Thông thường các bé 1 tuổi đã có thể ăn cơm nát, các thực phẩm cắt nhỏ (thịt, rau củ quả luộc,…). Khi này, các bé dần bước vào giai đoạn phát triển nên cơ thể đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, việc làm quen với các đồ ăn mới, cách chế biến mới, hay do cơ thể đang bước sang giai đoạn phát triển mới (tập đi, tập nói,…) rất dễ khiến trẻ lười ăn. Mẹ có thể thấy khi trẻ không thích ăn, trẻ thường lắc đầu hoặc né tránh, thậm chí có nhiều bé còn phản ứng mạnh hơn như ném thức ăn tung tóe, la hét,… nếu bố mẹ ép ăn quá mức.
Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn
Thực đơn nhàm chán
Không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả người lớn khi phải ăn mãi một món cũng có cảm giác chán, không hứng thú với bữa ăn. Mới chỉ 1 tuổi, trẻ chưa thể diễn đạt cho mẹ hiểu bằng lời nói, tuy nhiên trẻ thường biểu hiện thái đờ thờ ơ với đồ ăn. Khi đó mẹ hãy hiểu rằng trẻ đã quá chán với những món ăn cũ, mẹ cần chuẩn bị thêm cho trẻ nhiều món ăn mới để thay đổi khẩu vị cho con.
Bé 1 tuổi chưa biết nói nhưng qua cử chỉ, hành động của bé, mẹ có thể hiểu khi nào bé chán ăn
Bé đang mọc răng sữa
Ngoài ra, những tổn thương khác trong khoang miệng như các vết loét, nhiệt miệng cũng sẽ khiến trẻ thường xuyên quấy khóc và biếng ăn. Mẹ hãy để ý và giúp bé vệ sinh vùng miệng hàng ngày để bé chóng khỏi.
Bé cảm thấy lạ lẫm, chưa quen với chế độ dinh dưỡng mới
Cách chế biến đồ ăn sẽ thay đổi dần theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Thông thường trẻ bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng, chuyển qua ăn cháo lúc 8 tháng và có thể bắt đầu làm quen với cơm nát khi tròn 1 tuổi. Do đó, việc chuyển đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi khẩu phần ăn cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Trẻ đang bị bệnh
Khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, thường xuyên quấy khóc
Nếu trẻ bỗng nhiên chán ăn, bỏ bữa, thường xuyên quấy khóc, cáu kỉnh, tỏ ra khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh, phổ biến nhất là các bệnh viêm đường hô hấp (sốt cao, sổ mũi, viêm họng, ho,…), rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón,…). Mẹ hãy theo dõi sức khỏe của bé trong những ngày này để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị dứt điểm cho trẻ.
Bé mê chơi hơn mê ăn
Các bé 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi và khám phá thế giới xung quanh. Do đó, trẻ ham chơi đến nỗi quên cả ăn là một điều hết sức bình thường. Khi đó, mẹ đừng vội cấm đoán, giới hạn giờ chơi của con. Thay vào đó, mẹ hãy khéo léo biến mỗi giờ ăn của bé trở thành một tiết học đầy thú vị và bất ngờ với bé. Mẹ hãy thử chuẩn bị cho bé những món ăn với những hình thù ngộ nghĩnh, như vậy vừa giúp trẻ hứng thú hơn với đồ ăn, bé ăn ngon miệng hơn, vừa là tiết học bổ ích giúp con khám phá, làm quen với thế giới xung quanh.
Với bé 1 tuổi, mẹ đã có thể kết hợp cho bé ăn các đồ mềm như cháo, súp, với các đồ thô như rau củ quả luộc
Không khí bữa ăn căng thẳng
Không khí bữa ăn gia đình căng thẳng, phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau trong bữa ăn cũng dễ khiến bé chán ăn, sợ hãi. Do đó, bố mẹ cần đảm bảo giờ ăn vui vẻ, thoải mái cho bé, tuyệt đối không cãi vã, căng thẳng trước mặt bé.
Do trẻ ăn nhiều bữa phụ
Cách trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi
Mẹ có thể bổ sung cho trẻ cốm NutriBaby mỗi ngày sẽ giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần axit amin, khoáng chất và vitamin với các thành phần thảo dược tự nhiên, NutriBaby giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn ngon tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, bổi bổ cơ thể, giúp trẻ ăn phát triển cơ thể khỏe mạnh.
Hơn nữa, NutriBaby còn mang đến tác dụng vượt trội trong việc nâng cao thể trạng cho trẻ: Hỗ trợ hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp phòng ngừa mắc các bệnh nhiễm khuẩn theo mùa như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, sốt cao, rối loạn tiêu hóa,… đặc biệt là đối với các bé có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, hay ốm vặt, đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh.
Cốm NutriBaby giúp bố mẹ “vơi đi” nỗi lo con biếng ăn, viêm hô hấp,…
Đừng cố ép bé ăn hết món ăn mà bé không thích và không muốn ăn. Đồng thời, mẹ hãy thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên với những món mới lạ để thay đổi khẩu vị cho bé. Với những món ăn mới, mẹ nên cho bé ăn từng ít một để bé làm quen dần.
Đa dạng thực đơn là một trong những biện pháp quan trọng để trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi
Mẹ có thể băm nhỏ và nấu nhừ thức ăn để bé dễ ăn hơn chứ không nên xay nhuyễn để tránh làm mất đi những thành phần dinh dưỡng trong đồ ăn. Tuy nhiên, vào những thời điểm bé đang mọc răng hay bị nhiệt miệng, mẹ có thể xay nhuyễn hoặc nấu loãng dạng súp để việc ăn uống không tác động quá nhiều lên vị trí đau trong khoang miệng và giúp bé dễ nuốt hơn.
Với các bé 1 tuổi, bé đã bắt đầu làm quen với ăn thô. Mẹ lưu ý khi nấu đồ ăn cho trẻ, mẹ nhớ không nên nấu thức ăn quá đặc hay quá lỏng.
Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa chính như trước đây để trẻ không phải ăn quá nhiều một lúc.
Hãy cho trẻ được ngồi cùng bàn ăn và ăn chung cùng với cả gia đình. Tốt nhất nên để bé ngồi vào ghế ăn dặm chuyên dụng để bé cảm thấy thoải mái nhất. Trẻ nhỏ thích bắt chước người lớn, do đó khi nhìn thấy cả nhà ăn uống ngon lành, vui vẻ, bé cũng sẽ hứng thú với ăn uống hơn rất nhiều.
Một trong những nguyên tắc quan trọng bố mẹ cần nhớ đó là tuyệt đối không la mắng, quát tháo con trong bữa ăn, bởi vì không những khiến bé sợ hãi mà còn làm tình trạng biếng ăn của bé trở nên tồi tệ hơn.
Chế độ dinh dưỡng dành cho bé 1 tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé 1 tuổi như sau:
Gồm 3 bữa chính trong ngày. Ở độ tuổi này, đồ ăn của các bé thường là cháo, súp,… hoặc có những bé thích ăn cơm rất sớm. Nhưng dù ăn gì chăng nữa thì bữa ăn của bé cũng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ,…), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng,…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và các khoáng chất (trong các loại rau xanh, trái cây).
Ở lứa tuổi này, nhất là với các trẻ 1 tuổi biếng ăn, nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng. Mẹ cần tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Mỗi ngày cho bé bú khoảng 600-800ml sữa, đó có thể là sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa tươi,…
Ngoài các bữa chính trong ngày, mẹ có thể bổ sung cho bé các bữa phụ bằng sữa chua, váng sữa, trái cây, vừa giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, các khoáng chất vừa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhưng mẹ lưu ý cần cho trẻ ăn vặt xa bữa ăn và không nên ăn quá nhiều.