Top 6 # Làm Rau Câu Màu Tự Nhiên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Tự Làm Màu Thực Phẩm Từ Rau Củ Quả Tự Nhiên

Mình không “ghét bỏ” gì các loại màu thực phẩm sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là sản phẩm của các thương hiệu lớn như Wilton, Americon Color… đã qua được kiểm duyệt gắt gao để được lưu hành ở các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ… mình nghĩ hoàn toàn có thể dùng được. Nhưng mua mấy thứ màu này ở đây thì khá dễ, chứ ở Việt Nam mình biết là có nhiều nơi các bạn không thể mua được. Thêm nữa là nếu không dùng nhiều mà mua nguyên cả lọ về thì cũng khá tốn kém, lại phải đau đầu nghĩ cách bảo quản.

Màu tự nhiên thì khác, có thể được làm từ những thứ rau củ quả dễ kiếm và rẻ tiền nên rất kinh tế. Độ an toàn vệ sinh thì khỏi nói rồi. Làm không khó khăn mấy và thậm chí là còn khá vui (khi thấy tự tay mình có thể “xay” ra đủ thứ màu đẹp đẽ ấy ). Nhân trung thu năm nay đang có phong trào “nhuộm màu” cho vỏ bánh trung thu, mình có làm thử với màu tự nhiên và thấy rất ổn nên viết bài giới thiệu chung về cách làm trước. Còn việc áp dụng cho từng loại bánh thì mình sẽ viết lần lượt sau nha.

CÁC LOẠI RAU CỦ QUẢ CHO MÀU ĐẸP thường được dùng là

* Màu đỏ và hồng : Phúc bồn tử (Raspberry) hoặc củ dền (Beet root)- nhìn trong ảnh đậm như vậy nhưng khi pha màu củ dền sẽ thường ra màu hồng sậm hoặc hồng tía, phúc bồn tử mình thấy cho màu tươi hơn

* Màu vàng: củ nghệ (turmeric) hoặc nhị hoa nghệ tây (saffron)

* Màu xanh lá cây: rau chân vịt (spinach), trà xanh (matcha) hoặc lá nếp/ lá dứa (pandan leaves)

* Màu tím: bắp cải tím, lá cẩm hoặc việt quất (blueberry)

* Màu nâu: bột cacao, cà phê, bột quế

* Màu xanh da trời: nước màu tím pha thêm baking soda (muối nở) Màu xanh da trời là một màu khá khó pha, có một cách đơn giản là pha một loại nước màu tím bất kì với baking soda. Tác dụng hóa học của baking soda sẽ làm cho màu tím chuyển thành màu xanh. Các bạn có thể pha từng chút baking soda một đến khi có được màu xanh như ý (Baking soda là loại chất nở lành tính, được sử dụng rất rộng rãi trong làm bánh).

* Bước 1: Gọt vỏ, cắt củ dền thành miếng. Cho vào máy, xay nhuyễn cùng nước. Thường thì mình dùng 200 gram củ dền với 200 ml nước.

Cách làm sơ qua là như vậy, mình đã thử với một số loại rau củ khác nhau thì tỉ lệ mà mình thường dùng là:

* Củ dền: 200 gram củ dền + 200 ml nước, vắt được 250 ml nước, đun cho nước cô lại còn 50 ml.

* Cà rốt: giống củ dền

* Lá dứa: 50 gram lá dứa + 130 ml nước, vắt lấy nước cốt và dùng luôn, không đun (mình đun bị hỏng, có thể do lá dứa kiểu như vậy)

* Phúc bồn tử (raspberry): 250 gram phúc bồn tử + 50 gram nước, xay sơ qua rồi lọc qua rây để bỏ hạt, lấy phần thịt. Đun cả phần nước và thịt quả này đến khi còn khoảng 170 gram. Phần này ở dạng nhuyễn và sệt kiểu paste, màu rất đẹp và cực kì thơm ngon. Phúc bồn tử hơi đắt chút nên mình dùng loại đông lạnh nhưng thấy vẫn ổn lắm

CÁCH BẢO QUẢN MÀU TỰ NHIÊN

Nếu là dạng bột thì chỉ cần cho vào lọ kín hút ẩm thôi. Còn dạng nước, sau khi cô đặc các bạn có thể cho vào các khay đá và để đông lạnh, khi nào cần thì lấy ra dùng ngay. Mình nghĩ với cách này có thể giữ được màu trong vài tháng. Nhưng màu tươi mới vẫn là đẹp nhất nên khi nào cần thì làm mình nghĩ sẽ tốt hơn.

– Màu dạng bột sẽ cho thành phẩm đậm màu hơn là màu dạng nước. Ở phía trên mình dùng xác rau củ quả sau khi đã vắt nước rồi. Nhưng các bạn hoàn toàn có thể phơi khô củ quả khi chưa lấy nước, mình nghĩ bột màu sẽ còn đậm và nguyên chất hơn.

Kinh Nghiệm Cách Làm Màu Tự Nhiên An Toàn Cho Bánh Sinh Nhật Rau Câu 3D

        1. Màu vàng

Có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên để tạo màu vàng: hạt dành dành, tinh bột nghệ, nước cốt chanh leo, xoài chín, cà rốt… Nhóm nước ép trái cây chín để tạo màu vàng có ưu điểm mùi vị thơm, ngon nhưng màu thường hơi nhạt. Ví dụ, bạn có thể:

– Dùng nước cốt chanh leo để pha màu bơm hoa sẽ thơm, chua chua rất ngon. Nhưng màu vàng sẽ không đậm, cho đậm đặc quá thì loãng thạch và thạch có vị chua.

– Sử dụng xoài chín để pha màu cũng cho mùi vị thơm ngon đặc trưng của xoài nhưng màu cũng không đậm và hay bị tắc đầu kim nếu ép và lọc không kỹ do sợi sơ nhỏ của xoài vẫn sót lại.

– Dùng tinh bột nghệ, cà rốt hấp chín, xay nhuyễn với chút nước, lọc bỏ bã dùng pha cũng cho màu khá đẹp nhưng đa số mọi người không thích mùi vị đặc trưng của cà rốt.

Trong tất cả các nguyên liệu tạo màu vàng thì hạt dành dành có màu vàng đẹp nhất.

Lý do là bởi vì nguyên liệu ở dạng hạt khô hoặc bột, dễ đang bảo quản, dễ sử dụng. Chỉ cần ngâm hạt khô với chút nước nóng, lọc bỏ hạt đã ra màu vàng đậm, rất dễ để điều chỉnh đậm nhạt khi pha màu bơm hoa. Ngoài ra, quả dành dành còn có một số công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, hạt dành dành không có mùi và có vị hơi đắng nên bạn không nên cho quá nhiều. Có thể khắc phục bằng cách bổ xung thêm nước ép quả để vừa thơm ngon mà màu đẹp.

        2. Màu tím        

                                     

Có thể dùng lá cẩm tím, thanh long đỏ và bột khoai lang tím.

– Cẩm tím: cắt cả cây lẫn lá, rửa sạch, giã dập cho nước xâm xấp mặt lá, rồi đun sôi trong 10 phút, lọc lấy nước tím đậm cất trữ đông để dùng dần.

– Thanh long đỏ: Có thể xay hoặc ép lấy nước cốt nhưng rất nhớt, khó lọc. Dễ nhất là mua quả chín, bóc vỏ cho vào túi đựng thực phẩm bảo quản trong ngăn đá. Trước khi pha màu đem quả thanh long đỏ ra để lên cái vợt thưa, hứng bát đựng bên dưới, thanh long rã đông tự nhiên sẽ chảy nước màu xuống bát đựng phía dưới.

– Khoai lang tím: Hấp chín, xay nhuyễn với chút nước, lọc qua rây bột( loại rây khít). Các màu trên đều cho màu rất đẹp và thơm ngon. Nhưng thanh long đỏ và cẩm tím pha màu đậm thường hay bị lem màu ra xung quanh cánh hoa.

        3. Màu xanh lá cây

Bạn có thể dùng các loại bột trà matcha của Đài Loan, Nhật hoặc Thái để pha chế màu xanh lá cây. Chúng có ưu điểm dễ kiếm, dễ sử dụng và có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, mỗi loại trà có một nhược điểm riêng. Ví dụ, trà matcha Nhật thơm ngon, nhưng màu không tươi, khi pha chế thường cho ra màu cỏ úa. Trà Thái và Đài loan thường có màu thực phẩm bổ sung nên khi bơm thường hay bị lem màu.

         4. Màu hồng

Có thể dùng nước cốt thanh long đỏ, cho chút xíu sẽ tạo màu hồng phấn tươi đẹp mắt. Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại siro dâu Tây của Thái lan để tạo màu hồng an toàn, tự nhiên.

         5. Màu trắng

Dùng sữa tươi và cốt dừa lon của Việt nam.

         6. Màu cam

Dùng thịt quả gấc xay nhuyễn, lọc kỹ nấu thành dạng siro để bảo quản ngăn đá dùng dần.

         7. Màu đen

Có thể dùng bột cacao đen, bột cafe đen hoà tan, bột tinh than tre. Những màu này dùng làm nền rất nổi bật. Hoà bột với nước cho tan, nấu với phần rau câu trong sẽ cho ra màu đậm. Đổ lớp mỏng tạo nền.

        8. Màu xanh dương và màu xanh da trời

Dùng hoa đậu biếc. Ngâm hoa đậu biếc tươi hoặc khô với nước nóng để tạo màu xanh. Độ đậm hay nhạt tùy thuộc vào lượng hoa và nước nóng để pha hoa.

Chia sẻ:

Cách Xào Rau Muống Tỏi Xanh Rau, Giòn Tự Nhiên

Cách xào rau muống là món ăn khá phổ biến trong mùa hè. Không chỉ ngon và dễ ăn, rau muống xào tỏi còn đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá, giúp dễ tiêu và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Để làm món rau muống xào tỏi ngon, kênh cẩm nang đời sống gia đình chúng tôi chia sẻ cách thực hiện như sau.

Chuẩn bị nguyên liệu gồm có:

Cách xào rau muống ngon như sau:

Bước 1: Chuẩn bị rau muống

Rau muống sau khi mua về bạn đem nhặt bỏ phần gốc già, giữ lại phần ngọn non. Nếu phần ngọn này dài quá thì có thể bẻ làm đôi hoặc làm ba đoạn tuỳ ý. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ bớt lá rau nếu không thích ăn.

Đem rửa sạch rau muống với nước từ 2 – 3 lần. Rửa xong, ngâm rau muống với nước muối pha loãng để đảm bảo rau không còn trứng sâu gây hại. Ngâm rau từ 7 – 10 phút thì vớt ra và để ráo.

Bước 2: Luộc sơ rau muống

Để ra muống xào không bị chát, ngái thì bạn cần thực hiện công đoạn luộc sơ rau trước khi xào. Đầu tiên, bạn đun sôi một nồi nước vừa phải sau đó bỏ thêm chừng ½ thìa cafe muối. Đợi nước sôi già hẳn, bạn thả rau muống vào trụng.

Lật đều rau muống sao cho tất cả các cuộng rau đều được chần qua nước sôi. Chần xong, nhanh chóng vớt ra rau rổ và để ráo nước, tránh ngâm lâu quá sẽ khiến rau bị đen, dai hoặc chín nhũn.

Bước 3: Xào rau muống

Tỏi khô: Cắt chân, bóc vỏ sau đó rửa sạch. Rửa xong, bạn đem đập dập vào băm nhỏ phần tỏi này. Chia tỏi làm hai phần bằng nhau rồi để riêng ra bát.

Xào rau: Chuẩn bị chảo hoặc nồi xào. Làm khô chảo sau đó cho dầu ăn vào đun nóng. Dầu nóng, cho ½ chỗ tỏi vừa băm vào phi thơm vàng.

Khi tỏi đã dậy mùi, bạn nhanh chóng cho phần rau muống đã luộc sơ vào xào. Xào đều tay, lớn lửa để các ngọn rau được chín đều, giữ được màu xanh và giòn hơn. Trong quá trình xào, nêm gia vị cho vừa ăn.

Khi rau muống xào gần được, bạn trút nốt phần tỏi còn lại vào xào chung để rau có được vị tỏi đậm đà nhất. Cuối cùng trước khi tắt bếp, bạn cho nước cốt chanh + ớt tươi vào đảo cùng rồi bày ra đĩa.

Mách bạn một số mẹo chọn rau muống ngon

Ngọn rau: nên chọn những bó rau có ngọn nhỏ, dài. Đây là những bó rau non, ăn giòn và rất phù hợp để xào. Không nên chọn những ngọn rau to bè, lá sẫm vì đây thường là những ngọn đã già, ăn sẽ cứng.

Màu sắc rau muống: Không nên chọn những bó rau tốt lá, lá màu xan sẫm và bóng mướt. Đây là những bó rau có thể đã sử dụng quá nhiều phân bón lá nên sẽ không tốt cho sức khoẻ.

Làm sạch rau muống: Khi nhặt và rửa rau, nên rửa kỹ với nước và ngâm nước muối pha loãng. Thực tế, rau muống sinh trưởng trong điều kiện ngập nước hoặc đất có độ ẩm cao nên rất dễ nhiễm khuẩn. Do vậy, bạn cần phải làm sạch để tránh ngộ độc khi ăn.

Cách xào rau muống ngon không quá khó bởi đây là món ăn dân dã, xuất hiện trong hầu hết các mâm cơm thường ngày. Ngoài tỏi, bạn cũng có thể kết hợp xào rau muống với thịt bò, thịt trâu hay các loại nguyên liệu khác như tôm nõn, thịt nạc… để món ăn hấp dẫn hơn.

Cách Làm Rau Câu Nhiều Màu Sắc Ngon Mát Tại Nhà

Vào những ngày trời mùa hè oi bức, được ăn một cốc thạch rau câu thơm mùi trái cây, giòn ngon, mát lịm thì quả là một điều tuyệt vời.

Như đã nói ở trên, có rất nhiều cách làm thạch rau câu ngon, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn công thức làm thạch rau câu nhiều tầng, mỗi tầng sẽ mang một hương vị và một màu sắc khác nhau. Những nguyên liệu cần thiết để làm món thành lần lượt như sau:

– Nguyên liệu cho tầng thứ nhất gồm có 240ml nước cốt dừa, 240ml nước lọc, 113g đường cát.

– Nguyên liệu cho tầng thứ hai gồm có 1 bó lá dứa, 500ml nước lọc, 113g đường cát.

– Nguyên liệu cho tầng thứ 3 gồm có 120ml cà phê đậm, 360ml nước, 113g đường cát.

– 3 thìa cà phê bột rau câu loại giòn.

– Đầu tiên chúng ta cho bột thạch rau câu vào trong một nồi nước, ngâm trong khoảng 15 phút thì cho nồi lên bếp đun. Cho thêm đường vào nồi, khuấy đều tay đến khi đường và bột rau câu tan hoàn toàn trong nước thì hớt bọt và cho nước cốt dừa vào. Đun nhỏ lửa trong khoảng 20 phút.

– Để làm lớp thạch này, chúng ta cần rửa sạch lá dứa sau đó cho vào máy xay cùng với nước để lọc lấy 500ml nước lá dứa.

– Cho bột rau câu vào nước lá dứa đã lọc này rồi khuấy tan và ngâm trong khoảng 15 phút. Cho thêm đường vào hỗn hợp nước lá dứa rau câu rồi bắc lên bếp đun, khuấy đều để đường tan hoàn toàn sau đó hớt bọt, đun nhỏ lửa trong thời gian khoảng 20 phút.

– Cách làm thạch rau câu cà phê cũng tương tự như làm lớp thạch dừa, đầu tiên chúng ta hòa bột rau câu với nồi nước, khuấy tan rồi ngâm trong khoảng 15 phút.

– Cho đường vào hỗn hợp rồi bắc lên bếp đun đến khi đường tan tiếp tục cho cà phê vào. Hớt bỏ phần bọt và đun với lửa nhỏ trong thời gian khoảng 20 phút.

– Hoàn thành lớp thạch cà phê cũng là lúc lớp thạch thứ hai đã đông. Tương tự như trên chúng ta cũng dùng tăm cắm vài lỗ nhỏ trên lớp thạch thứ hai sau đó mới từ từ đổ vào lớp thạch thứ ba.

Thu Thủy