Top 3 # Làm Dưa Món Mấy Ngày Ăn Được Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Tiểu Đường Ăn Yến Mạch Được Không? Ngày Ăn Mấy Bữa?

Tiểu đường ăn yến mạch được không, sử dụng yến mạch trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường theo liều lượng như thế nào để giúp hạ và ổn định đường huyết có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất, lành tính bậc nhất.

1. Chỉ số đường huyết của yến mạch

Chỉ số đường huyết của yến mạch

Yến mạch có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Sở dĩ vì yến mạch chứa Beta Glucan – một loại chất xơ hòa tan có thể hấp thụ trong ruột, tạo thành chất dẻo dày giống gel. Điều này giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu Carbs, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Thực phẩm nào có chỉ số GI cao sẽ làm tăng lượng đường huyết nhiều hơn so với thực phẩm có chỉ số GI trung bình hoặc thấp. Cụ thể chỉ số GI của yến mạch như sau:

Bột yến mạch (cắt hoặc cán), cám yến mạch, muesli có GI ≤ 55

Yến mạch nhanh có GI khoảng 56-69

Bột yến mạch ăn liền có GI trên 70

Như vậy có thể phần nào hé lộ câu trả lời tiểu đường ăn yến mạch được không. Để minh chứng cụ thể hơn, bạn đọc có thể đọc tiếp thông tin sau đây.

2. Tiểu đường ăn yến mạch được không?

Tiểu đường ăn yến mạch được không?

Thực tế, yến mạch là món ăn được nhiều người ưa thích, có thể chế biến thành món ăn sáng lành mạnh với nhiều chất xơ, calo. Đối với người cần kiểm soát cân nặng, yến mạch chính là gợi ý hoàn hảo.

Tuy vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường vẫn có một nỗi lo lắng rằng

tiểu đường ăn yến mạch được không

vì thành phần của chúng cũng chứa nhiều Carbs.

Nhưng, theo các bác sĩ chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng yến mạch, nhất là yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao, có thể áp dụng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua làm bữa sáng hoặc nấu cháo.

3. Tác dụng của yến mạch với người mắc tiểu đường

Tác dụng của yến mạch với người mắc tiểu đường

Yến mạch có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với người bị bệnh tiểu đường như cải thiện và kiểm soát đường huyết, bổ sung chất xơ, tốt cho cân nặng cũng như mệnh tim mạch:

Bổ sung chất xơ giảm đường huyết:

Chất xơ giúp làm chậm tốc độ hấp thu Carbs, hạn chế tăng đường huyết. Mà trong yến mạch lại chứa rất nhiều chất xơ tốt cho người bệnh tiểu đường.

Hàm lượng Carbs trong yến mạch có chỉ số GI thấp, được hấp thu chậm hơn, có lợi cho người bệnh tiểu đường, cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi mà không làm tăng lượng đường trong máu.

Cải thiện và kiểm soát đường huyết:

Yến mạch chứa Beta Glucan, một loại chất xơ hòa tan có thể hấp thụ nước trong hệ tiêu hóa, tạo thành chất dẻo dạng gel giúp chỉ số đường huyết ổn định hơn.

Beta Glucan giúp tăng đề kháng insulin, tốt với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, giảm lượng đường trong máu, kiểm soát đường huyết tốt hơn đấy.

Tốt cho cân nặng và tim mạch:

Các chất dinh dưỡng trong yến mạch giúp người bệnh tiểu đường có cảm giác no lâu hơn.

Người mắc tiểu đường ăn yến mạch có thể kiểm soát cân nặng, tốt cho người béo phì, tác động tích cực đến hệ tim mạch. Chế biến yến mạch thành các món ăn bổ dưỡng còn giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, tốt cho tim mạch.

4. Cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường

Cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường

Cách nấu cháo yến mạch cho người bệnh tiểu đường có vai trò quan trọng trong việc quyết định món ăn có thích hợp hay không. Việc gia giảm các loại gia vị như muối, đường, dầu mỡ sẽ trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng đường huyết.

Để có cách nấu phù hợp với người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo 3 cách nấu sau:

Cách 1: Cháo yến mạch và sữa tươi

Cháu yến mạch và sữa tươi có tác dụng lớn trong việc chống bệnh tiểu đường cũng như kiểm soát đường huyết rất tốt.

– Chuẩn bị:

Yến mạch: 1 chén vừa ăn

Sữa tươi: 500ml. Nên chọn loại sữa tươi không đường, tách béo, hoặc ít béo). 

– Cách thực hiện

Ngâm yến mạch trong sữa hoặc nước 10 phút

Nấu nhỏ lửa và khuấy sơ để cháo không dính vào đáy nồi

Lưu ý: Trong quá trình nấu cháo yến mạch sữa tươi không thêm gia vị đường hoặc sữa đặc vì bệnh nhân tiểu đường phải kiêng thực phẩm nhiều đường. Bạn cũng nên canh tỷ lệ nước và yến mạch sao cho tương ứng 5:1 là vừa tới, không bị sệt cứng, không quá loãng.

Cách 2: Cháo yến mạch rau củ

Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng phục vụ hoạt động trong ngày, thích hợp cho cả trẻ nhỏ và người cao tuổi.

– Chuẩn bị:

Yến mạch: 1 chén vừa ăn

Cà rốt: 1 củ hoặc ½ củ

Súp lơ: 3 bông

– Cách thực hiện

Ngâm yến mạch trong nước khoảng 15 phút sau đó nấu với lửa vừa

Cà rốt, súp lơ làm sạch, thắt hạt lựu vừa ăn.

Khi cháo sôi, cho các loại rau củ vào nấu chung, dùng thìa khuấy đều đến khi yến mạch không dính vào đáy nồi.

Nêm gia vị vừa ăn.

Cách 3: Cháo yến mạch hàu

Hàu và yến mạch đều là những nguyên liệu có lợi cho bệnh tiểu đường. Món cháo hàu yến mạch có thể làm bữa ăn sáng bổ dưỡng cho cả gia đình, giúp hồi phục sức khỏe, tăng sức đề kháng.

– Chuẩn bị

Yến mạch: 1 chén vừa ăn

Hàu sữa: 50gr

Hạt sen: 20gr

Nấm: 30gr

Hành tím, rau thơm ăn kèm

– Cách thực hiện:

Ngâm yến mạch trong nước khoảng 15 phút sau đó cho yến mạch nấu cùng hạt sen với lửa vừa.

Nấm ngâm nước muối, thái lát mỏng hoặc cắt hạt lựu. Hành tím thái lát, băm nhuyễn. Hàu rửa sạch để ráo nước.

Bắc chảo lên bếp phi thơm hành tím. Cho hành cùng nấm vào xào, nêm gia vị vừa ăn

Khi cháo nở đều, cho hàu, nấm đã chuẩn bị vào nấu cho đến khi sôi lại thì tắt bếp.

Cho cháo ra tô, cho thêm rau thơm và thưởng thức.

5. Lưu ý bổ sung yến mạch khi bị bệnh tiểu đường

Lưu ý bổ sung yến mạch khi bị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, cần sử dụng thuốc điều trị lâu dài, vì thế, bệnh nhân cần kết hợp các bài thuốc thiên nhiên, các thực phẩm chức năng và chế độ sinh hoạt lành mạnh mới giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả. Để duy trì những lợi ích sức khỏe từ bột yến mạch cho người bệnh tiểu đường, cần lựa chọn đúng loại yến mạch và cần lưu ý những vấn đề sau: 

Không nên ăn cùng các thực phẩm ngọt: Các chất tạo ngọt như đường mật ong, siro vì có thể làm giảm tác dụng của bột yến mạch. Không nên sử dụng kem trong các món ăn cho người bệnh tiểu đường, lượng chất béo cao làm tăng cholesterol.

Ăn yến mạch với lượng phù hợp, tránh lạm dụng:

Một chén yến mạch nấu chín chứa khoảng 30gr carbs, rất phù hợp với chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường.

Yến mạch nên được làm chín sẵn: Không nên dùng bột yến mạch đóng gói sẵn, ăn liền và có hương vị vì thường có nhiều đường, muối bổ sung, ít chất xơ không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Bé Mấy Tháng Ăn Được Hạt Chia?

Hạt chia là một loại thực phẩm siêu năng lượng vô cùng bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bố mẹ không nên bỏ qua khỏi thực đơn ăn dặm cho bé.

Hạt chia mặc dù có hình dáng cực kỳ nhỏ bé nhưng lại được coi là một loại siêu thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao. Tuy rất bổ dưỡng nhưng cũng như bao loại thực phẩm khác, hạt chia chỉ mang đến dinh dưỡng tốt nhất khi bố mẹ sử dụng đúng cách và đúng thời điểm phù hợp với trẻ. Vậy bé mấy tháng ăn được hạt chia?

Lợi ích của hạt chia

Hạt chia chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ nhỏ.

Giúp phát triển trí não

Hạt chia chứa hàm lượng rất cao axit béo Omega-3, nhiều gấp 8 lần lượng Omega-3 có trong cá hồi. Do đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ nên thường xuyên ăn hạt chia để giúp não bé phát triển từ khi còn ở trong bụng mẹ.

Hạt chia đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Việc ăn hạt chia thường xuyên sẽ giúp trẻ sáng mắt, phát triển nhận thức và phản ứng với môi trường tốt hơn.

Giúp xương khớp phát triển

Bên cạnh Omega-3, hạt chia cũng chứa một hàm lượng cao canxi. Chính vì thế nên việc bổ sung hạt chia cho bé ăn dặm sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ thiếu canxi, ngăn ngừa bệnh còi xương, giúp xương và răng của trẻ khỏe mạnh hơn, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển chiều cao của trẻ.

Giúp hình thành và củng cố hệ cơ bắp

Cứ 100gr hạt chia sẽ bổ sung cho cơ thể khoảng 16gr protein – protein là thành phần chính tham gia vào quá trình hình thành và duy trì cơ bắp trên cơ thể. Do đó, việc chế biến hạt chia cho bé ăn dặm sẽ góp phần giúp cơ thể bé khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Giúp tim khỏe mạnh hơn

Hạt chia có khả năng điều hòa huyết áp và làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể của bé, do đó có thể giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Bổ sung năng lượng cho trẻ

Hạt chia có chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, mangan, magiê, kali, phốt-pho, chất chống oxy hóa, vitamin B1, B3. Bên cạnh đó, cứ 28gr hạt chia lại chứa 137 calo, giúp bổ sung nguồn năng lượng đáng kể cho trẻ.

Ngăn ngừa chứng táo bón

Hạt chia tuy nhỏ bé nhưng lại chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn, tránh bị táo bón.

Bé mấy tháng ăn được hạt chia?

Tuy hạt chia có rất nhiều công dụng với hàm lượng dinh dưỡng cao, thế nhưng nhiều bố mẹ vẫn nên cân nhắc bé mấy tháng ăn được hạt chia và chọn được thời điểm phù hợp để bổ sung món hạt bổ dưỡng này vào thực đơn ăn dặm cho bé.

Mẹ chỉ nên chế biến hạt chia cho bé ăn dặm khi bé được 9-10 tháng tuổi trở lên. Bởi vì dưới 9 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn khá yếu, từ 9-10 tháng tuổi trở lên thì hệ tiêu hóa của bé đã phát triển và cứng cáp hơn, có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ được dưỡng chất từ hạt chia.

Đối với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể bổ sung 5-10gr hạt chia cho bé mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên dùng quá lượng hạt này vì bé có thể sẽ không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng có trong hạt, mà lại bị no quá không thể ăn và hấp thụ thêm chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.

5 cách sử dụng hạt chia cho bé ăn dặm

Trước khi thực hiện bất kỳ cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm thì mẹ cũng cần ngâm hạt chia cho nở để hạt hút nước và biến thành gel, tốt nhất là ngâm qua đêm và tuyệt đối không nên cho bé ăn hạt chia sống.

Mẹ có thể tham khảo một số cách kết hợp và cách nấu hạt chia cho bé ăn dặm cực ngon miệng cho bé sau đây:

Cách nấu cháo hạt chia cho bé ăn dặm

Mẹ có thể xay mịn hạt chia với liều lượng ½ thìa cà phê đã ngâm nở để trộn vào bột rồi nấu lên cho bé ăn.

Kết hợp với bí đỏ và lê

Nguyên liệu mà mẹ cần cho công thức này bao gồm:

Trộn hạt chia và lê rồi xay mịn, sau đó trộn với bí đỏ hấp đã nghiền nhuyễn.

Kết hợp với cà rốt và táo

Với công thức này, mẹ sẽ cần:

Sau khi gọt vỏ cà rốt và táo, mẹ cho 2 nguyên liệu này vào hấp chín, cà rốt hấp trước sau đó tới lượt táo vì táo chín nhanh hơn. Sau đó mẹ cho 3 nguyên liệu vào máy xay và xay mịn cho bé ăn.

Kết hợp với chuối và bơ

Mẹ có thể kết hợp hạt chia với các loại sinh tố yêu thích của bé để tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Ví dụ: Mẹ có có thể làm sinh tố bơ chuối chia cho bé với công thức sau:

Bánh bông lan hạt chia

Mẹ cần xay nhuyễn hạt chia thành dạng bột rồi sau đó cho bột hạt Chia trộn với bột làm bánh bông lan. Thành phẩm là bánh bông lan siêu bổ dưỡng cho bé.

ODPHUB mong rằng qua bài viết trên bố mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi ” Bé mấy tháng ăn được hạt chia?” và bỏ túi được một số cách chế biến hạt chia cho bé ăn dặm siêu đơn giản và bổ dưỡng.

Dưa Món Củ Kiểu Cho Ngày Tết

Dưa món củ kiểu cho ngày tết

Th01 20, 2017 bởi admin

✔ Nguyên liệu:

– 2 củ cà rốt – Nửa quả đu đủ xanh – 2 củ cải, bạn có thể thêm su hào – 1 bát nước mắm ngon – 1 bát đường cát trắng – 1 thìa cà phê muối – Hành hương, ớt trái – Củ kiệu (mua sẵn trong lọ) – Lọ thủy tinh, vài cây tre gọt nhỏ.

✔ Cách làm:

– Đu đu, cà rốt, củ cải cạo vỏ, ớt trái rửa sạch. Hành hương bóc vỏ. Ngâm đu đủ, cà rốt, củ cải, hành hương, ớt vào trong thau nước lạnh. Bạn có thể thêm su hào hay rau củ gì bạn thích.

– Dùng dao thái đu đủ, cà rốt, củ cải thành miếng nhỏ vừa ăn. Hòa tan khoảng 2 lít nước với 1 thìa cà phê muối, ngâm đu đủ, cà rốt, củ cải, hành hương, ớt (nếu bạn mua củ kiệu tươi thì rửa sạch, ngâm chung vào hỗn hợp trên). Ngâm hỗn hợp rau củ qua đêm với nước muối pha loãng.

– Hôm sau đổ ra rổ cho ráo nước, dùng khăn sạch hay giấy lau thật khô rau củ. Đổ ra mâm đêm phơi nắng 1 ngày cho héo.

– Nếu thời tiết lạnh bạn có thể dùng lò nướng để sấy ở nhiệt độ 100 độ C, khoảng 30 phút. Khi sấy bạn không nên đóng nắp lò lại, mà mở cửa lò, đến khi rau củ rút bớt nước, hơi héo là được, đừng để héo nhiều mà bị dai.

– Hòa chung đường với nước mắm, để lên bếp, đun lửa nhỏ tầm 10 phút để hỗn hợp đường tan, đặc lại.

– Để nước mắm nguội, hớt bọt nước mắm cho sạch.

– Rau củ rau khi sấy khô, để vào lọ thủy tinh đã tráng sạch, và lau khô.

– Đổ từ từ nước mắm vào, sao nước mắm ngập rau củ, dùng thanh tre đè xuống để rau củ không bị nổi lên bề mặt.

– Để nơi thoáng khoảng 6 đến 8 ngày là dùng được.

Nguồn:  Ngôi Sao

Bé Mấy Tháng Ăn Được Thịt Bò Và Làm Sao Chế Biến Món Ăn Thật Ngon Cho Con?

Bé mấy tháng ăn được thịt bò được? Thịt bò là nguồn chất đạm rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Mẹ nên tập cho bé ăn như thế nào?

Khi nào mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn thịt?

Từ 4-6 tháng tuổi, bé cưng có thể ăn thịt khi bắt đầu chế độ ăn dặm. Theo truyền thống xưa nay, nhiều bố mẹ cho bé bắt đầu ăn dặm bằng ngũ cốc hoặc hoa quả và rau củ thuần túy, nhưng theo các chuyên gia, hãy cho thịt vào chế độ ăn dặm của con. Thịt gia cầm hay thịt bò đều được.

Bé mấy tháng ăn được thịt bò

Nhiều bà nội trợ hay mẹ bỉm sữa đều muốn cho còn mình thật nhiều sức đề kháng và cung cấp những dinh dưỡng thiết yếu nhưng có những em bé chỉ mới bắt đầu ăn dặm. Thế nên việc ăn thịt bò sớm như vậy có tốt không.

Thịt bò là một loại thịt đỏ, trong đó rất giàu protein và nhiều vitamin như B2, B6, khoáng chất cacnitin, kali, magie, kẽm, sắt… Ngoài ra, thịt bò cung cấp cho cơ thể trẻ tới 250kcal năng lượng, nguồn năng lượng gấp đôi so với những loại thịt khác. Đặc biệt, protein trong thịt bò có rất nhiều acid amin, acid gốc tự do giúp chuyển hóa protein thành đường hữu cơ trong cơ thể nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.

Ưu điểm của thịt bò là ấm nhẹ và có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày. Nó phù hợp với trẻ sơ sinh có chức năng tiêu hóa chưa trưởng thành.

Còn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, thịt bò là thực phẩm có thể cho bé ăn từ giai đoạn Kamikami (từ 9-12 tháng)

Chế biến thịt bò cho bé ăn như thế nào?

Về thịt bò, thịt bò là nguyên liệu dễ dàng kết hợp với nhiều rau củ để tạo nên một món cháo ngon, một vài món cháo được kết hợp thịt bò với rau củ như: cháo thịt bò bí đỏ, cháo thịt bò khoai tây, cháo thịt bò cà rốt, cháo thịt bò rau bò ngót…

Xay thịt bò sống trước khi nấu: thịt sẽ không bị bã, đồng thời đảm bảo không bị mất quá nhiều chất có trong thịt.

Thực phẩm trộn xay chung với thịt bò : súp lơ xanh, cà rốt, khoai tây, đậu đỗ, khoai lang, lê, táo.

Mẹ cũng có thể dùng cách hấp thịt bò (hạn chế hao hụt vitamin chứa trong thit bò). Sau đó cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò, nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Mẹ nấu bột/cháo cho bé bình thường (tói khi chín), bỏ thịt và rau xanh đã băm/xay nồi và chờ sôi là được.

Lưu ý khi cho bé ăn tập ăn thịt

Trong một bữa ăn không nên cho trẻ ăn quá 80gr thịt bò. Mỗi tuần, mẹ cho bé ăn 4-5 bữa thịt bò, kết hợp với thịt gà, lợn, cá, tôm…