Top 12 # Nấu Ăn Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Hướng Dẫn Ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi

1. Một số thông tin về thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Số bữa ăn dặm trong ngày: 2 bữa

Thời gian cho trẻ ăn dặm: 10 sáng và khoảng 5 – 6h chiều

Thực phẩm có thể cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm: lòng đỏ trứng gà (nguyên 1 lòng đỏ trứng gà), sản phẩm từ sữa bò (85 – 100gr), đậu phụ (40 – 50gr), thịt lườn gà, cá ngừ…

Cháo nên nấu theo tỷ lệ gạo : nước = 1 : 7 (10gr gạo nấu với 70ml nước)

Rau các loại như dưa chuột, nấm, đậu bắp, xà lách, bí đỏ, cà chua, cà rốt, bắp cải xanh, rau bina, rau rền…

Bữa sáng có thể cho trẻ ăn bún, phở, yến mạch, ngô nghiền, ngũ cốc ăn sáng…

Trẻ 7 tháng tuổi đã làm quen được với nhiều loại thực phẩm khác nhau

2. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Bữa sáng

Các món ăn có thể cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm bữa 10h sáng bao gồm:

Súp bí đỏ thịt gà, sữa chua nguyên chất

Cháo khoai lang, súp bí đỏ, dâu tây nghiền

Cháo đậu bắp thịt, rau bina, súp bí đỏ, sữa chua dâu tây

Cháo bánh mỳ khoai lanh, súp cá rau cải, sữa chua

Cháo gà bắp cải

Cháo đậu bắp rong biển, súp thịt đậu bắp, xoài chín

Cháo thịt bò rau dền, chuối chín

Bữa chiều

Các món ăn có thể cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm bữa 5 – 6h chiều bao gồm:

Súp bí đỏ hạt sen, canh gà viên

Súp khoai tây bí đỏ, nước hầm vỏ tôm

Cháo trắng, rau ngót và cá hồi

Súp khoai tây cá hồi, quả su su luộc

Cháo đậu bắp rong biển, súp thịt đậu bắp

Mỳ trứng gà, súp cà chua, cá

Ngoài 2 bữa ăn dặm chính trên, bạn cũng có thể cho trẻ 7 tháng tuổi ăn bữa phụ bằng các loại hoa quả như: chuối, xoài, đu đủ nghiền, na, nước cam vắt loãng…

Đừng quá lo lắng khi trẻ nghịch đồ ăn, bát đũa

3. Một số lưu ý khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm

Khoảng nửa sau của tháng thứ 7, không cần rây mịn cháo khi cho trẻ ăn, có thể cho trẻ ăn thô hoặc nghiền bằng thìa cho trẻ ăn. Nguyên nhân do giai đoạn này lưỡi trẻ đã có phản xạ đẩy thức ăn từ miệng vào họng và có thể di chuyển theo chiều dọc để tự nghiền thức ăn.

Chưa cần nêm muối hoặc các loại gia vị trong giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi. Nếu nêm, chỉ nên nêm lượng rất nhỏ

Trẻ mới chỉ ăn được phần lá của các loại rau xanh

Có thể cho trẻ ăn thịt nạc, thịt bò (thịt có màu đỏ) trong thời gian này

Trẻ có thể nghịch thức ăn, bát, đũa trong khi ăn. Lúc này, bạn không nên quá nghiêm khắc với trẻ, đây là cách để giúp trẻ làm quen với các đồ dùng trong bữa ăn cũng như các loại thức ăn. Nếu sợ trẻ làm vỡ bát, đĩa gây nguy hiểm cho trẻ, bạn có thể chọn các loại vật liệu khác sành, sứ, thủy tinh như nhựa, gỗ, mica… Tuy nhiên, nên lựa chọn mua tại những địa chỉ uy tín, chọn mua những sản phẩm của các nhà cung cấp có nguồn gốc xuất xứ, chất liệu an toàn cho trẻ.

Giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ đã có thể hình thành khẩu vị của bản thân: thích ăn gì và không thích ăn gì. Hi vọng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi Lily & WeCare giới thiệu giúp bạn phần nào trong việc lựa chọn và đa dạng các món ăn cho trẻ.

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi khoa học bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đa dạng thực đơn giúp bé lớn nhanh, khỏe mạnh và an toàn.

Các mẹ đều biết, giai đoạn ăn dặm là một bước phát triển quan trọng đối với trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ thời điểm thích hợp nhất để cho bé tập ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên sự phát triển của các bé là khác nhau, sẽ có bé đòi ăn dặm sớm từ 4 -5 tháng tuổi. Vì vậy, trước hành trình ăn dặm của bé, mẹ cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về ăn dặm sẽ giúp hành trình ăn dặm của bé đạt được thành công như mong muốn.

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi tốt nhất

Mẹ có biết đâu là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm? Nếu như bé 7 tháng tuổi mà mẹ mới cho bé ăn dặm thì có thể nói là mẹ đã cho bé ăn dặm hơi muộn. Việc xác định thời điểm khi nào nên cho bé ăn dặm được đánh giá là rất quan trọng đối với hành trình ăn dặm của bé. Mặc dù đã là muộn tuy nhiên, việc tìm hiểu thông tin này sẽ giúp mẹ có kinh nghiệm cho bé sau.

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Các bé trai sẽ nặng chừng 8,3 kg và cao 69,2 cm.

Các bé gái sẽ nặng chừng 7,6 cm và cao 67,3 cm.

Các số liệu trên chỉ là các con số trung bình. Sẽ có bé cao hơn, nặng hơn, cũng có bé sẽ thấp hơn hay nhẹ cân hơn một chút. Các mẹ không cần phải quá lo lắng. Đây cũng là giai đoạn trẻ sẽ phát triển một cách vượt trội cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn dặm tốt, hợp lý sẽ giúp bé phát triển toàn diện nhất.

Các nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

Giai đoạn bé 7 tháng tuổi ăn dặm. Mặc dù bé đã quen dần với việc ăn dặm trước đó. Tuy nhiên vẫn phải nhắc lại với các mẹ 3 nguyên tắc cơ bản khi cho bé mới tập ăn dặm:

Cho bé ăn thức ăn từ loãng tới đặc

Cho bé ăn từ ít tới nhiều

Cho bé ăn bắt đầu với bột ngọt rồi chuyển sang bột mặn.

Giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, các thực phẩm mẹ cần xay nhuyễn cho bé để bé có thể dễ ăn, dễ hấp thu và tiêu hóa. Khi dạ dày của bé đã quen dần với việc ăn dặm thì mẹ có thể cho bé ăn thử với một thìa nhỏ bột loãng hay nước cơm. Dần dần có thể thêm một số loại hương vị khác cho bé như rau, củ, thịt, cá, trứng, sữa…

Luôn duy trì việc cho bé bú sữa trong suốt quá trình cho bé ăn dặm tới khi bé được 1 tuổi hoặc lâu hơn.

Không nêm gia vị cho các món ăn dặm của bé.

Nấu cháo theo tỷ lệ 1:7 (10 gr gạo sẽ được nấu với 70 ml nước).

Nên kết hợp cháo trắng với các loại rau, thịt, cá, trưng…với một lượng nhỏ để đa dạng thực đơn và giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn.

Đảm bảo bổ sung nhóm chất béo cho bé trong các bữa ăn dặm.

Ngoài việc cho bé bú mẹ, mẹ cũng có thể cho bé bú sữa công thức ngoài. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm, mẹ nên đảm bảo số lượng bữa ăn dặm mỗi ngày cho bé 2-3 bữa cháo, bột. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung cho bé 800 ml sữa mỗi ngày. Với thị trường sữa bột Việt Nam đa dạng như hiện tại, làm sao để mẹ có thể chọn được loại sữa tốt cho bé. Mẹ đừng bỏ qua những thông tin về top 4 loại sữa công thức tốt nhất cho trẻ.

Đây là giai đoạn mà bé đã quen dần với hương vị của thực phẩm, mẹ nên đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé bằng cách kết hợp với một số loại thực phẩm khác như các loại rau, củ, thịt, cá…để bé không bị chán ăn đồng thời kích thích vị giác của bé phát triển tốt hơn.

Mẹ cũng nên bổ sung thêm cho bé các bữa ăn phụ với sữa chua, váng sữa, các loại trái cây ngọt trong giai đoạn này. Khi đã quá 19h, mẹ có thể cho bé bú mẹ để tránh tình trạng trẻ thức dậy vào ban đêm vì đói.

Giai đoạn này, mẹ có thể thấy các biểu hiện trẻ nhau thức ăn mềm mặc dù chưa mọc răng. Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay phương pháp tự ăn dặm, mẹ có thể luộc một vài loại rau củ và đặt trên bàn ăn dặm để bé tự lựa chọn, giúp bé cảm thấy tò mò, thích thú với với các loại thức ăn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tránh trường hợp bé nuốt cả miếng to khi chưa được nhai kỹ, sẽ không tốt cho dạ dày.

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Bé 7 tháng ăn dặm hay ở độ tuổi nào mẹ cũng cần đảm bảo thực đơn ăn dặm của bé chúa đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:

– Chất đường bột: Có nhiều trong gạo

– Chất đạm: Có nhiều trong thịt nạc, xương heo, trứng, sữa…Giai đoạn này, nhiều bé có thể ăn được hải sản. Tuy nhiên cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.

– Các loại rau củ, trái cây: Trái cây giàu vitamin C, các loại rau xanh chứa nhiều loại vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.

– Chất béo: Mẹ cũng nên bổ sung thêm chất béo cho bé bằng các loại dầu thực vật hay động vật lành mạnh. Chẳng hạn như dầu cá hồi, dầu ô liu…

Cách Nấu Bột Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi Ăn Dặm Từ Chả Lụa

1. Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250 ml) cần:

Bột gạo hoặc gạo (20g)*

Cà rốt cắt miếng nhỏ (20g)

Đậu trắng khô (10g)

Chả lụa thái nhuyễn (10g)

1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml).

Chén nước vừa đủ (250ml)

Cà rốt: gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu.

Chả lụa cắt nhuyễn

Đậu trắng rửa sạch, ngâm nước qua đêm hoặc 3 tiếng với nước ấm cho mềm trước khi nấu.

3. Cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm với số lượng nhỏ

Bước 1: Đậu trắng ninh nhừ, nghiền thành bột mịn với 1/3 chén nước

Bước 2: Cà rốt luộc chín, tán nhuyễn.

Bước 4: Cho bột với đậu trắng, cà rốt, chả lụa vào nồi đun nhỏ lửa, đảo đều đến khi bột sôi mẹ tắt bếp.

Bước 5: Cho dầu ăn vào bột và trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới đút bé ăn. Mẹ có thể thử độ nóng của cháo bằng cách nhỏ trên cổ tay, thấy bột ấm ấm là cho bé ăn được.

Để nấu bột từ cháo ngon hơn, mẹ chỉ cần nấu cháo cho bé trước, sau đó dùng máy xay sinh tố hoặc rây có mắt nhỏ để rây cháo.

Một vài lưu ý mẹ cần nhớ khi sử dụng máy xay sinh tố cho các món ăn dặm của con:

Thịt nên xay với lượng nhỏ sẽ dễ nhuyễn hơn.

Cháo và rau nên xay với lượng lớn sẽ dễ nhuyễn hơn.

Mẹ có thể kiểm tra độ nóng của bột/cháo bằng cách nhỏ lên cổ tay trước khi cho bé ăn để bé không bị phỏng.

4. Cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm với số lượng lớn

Cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm và nấu với số lượng lớn, mẹ lấy tỷ lệ nguyên liệu ở trên rồi nhân lên cho số nguyên liệu cần chuẩn bị.

Mẹ ninh gạo đến khi gần chín thì cho cà rốt vào ninh đến khi cháo và cà rốt chín. Đậu trắng mẹ hầm mềm rồi tán thành bột mịn, sau đó trộn chung với cháo cà rốt. Khi cháo nguội, mẹ chia cháo thành những phần nhỏ cho đông đá. Lúc nào bé ăn thì mẹ rã đông, đun và tán nhuyễn cháo trên bếp. Cháo sôi cho chả lụa vào đảo đều rồi tắt bếp, sau đó cho thêm dầu ăn vào và trộn đều.

Nào hãy học cách nấu bột cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm từ chả lụa, đậu trắng cà rốt thôi, món ăn ngon lành này đang đợi mẹ trổ tài cho bé yêu thưởng thức đấy.

Hướng Dẫn Cách Nêm Nước Mắm Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi

Nước mắm là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Do đó, khi cho con ăn dặm (khi trẻ được 7 tháng tuổi) nhiều mẹ sẽ nêm nước mắm vào thức ăn. Nhằm giúp trẻ làm quen với các loại gia vị hằng ngày, quen khẩu vị của gia đình và kích thích vị giác. Tuy nhiên, nêm nước mắm trong khẩu phần ăn của trẻ như thế nào mới đúng là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi từ trước đến nay hầu như chưa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề này. Để giải đáp thắc mắc trên, hôm nay Wikisecret xin chia sẻ một số thông tin thông qua bài viết “Hướng dẫn cách nêm nước mắm cho trẻ 7 tháng tuổi”. Mời các bạn cùng tham khảo! Nêm nước mắm trong khẩu phần ăn của trẻ như thế nào mới đúng là băn khoăn của rất nhiều người

Vì sao nên nêm nước mắm vào thức ăn của trẻ 7 tháng tuổi?

Nước mắm là loại gia vị cần thiết cho quá trình ăn dặm của trẻ. Bởi nước mắm chứa rất nhiều canxi và một lượng muối nhất định. Đây là những thành phần rất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do đó, khi trẻ ăn dặm chúng ta có thể lựa chọn nước mắm thay vì muối hay bột canh. Nước mắm chứa rất nhiều canxi và một lượng muối nhất định Tuy nhiên, trước khi dùng nước mắm mẹ hãy là những người tiêu dùng thông thái. Lựa chọn những loại nước mắm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nêm theo đúng liều lượng để kích thích mà vẫn không làm mất hương vị của món ăn.

Hướng dẫn cách chọn nước mắm ngon cho trẻ ăn dặm

Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại nước mắm khác nhau. Để lựa chọn được loại nước mắm ngon và tốt cho sức khỏe của các bé cưng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Màu sắc nước mắm

Nên chọn nước mắm có màu vàng nhạt hay màu cánh gián, khi lắc chay không bị đục hay cặn bẩn thì đó là nước mắm ngon. Tuyệt đối không nên lựa chọn những loại nước mắm quá sậm màu hay có cặn bẩn dưới đấy chay.

Mùi vị nước mắm

Trước khi nêm nước mắm vào thức ăn của trẻ, mẹ cũng nên nếm thử để cảm nhận mùi vị của nước mắm. Nếu nước mắm có vị nhạt vừa phải, mùi thơm và không quá mặn thì đây là nước mắm ngon. Ngược lại, nước mắm quát gắt, có vị mặn chát và không có mùi thơm của cá thì đây là loại nước mắm đã qua pha chế.

Độ đạm của nước nắm

Hướng dẫn cách nêm nước mắm cho trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ mới bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi)

Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên cho thêm nước mắm hay bất cứ loại gia vị nào khác vào khẩu phần ăn của trẻ. Bởi chúng có thể cản trở quá trình hấp thụ của trẻ. Mẹ cũng không cần lo lắng việc trẻ thiếu muối, trong giai đoạn này nếu cơ thể thiếu muối sẽ tự động đào thải natri qua nước tiểu và tuyến mồ hôi.

Trẻ 7 tháng tuổi

Lúc này, trẻ bắt đầu thích nghi với việc ăn dặm. Ngoài sữa, trẻ cần nạp thêm nguồn dinh dưỡng bên ngoài để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đối với những trẻ ăn dặm bằng bột dinh dưỡng pha sẵn, mẹ không cần cho thêm nước mắm vì trong bột đã có sẵn gia vị. Ngược lại, đối với những trẻ ăn cháo dinh dưỡng do mẹ tự chế biến thì nên cho thêm một ít gia vị, trong đó có nước mắm để kích thích vị giác của trẻ. Khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho khoảng 1/3 thìa nước mắm vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Đây là liều lượng được khuyến cáo từ các chuyên gia. Vừa đủ cho sự phát triển mà vẫn không ảnh hưởng đến thận của trẻ. Ở độ tuổi này, mẹ có thể cho khoảng 1/3 thìa nước mắm vào bữa ăn hàng ngày của trẻ

Trẻ 1 tuổi trở lên

Từ 1 tuổi trở lên, trẻ đã bắt đầu làm quen với cơm nát, cá, thịt và một số loại rau. Sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, bạn có thể cho thêm khoảng ½ thìa nước mắm và 1 giọt dầu ăn. Đây là lượng i-ốt cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Ngoài nguồn i-ốt từ nước mắm, mẹ cũng nên bổ sung i-ốt cho trẻ từ cá, trứng cá, tảo biển, thịt bò… Ngoài ra, sữa trẻ uống trong giai đoạn 1 tuổi cũng rất quan trọng. Bởi giai đoạn này trẻ đã ngưng bú mẹ, mọi nguồn dinh dưỡng của trẻ đều từ sữa và thức ăn bên ngoài. Do đó, chúng ta nên xem xét thật kỹ để lựa chọn được loại sữa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé.