Top 9 # Đào Nấu Đường Phèn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Đường Phèn Là Gì? Làm Từ Đâu? Đường Phèn Có Tốt Không?

Đường phèn có tên khoa học là Saccharose hay còn gọi với cái tên là lạ là: băng đường, công thức hóa học của đường phèn là C12H22O11. Cũng giống như đường cát, đường phèn được làm từ nước mía, củ cải đường, một số nguyên liệu khác như đường thốt nốt, lúa miến ngọt. Đường phèn có chứa Saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành fructose và glucose. Trong kỹ thuật pha chế đồ uống, đường phèn được sử dụng rất phổ biến vì khi nấu lên ở dạng lỏng sẽ mang lại vị ngọt thanh dễ chịu.

Đường phèn được bào chế bằng cách lấy đường trắng, pha loãng với lượng nước nhất định, sau đó cho vôi, trứng gà vào lọc để làm dịu vị ngọt và lọc tạp chất, thêm hương vị.

Tiếp theo, đặt hỗn hợp này lên đun, để lửa nhỏ, nước gần cạn thì đổ thêm nước vào đun. Khi đường chín thì đổ vào thùng và bên trong có thêm vỉ tre.

Sau khoảng 10 – 12 ngày, đường kết tinh thành từng khối như bạn vẫn hay mua ngoài thị trường.

Đường phèn làm bằng gì? Cách làm đường phèn

Đường phèn có tác dụng gì?

Dùng làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế thức uống

Từ xưa, ông bà thường dùng đường phèn như một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn như: làm bánh, kẹo, nấu chè, làm nước ngọt… để tạo thêm vị ngọt và thanh mát. Trog nấu ăn, với công dụng vừa giúp tạo thêm vị ngon của món ăn thì giúp giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe, do không cần qua quá trình tinh chế nên tốt cho sức khỏe người sử dụng hơn so với đường kính.

Đường phèn có được ưa chuộng khi pha chế các loại thức uống, nấu chè hay chưng yến… khiến cơ thể luôn trong trạng thái thư giãn, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, còn giúp cung cấp thêm năng lượng dưới dạng glucose, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress và nâng cao khả năng của các giác quan.

Trị ho và ngăn ngừa các cơn ho cho bé

Đường phèn khi chưng với quất hoặc chanh có thể trị ho và trị viêm họng cực kỳ hiệu quả vì có chứa nhiều chất có khả năng làm sạch miệng, làm dịu cơn đau họng, cắt cơn ho. Nhưng nếu bạn không đủ thời gian chưng thì hãy cho bé ngậm 1 viên đường nhỏ.

Chưng với hoa cúc giúp hạ huyết áp

Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương, uống vào sáng sớm để trị ho dai dẳng, trị viêm họng bổ cho người lao phổi.

Chưng với cánh hoa hồng tươi để uống trị ho do thời tiết

Đem nấu với vỏ quýt, trị chứng ho khan do thời tiết

Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng, kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

Pha cùng với gừng tươi với nước sôi để trị cảm dạo do thay đổi thời tiết

Nấu chưng với táo tàu, gừng tươi để trị cảm, ho, viêm đường hô hấp do thời tiết

Nấu cháo với nhân sâm, gạo nếp, hạt sen để bồi bổ khí huyết.

Ngoài ra, còn có các bài thuốc trị ho từ đường phèn:

Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh

Chỉ cần chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp sẽ giúp cải thiện và nâng cao đời sống tình dục một cách hiệu quả. Đây là tác dụng tuyệt vời mà hẳn cánh đàn ông rất ưa thích đấy.

Tác hại của đường phèn

Mặc dù đường phèn có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ cơ thể mắc những chứng bệnh như: Tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ… Hơn nữa, đối với các bệnh nhân tiểu đường, tác hại của nó tương tự như đường cát. Bởi lẽ, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đường phèn có lợi với người tiểu đường. Vì thế, cách tốt nhất là người bệnh không nên sử dụng quá nhiều.

Nên sử dụng đường cát trắng hay đường phèn?

Đường phèn có tốt hơn đường cát hay không và nên sử dụng đường phèn hay đường cát là những vấn đề rất được quan tâm. Tuy nhiên, loại đường nào cũng mang đến những lợi ích riêng cho sức khỏe và có nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

Đường cát trắng có thể dùng để làm gia vị nấu ăn hằng ngày, nước đường cát trắng có thể chữa được hạ đường huyết. Ngoài ra, nếu cho ít đường vào lọ hoa sẽ giữ tươi lâu hơn.

Đường phèn được tinh chế từ đường trắng, được loại bỏ hết tạp chất nên nó ít ngọt, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn. Và đặc biệt là đường phèn đa phần đươc nấu thủ công nên rất sạch sẽ, tinh khiết nên cục đường trong và đẹp. Do đó, nấu các món chè, nước giải khát, nước sâm vào mùa hè bạn nên cho đường phèn vào sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Công dụng của hai loại đường này có phần khác nhau nên tùy vào mục đích sử dụng bạn đều có thể chọn loại đường phù hợp.

Những câu hỏi về đường phèn

Ăn đường phèn có tốt không?

Đường phèn có béo không?

Ăn đường phèn có bị tiểu đường không?

Cũng giống như đường cát thì đường phèn sẽ khiến lượng máu trong cơ thể tăng cao làm nhưng người có tiền sử bệnh tiểu đường sẽ trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy thay vì sử dụng đường phèn thì bạn nên sử dụng đường dành riêng cho người tiểu đường, vị ngọt của nó vẫn đậm đà và thơm ngon hơn.

Bà bầu có ăn đường phèn được không?

Với bà bầu thì việc sử dụng đường phèn được cho là không nên, nhưng nếu biết cách kết hợp thì nó sẽ là một loại thực phẩm rất tốt chẳng hạn như tổ yến chưng đường phèn, món ăn bồi bổ cho các bà bầu rất tốt.

Nói tóm lại là dùng đường phèn hay đường cát trắng đều có lợi cho sức khỏe, tùy vào mục đích sử dụng bạn sẽ chọn được loại đường thích hợp nhất.

Với những công dụng và cách làm đơn giản vừa rồi, tin rằng mỗi gia đình không nên bỏ qua thứ thực phẩm tuyệt vời này trong nhà bếp, ngoài ra đường phèn thường thường được dùng trong kỹ thuật nấu nước đường trong pha chế hoặc tạo vị ngọt trong các thức uống.

Cách Nấu Nha Đam Đường Phèn Ngọt Mát

1. Hướng dẫn nấu nha đam đường phèn lá dứa

1.1 Nguyên liệu chuẩn bị

1.2 Chi tiết các bước nấu nha đam đường phèn

Bước 1: Sơ chế nha đam

– Bạn chuẩn bị một thau nước sạch, thêm 1 thìa muối và khuấy đều.

– Sau khi gọt vỏ, bạt cắt nha đam thành các miếng vừa ăn rồi ngâm trong thau nước lạnh pha muối đã chuẩn bị để loại bỏ bớt chất nhớt của nha đam

Bước 2: Thực hiện cắt nhỏ Nha Đam

Bước 3: Tiến hành chần Nha Đam cùng nước sôi

Bạn chuẩn bị một bát nước lạnh, thêm khoảng 4-5 viên đá.

Sau đó, bạn nấu một nồi nước sôi, chần sơ nha đam trong nước sôi rồi vớt ra thả ngay vào tô nước đá đã chuẩn bị. Đây là mẹo giúp nha đam giòn dai và không còn bị đắng nữa.

Bước 4: Thực hiện sơ chế lá dứa

Bước 5: Hoàn thành

– Dùng đường phèn nấu nước sẽ ngọt thanh và tốt cho sức khỏe. Bạn nên cho nhiều đường phèn một chút để khi cho nha đam vào sẽ không bị nhạt!

– Nêm lại lần nữa và nếu khoảng 5 phút nước thì bạn tắt bếp. Chờ nước nguội là có thể thưởng thức rồi!

1.3 Lưu ý trong quá trình nấu Nha Đam – lá dứa

Nếu bạn mua được nha đam tươi vừa cắt là tốt nhất bởi khi ấy bẹ lá căng mọng nấu nước rất tươi và nhiều thịt. Bạn có thể tìm mua nha đam ngoài chợ hoặc trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm đều có bán.

Lá dứa là bí quyết để tạo mùi hương hấp dẫn cho nha đam. Bạn nên chọn loại lá tẻ, tươi xanh và màu đậm, không chọn lá già quá hay héo mùi sẽ không còn thơm nhiều nữa.

Về cơ bản, đường phèn hạt to hay nhỏ không ảnh hưởng đến chất lượng khi chế biến nếu bạn mua loại đường chuẩn nhưng đường nhỏ sẽ nhanh tan hơn, tiết kiệm được thời gian.

2. Món nha đam đường phèn nên thưởng thức thế nào?

Nước nha đam đường phèn không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà còn rất tốt cho da cho nha đam có hàm lượng nước và vitamin cao kết hợp cùng đường phèn càng có tác dụng trong việc thanh lọc, giải độc, cấp nước cho cơ thể, giúp bạn có được làn da hồng hào, khỏe mạnh.

Kết bài

Cập nhật 27/06/2020

Công Thức Yến Chưng Đường Phèn Đúng Cách

Công thức chưng tổ yến với đường phèn đúng cách

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Tổ yến tinh chế (hoặc tổ yến thô đã nhặt lông): 1 tổ

– Đường phèn: Tùy khẩu vị

– Nước sạch

– Nồi nắp kiếng để có thể tiện theo dõi quá trình chưng yến (Nếu có thể thì bạn nên dùng thố chưng yến)

– Một chén sứ nhỏ, có nắp để đựng yến trong quá trình chưng

– Một chút gừng (có thể có hoặc không)

Cách chưng tổ yến với đường phèn

– Ngâm tổ yến vào chén sứ nước sạch nhỏ (nếu có những chỗ yến chưa tan thì bạn dùng tay bóp nát ra) .Bạn đổ nước sạch vào cho ngập hơn yến 1 chút, bắt đầu cho vào nồi chưng. 

- Trong quá trình đợi yến chín thì nếu bạn muốn ăn thêm gừng để cho đỡ lạnh bụng thì bạn cạo vỏ gừng và cắt thành miếng hoặc sợi nhỏ. Khi yến chín thì bạn tắt bếp, cho đường phèn và gừng đã thái sẵn vào, đảo đều là xong. Đợi nguội thì bạn nhấc chén yến ra.

- Yến chín bạn có thể ăn nóng, hoặc để nguội ăn cũng rất ngon. Khi ăn thì bạn chia nhỏ ra, mỗi ngày ăn khoảng 5gr và ăn đều đặn sẽ phát huy được tác dụng bồi bổ sức khỏe nhất.

Khi chế biến món tổ yến chưng đường phèn cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Nước trong thố phải ngập hết lượng yến muốn chưng. Để có đủ nước cho yến nở to, bạn không nên cho nước quá ít khi làm món tổ yến chưng đường phèn. Nhưng tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể gia giảm nước để tạo ra món ăn đặc hay lỏng theo ý thích. Nhưng các bạn nên cho nước ngập hết phần yến trong thố.

2. Mực nước bên trong thố (bao gồm yến, nước, và các thành phần khác) không nên vượt quá 70-80% (khoảng ¾) chiều cao của thố. Phần yến bên trong thố sẽ từ từ nở ra khi nhiệt độ tăng lên, nước trong thố sẽ dâng lên và có thể mang theo một lượng yến trào ra ngoài (nếu nước quá nhiều), vô cùng lãng phí.

3. Nấu với lửa vừa và giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 70-80oC. sẽ mất công dụng nếu nấu tổ yến ở nhiệt độ cao hoặc trực tiếp trên lửa. Chất Protein có trong tổ yến cũng sẽ bị mất khi tiếp súc với nhiệt độ quá cao. bạn hãy luôn nhớ để lửa vứa và nhỏ khi chưng tổ yến và giữ cho nhiệt độ bên trong thố yến luôn ở mức khoảng 70-80oC.

4. Thời gian chưng yến phải đủ lâu. Nếu bạn muốn thưởng thức món tổ yến chưng đường phèn với hương vị đậm đà, sợi yến có độ dai dai, giòn giòn, bạn có thể nấu trong khoảng thời gian 20-30 phút, sau đó để trong nồi thêm 20 phút nữa. Đối với người già yếu hoặc trẻ nhỏ nếu bạn muốn cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất của yến sào một cách tốt nhất, bạn nên chưng thêm cho tới khi yến tan ra (có khi thời gian chưng phải lên đến 5-6 giờ).

5. Nếu không có thời gian nấu yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện để chưng yến, nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp.

6. Cho thêm một lát gừng mỏng vào yến sào chưng đường phèn. Gừng có tác dụng trung hòa tính lạnh của tổ yến, giúp bạn ấm bụng hơn khi ăn. Ngoài ra, gừng còn làm tăng thêm hương vị cho bát yến.

7. Chỉ nên cho đường phèn vào sau cùng hoặc khi đã tắt lửa để yến có thể nở to hơn trong khi nấu, đồng thời giúp giữ được hương vị nguyên thủy của yến.

8. Bạn có thể hâm nóng tổ yến khi ăn nếu muốn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dùng lò vi sóng vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy chất dinh dưỡng.

Với những chia sẻ trên mong rằng các bạn sẻ giúp các bạn chế biến tổ yến chưng đường phèn giữ được dưỡng chất tốt nhất của tổ yến mà không gây lãng phí.

website:http://shoptoyennn.com/

Cách Nấu Tổ Yến Đường Phèn Ngon, Bổ Dưỡng

Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món. Tốt hơn hết là bạn không hòa tan đường phèn với nước trước mà hãy để hơi nước (nước cất) trong quá trinh hấp cách thủy thẩm thấu ngược lại vào trong thố chưng. Nước cất và hơi nóng sẽ làm tan đường phèn và làm mềm yến. Cách nấu tổ yến tốt nhất là ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C.

Tổ yến sào làm sạch xong, chưng cách thủy ăn luôn, hoặc nếu để tủ lạnh thì đóng hộp kỹ trong vài ngày, nếu để lâu thì bỏ vô cái rổ phơi trước quạt cho khô thiệt là khô, đóng hộp cất bao lâu cũng được.

– 02 tổ Yến sào đã làm sạch.

– Bỏ vô thố với khoảng 300ml nước, ngâm khoảng 5 – 10 phút rồi đậy nắp lại.

– Đặt chén ( hay thố nhỏ ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén ( hay thố nhỏ ).

– Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại

– Sau khi kiểm tra thấy tổ yến đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người ), tắt lửa lấy chén yến ra ăn nóng hay để nguội, rồi bỏ vào tủ lạnh cho người thích ăn lạnh , có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến.

– Chia tổ Yến đã chưng chín đó ra thành nhiều phần nhỏ, bỏ đều vô các hũ/chén nhỏ, đậy nắp thiệt kín lại, cất tủ lạnh ăn trong vòng 1 tuần. cách ăn yến sào tốt nhất là trước khi đi ngủ hoặc khi mới ngủ dậy bụng còn đói.

– Bảo quản tổ yến, đựng yến tất cả đều bằng nồi men hoặc nồi thủy tinh, không dùng nồi nhôm, inox.

– Khi chưng tổ yến không cho đường phèn vào chưng. sau khi sôi, kết thúc quá trình chưng mới cho đường phèn vào

Chú ý : Tổ yến sào phải ăn thường mỗi ngày hoặc cách 1 ngày với một lượng nhỏ như vậy thì hiệu quả hơn là ăn nhiều nhưng vài ba bữa hay cả tuần mới làm một tổ. Tổ Yến sào không phải là thần dược nên ít nhất ăn vài ba lạng mới thấy tác dụng.