Top 6 # Lương Nấu Với Gì Cho Bé Ăn Dặm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Cháo Ghẹ Nấu Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm?

Hành là một loại rau gia vị rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn dinh dưỡng thiên nhiên tiềm năng cung cấp acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.

– Bước 1: Ghẹ làm sạch, tách các phần của ghẹ ra. Hành lá xắt nhỏ, gừng băm nhỏ.

– Bước 2: Vo sạch gạo và để ráo.

– Bước 3: Cho gạo vào nồi, thêm nước. Mẹ nấu cháo cho đến khi nồi sôi, sau đó giảm lửa, thêm gừng và ghẹ vào.

– Bước 4: Khi cháo mềm và ăn được, thêm gia vị vừa miệng. Cho cháo ra bát, thêm hành lá xắt nhỏ và dầu mè rồi cho bé ăn nóng.

👉Cháo ghẹ nấu với rau chùm ngây

Các bước thực hiện – Bước 1: Gạo tẻ ninh nhuyễn khoảng 2h. – Bước 2: Ghẹ hấp chín rồi tách lấy phần thịt ở thân và càng rồi băm nhỏ. – Bước 3: Rau chùm ngây tách lá rửa sạch cho vào xay nhuyễn. – Bước 4: Múc lượng cháo vừa đủ 1 bữa cho con bé vào nồi nhỏ, đun nóng. Sau đó, mẹ cho ghẹ đã băm nhỏ vào đảo đều cho sôi. Tiếp đến, mẹ cho 2-3 thìa rau chùm ngây đã xay nhuyễn vào với 1/2 miếng phô mai, đảo cho sôi lên rồi mẹ cho tiếp mắm ngư nhi và dầu oliu vào đảo đều rồi tắt bếp. Cho trẻ ăn nóng. 👉Cháo ghẹ nấu với rau muống

Rau muống là loại rau có hàm lượng muối khoáng cao, giúp bổ sung nhiều loại vitamin, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch. Vì vậy rau muống cũng được chọn nhiều trong thực đơn ăn dặm của trẻ nhỏ.

cháo ghẹ nấu với rau muống

– Bước 1: Hấp ghẹ với 1 ít nước và củ gừng đập dập, gỡ ghẹ lấy thịt, băm thịt ghẹ, xào qua. – Bước 2: Rau muống băm nhỏ. – Bước 3: Bắc nồi cháo trắng lên, cho ghẹ xào, rau muống băm vào nấu cùng, nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.👉 Cách nấu cháo ghẹ với cà rốt xay nhuyễn

Cà rốt giàu nguồn vitamin A, beta-carotene, có vị ngọt tự nhiên và mang lại nhiều lợi ích khác nên là một thực phẩm tuyệt vời dành cho trẻ.

💓Những lưu ý khi mẹ cho bé ăn ghẹ, cua biển đúng cách để tránh bị dị ứng

– Để sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ ở mức tốt nhất, các mẹ nên nấu vừa lượng ăn cho bé, ăn đến đâu, nấu đến đấy, không nên nấu nhiều một lần rồi ninh đi ninh lại, sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong cháo.

– Vì thịt cua ghẹ nhiều đạm nên mẹ cho bé ăn lượng từ ít tới nhiều để tránh bị đầy bụng và nôn trớ. Đặc biệt gạch và trứng cua khó tiêu nên mẹ cần chú ý. Một tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa cua ghẹ là vừa.

– Nếu bé ăn trực tiếp thịt cua ghẹ thì khi bóc mẹ cần chú ý để tránh các mảnh vỏ ghẹ, cua biển nhỏ, sắc nhọn còn sót lại hoặc lẫn ở thịt cua khiến bé bị hóc, bị tổn thương.

Cháo Trai Nấu Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm

Con trai nước ngọt hay trai sông còn có tên là bạng; cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Nó thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối… vùng đồng bằng, trung du hay miền núi nước ta. Theo tài liệu của Viện dinh dưỡng, thịt trai sông giàu đạm, can xxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm, chính vì vậy thịt trai nấu cháo cho bé ăn dặm là món ăn tuyệt vời nhất.

Không chỉ vậy, trong đông y, thịt trai sông còn mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, giáng áp. Trần Tăng Khí, một y gia đời Đường cho rằng thịt trai có tác dụng làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đàn bà lao tổn ra máu. Đời Tống, Nhật hoa chư gia bản thảo có lời bàn rằng thịt trai có tác dụng trừ phiền, giải nhiệt độc, chữa băng huyết, khí hư, trĩ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thịt trai sông tính hơi lạnh, ăn nhiều dễ sinh bệnh.

Thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp, viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm… Tài liệu nước ngoài cũng viết: trai sông vừa là món ăn, vừa là vị thuốc chữa bệnh tiểu nhiều về đêm, kinh nguyệt quá nhiều, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, đề phòng tai biến mạch máu não…

Cháo trai nấu với rau gì cho bé ăn dặm

1/ Nấu cháo trai truyền thống cho bé ăn dặm

Nguyên liệu nấu cháo trai gồm:

Trai: 1kg có thể nhiều hơn nếu nấu cho cả gia đình nhiều người cùng thưởng thức

Gạo tẻ: 200g nên chọn đúng gạo tẻ để có nồi cháo Trai ngon nhất

Gạo nếp: 50g

Hành khô: 1 củ

Gia vị: Dầu ăn; nước mắm ngon; mì chính; hạt tiêu; ớt bột (nếu thích)

Hành lá, răm: 1 ít

Cách nấu cháo trai cho bé ăn dặm:

Bước 1: Trai ngâm nước gạo, rửa sạch. Cho trai vào nồi đun sôi đến khi trai há miệng. Nhặt lấy thịt trai, phần nước gạn trong. (Để trai được sạch và khi nấu không bị tanh nên ngâm trai vớt vài lát gừng và ớt để trai nhả hết bùn đất).

Bước 2: Thịt trai bỏ phần bẩn, rửa sạch, thái miếng nhỏ, hành lá, rau răm nhặt rồi rửa sạch thái nhỏ.

Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho trai vào xào, nêm chút bột canh rồi cho thịt trai ra bát.

Bước 4: Phần gạo nếp và gạo tẻ cho vào máy xay khô xay rối rồi ngâm gạo khoảng 2 giờ để khi nấu gạo sẽ nhanh nở và mau nhừ.

Bước 5: Cho gạo vào nồi ninh cùng nước luộc trai, thỉnh thoảng khuấy đều để gạo không bị vón cục và khê ở đáy nồi. Nếu thấy cạn nước thì thêm phần nước trai hoặc nước lọc vào đun cho đến khi hạt gạo nở và chín mềm.

Bước 6: Nêm nước mắm ngon cho vừa miệng. Khi thấy nồi cháo chín cho thịt ngao vào đảo đều lên nấu thêm khoảng 2-3 phút, thêm ít hành răm thái nhỏ và chút mì chính.

2/ Nấu cháo trai với lá dâu cho bé ăn dặm

Nguyên liệu gồm:

50g gạo nếp.

50g gạo tẻ.

5 con trai đồng loại vừa.

30g lá dâu non.

Dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.

Cách nấu cháo trai với lá dâu cho bé như sau:

Bước 1: Trai ngâm nước gạo hoặc nước muối 60 phút rửa sạch, cho vào nồi luộc. Ruột trai làm sạch băm nhỏ. Nước lọc lấy phần trong.

Bước 2: Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Cho thêm nước vào nước luộc trai rồi cho gạo vào ninh nhừ, sau đó cho trai và lá dâu vào nấu chín là được. Mẹ cho bé ăn ngày 1 – 2 lần lúc bé đói.

Những lưu ý khi làm đồ ăn dặm cho bé

Ở bé, trong mỗi giai đoan phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, nhưng đến tháng thứ 6, bé cần nhiều nhu cầu dinh dưỡng hơn và lúc này bé cần tập ăn dặm.

Các mẹ không nên quá vội vàng khi cho bé ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Khi mới bắt đầu cho bé làm quen với đồ ăn đặc, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đơn giản với số lượng ít. Giai đoạn đầu khi bé ăn dặm, các thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ, táo, lê, bí ngô, khoai tây. Với những thực phẩm này, mẹ cần đảm bảo xay nhuyễn, mịn để bé dễ ăn.

Khi bé đã “tiêu thụ” tốt các loại trái cây và rau, mẹ có thể giới thiệu thêm vào khẩu phần ăn của con một số loại thịt như thịt bò, gà, vịt, heo, các loại hải sản… Với những loại này mẹ nên nấu nhừ rồi xay nhuyễn để bé đường ruột bé tập thích nghi tránh gây khó tiêu, rối loạn đường tiêu hóa.

Cháo Tôm Nấu Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm?

Cháo tôm cà rốt, bí đỏ, rau dền, cải ngồng hoặc nấu với phô mái là những món cháo dinh dưỡng, giàu DHA, Canxi rất tốt cho bé 8-9 tháng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Tôm giàu canxi, DHA

5 món cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, dinh dưỡng, dễ nấu

Cháo tôm bí đỏ vừa bổ lại vừa thơm ngon dành cho bé. Từng muỗng cháo ngọt thơm ăn tới đâu ấm bụng tới đó, chắc chắn bé sẽ thích mê!

Cháo tôm đậu xanh bí đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cháo trắng:1 chén, Bí đỏ xắt nhuyễn:1 muỗng canh vun, đậu xanh nấu chín:1 muỗng canh vun, tôm tươi băm nhuyễn: 1 muỗng canh vun, dầu trẻ em:1 muỗng, nước:1 chén

Cách nấu cháo tôm đậu xanh với bí đỏ: Cho bí đỏ và tôm vào nước ,khuấy cho tan đều, bắc lên bếp nấu chín. cho cháo và đậu xanh đã chín vào khuấy đều. nhắc xuống cho dầu ăn vào trộn đều và cho bé ăn món này dể làm lại đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ não

Cháo tôm cà rốt (cho bé 8 tháng tuổi trở lên)

Các mẹ có biết tôm có chứa rất nhiều vitamin dinh dưỡng cho trẻ. Hôm nay Sức khỏe em bé sẽ giới thiệu với các bạn những món cháo tôm thơm ngon cho trẻ. Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ. Màu đỏ của cà rốt hoà quyện với màu trắng của cháo tạo nên sắc màu tươi đỏ, hấp dẫn bé.

Nguyên liệu: Cháo trắng nấu nhừ hơi đặc (2/3 chén), Cà rốt hấp chín băm nhuyễn (1 muỗng canh (20g), Tôm bóc vỏ băm nhuyễn (1 muỗng canh (20g), Thịt lợn băm nhuyễn (1 muỗng canh đầy (10g), Dầu (1 muỗng canh (5g), Nước (1/3 chén)

Cách làm: Cho nước, cháo, cà rốt, tôm và thịt vào nồi, khuấy đều để thực phẩm hoà lẫn vào nhau. Bắc lên bếp đun sôi. Cho dầu ăn vào khuấy đều. Nêm nếm vừa ăn. Cháo chín bắc xuống. Để nguội và cho bé ăn. Tô cháo nhuyễn mịn, không vón cục, thực phẩm chín đều. Thơm ngon. Màu đỏ của cà rốt hoà quyện với màu trắng của cháo tạo nên sắc màu tươi đỏ, hấp dẫn bé.

Cháo tôm cải ngồng (bé 8 tháng tuổi trở lên)

Cải ngồng hữu cơ khi ăn có vị ngọt, hàm lượng vitamin cao hơn, chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể và góp phần đảm bảo cho sức khỏe của bé.

Nguyên liệu:

150g tôm sú

20g gạo dẻo thơm

80g cải ngồng

1 cây ngò rí (rau mùi)

1 thìa cà phê hành tím băm, 1/2 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa súp dầu ăn dinh dưỡng

Tôm sú bóc bỏ hết vỏ, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, ướp với hành tím băm và nước mắm.

Vỏ tôm chế nước vào nấu sôi 20 phút, lọc lại lấy khoảng 500ml nước dùng.

Cải ngồng nhặt lấy lá non và phần ngồng cải, rửa sạch, xắt nhuyễn. Ngò rí nhặt sạch, thái nhỏ.

Gạo vo sạch, chế nước dùng vào nấu chín thành cháo, cho cải ngồng và tôm vào đun sôi thêm khoảng 5 phút, tắt bếp.

Trộn dầu ăn dinh dưỡng và ngò rí vào, cho bé dùng ấm.

Cải ngồng hữu cơ khi ăn có vị ngọt, hàm lượng vitamin cao hơn, chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể và góp phần đảm bảo cho sức khỏe của bé.

Rau dền giàu chất sắt và vitamin A giúp bé tăng trưởng khoẻ mạnh. Tôm giàu canxi giúp bé tăng trưởng chiều cao. Rau dền chứa một lượng sắt đáng kể, một lượng vitamin C dồi dào giúp hấp thu sắt tốt, phòng chống bệnh thiếu sắt.

Nguyên liệu:

50g bột gạo.

30g thịt tôm

10g rau dền băm nhuyễn

1 thìa dầu ăn, gia vị

200ml nước sạch

Đun nước sôi, cho tôm và rau dền vào nấu chín. Tắt bếp.

Khi nước còn ấm, cho bột vào khuấy tan đều. Bắc nồi lên bếp, đun nhỏ lửa vừa đun vừa khuấy cho tới khi bột chín.

Cuối cùng cho dầu ăn vào là xong.

Cháo tôm phô mai (cho bé 1 tuổi trở lên ăn dặm)

Vị béo thơm của phô mai hòa quyện trong từng hạt gạo làm cho món cháo tôm bông cải thật ngon và đầy dưỡng chất cho bé!

Nguyên liệu:

1 bát gạo (đong bằng bát ăn cơm)

Nước dùng (được nấu từ xương heo, gà… tùy thích)

150g tôm luộc chín (tôm đã bóc vỏ, lấy chỉ đen)

55g súp lơ xanh

1 miếng phô mai

¼ củ hành tây

Gạo ngâm trong nước khoảng 1 giờ thì vớt ra để ráo nước.

Súp lơ xanh chần qua nồi nước sôi có pha chút muối rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Hành tây thái nhỏ, bông cải xanh thái miếng nhỏ cho bé vừa ăn.

Đun nóng nồi với chút dầu mè, cho hành tây thái nhỏ vào xào thơm thì thêm cho tôm vào xào, nêm 1,2 hạt muối.

Tiếp đến cho gạo vào đảo đều với tôm và hành tây.

Cho nước dùng vào nồi, đun sôi, sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa nấu nhừ. Nếu bạn thấy cháo đặc quá thì thêm nước dùng vào. Lưu ý: mẹ không nên đậy nắp khi cho gạo vào nồi để tránh tràn.

Cháo nhừ mẹ cho tiếp súp lơ xanh vào đun sôi.

Đặt miếng phô mai vào khuấy tan, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Hoàn thành món cháo thơm ngon cho bé rồi

tu khoa

cháo tôm rau mồng tơi cho bé

rau mồng tơi cho bé ăn dặm

chao thit ga rau mong toi cho be

cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé

Bài viết Cháo tôm nấu với rau gì cho bé ăn dặm? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Cháo Cua Đồng Cho Bé Ăn Dặm Nấu Với Rau Gì?

Cháo cua đồng cho trẻ ăn dặm từ sau 9 tháng tuổi là thực đơn lý tưởng mẹ cần bổ sung cho bé trong giai đoạn này để trẻ tăng cân, khỏe mạnh.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, từ sau 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để bổ sung dưỡng chất. Món cháo cua đồng cho bé ăn dặm chính là thực đơn lý tưởng mẹ cần bổ sung cho bé trong giai đoạn này.

Hàm lượng đạm trong cua dồi dào, an toàn giúp bé nhanh chóng tăng cân, lượng axit béo omega 3 hỗ trợ sự phát triển não bộ của bé. Trong cua còn có các nguyên tố vi lượng khác như kẽm, crom, selen giúp cân bằng cơ thể, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Nguồn vitamin A, vitamin C giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, phát triển thị lực.

Vị béo ngậy, thơm ngon của món cháo cua đồng sẽ khiến các bé thích thú khi ăn chỉ với các bước nấu cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.

– Gạo tẻ ngon

– Cua đồng: 150g – 200g

– Hành khô: 50g

– Gia vị, nước mắm, dầu ô liu.

Thực hiện:

Bước 1: Để nấu được nồi cháo cua đồng ngon cho bé, bước đầu tiên mẹ cần làm là vo sạch gạo tẻ rồi ngâm từ 40 – 60 phút cho hạt nở đều. Gạo sau khi ngâm để ráo nước, sau đó cho vào nồi ninh nhừ thành cháo.

Bước 2: Cua đồng làm sạch, xóc mạnh để ra hết các chất bẩn, bỏ yếm, bỏ mai. Tiếp đến dùng tăm khều toàn bộ gạch trong mai cua để riêng trong chén.

Bước 3: Sau khi làm sạch cua, mẹ cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn. Trong khi giã nêm chút muối, thêm nước rồi lọc qua rây lấy nước cốt, bỏ bã.

Bước 4: Mẹ cho nước cua sau khi lọc vào nồi, bắc lên bếp đun lửa trung bình. Vừa đun vừa khuấy đều đến khi gạch cua kết lại thành mảng, đợi nước sôi bùng thì vớt phần gạch ra chén để riêng.

Bước 5: Cho nước cua vào nồi cháo trắng đã nấu nhừ, mẹ lưu ý đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đồng nhất.

Bước 6: Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành, cho gạch cua và thịt cua vào xào dậy mùi thơm, nêm gia vị vừa miệng rồi đổ ra chén để riêng. Quan sát thấy nồi cháo đã chín, mẹ nêm gia vị, cho thịt cua vào khuấy đều, thêm muỗng dầu ô liu để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. Mẹ cũng có thêm một ít hành, ngò đã làm sạch và thái nhuyễn vào cháo để dậy mùi thơm. Sau cùng, múc ra chén và cho bé thưởng thức.

Chúc chị em thành công với cách nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm cực kỳ đơn giản!

Từ khóa: cách nấu cháo cua cho trẻ cháo cua cho trẻ ăn dặm cháo cua nấu với rau gì cháo cua đồng cua đồng cháo cua cho trẻ 1 tuổi