

Bánh bông lan (Sponge Cake)

Sốt dầu trứng

Bông lan chà bông trứng muối

Kem bơ Low Carb

Bông lan kem bơ (kem vani, kem cà phê, kem trà xanh)

Kem tươi Low Carb và Bánh bông lan kem tươi trà xanh

Tiramisu trà xanh (Matcha Tiramisu)

Bánh cupcake bơ dừa (Coconut Butter Cupcake)

Bánh su kem nhân kem tươi (Choux with whipped cream filling)

BREADS & PIZZAS

Bánh mì sandwich

Sốt cà chua (Tomato Sauce)

Shrimp Pizza & Sausage Pizza

Tổng kết khóa học

TÀI LIỆU KHÓA HỌC

Tài liệu, tổng lược kiến thức công thức các món được hướng dẫn trong khóa học

Khóa 4: Bánh ăn kiêng Das, càng ăn càng eo

Giảng viên: Trang Lê Nơi học: WikiLadySố bài học: 14 video + Ebook thực hành

Video giới thiệu tổng quát khóa học

Hình ảnh các món bánh bán được học trong khóa này

Chi tiết danh sách các món bạn được học trong khóa này.

Về số bài, khóa này ít hơn các khóa bên trên, do đó học phí cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, mỗi giảng viên lại có công thức và bí quyết riêng cho món ăn của mình nên trong mỗi khóa học đều có những điểm thú vị/

Nội dung khóa học:

Cách làm bánh mì lowcarb

Cách làm bánh pancake

Cách làm bánh gato ngọt

Cách làm bánh gato cuộn mặn

Các loại sốt ăn kèm

Cách làm sốt bơ

Cách làm sốt Mayo das

Cách làm sốt whip

Cách làm sốt bơ whip

Cách làm sốt dầu trứng

Cách làm bánh Biscotties

Hướng dẫn làm bánh Biscotties

Cách làm Nama Chocolate Fudge

Hướng dẫn làm Nama Chocolate Fudge

Cách làm Japanese Cotton Cheese Cake

Hướng dẫn làm Japanese cotton cheese cake

Khóa 5: Hướng dẫn nấu thực đơn ăn kiêng low carb ngon nhất

Đây là khóa học được Edumall đặt hàng sản xuất và xếp lên kệ các khóa học EduVip – nơi dành cho những khóa học có chất lượng nội dung và hình ảnh cao nhất của Edumall. Vì vậy, về mặt hình ảnh, đây sẽ là khóa học được đầu tư kỹ lưỡng và chau truốt.

Khác với các khóa còn lại của giảng viên Ánh Ngọc, khóa này sẽ không chuyên về bánh mà tập trung vào các món mặt, món ăn thường ngày. Ăn gì mỗi ngày cho 3 bữa cũng là điều gây đau đầu với không ít người đang ăn Keto, vì vậy, nấu ăn “giả thường” mà không có tinh bột, đường kính với nhưng người ít vào bếp không hề đơn giản.

Và khóa học này sẽ “xử đẹp” hết các băn khoăn còn lại đó.

Từ món chính đến món vặt, “cơm – phở – bún – cháo – mì, thậm chí cả bimbim – bánh cuốn” trong phiên bản Keto cũng được chế biến ngon như thật.

Hình ảnh các món bạn được học trong khóa học này: Danh sách các món bạn được học trong khóa này: Giới thiệu tổng quan

Giới thiệu giảng viên

Giới thiệu khóa học

Tổng quan về chế độ ăn lowcarb

Món ăn mặn

Giới thiệu chương

Các gia vị không thể thiếu

“Cơm” chiên lowcarb từ súp lơ giúp bạn bổ sung rau, hết thèm cơm

“Miến” trộn thập cẩm từ rau câu ngon như miến thật (hải sản)

“Mỳ Ý” sốt bò băm từ mì nưa sốt thịt bò ngon tuyệt

Bún Thái hải sản

Thịt xiên nướng lowcarb ngon tuyệt ăn thả ga vẫn giữ dáng

Nước chấm bún lowcarb không tinh bột và đường

Bún măng vịt ngon như thật với miến làm từ rau câu

Cách làm bánh cuốn phiên bản lowcarb hoàn toàn không tinh bột

Cách làm Gimbap phiên bản Lowcarb ngon miệng, ngon không kém “cơm cuộn” thật

Cách làm chả giò lowcarb với vỏ bánh làm từ váng đậu (tàu hũ ky) tuyệt ngon

Cách làm “cháo” tôm khô thơm ngon sánh mịn từ bắp cải trắng

Tổng kết chương

Món ăn vặt Keto

Cách làm tóp mỡ xóc mắm tỏi – món ăn vặt lý tưởng Hi-fat/Lowcarb

Cách làm “bim bim” lowcarb giòn tan: Bì heo lắc phô mai

Rong biển chấy tỏi ớt: Món ăn vặt bổ dưỡng, đơn giản, dễ làm

Tổng kết

Đồ uống, món tráng miệng Keto

Trà sữa lowcarb thơm ngon – hết thèm ngọt, thèm đường (Đèn xanh)

Trà sữa đèn vàng cho các tín đồ hảo ngọt

Cách làm thạch pho mai mát lạnh, món tráng miệng lowcarb lý tưởng

Giảm cân là một hành trình chưa bao giờ dễ dàng với rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Nếu việc giảm mỡ, giảm cân đơn giản đến vậy, sẽ không có các dịch vụ hút mỡ, phẫu thuật thẩm mỹ móc lên như nấm. Mức giá cho mỗi lần can thiệp như vậy lên tới cả trăm triệu đồng, và luôn có rất nhiều người tìm đến với phẫu thuật và sẵn sàng chịu rủi ro, tốn kém chi phí để đổi lấy một thân hình với những đường cong mơ ước.

Có hàng trăm phương pháp giảm cân, phương pháp nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực, cũng đều có những người thành công và vô số người thất bại. Rất nhiều bạn đã dùng “trăm phương nghìn kế”, và thành công với Lowcarb, Keto.

Dù theo phương pháp nào, bạn cũng cần một sự quyết tâm, bền bỉ và luôn nỗ lực cố gắng. Không có sự nỗ lực tự thân, bạn sẽ không thể thành công.

Lowcarb/ Low Carb/ đã được biết tới ở Việt Nam khá lâu, và được nhiều người áp dụng. Ở Việt Nam, có một phương pháp tương tự về nguyên lý, được gọi với tên phương pháp Das Diet. Nếu làm đúng nguyên lý, kiên trì, ai cũng thấy hiệu quả.

Đây không phải là phương pháp ăn kiêng kham khổ, phải cắt giảm khẩu phần ăn khiến bạn thấy mệt mỏi, đói khát. Thậm chí, bạn còn được ăn những món rất ngon, chỉ có điều sẽ phải lựa chọn và điều tiết những thực phẩm được ăn và không được ăn trong quá trình thực hiện. Bỏ tinh bột, bỏ đường và ăn gì, ăn như thế nào sẽ là điều bạn cần ghi nhớ.

Khi bị hạn chế một số dòng thực phẩm, với thói quen ăn uống và mua sắm, đi chợ chế biến món ăn hàng ngày, bạn có thể bị “cám dỗ” bất cứ lúc nào với những món ngon từ tinh bột, từ đường. Đó chính là lý do khiến bạn “dừng cuộc chơi” – và khi đó, bạn sẽ còn lên cân nhiều hơn nữa.

Những khóa học này mang đến cho bạn rất nhiều điều thú vị và hữu ích, nó khiến cho bạn tận hưởng quá trình giảm mỡ và theo đuổi hành trình đạt tới vóc dáng thon gọn một cách hào hứng. Rất nhiều công thức chế biến bánh, đồ ăn, đồ tráng miệng vừa ngon, vừa hấp dẫn, vừa giải tỏa cơn thèm ăn mà không dính các thực phẩm “phạm lỗi”. Quá trình giảm mỡ – ăn kiêng của bạn sẽ dễ dàng đi tới thành công hơn. “Ăn ngon, eo vẫn thon”, điều này rất đúng với Lowcarb. Nó chỉ sai khi bạn ăn sai!

Nên Học Nấu Ăn, Học Làm Bánh Hay Học Pha Chế

Hiện nay, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn ngành ẩm thực, nhà hàng, khách sạn… để bắt đầu sự nghiệp. Tuy nhiên giữa học nấu ăn hay pha chế hay làm bánh… là băn khoăn của không ít bạn trẻ. Nếu như hiện tại tìm kiếm trên google những câu hỏi như “nên học nấu ăn hay làm bánh” hay “nên học pha chế hay nấu ăn” thường các bạn nhận được những bài viết rất chung chung và không tìm được thông tin cần thiết. Do đó, với kinh nghiệm 15 năm công tác sinh viên các chuyên ngành nấu ăn, làm bánh và pha chế, tôi sẽ phân tích cụ thể về những ngành học này để giúp các bạn dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất.

Nên học nấu ăn hay làm bánh?

Trước hết tôi sẽ phân tích về nghề nấu ăn.

Trước đây, nghề nấu ăn thường ít có sinh viên theo học. Lý do chính ngành dịch vụ, du lịch chưa phát triển nên nghề đầu bếp thu nhập không ổn định. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngành du lịch có nhiều khởi sắc với các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bất động sản nghỉ dưỡng, resort… mọc lên trên khắp các tỉnh thành. Theo đó, đầu bếp là vị trí nhân sự cần thiết nhất và nhu cầu tuyển dụng đầu bếp luôn rất cao. Cầu nhiều nhưng hạn chế nguồn cung khiến cho những nhân sự ngành đầu bếp sau khi tốt nghiệp không thể bị thất nghiệp, thậm chí có được mức lương rất cao và môi trường làm việc tốt. Tình trạng này không chỉ tại Việt Nam mà là tình trạng chung của nhiều quốc gia phát triển. Do đó, học nghề đầu bếp luôn có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong và ngoài nước. Mức lương nghề đầu bếp với những người có 1-2 năm kinh nghiệm thường 10-20 triệu đồng tùy kỹ năng và thời lượng làm việc.

Học đầu bếp có mức lương cao

Tuy nhiên, để theo học nghề đầu bếp cũng không phải dễ dàng. Nhiều bạn khi theo học ngành đầu bếp nghĩ rằng đây chỉ là một môn học nấu nướng bình thường, tay chân là chính… dẫn tới tâm lý chủ quan, thiếu cố gắng. Sau thời gian học, các bạn nhận thấy kiến thức nhiều hơn rất nhiều so với tưởng tượng cả ở lý thuyết và thực hành. Từ đó, nhiều bạn chán nản dẫn tới bỏ giữa chừng. Thậm chí nhiều người học nấu ăn và đã đi làm một thời gian cũng không tiếp tục theo nghề vì quá vất vả.

Có thể kể tới những khó khăn cơ bản của người đầu bếp là thời gian làm việc rất dài, có thể lên đến 12 tiếng mỗi ngày. Đầu bếp thường làm việc vào giờ nghỉ ngơi của người khác như là buổi trưa, buổi tối đến khuya. Kéo theo đó là thời gian làm việc ca gãy rất mệt mỏi. Giờ giấc sinh hoạt cũng sẽ lệch so với người bình thường. Nếu không có sắp xếp hợp lý rất dễ mệt mỏi, xuống sức… Trong thời gian làm việc phải đứng liên tục tiếp xúc với bếp nóng có thể là cực hình đối với nhiều bạn trẻ. Đây chỉ là một số vấn đề rất cơ bản của nghề đầu bếp, đi sâu vào nghiệp vụ bếp Á, bếp Âu, bếp Hàn, bếp Nhật… thì sẽ có những vất vả đặc thù rất riêng.

Do đó, tóm lại với nghề bếp bạn sẽ có thể có tiền lương rất cao, nhiều cơ hội rộng mở để làm việc tại nhà hàng khách sạn 4-5 sao nếu cố gắng. Tuy nhiên công việc khá vất vả và cần chuẩn bị tâm lý, sức khỏe thật tốt để theo nghề.

Tiếp theo là nghề làm bánh

Nghề làm bánh cũng là một nghề mới và đang phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nếu đã học qua bếp bánh và biết cách khai thác, bắt được xu hướng thị trường thì đây là một nghề mang lại thu nhập cao. Thực tế, các cửa hàng bánh đã xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ngách của thị trường để khai thác. Nhiều tiệm bánh mới mở chỉ cần quảng bá một chút trên mạng xã hội là tiếp cận với được rất nhiều khách hàng và có doanh thu rất tốt.

Học làm bánh mở ra cơ hội kinh doanh

Nếu so với việc học đầu bếp thì học làm bánh có phần nhẹ nhàng hơn. Công việc thì cũng tùy từng môi trường, có thể cũng không quá căng thẳng về ca, kíp như nghề đầu bếp. Về cơ hội việc làm có thể phân tích như sau:

– Làm đầu bếp chủ yếu cơ hội nghề nghiệp là đầu bếp tại nhà hàng, quán ăn… Tuy nhiên công việc sẽ tốn rất nhiều thời gian trong ngày và khá vất vả. Không dễ dàng để tự kinh doanh do đầu tư khá lớn về thiết bị, dụng cụ, mặt bằng, nhân sự, nguyên liệu…

– Làm bánh sẽ có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn 1 chút, có thể đi làm tại các cửa hàng bánh; làm bếp bánh tại các nhà hàng, khách sạn; cũng có thể mở tiệm kinh doanh riêng cho mình, bán bánh online… Về đầu tư nguyện liệu và dụng cụ làm bánh khá đơn giản, mặt bằng cũng không cần quá lớn. Do đó, nếu học làm bánh thì bạn sẽ có đa dạng về loại hình công việc so với làm đầu bếp. Tuy nhiên lương làm bánh thường không cao nếu đi làm thuê, khoảng 5-7 triệu đồng cho 1-2 năm kinh nghiệm. Nếu vào các nhà hàng lớn có thể cao hơn một chút. Do đó, nếu mục tiêu học làm bánh thì nên xác định phương hướng kinh doanh mới có thể có thu nhập tốt và ổn định.

Nên học nấu ăn hay học pha chế

Tiếp theo là với nghề pha chế. Đây cũng là một nghề rất mới và thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia. Ngành F&B phát triển mạnh thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng nhân sự phê chế, bartender, barista… Một trong những yếu tố khiến nghề pha chế hấp dẫn giới trẻ là độ “ngầu” hay phong cách.

Một thực tế là để trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp không hề dễ dàng. Có rất ít các trường lớp đào tạo bài bản về ngành pha chế, do đó đây là một điểm khó cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu. Có rất nhiều bạn tốn kém nhiều chi phí để học khóa kém chất lượng. Bên cạnh đó, một bộ phận các bạn trẻ học pha chế theo trào lưu, không đến nơi đến chốn, phí phạm nhiều thời gian và tiền bạc. Vì ít có trường lớp bài bản nên nhiều bạn mất nhiều thời gian học “mót” tại nơi làm việc, rất khó thành nghề, kéo theo thu nhập cũng rất làng nhàng.

Học pha chế có khoản tips khủng

Tuy nhiên làm pha chế so với nấu ăn thì không vất vả, tuy nhiên thời gian làm việc có thể khuya và muộn hơn. Nhiều quán bar, cơ sở kinh doanh đồ uống mở rất khuya, kể cả sau 12h đêm nên là áp lực với cuộc sống của một nhân viên pha chế.

Nếu làm thuê thì lương nhân viên pha chế với 1-2 năm kinh nghiệm thường 8-10 triệu đồng. Mức lương sẽ cao hơn tùy vào năng lực, thời lượng làm việc và tiền tips từ khách hàng, đôi khi tổng thu nhập có thể trên 20 triệu mỗi tháng. Tuy nhiên nếu kinh doanh thì cũng không dễ dàng do những khó khăn về vốn và cạnh tranh. Cụ thể:

– Nếu bạn theo học barista (pha cà phê) thì việc kinh doanh sẽ không dễ dàng do áp lực cạnh tranh. Chi phí đầu tư cũng không nhỏ do cần mặt bằng, nhân sự, bãi đỗ xe…

– Tương tự nếu bạn là bartender (pha chế rượu) thì vốn sẽ còn căng thẳng hơn rất nhiều.

Có thể dễ dàng nhậ thấy tiềm năng tự đứng kinh doanh đối ngành pha chế là không cao nhưng ở vị trí nhân viên thì có khả năng có thu nhập ổn định, nếu may mắn thì cũng khá tốt. Do đó nên học pha chế hay làm bánh cũng phụ thuộc vào việc bạn muốn tự kinh doanh hay dừng lại ở mức độ nhân viên. Nếu muốn tự doanh nên làm bánh, nếu muốn làm nhân viên với mức thu nhập ổn định thì pha chế là sự lựa chọn tốt.

Phân Biệt Các Loại Bơ Trong Làm Bánh Và Nấu Ăn

Bơ là một loại nguyên liệu quen thuộc trong làm bánh và nấu ăn. Các loại bơ cũng rất đa dạng và phong phú về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng. Hôm nay, Taky Food sẽ chia sẻ với các bạn về các loại bơ cơ bản, cách phân loại bơ trong làm bánh, nấu ăn cũng như cách sử dụng và bảo quản bơ đúng cách. Nếu bạn muốn học làm bánh hoặc đang kinh doanh tiệm bánh, hay dùng bơ chế biến các món ăn, việc tìm hiểu những thông tin về các loại bơ sẽ giúp bạn có nhiều hiểu biết giúp việc làm bếp thuận lợi hơn.

Bơ lạt là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt hơi nhạt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa canxi, men vi sinh, giàu vitamin A, D, protein, độ béo tương đối cao. Bơ lạt tốt cho sự phát triển của xương và hệ tiêu hóa, trong thành phần có chứa chất béo và giúp tăng hương vị và hấp dẫn cho nhiều loại bánh và món ăn.

Bơ lạt không gây ảnh hưởng đến hương vị của bánh (Ảnh: Internet)

Bơ lạt được sử dụng nhiều trong làm bánh hay nấu ăn vì không có vị mặn, không gây ảnh hưởng đến hương vị của bánh hay món ăn nhưng vẫn tạo nên độ béo, thơm và dinh dưỡng cho những chiếc bánh. Bơ lạt phù hợp dùng trong những công thức làm bánh cần bơ hay những loại bánh không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt như bánh su su, bánh kem. Bơ lạt cũng được sử dụng ăn kèm bánh mì và một số loại bánh khác, dùng chung với đường để chấm các món chiên nhạt. Ngoài ra, bơ lạt cũng được dùng để chống dính cho chảo hay cho khuôn làm bánh.

Bảo quản bơ nhạt tốt nhất là nên bọc kín bơ trong hộp, túi nilon và cho vào tủ lạnh, không để bơ dính với thực phẩm khác trong quá trình cắt hay sử dụng. Bơ lạt bảo quản lạnh có thể để được khoảng 3 tháng, nếu để ở ngăn đông thì có thể bảo quản được trên 6 tháng. Bơ lạt chỉ nên dùng trong 2 tuần sau khi mở bao bì.

Bạn nên chọn những thương hiệu bơ lạt uy tín như Anchor (New Zealand), President (Pháp) để làm bánh và chế biến món ăn ngon nhất.

Bơ mặn là bơ có cho thêm muối nên có vị mặn, hương thơm đặc trưng. Bơ mặn thường dùng trong các loại bánh mặn hoặc nấu ăn như món súp, xào cho thêm mùi vị hấp dẫn. Vì trong bơ đã có sẵn một lượng muối nên khi làm bánh và nấu ăn cần phải chú ý khi cho gia vị và cân bằng khẩu vị cho món để không bị mặn.

Bơ mặn bảo quản được lâu hơn bơ lạt vì trong thành phần có muối. Để bảo quản bơ mặn tốt nhất, bạn nên bọc kín bơ lại và cho vào tủ lạnh. Bơ mặn có thời gian bảo quản khoảng 5 đến 6 tháng trong tủ lạnh. Bạn nên chọn các thương hiệu bơ mặn uy tín như Anchor, President để làm bánh hay nấu ăn ngon nhất.

Bơ động vật là sản phẩm được chế xuất từ sữa của những loại động vật có vú như bò, trâu, dê, cừu, lạc đà…, song thông thường là từ sữa bò. Các chất béo có trong sữa được bao bọc bởi một lớp màng giúp nó lơ lửng trong sữa. Do đó, người ta quấy trộn làm tan những lớp màng bao quanh để gom chất béo lại thành một khối đông tụ, đó chính là bơ.

Bơ động vật có hàm lượng chất béo chiếm khoảng 80% thành phần, còn lại là nước, giàu calo, chứa nhiều khoáng chất như canxi, natri, sắt, magiê, phốt pho, kali và vitamin như A, D, E, B12, K2).

Bơ động vật có màu vàng nhạt, mang mùi hương của sữa, dễ chịu, vị béo thơm ngon. Loại bơ này dùng trong công thức các loại bánh mang lại vị béo, thơm ngậy đặc trưng cho các món bánh.

Có nhiều thương hiệu bơ động vật như Anchor, President, Sunflower bạn có thể lựa chọn để làm bánh của mình.

s President, Sunflower.ident, Sunflower

Bơ thực vật là bơ có nguồn gốc từ thực vật, được làm từ dầu thực vật của các loại hạt ngũ cốc, đậu nành, hướng dương… đã được hydro hóa. Quá trình hydro hoá giúp dầu thực vật nhũ hoá, nghĩa là chúng chuyển đổi từ chất lỏng sang trạng thái bán rắn.

Bơ thực vật chứa 85% nước, 15% chất béo, hàm lượng chất béo thấp, không có cholesterol, chứa nhiều vitamin như vitamin B, vitamin K, vitamin E, vitamin C, kali và đồng. Bơ thực vật có màu vàng đậm hơn bơ động vật, lượng calo ít hơn, chất béo không bão hòa giúp giảm các cholesterol xấu.

Bơ thực vật thường dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh chứ không dùng nhiều trong việc làm bánh vì một phần chất béo có lợi khi nướng trong nhiệt độ cao sẽ chuyển hóa thành chất béo bão hòa. Các loại bơ thực vật phổ biến như bơ Tường An, bơ Meizan…

Giống như các loại bơ động vật, bơ thực vật cũng giúp các món ăn thêm vị thơm, béo hấp dẫn. Vì có nguồn gốc từ thực vật, nên bơ thực vật tốt hơn cho người thừa cân, bị tim mạch. Tuy nhiên, không dùng quá 14g (khoảng 1 muỗng cà phê) bơ thực vật trong 1 ngày, vì trong bơ thực vật vẫn chứa các chất béo không bão hòa và chất béo chuyển hóa.

Bơ thực vật càng rắn thì hàm lượng chất béo chuyển hóa càng cao, vì vậy bơ thực vật dạng hộp sẽ tốt hơn bơ thực vật dạng thỏi. Bạn có thể dùng dầu thực vật thay thế cho bơ thực vật khi có thể. Cần hạn chế nấu bơ thực vật ở nhiệt độ quá cao, không quá 150oC. Bơ thực vật có hạn sử dụng dài, bảo quản đơn giản ở nhiệt độ phòng.

Bơ đặc có hàm lượng chất béo cao (Ảnh: Internet)

Bơ đặc được sử dụng trong nấu ăn, có hàm lượng chất béo cao hơn nhiều so với bơ thông thường. Chẳng hạn bạn có thể dùng 80g bơ đặc để đúng công thức trong khi đối với bơ thường bạn phải dùng 95g. Bơ đặc có thể bảo quản khoảng 3 tháng trong tủ lạnh.

Bơ khô được dùng để cán những loại bánh có nhiều lớp (Ảnh: Internet)

Bơ khô được xem là loại bơ có tỉ lệ chất béo khá cao, hàm lượng chất béo lên đến 82% tổng khối lượng bơ. Bơ khô được sử dụng để cán những loại bánh có nhiều lớp. Hàm lượng nước có trong bơ khô sẽ làm hình thành các sợi gluten ở giữa lớp bột và nước cũng sẽ ngấm vào bột giúp cho bánh không bị nở bung biến dạng trong quá trình nướng. Bơ khô cũng được dùng để làm một số loại bánh.

Tùy theo mục đích sử dụng, bạn có thể chọn bơ của những thương hiệu khác nhau.

– Đối với các công thức làm kem bơ thì để kem có màu trắng đẹp và tự nhiên, nên chọn bơ President hoặc Anchor là sự lựa chọn tốt nhất vì chúng có màu trắng nhạt, không làm thay đổi màu sắc của kem bơ.

– Đối với công thức làm bánh quy: Để món bánh quy làm ra nở xốp, giòn và thơm thì bạn nên chọn loại bơ President (Pháp), Anchor (New Zealand)

– Để chống dính cho chảo, khuôn bánh… hoặc làm các loại bánh ngọt không cần nở xốp, thơm mùi bơ như nama chocolate, bánh muffin… thì bạn hãy chọn bơ Fieder (Úc).