Top 15 # Nấu Ăn Đậu Rồng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Có Bầu Ăn Đậu Rồng Được Không

Có bầu ăn đậu rồng được không? Đậu rồng là một loại thực phẩm có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và có lợi cho sức khỏe. Đối bà bầu, đậu rồng có tác dụng chống suy nhược, thanh nhiệt, giải độc và không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Giá trị dinh dưỡng từ đậu rồng

Đậu rồng có tên gọi khác là đậu khế, đậu vuông hay đậu có cánh. Đậu rồng được trồng nhiều tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đậu rồng là loại cây thân thảo leo.

Trái đậu màu vàng – xanh lục có 4 cạnh có 4 cánh, mép có răng cư, trong đó có chứa nhiều hột. Nhiều bộ phận của đậu rồng có thể sử dụng để chế biến món ăn như củ, lá non, hoa, quả.

Đặc biệt, quả đậu rồng được sử dụng nhiều nhất trong chế biến thực phẩm. Người Phillipines coi đậu rồng là món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Hạt đậu rồng khá giống hạt đậu nành và thường được sử dụng để ép, chế biến thành dầu thực vật. Hoặc có thể xay thành bột để làm thực phẩm bổ sung protein chống suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.

Theo y học cổ truyền, dậu rồng có vị ngọt, tính mát, dùng chữa cho người suy nhược, người mới ốm dậy, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh ít sữa, người làm việc nhiều, người có thị lực kém…

Có bầu ăn đậu rồng được không, ăn đậu rồng rất tốt cho người vừa ốm dậy

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, đậu rồng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau như: Fe, Ca, Mg, Zn, Cu, Mn, Se, Na, K, P, nhiều vitamin A, C, vitamin nhóm B, nhiều loại đường đơn, chất xơ và một ít chất béo. Ngoài ra, trong đậu rồng còn chứa nhiều protein (chiếm đến 50%), lipit, gluxit…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, đậu rồng là loại thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp hàm lượng cao folate. Cứ 100g đậu rồng thì có chứa khoảng 66mg folate, tương đương 16,5% nhu cầu folate mỗi ngày. Folate có tác dụng tuyệt vời đối với việc giúp cơ thể tổng hợp DNA và phân chia tế bào.

Bên cạnh đó, đây cũng là thực phẩm tốt đối với xương khớp bởi nó chứa hàm lượng canxi tương đối cao. Bạn có thể sử dụng đậu rồng luộc, xào hoặc nấu canh để ăn phòng ngừa loãng xương.

Đối với những người ăn kiêng, đậu rồng được xem là loại thực phẩm lý tưởng. Với hàm lượng calo cao, đậu rồng cung cấp ít lượng protein vừa đủ để duy trì quá tình tổng hợp và trao đổi chất. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đậu rồng có thể là nguồn protein thay thế tuyệt vời cho thực phẩm từ động vật.

Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong 100g đậu rồng có đến 18,3mg vitamin C. Hàm lượng vitamin C cao giúp chống oxy hóa mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và duy trì độ đàn hồi của da, phòng chống bệnh ung thư.

Bà bầu ăn đậu rồng rất tốt cho thai nhi

Đậu rồng được xếp vào danh sách những thực phẩm cực tốt đối với sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Đậu rồng chứa hàm lượng cao sắt, đồng, mangan, phospho, magiê và các loại vitamin nhóm B… giúp ngăn ngừa và phòng chống hiệu quả triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu ở bà bầu trong thời kỳ mang thai.

Trong đậu rồng chứa hàm lượng cao folate có tác dụng giúp cung cấp dưỡng chất cho bà bầu. Đồng thời gian chặn hiệu quả tình trạng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi sau khi chào đời.

Như đông y đã phân tích, đậu rồng có vị ngọt tính mát khi bà bầu ăn giúp cung cấp nhiều vitamin quan trọng và chống gây nguy hiểm cho thai nhi. Đặc biệt, những bà bầu mới ốm dậy thì nên ăn đậu rồng. Bởi trong đậu rồng có chứa hàm lượng cao protein giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường khả năng trao đổi chất trong cơ thể bà bầu. Từ đó đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu.

Có bầu ăn đậu rồng được không, thịt bò xào đậu rồng là món ăn bổ dưỡng đối với sức khỏe phụ nữ có thai

Với hàm lượng viatmin C cao, đậu rồng còn giúp chống lại một số rối loạn trong cơ thể bà bầu. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, chống xâm nhập của các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, vitamin C có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa các vi chất giúp cung cấp dưỡng chất cho bà bầu.

Đối với những bà bầu bị đau dạ dày, ăn đậu rồng còn giúp bảo vệ niêm mạc, chống viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Mặt khác, đậu rồng cũng có thể sử dụng làm thioocs giảm đau dạ dày hiệu quả.

Trong đậu rồng còn chứa hàm lượng canxi rấy cao, được xem là cao nhất trong họ hàng nhà đậu. Hàm lượng canxi dồi dào này giúp cho bà bầu chống các tổn thương về xương khớp. Đồng thời giúp cho thai nhi phát triển hệ xương khớp tốt nhất nhất, chống tình trạng còi xương sau khi sinh.

Mặc dù có chứa hàm lượng dưỡng chất cao nhưng khi bà bầu ăn đậu rồng cũng cần phải chú ý vấn đề sau: ên lựa chọn trái đậu rồng tươi, không chất béo và không có các đốm nâu trên trái. Trước khi ăn cần rửa sạch dưới vòi nước, cắt bỏ phần cuống. Nếu không ăn hết thì cần bảo quản trong túi nylon gói kín, để tủ lạnh. Tuy nhiên, chỉ nên bảo quản từ 2 ngày đổ lại để tránh làm hỏng đậu rồng.

Món Ăn Vị Thuốc Từ Đậu Rồng

Đậu rồng còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (Tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus) là cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là loài cây xuất phát từ châu Phi, Ấn Độ, New Guinea và được trồng tại những vùng Đông Nam Á, Tân Guinée, Philippines và Ghana… Hiện nay, Indonesia được coi là “thủ phủ” của loài cây này. Có thể trồng đậu rồng quanh nhà, trước sân vừa làm giàn che bóng mát vừa để lấy quả làm rau ăn hàng ngày.

Đậu rồng có rất ít calori nhưng lại nhiều thành phần khác có giá trị dinh dưỡng cao như protein, glucid, chất béo, chất xơ, sắt, canxi, kali, natri, ma-giê, phospho, vitamin A, C, B5, B2, B1, E, đồng và mangan. Kết quả phân tích của các nhà dinh dưỡng thì trong hạt đậu rồng có chứa tới 30-37% protit, 28-31% gluxit; trong quả non có từ 1.9-2.9% protit, 3.1-3.9% gluxit. Thành phần acid amin trong đậu rồng có nhiều lysin, methionin, cystin… Tỷ lệ protein tương đối cao nên được Cơ quan Lương Nông Thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.

Hàm lượng chất xơ cao và lipid thấp trong đậu rồng giúp cải thiện chức năng đại tràng, chống táo bón, làm giảm cholesterol trong máu, phòng chống béo phì, ngừa bệnh đái tháo đường. Đậu rồng dồi dào chất khoáng và vitamin, đặc biệt là vitamin A, C, E… làm đẹp da, sáng mắt, giúp tăng sức đề kháng, chống lão hóa, ung thư, bệnh tim mạch, sắt giúp phòng chống thiếu máu, canxi (hàm lượng cao nhất trong các loại đậu) có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương, giúp trẻ em hình thành bộ xương và răng chắc khỏe.

Đậu rồng là thức ăn

Vị giòn ngọt của đậu rồng giúp món ăn thêm ngon. Đậu rồng non dùng ăn sống, luộc, có thể chế biến thành các món như gỏi, salad, cà ri, xào ruốc… hoặc chế thành món dưa chua để dành dùng lâu ngày.

Đậu rồng thường được ăn kèm với các loại mắm, cá kho, thịt kho… như một loại rau sống trong bữa cơm và cũng được dùng làm gỏi với hương vị rất đặc biệt.

Lá non và nụ hoa có thể dùng làm rau ăn dưới dạng các món xào, nấu canh, luộc rất ngon và bổ.

Đậu rồng còn có thể nấu canh chua. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt đậu rồng, là món giải nhiệt cho mùa hè nóng bức.

Các món chay chế biến từ đậu rồng (Cà ri đậu rồng, Đậu rồng xào ruốc, Gỏi đậu rồng) cũng dễ thực hiện và ăn rất ngon.

Trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với xốt mayonnaise thành món salad khai vị.

Hạt được sử dụng như đậu nành, làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, ép lấy dầu hoặc rang xay để chế biến một loại thức uống có hương vị như cà phê. Hoa có màu xanh nhạt được sử dụng làm màu thực phẩm cho các món cơm hay bánh ngọt.

Tuy nhiên, đậu rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị gout (thống phong). Một số loại protein chứa trong đậu có đặc tính liên kết với men trypsin, chymotrypsin làm mất hoạt tính của các men tiêu hoá này, vì vậy làm giảm khả năng tiêu hoá protein. Các nhân tố chính ức chế trypsin thường được nhắc đến là: nhân tố Kunitz, nhân tố Browman-Brik… Các nhân tố này đều dễ bị phân huỷ khi được xử lý bằng nhiệt (rang, hấp chín, ép nóng…) Vì vậy, chúng ta không nên ăn nhiều đậu rồng sống.

Chú ý khi mua đậu rồng nên lựa trái đậu tươi, không héo và nhất là không có đốm nâu trên trái; trước khi ăn cần rửa đậu sạch dưới vòi nước, để ráo, cắt bỏ cuống; để bảo quản tốt, nên cho vào bao nilon gói kín, để trong tủ lạnh, nhưng tối đa chỉ nên giữ trong 2 ngày vì đậu sẽ biến màu và giảm giá trị dinh dưỡng nếu để lâu.

Đậu rồng là thức ăn phổ biến, ngon, bổ, rẻ, lại là vị thuốc quý. Mọi người hãy dùng hàng ngày và nên giới thiệu cho người khác biết về giá trị của loài cây này.

Những Món Ăn Ngon Khó Cưỡng Từ Quả Đậu Rồng

Đậu rồng còn có tên khác là đậu khế, đậu vuông, đậu xương rồng hay đậu có cánh (winged bean), có tên khoa học là Psophocarpus tetragonolobus, họ Đậu. Dân gian hay trồng để lấy trái ăn như các loại rau xanh khác, và khi quả già thì mới lấy hạt.

Cây đậu rồng có nguồn gốc ở Tân ghi nê nhưng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Ấn độ, Burma, Sri Lanka, Thái lan, Philippines. Ở nước ta, đậu rồng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam và người dân nơi đây cũng rất biết “tận dụng” thứ quả này để làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.

Hầu hết các thành phần của quả đều có thể ăn được và rất ngon, củ, lá non và hoa được dùng làm món xà lách hoặc rau ghém. Đậu rồng có trong phần lớn các món ăn hàng ngày của người Phillipines, họ xem nó là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và gọi là “Sigarilyas”. Hạt đậu rồng khô cũng giống như hạt đậu nành thường được ép và chế biến thành dầu ăn thực vật, hoặc xay thành bột để làm thực phẩm bổ sung nguồn protein phòng chống suy dinh dưỡng.

Đậu rồng có vị hơi nhẫn giống như vị của rau diếp, còn hoa thì lại giống như các loại nấm. Theo các kết quả phân tích cho thấy trong thành phần đậu rồng có chứa rất nhiều protein (hơn 50%), trong đó gồm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 10 loại khoáng tố gồm Fe, Ca, Mg, Zn, Cu, Mn, Se, Na, K, P, nhiều vitamin A, C, vitamin nhóm B, nhiều loại đường đơn, chất xơ và một ít chất béo. Mọi người thích ăn sống vì đậu rồng rất dòn và ngon khi còn tươi và chỉ cần cầm tay ăn, có khi luộc sơ rồi ăn không cần đun chín quá sẽ mềm và bớt ngon. Tốt nhất là nên mua lúc mới hái còn tươi, không nên bảo quản lâu trong tủ lạnh vì nó sẽ bị biến màu và giảm chất lượng. Toàn cây đều sử dụng được, lá làm rau ăn, hoa được dùng trong các món bánh, mùi của hạt đậu rồng giống như mùi măng tây, rễ giống như khoai tây nhưng được biết là nó giàu chất dinh dưỡng hơn cả khoai tây. Hạt phơi khô đem rang được chế biến thành một loại thức uống có hương vị giống như cà phê rất ngon.

Đậu rồng ngon là trái phải to, vừa phải, có màu xanh nhạt là trái non. Trước khi chế biến phải tước bỏ xơ và rửa sạch. Món đơn giản nhất là xào, có thể xào đậu rồng với thịt bò, heo hoặc với nấm. Đậu rồng sau khi được cắt bỏ hai đầu và cắt lát xéo, sẽ đem luộc sơ với nước sôi có pha một ít muối, xong cho ra rổ để ráo nước. Làm như thế đậu sẽ có màu xanh nuột hấp dẫn, khi xào nhanh chín và ít ra nước hơn. Thịt được xào chín cho săn, sẽ bỏ đậu rồng vào đảo đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm chút hành ngò là đã được một món xào thơm ngậy. Còn khi xào chay với nấm thì ta cần xào hai chảo riêng, sau đó mới cho hỗn hợp nấm, đậu rồng vào đảo sơ lại. Để đảm bảo cho món ăn không bị mềm và ra nhiều nước.

Đậu rồng còn được dùng để nấu canh chua. Nguyên liệu rất đơn giản: cá, me và đậu rồng. Cách chế biến như nấu canh chua cá, khi nước sôi cho đậu đã cắt miếng vào. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt từ đậu là món giúp thanh nhiệt trong mùa hè nóng bức.

Ngoài ra, đậu rồng còn được dùng để làm gỏi cùng với mực và cà rốt, tạo vị giòn chua đặc biệt. Khi làm món này đậu rồng sẽ được ngâm với nước muối nhạt, sau đó thái vát và ngâm ngay vào nước lạnh để giữ màu xanh. Cà rốt bào vỏ thái sợi, mực thái miếng đem hấp chín. Sau đó, mực cho vào tô rưới nước pha gồm đường, tương ớt, nước mắm, vừng, để khoảng 15 phút cho thấm. Cuối cùng, cho cà rốt, đậu rồng mực vào trộn chung.

Loại thực phẩm này còn có thể được rán sốt ớt rất hấp dẫn và lạ miệng. Đậu sẽ được nhúng vào bột rán hòa sẵn có lòng đỏ trứng gà, đem chiên giòn, vớt ra, để ráo dầu. Nước sốt ớt làm từ ớt sừng, hành, tỏi, nước mắm, bột năng. Khi ăn rưới sốt ớt lên đậu, vị cay xè của nước ớt hòa cùng từng miếng đậu rồng rán vàng ươm và giòn tan đến đầu lưỡi gây cảm giác thú vị và mê mẩn cả người.

Khi chán ngấy với những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm từ thịt cá. Mọi người thường có xu hướng tìm đến các món muối chua và đậu rồng cũng thường được người ta muối kèm với cà rốt, dưa cải, cà pháo…. Hoặc nhiều người cũng rất ưa món đậu rồng luộc hay ăn sống chấm với mắm, cá kho, thịt kho. Đặc biệt, trong thực đơn của các nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với sốt mayonnaise thành món salad khai vị.

Ngày nay, bên cạnh thu hoạch trái người ta còn tận dụng hạt đậu rồng làm nguyên liệu chế biến bột dinh dưỡng, ép lấy dầu hoặc rang xay để chế biến một loại thức uống có hương vị như cà phê. Hoa có màu xanh nhạt được sử dụng làm màu thực phẩm cho các món cơm hay bánh ngọt.

Ăn Đậu Rồng Sau Sinh Có Tốt Không? Blog Sức Khỏe Hoàn Mỹ Breast Care

Đậu rồng không chỉ cung cấp giá trị dinh dưỡng cao mà còn được coi như vị thuốc bổ dưỡng hợp với nhiều lứa tuổi. Vậy ăn đậu rồng sau sinh có tốt không? Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Ăn đậu rồng sau sinh có tốt không?

Đậu rồng hay còn được gọi là đậu khế hoặc đậu xương rồng, trái thuộc dạng quả đậu nhưng có rìa tạo thành 4 cánh mép dợn sóng, trong chứa nhiều hạt. Ngày nay, đậu rồng ngoài màu xanh truyền thống người ta còn cho lai nhiều giống hạt mới cho đậu rồng có màu vàng, trắng, nâu hoặc đen.

Theo chia sẻ của bác sĩ Hà Thị Huệ – bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản phụ tại phòng khám Đa khoa Y Học Quốc tế:

Ở đậu rồng có chứa rất nhiều protein (hơn 50%), trong đó gồm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, 10 loại khoáng tố gồm Fe, Ca, Mg, Zn, Cu, Mn, Se, Na, K, P, nhiều vitamin nhóm B, các loại đường đơn, chất xơ và một ít chất béo.

Đặc biệt, sau khi sinh tình trạng thiếu sữa là rất phổ biến ở các mẹ. Theo y học cổ truyền, vị ngọt và tính mát trong đậu rồng cực kỳ an toàn cho thai nhi, từ đó giúp mẹ bầu tăng tiết sữa sau sinh để có đủ lượng sữa nuôi dưỡng bé cưng trong những tháng đầu đời.

Để trả lời cho câu ăn đậu rồng sau sinh có tốt không? thì câu trả lời là có. Vì hàm lượng dinh dưỡng trong đậu rồng cao, mang lại lợi ích tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, hồi phục sức khỏe nhanh, tăng tiết sữa sau sinh và ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu.

Lưu ý:

Mẹ bầu nên chọn những trái đậu rồng còn tươi, không có các đốm nâu.

Trước khi ăn cần rửa sạch, cắt bỏ cuống và để khô ráo.

Chỉ nên để từ 1 – 2 ngày trong tủ lạnh và phải được bọc kín.

Gợi ý một số món ăn từ đậu rồng tốt cho mẹ sau sinh

Nguyên liệu: đậu rồng, hành khô, dầu hào, hạt tiêu, nước và gia vị.

Cách chế biến: Rửa sạch đậu rồng và cắt nhỏ, tiếp theo đó là phi hành thơm rồi cho đậu rồng cùng các gia vị, hầu hào và một chút nước. Đun đến khi đậu chín rồi cho ra đĩa.

Nguyên liệu: đậu rồng, tỏi, hành lá và các gia vị.

Cách chế biến: đậu rồng được rửa sạch và cắt lát thành miếng vừa ăn. Tiếp theo phi tỏi thơm trút ra chén, rồi cho đậu rồng vào xào vừa xanh cho thêm gia vị. Cuối cùng sau khi đậu chín thì cho ra đĩa rắc tỏi, hành lá lên trên.

Ngoài ra, các mẹ bầu có thể ăn sống đậu rồng hoặc nấu các món như đậu rồng xào thịt, đậu rồng nấu canh chua, đậu rồng xào lòng gà,… tùy theo khẩu vị của mỗi chị em.

Cập nhật lần cuối vào ngày 13 tháng 08 năm 2020 lúc 07:14 bởi