Top 5 # Làm Xôi Gấc Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Cách Làm Xôi Gấc Ngon, Màu Đẹp

Cách nấu xôi gấc – Hướng dẫn cách nấu xôi gấc ngon và đượm màu nhất cho các ngày lễ ngày tết.

Xôi gấc cốt dừa

Nguyên liệu làm xôi gấc cốt dừa

– 2 bát gạo nếp- 1 quả gấc (khoảng 200g)

– 2 thìa cà phê đường

– 2 thìa cà phê muối

– 5 thì nước cốt dừa

– 1 thìa rượu trắng.

Cách làm xôi gấc cốt dừa

– Bước 1: Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm với chút muối. (Nếu không ngâm qua đêm có thể ngâm nước ấm khoảng 3 – 4g).

– Bước 2: Gấc bổ đôi, lấy thịt gấc.

– Bước 3: Trộn vào thịt gấc 1 thìa rượu trắng, bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc.

– Bước 4: Trộn gấc với gạo nếp.

– Bước 5: Trộn đều gạo với gấc cùng 1 thìa muối.

– Bước 6: Đổ một ít nước cốt dừa vào trộn cùng với gạo. (Tùy theo sở thích bạn có thể cho nước cốt dừa nhiều hay ít).

– Bước 7: Cho gạo vào chõ hoặc xửng hấp cách thủy khoảng 35-40 phút.

Khi xôi chín xới ra đĩa.

Cách làm xôi gấc đậu xanh

Nguyên liệu:Xôi gấc đậu xanh

– 500g gạo nếp ngon

– 150g đậu xanh (loại nửa hạt đã cà vỏ hoặc chưa cà đều được)

– 1 trái gấc chín đỏ

– 110g đường trắng nhuyễn

– 200g dừa nạo

– Muối

– Gạo nếp ngâm với nước sạch qua đêm.

– Đậu xanh ngâm nước ấm 3-4h cho nở, đãi vỏ đậu nếu dùng đậu chưa cà vỏ.

– Gấc lấy phần thịt đỏ bọc quanh hạt bên trong, cho rượu trắng + 1 nhúm muối vào bóp nhuyễn. Rượu trắng giúp thịt gấc không bị tái màu khi hấp.

200g dừa nạo + 1/2 chén nước nóng vắt lấy 1 chén nước cốt dừa.

Cách làm:

Nhân đậu xanh:

– Đậu xanh sau khi ngâm nở, đổ nước xâm xấp đậu rồi luộc cho chín bở. Nếu nước đã cạn mà đậu vẫn chưa chín thì cho thêm một ít nước nấu đến khi chín. Không nấu quá nhiều nước sẽ khiến đậu nhão. Đậu nấu xong khi còn nóng, dùng muỗng lớn/chày/ máy xay để quấy đậu thành hỗn hợp bột.

– Cho vào đậu 50g đường + một nhúm muối trộn đều.

– Đặt nồi đậu lên bếp, mở lửa nhỏ và nấu đợi đến khi đường tan hết, đậu sánh đặc lại là được.

Xôi gấc:

– Lấy đậu ra bát, để nguội.

– Vớt gạo nếp đã ngâm ra để cho ráo nước.

– Trộn phần thịt gấc đã bóp nhuyễn vào gạo nếp.

– Cho nước vào xửng hấp đun sôi. Khi nước đã sôi mới cho gạo nếp vào hấp, dùng đũa tạo vài lỗ trong xửng nếp để hơi bốc lên đều. Giữ lửa lớn để hơi bốc đủ làm chín gạo nếp.

– Trong khi nấu thỉnh thoảng mở nồi để rưới nước cốt dừa lên. Mỗi lần rưới khoảng 1/3 chén. Mỗi khi mở nồi nên lau khô hơi nước ở nắp nồi.

– Khi xôi gần chín, cho 60g đường cát vào trộn đều.

Đóng xôi:

– Hấp xôi chín hẳn rồi xới ra đĩa cho nguội bớt.

– Dùng khuôn nhựa hoặc nhôm để đóng xôi.

– Cho một lớn xôi ở dưới đáy khuôn, ấn nhẹ cho bằng, rải thêm 1 lớp đậu xanh lên xôi, ấn nhẹ, sau cùng rải tiếp 1 lớp xôi lên, nén nhẹ rồi lấy xôi ra khỏi khuôn.

– Không nên mua những quả gấc đã bị vỡ hoặc dập. Bởi vì quả gấc hơi đặc biệt một chút, nếu quả còn nguyên thì có thể để được rất lâu, thậm chí sau khi mua về có thể để được đến cả tháng, nhưng nếu đã bị vỡ hoặc dập thì không khí sẽ xâm nhập vào được trong ruột gấc, để qua một hoặc hai ngày là chỉ có vứt đi.- Kinh nghiệm khi chọn gấc là chọn những quả có dáng tròn đều, gai nở đều, vỏ ngoài màu đỏ cam và cầm phải nặng tay.

Xôi Gấc Bao Nhiêu Calo ? Ăn Xôi Gấc Có Béo Không ?

1. Xôi gấc là gì ?

Xôi gấc được làm từ các hạt gạo nếp, đồ xôi như thông thường, bổ sung thêm hạt gấc vào quá trình hấp, khiến cho xôi có màu đỏ và vị ngọt, thơm của gấc. Xôi gấc được đánh giá là thơm ngon hơn nhiều so với các loại xôi thông thường.

Xôi là môn món ăn được chế biến từ gạo nếp, một loại ngũ cốc có chữa rất nhiều tinh bột và calo. Theo nghiên cứu thì một đĩa xôi gấc có chứa tới 600 calo, trong khi đó 1 bát cơm chỉ chứa khoảng 130 calo hay 1 bát phở là 400 calo mà thôi.

Vậy nên calories trong xôi gấc hàm lượng lớn hơn các thực phẩm thông thường rất nhiều.

Câu trả lời là Có. Nên để tránh việc ăn xôi gấc khiến bạn tăng cân thì lời khuyên cho bạn là 1 tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 bữa xôi, và không nên ăn xôi gấc thay cơm thường, cho dù bạn rất thích. Vì cần thiết phải có sự cân đối để tránh, mất kiểm soát trong chế độ dinh dưỡng của bản thân. Bạn có thể chọn những loại thức ăn khác như: cháo, bánh canh, bún, phở,… hoặc các loại bánh mì; khoai lang,…các loại hạt ngũ cốc cũng để thêm vào thực đơn, tăng sự đa dạng, tránh gây nhàm chán trong khẩu phần ăn.

Ngoài ra, những người có tiền sử bị bệnh dạ dày, người già, trẻ em; phụ nữ sau sinh, người sau phẫu thuật,… thì nên hạn chế ăn món ăn này vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Như mưng mủ, vết thương khó liền…

Gạo nếp ( Nếp Cái Hoa Vàng hoặc nếp Nương) : 2kg nên chọn gạo nếp ngỗng hoặc nếp nương để hạt to và ngon hơn.

1 quả gấc chín đỏ

Rượu gạo: 2 thìa

Muối, đường, dầu ăn

Dừa nạo, nước cốt dừa

Chõ hoặc nồi nấu xôi

3.2 Hướng dẫn nấu xôi gấc:

Bước 1: Gạo nếp sau khi mua về vo gạo sạch và để ráo, cho vào một muỗng muối trộn lên cho thật đều. Hoặc bạn có thể ngâm qua đêm sau đó vớt gạo ra và vo lại gạo với nước sạch và để ráo.

Bước 2: Gấc bổ đôi sau đó nạo hết tất cả phần thịt có trong gấc và cho vào trong tô, thêm 2 thìa rượu trắng và bóp thật đều để giúp giữ màu đỏ cho gấc.

Bước 3: Chuẩn bị một chiếc bát lớn để trộn thịt gấc và gạo nếp lại, sau đó trộn đều lên giúp gạo nếp và gấc hòa quyện vào nhau cho đều màu, sau đó chúng ta để trong khoảng 6 giờ để giúp gạo và gấc ngấm đều màu hơn, khi nấu lên xôi trông sẽ đẹp mắt hơn. Nếu gạo bạn đã ngâm qua đêm rồi thì không cần phải chờ 6 giờ nữa mà có thể nấu luôn.

Bước 4: Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn cho vào chõ hoặc nồi để nấu xôi, chuẩn bị một chiếc chõ nấu sôi nước lên và bỏ gạo vào nấu trong khoảng 35 đến 40 phút, tùy theo lượng gạo bạn nấu nhiều hay ít thì thời gian nấu sẽ khác nhau.

Thường với người miền Bắc họ sẽ cho dầu ăn vào nồi xôi khi xôi còn đang nóng để hạt xôi trở nên bóng bẩy, bắt mắt hơn và xôi gấc có thể được ăn kèm với chả quế. Còn đối với người dân miền Nam thì thường ăn cùng dừa nạo và nước cốt dừa. Đây là khẩu vị đặc trưng của mỗi vùng miền khác nhau.

Trong thời gian nấu xôi gấc, bạn nên thi thoảng mở nắp ra và rưới nước lên để giúp hạt xôi trở nên mềm, có thể tưới khoảng 2 lần.

Khi xôi gấc gần chín, muốn cho xôi giảm đi mùi nồng của gấc thì bạn cho thêm 1 muỗng canh đường, sau đó trộn xôi đều lên và đậy nắp lại và để trong vòng 5 phút là có thể tắt bếp.

Khi xôi nấu xong, bạn lấy xôi ra bỏ vào khuôn sau đó nén nhẹ và úp ra một chiếc đĩa sạch, xếp hạt gấc ra ngoài để tạo điểm nhấn, trang trí cho đĩa xôi.

Nếu gia đình bạn có trẻ con và thích ăn ngọt thì bạn có thể cho thêm dừa nạo và nước cốt dừa rưới lên trên giúp xôi có mùi thơm và vị béo ngậy của dừa.

Xôi Gấc Bao Nhiêu Calo Và Ăn Xôi Gấc Có Béo Không?

Xôi gấc bao nhiêu calo và ăn xôi gấc có béo không? Trong số rất nhiều loại xôi như xôi xéo, xôi ngô, xôi đậu đen, xôi lạc…thì không thể không nhắc tới xôi gấc. Với vị béo từ cơm nếp, vị ngọt đượm của thịt gấc với màu đỏ tươi bắt mắt. Món ăn này không chỉ xuất hiện trong các mâm cơm ngày lễ tết mà còn là món ăn phổ biến của mọi người vào mỗi buổi sáng sớm.

Xôi là một trong những món ăn đá đỗi quen thuộc với làng quê Việt Nam bao đời nay. Từ thủa xa xưa, con người đã biết dùng gạo nếp thành món xôi như một kết tinh độc đáo của trời đất dâng lên thần linh, cầu mong những điều tốt lành.

Xôi gấc đặc trưng với màu đỏ- màu của hạnh phúc. Loại xôi này thường xuyên xuất hiện trong những dịp lễ tết, cưới hỏi, cúng giao thừa, mừng thọ…Để chế biến thành công không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo trong từng khâu chế biến.

Theo thời gian, xôi gấc khẳng định được chỗ đứng bền bỉ trong nền ẩm thực Việt. Bởi trong món ăn này không chỉ mang trong mình lịch sử khai phá, chinh phục tự nhiên mà còn tô điểm cho đất nước hôm nay.

Xôi gấc bao nhiêu calo?

Vốn là món được làm từ gạo nếp nên hàm lượng tinh bột và calo có trong xôi gấc không nhỏ. Theo tính toán từ chuyên gia thì trong 1 đưa xôi gấc có chứa khoảng 600 calo. Trong đó một bát cơm chỉ có chứa 130 calo. Như vậy nếu ăn 1 đĩa xôi gấc tương đương với 4-5 bát cơm.

Vốn được làm từ nguyên liệu sạch, xôi gấc là một trong những món ăn bổ dưỡng. Không chỉ cung cấp nhiều năng lượng phù hợp cho những bữa ăn sáng. Xôi gấc còn cung cấp đầy đủ các loại vitamin A rất tốt cho não bộ và đôi mắt của bạn. Bên cạnh đó, xôi gấc cũng có tác dụng cung cấp dưỡng chất làm đẹp da, giúp da mịn màng, trắng sáng. Vào những ngày đông giá lạnh, xôi gấc là một trong những món ăn phù hợp giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tác dụng nhuận tràng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch hoặc ung thư.

Ăn xôi gấc có béo không?

Trung bình một bữa ăn, một người lớn trưởng thành chỉ cần 600-700 calo là đủ- tính tổng lượng calo trong tất cả các đồ ăn mà bạn dung nạp. Trong khi đó, chỉ tính riêng xôi gấc, trong 1 đĩa xôi đã có tới 600 calo. Nếu như bạn ăn cả đĩa xôi này cộng với các thực phẩm khác thì lượng calo sẽ theo đó mà tăng cao quá mức, dẫn tới tăng cân nhanh chóng.

Vì thế, để tránh tình trạng tăng cân do ăn xôi gấc thì bạn chỉ nên ăn ¼ đĩa xôi. Cùng với đó là giảm lượng thực phẩm trong đồ ăn khác. Chú ý một tuần chỉ nên ăn xôi gấc 1-2 lần để tránh bị thừa cân. Một lưu ý khác, cơm nếp có nhiều dinh dưỡng và không thể thay thế bằng cơm thường cho dù bạn yêu thích ăn xôi.

Ngoài ra, chú ý đối với những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, người già, trẻ em; phụ nữ sau sinh, người sau phẫu thuật,…thì nên hạn chế tối đa ăn xôi nói chung và ăn xôi gấc nói riêng. Vì chúng có thể ảnh hưởng tới quá trình hồi phục vết thương, dẫn tới hiện tượng mưng mủ, vết thương khó lành….

Chú ý: hiện nay có khá nhiều cửa hàng bán xôi gấc. Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thì bạn nên tự nấu xôi gấc để sử dụng sẽ tốt hơn.

Cập nhật lần cuối vào ngày 08 tháng 01 năm 2021 lúc 08:22 bởi

Cách Nấu Xôi Gấc ? Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022

Ngày nay, xôi gấc cũng là món ăn sáng quen thuộc. Nắm xôi đỏ tươi được gói trong những chiếc lá dong, lá chuối xanh mướt sẽ làm ấm lòng mọi thực khách thưởng thức nó.

Ngoài ra, xôi gấc cũng là một món ăn rất tốt với thành phần Beta Carotene trong mỗi quả gấc giúp bạn sáng mắt, đẹp da, chống lão hóa.

Cũng như nhiều món ăn khác, xôi gấc cũng có một chút khác biệt trong cách nấu giữa miền Bắc và miền Nam. Cách nào cũng ngon cả. Thế nên Thật Là Ngon sẽ chia sẻ những lưu ý để bạn nấu xôi gấc kiêu Nam hay Bắc thì cũng thành công mĩ mãn.

Cách Nấu Xối Gấc

Chi tiết cách nấu xôi gấc

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Việt Nam có rất nhiều loại gạo nếp nhưng nấu xôi đặc biệt là xôi gấc thì gạo nếp cái hoa vàng, nếp nương là ngon nhất. Loại gạo này tròn ngắn, mình mẩy hơn gạo nếp ngỗng hay nếp Thái, khi nấu cho xôi có mùi thơm nhẹ, có độ mềm dẻo nhưng lại có chút dai dai rất ngon.

Cũng như khi nấu xôi vò, xôi xéo, xôi đỗ xanh,… bạn cần chú ý chọn được gạo nếp ngon. Dù dùng loại nếp nào thì bạn cũng chú ý chọn gạo nếp sáng màu và đều hạt, không sâu đen. Bạn bấm vào hạt gạo còn thấy mẩy chắc, không bị mủn.

Sau khi vo sạch gạo thì bạn ngâm nước lạnh trong khoảng 6-8 tiếng đồng hồ. Mình thường ngâm gạo qua đêm để tiện đồ xôi vào buổi sáng.

Nếu sử dụng nước nóng để ngâm bạn có thể rút ngắn thời gian nhưng có thể dễ làm hạt dễ bục vỡ khi bóp với gấc. Đối với các loại nếp khác như nếp thơm, nếp ngỗng, nếp Thái,… thì bạn có thể chỉ cần ngâm 3-4 tiếng trong nước lạnh cũng được rồi.

Sau khi gạo đã ngâm đủ thời gian thì bạn đổ chắt nước ngâm gạo đi và xóc lại với nước sạch, rồi để ráo.

Sau khi gạo đã ráo nước, bạn cho ½ thìa cà phê muối xóc đều để món xôi được đậm đà. Bạn lưu ý không nên cho quá nhiều muối, vì đây là xôi ngọt, nếu nổi vị mặn quá sẽ rất kì đó.

Nguyên liệu tối quan trọng thứ hai của món xôi này chính là gấc. Để chọn gấc nấu xôi ngon thì bạn chọn những quả chín đỏ, vỏ mềm nhưng không bị dập nát hay sâu hỏng. Bạn chon được gấc tẻ (loại dày gai hơn gấc nếp) thì sẽ cho màu xôi đẹp hơn,

Gấc mua về, bạn bổ ngang quả gấc, lấy một chiếc thìa nạo hết phần thịt gấc ra vào một cái bát hay âu lớn. Bạn trộn vào đó với 1 muỗng cà phê dầu ăn và một muỗng cà phê rượu trắng rồi bóp đều để gấc lên màu đỏ tươi, đẹp mắt.

Nếu thích bạn có thể nhặt hoặc lược qua rây để loại bỏ hạt gấc. Phần hạt gấc nhặt ra này bạn có thể xếp lên trên cùng của gạo khi hấp xôi để tí nữa có thẻ lấy dùng trang trí đĩa xôi theo ý muốn.

Sau đó bạn trộn đều phần thịt gấc với phần gạo nếp đã để ráo nước. Bạn dùng tay đảo để phần thịt gấc ngấm đều vào gạo.

Bước 2: Đồ xôi

Bạn cho nước vào nồi phía dưới xửng hấp và bật bếp tới khi nước sôi thì bạn cho gạo đã trộn vào xửng hấp. Bạn nhớ dàn đều gạo trên mặt xửng và để thừa một vài lỗ hổng để hơi nước thoát lên dễ dàng giúp xôi chín đều, không bị nát ở đáy hay sượng ở trên.

Bạn đun khoảng 20 phút thì hạt xôi vừa trong nhưng chưa chín hẳn.

Ở bước này, người Nam sẽ cho nước cốt dừa vào đảo cùng xôi. Nước cốt dừa vừa giúp hạt xôi được béo hơn, bóng bẩy không dính bết mà còn đưa vào hương dừa thơm nhẹ cho món xôi.

Người Bắc thì ít sử dụng nước cốt dừa trong nấu ăn hơn nên nấu xôi gấc kiểu Bắc cũng không cần đến nguyên liệu này. Thay vào đó, để giúp cho hạt xôi bóng bẩy, bạn sẽ cho mỡ gà hoặc dầu ăn. Nếu dùng mỡ gà thì sẽ béo và thơm hơn.

Mở nắp vung, đảo đều xôi, bấm thấy hạt xôi mềm thì cho một muỗng dầu ăn, nước cốt dừa vào đảo đều. Hấp thêm khoảng 10 phút nữa, khi nào thấy hạt xôi mềm, căng bóng là được.

Nếu thấy hạt xôi còn khô bạn có thể cho thêm dầu ăn/nước cốt dừa, đậy vung đun thêm vài phút, hạt xôi sẽ mềm ra.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Gấc – Hoàn thành

Sau khi xôi đã chín, tắt bếp, để bốc hơi bớt bạn hãy cho đường vào đánh đều. Điều này sẽ giúp đường tan đều và hạt xôi không bị nát.

Sau khi đường tan hết, bạn đơm xôi ra đĩa. Bạn có thể đơn giản dùng bát tô để úp xôi ra đĩa hoặc sử dụng các loại khuôn với hoa văn họa tiết khác nhau cho món xôi thêm hấp dẫn.

*Ảnh: Nguồn Internet