Top 7 # Chuẩn Bị Dụng Cụ Nấu Ăn Dặm Cho Bé Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé – Chuẩn Bị Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Hiện nay ngoài phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đã có rất nhiều mẹ lựa chọn cho bé ăn dặm kiểu Nhật, thậm chí ăn dặm kiểu Nhật kết hợp blw. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là nhằm kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Vì sử dụng nhiều rau củ quả nên có tác dụng lớn trong việc kích thích hệ tiêu hóa của bé. Không chỉ vậy phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật còn giúp bé bổ sung đầy đủ được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình ăn dặm đúng cách, mẹ cần chuẩn bị dụng cụ nấu đồ ăn dặm cho bé, cũng như sắp xếp một thời gian biểu ăn dặm hợp lý giúp bé phát triển khoẻ mạnh và bụ bẫm hơn.

Dụng cụ ăn dặm cho bé gồm có:

Máy xay, nghiền thức ăn dặm cho bé

Nồi để nấu cháo ăn dặm cho bé

Thìa và muỗng định lượng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Cân định lượng thức ăn

Nồi xoong, chảo, dao, thớt – dụng cụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Chuẩn bị cho bé ăn dặm như thế nào? – Dụng cụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Thìa, bát

Hộp đựng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Ghế cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Yếm máng cho bé ăn dặm

Bộ Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé Mẹ Cần Phải Chuẩn Bị

Dù là mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho con thì Dụng cụ ăn dặm cho bé là một trong những cái cần thiết nhất trong quá trình ăn dặm của bé. Để chuẩn bị cho bé một bữa ăn ngon đảm bảo an toàn cũng như chất lượng thì cần phải có đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Vậy nên chọn những dụng cụ , đồ dùng nào vừa đầy đủ vừa tiết kiệm được chi phí cũng như vừa an toàn đối với trẻ? Hiểu được tâm lý của các mẹ nên hôm nay mình sẽ giúp các mẹ chọn toàn bộ dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé.

Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé

1. Máy xay cầm tay

Máy xay cầm tay là bộ dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé mà các mẹ nên chuẩn bị đầu tiên. Máy xay cầm tay là dụng cụ nghiền thức ăn cho bé với nhiều cách chế biến khác nhau tùy theo chế độ dinh dưỡng của mẹ. Với dòng sản phẩm này mẹ có thể xay thịt , xay rau hay là xay cháo cho bé. Để lựa chọn máy xay cầm tay phù hợp với gia đình thì bạn không nên bỏ qua bài viết máy xay cầm tay loại nào tốt.

2. Máy chế biến ăn dặm

Với những mẹ bận công việc có ít thời gian để chuẩn bị đồ ăn dặm cho con hay những nhà nào có điều kiên hơn thì máy chế biến ăn dặm là một quyết định rất tốt .Dòng sản phẩm này có chất lượng tốt tiết kiệm thời gian . Máy chế biến ăn dặm là trong đó mình có thể vừa hấp vừa xay vừa có cả rã đông . Giá của sản phẩm này tương đối cao , trên thị trường hiện nay có tương đối nhiều loại như BaBy Food, Philips , Nutri baby, Babay moov đều có thể sử dụng rất tốt .

3. Nồi hấp điện

Nồi hấp điện là dụng cụ rất cần thiết trong việc hỗ trợ chúng ta trong giai đoạn ăn dặm của bé . Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian chế biến đồ ăn dặm .Với sản phẩm này mình có thể dùng để hấp rau củ hay thịt cá cho con hay những đồ ăn hằng ngày của chúng ta . Nếu các mẹ muốn tìm một cái nồi hấp điện như này chúng ta có thể lên google và gõ nồi hấp điện là ra rất nhiều loại khác nhau để chúng ta lựa chọn. Tùy với giá cả thì sẽ có từng loại khác nhau như những nồi hấp bằng nhựa hay bằng inox .

4. Nồi hấp – nồi nấu cháo inox

Với những gia đình nào mà chúng ta không muốn hay không có điều kiện để đầu tư những dụng cụ đắt tiền thì việc lựa chọn nồi hấp- nồi nấu cháo inox hay là xửng hấp bằng inox là một quyết định không tồi. Giá của nó tương đối rẻ tiết kiệm mà chúng ta có thể mua ở chợ hay trong các siêu thị hay ở các cửa hàng bán đồ dùng gia đình đều có.

5. Dao, kéo thớt

Dao, kéo ,thớt là bộ dụng cụ mà chúng ta cần chuẩn bị .Chúng ta nên chọn một bộ giao kéo thớt dành riêng cho bé để chúng ta không dùng chung cùng với đồ ăn cùng với thực phẩm trong gia đình để có thể đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé được tốt hơn. Cái này tùy vào điều kiện gia đình chúng ta có thể mua ở chợ hay các siêu thị đều được.

Dụng cụ bảo quản đồ ăn dặm cho bé

Dụng cụ bảo quản là sau khi chế biến xong sau đó sẽ bảo quản , trữ đông thực phẩm.

1. Khay cấp đông

Khay cấp đông này có nhiệm vụ là khi chúng ta chế biến thực phẩm đông xong sau đó chúng ta hấp chúng ta xay ra và định lượng rồi bỏ vào khay cấp đông.Khi cấp đông thì chúng ta có thể cho con ăn trong vòng một tuần. Khi mà đến bữa ăn thì lấy viên trong khay cấp đông ra rã đông rồi nấu cháo hay chế biến các món ăn dặm cho con. Khay cấp đông có giá thành rẻ ,chúng ta có thể sắm ở siêu thị hay ở những cửa hàng bán đồ ăn dặm kiểu nhật.

2. Túi zip

Ngoài khay cấp đông thì chúng ta có thể sử dụng những túi zip . Những chiếc túi zip này dùng để chia nhỏ bữa ăn riêng biệt ra ví dụ như khi chúng ta đã cấp đông đồ ăn vào khay sau đó chúng ta sẽ chia bữa ăn của con thành những túi riêng. Khi trong một bát cháo của con có thịt gà cà rốt súp lơ xanh và nước dùng dashi thì bỏ 1 viên thịt gà 1 viên cà rốt 1 viên súp lơ xanh và 1 viên nước dùng dashi vào trong 1 túi zip khóa túi lại và nhớ ghi chú là thịt gà cà rốt súp lơ xanh và nước dùng dashi và khi cần chúng ta lấy ra và nấu thành bữa ăn cho con.

Dụng cụ cho trẻ ăn dặm

1 . Ghế ăn dặm

2. Yếm ăn

Yếm ăn dặm là dụng cụ cho trẻ ăn dặm cần thiết khi bạn cho bé ăn dặm. Với những chiếc yếm ăn dặm các mẹ đỡ phải dọn dẹp nhiều cho con khi các bé có nhu cầu tự xúc hay tự giác ăn uống. Nó sẽ có loại yếm máng, yếm đeo và có loại áo yếm thì tùy các mẹ cho con ăn theo phương pháp nào để lựa chọn cho phù hợp. Với các loại yếm ăn dặm này thì các mẹ có thể mua ở các cửa hàng mẹ và bé hay ở siêu thị với giá cả vừa phải.

3. Bát, thìa, cốc hút

Dụng Cụ Ăn Dặm Cho Bé

Em bé sáu tháng tuổi đã sẵn sàng để ăn dặm. Dù mẹ cho bé ăn dặm kiểu truyền thống hay ăn dặm kiểu mới thì mẹ cũng cần chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho con.

Những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm bao gồm: đĩa, thìa, dĩa và phụ kiện theo nhu cầu cụ thể của các bé. Con cũng cần có ghế ăn dặm để ngồi an toàn, thoải mái. Ghế ăn dặm phải dễ rửa sạch vì bé sẽ dây bẩn trong khi thưởng thức các món ăn.

Máy xay thức ăn

Máy xay thức ăn là dụng cụ không thể thiếu nếu mẹ dự định cho bé ăn dặm với các loại rau và trái cây xoay nhuyễn.

Mẹ cũng có thể sử dụng máy để xay nhuyễn một vài loại thực phẩm đã nấu chín hoặc trái cây mềm.

Khay đựng thức ăn trẻ em và khay đựng đá viên lớn

Các loại khay trữ đông đồ ăn của trẻ em rất tiện dụng. Mẹ có thể tự chuẩn bị nhiều bữa ăn thay vì chỉ nấu một bữa mỗi lần. Sau đó sử dụng các loại khay để bảo quản trong tủ lạnh.

Sử dụng khay làm đá viên để trữ lạnh thức ăn thừa. Khi sử dụng mẹ chỉ cần rã đông hai hoặc ba khối cùng một lúc cho bé.

Đĩa và bát ăn

Mẹ nên chọn những loại đĩa nhỏ và hộp đựng bằng nhựa khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu cần đem theo thức ăn cho trẻ, mẹ nên mua loại bát có nắp đậy kín.

Trẻ nhỏ thường rất thích nghịch ngợm với đồ ăn, do đó mẹ hãy thử sử dụng những chiếc bát có đế hút ở phía dưới. Khi bé đã qua giai đoạn thích chơi với thức ăn, mẹ đổi thành các loại bát và đĩa nhựa cứng có kích thước lớn hơn.

Mẹ cũng phải đầu tư thêm những chiếc bát hoặc khay chia thành những ô nhỏ. Khi con dần lớn hơn trẻ cũng trở nên khó tính hơn. Con sẽ kén ăn và thích để riêng các loại thức ăn.

Dĩa và thìa cho bé

Một số loại thìa có tác dụng như máy cảm biến sẽ thay đổi màu sắc để hiển thị cho mẹ biết khi nào thực phẩm quá nóng. Nhưng tốt nhất là các mẹ nên tự kiểm tra nhiệt độ đồ ăn để đảm bảo ăn toàn cho bé.

Mẹ hãy sắm thìa ăn dặm với các kích thước và tay cầm dài ngắn khác nhau. Thìa ăn dặm thường có tay cầm dài để mẹ dễ dàng lấy thức ăn từ trong lọ đựng. Nhưng nhiều bé muốn tự cầm thìa của mình. Lúc này một chiếc thìa có tay cầm ngắn sẽ dễ dàng hơn cho bé sử dụng.

Thìa ăn dặm là dụng cụ không thể thiếu khi tập ăn dặm cho trẻ

Trẻ sẽ cần một vài tháng nữa để phát triển đầy đủ khả năng phối hợp ngón tay và có thể đưa thức ăn lên miệng. Nhưng mẹ cứ để con được tự do tập cầm thìa lấy đồ ăn. Như thế con đã “có việc” phải làm trong khi mẹ đút thức ăn cho con.

Cốc trẻ em

Các mẹ hãy tìm một chiếc cốc có ống hút mềm để hút sữa hoặc nước. Loại cốc này sẽ không có van để ngăn không cho đồ uống tràn ra ngoài. Nhờ đó trẻ sẽ học được cách kiểm soát lực hút.

Việc này cũng giống như khi trẻ nhấm nháp đồ ăn vậy. Nếu mẹ chỉ cho con uống ước và sữa bằng bình thì khi ăn dặm bé sẽ quen mút đồ ăn liên tục.

Loại cốc dành cho trẻ em này cũng giúp bảo vệ răng sữa của con vì bé hạn chế được việc hút chất lỏng qua răng.

Nhược điểm không thể tránh khỏi của loại cốc này là bé có thể làm đổ sữa và nước trong quá trình làm quen với cốc. Điều này cũng dễ chấp nhận thôi vì giai đoạn ăn dặm không thể tránh khỏi sự bừa bộn phải không các mẹ!

Yếm quàng cổ

Mẹ nên khuyến khích con ăn chậm, nhấm nháp và vày đồ ăn. Đó mới là cách thưởng thức bữa ăn của một em bé tập ăn dặm.

Vào những ngày đầu, khi bé học cách tự ăn, thức ăn sẽ bị rơi vãi và dây bẩn xung quanh. Vì thế mà con cần quàng quanh cổ một chiếc yếm nhỏ xinh.

Nhiều mẹ thích dùng các loại yếm nhựa vì có thể vệ sinh nhanh chóng để sử dụng cho bữa ăn tiếp theo.

Nếu bé hiếu động và thích khám phá mọi thứ, một chiếc yếm dài sẽ là lựa chọn tối ưu cho các mẹ. Bé sẽ thoải mái thưởng thức bữa ăn mà mẹ không phải lo lắng con làm bẩn quần áo.

Ngoài ra còn có loại yếm dùng một lần. Nếu mẹ đang đi du lịch, dã ngoại hay đi ăn ngoài, đi quán cà phê thì yếm dùng một lần là lựa chọn phù hợp nhất.

Ghế ăn dặm cho bé

Mẹ sẽ cần sắm thêm một chiếc ghế khi bé đã có thể tự ngồi. Hầu hết các bậc cha mẹ đều chọn ghế gỗ truyền thống hoặc một vài loại ghế làm bằng kim loại và nhựa.

Ghế gỗ

Bền, có thể sử dụng lâu dài

Có thể kết hợp với phong cách trang trí căn nhà

Nhiều chiếc ghế gỗ truyền thống không thể gấp lại nên tốn diện tích.

Khó làm sạch, đặc biệt là nếu có kèm đệm vải

Nhiều ghế không có dây đai nịt, do đó mẹ cần phải chọn ghế vừa với bé.

Ghế kim loại hoặc nhựa

Một số loại ghế có nhiều tính năng tiện dụng, như có chức năng cài đặt điều chỉnh chiều cao và chỗ để chân, cơ chế gấp và nắp khay có thể tháo rời

Ghế được làm bằng kim loại hoặc nhựa có giá thành rẻ hơn so với ghế được làm bằng gỗ.

Hầu hết có kèm đệm khá thoải mái cho bé và có thể tháo rời, phần nắp khay dễ dàng làm sạch.

Ghế có trọng lượng nhẹ không giữ được cân bằng như các kiểu ghế gỗ.

Không bền như ghế gỗ

Ghế nâng rời cho bé

Đối với ghế nâng rời, mẹ có thể thắt dây an toàn vào ghế ăn của gia đình và cho con ăn cùng bàn với cả nhà. Đây là giải pháp đối với các gia đình không có quá nhiều diện tích trong phòng ăn.

Nếu gia đình đang sống trong một không gian nhỏ, ghế nâng rời là một lựa chọn tối ưu cho trẻ mới biết đi hoặc lớn hơn ngồi ăn.

Có thể mở ra và cất đi dễ dang, nhanh chóng

So với một số ghế cao cấp, ghế nâng rời có giá tương đối rẻ, đặc biệt là các phiên bản nhựa cơ bản.

Ghế nâng rời có khả năng di động cao hơn nhiều so với ghế gỗ hoặc ghê kim loại.

Có thể được sử dụng cùng với khay hoặc không.

Có loại ghê bơm hơi

Ghế nâng không ổn định như ghế cao

Con có thể cảm thấy không thoải mái hoặc thiếu an toàn khi ngồi trên ghế nâng.

Ghế kẹp bàn

Những chiếc ghế này được thiết kế có thể kẹp trực tiếp vào bàn để cố định. Giống như ghế nâng loại ghê này giúp bé được ăn cùng bàn với gia đình.

Ghế có thể gấp lại và dễ dàng đóng gói mang theo vào ngày lễ và ngày nghỉ, hoặc cất đi khi không sử dụng.

Giá rẻ.

Mẹ sẽ cần phải rất cẩn thận để đảm bảo rằng ghế được gắn chắc chắn trước khi bạn đặt bé ngồi vào trong.

Có thể không phù hợp với một số kiểu bàn

Bàn cần phải đủ nặng và ổn định để giữ ghế

Một số loại ghế khác

Các mẹ cũng có thể tham khảo một chiếc ghế vải treo phía sau ghế ăn bình thường. Ghê này sẽ giữ cho con bạn an toàn trong khi bé ăn. Tuy nhiên, kiểu ghế vải này sẽ không phù hợp với tất cả các loại ghế và chỉ phù hợp với trẻ lớn.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn n uôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Với các em bé từ 19-49 tuần, POH giúp mẹ giải quyết toàn diện các vấn đề ăn ngủ của con – Bằng cách xây dựng khóa học POH EASY TWO (12-49 tuần): Ăn dặm kiểu EASY gồm:

Lịch sinh hoạt EASY phù hợp với giai đoạn 12-49 tuần

Duy trì khả năng tự ngủ qua các tuần khủng hoảng và khủng hoảng ngủ 7 – 9 – 11 tháng

Các kiến thức về tâm sinh lý ở độ tuổi ăn dặm, các rắc rối thường gặp

Ăn dặm thành công

Giúp con Ăn dặm thành công cùng nếp sinh hoạt EASY tại: POH Easy Two

Bé Yêu Bước Vào Giai Đoạn Ăn Dặm, Mẹ Cần Chuẩn Bị Những Dụng Cụ Nấu Ăn Gì?

Về cơ bản, nấu đồ ăn dặm cho con không khác nhiều so với nấu đồ ăn trong gia đình nên thực tế không cần nhiều đồ đạc. Tối thiểu chỉ cần dao, thớt, nồi và chảo. Các dụng cụ khác chỉ giúp cho việc chuẩn bị đồ ăn được dễ dàng và nhanh hơn. Tùy theo thói quen chế biến đồ ăn, điều kiện kinh tế cũng như sự có sẵn tại địa phương mà các mẹ có thể chọn mua hoặc không mua, thay thế đồ này bằng đồ kia….

Cần mua hai loại thớt, thớt thái đồ sống và thớt thái đồ chín, không nên dùng chung.

2. Nồi nhỏ và chảo chống dính loại nhỏ

3. Dao, kéo, dao nạo vỏ, dụng cụ ép tỏi, chày, cối, dao cắt răng cưa

Trong giai đoạn đầu khi con tập cầm nắm thì cắt răng cưa sẽ giúp con dễ cầm đồ ăn hơn. Dao cũng nên dùng dao thái đồ sống và đồ chín riêng biệt.

Có nhiều loại bàn nạo phổ biến và vô cùng tiện lợi. Các mẹ có thể mua loại nào cũng được và nếu không mua bàn nạo thì có thể dùng dao và thớt để thái sợi thực phẩm tuy hơi mất thời gian một chút

Vỉ hấp rất cần thiết vì hấp là cách nấu giúp giữ lại nhiều vitamin nhất cho thực phẩm.

Với máy xay, chỉ cần 1 trong 2 loại: máy xay cầm tay và máy xay có cối đi kèm. Máy xay cầm tay thì nên mua loại công suất cao để có thể xay được thịt, cá, đồ khô. Các mẹ chọn máy có công suất từ 400W trở lên là xay được thịt cá nhuyễn như kiểu giò sống rồi.

Loại máy xay thứ hai là máy xay có cối đi kèm. Lắp cối vào thì để xay thịt cá sống (có lưỡi dao riêng) còn không thì dùng để xay hoa quả khi làm món hoa quả nhuyễn cho con ăn.

7. Khay đá, màng nilon bọc thực phẩm, túi nilon trữ đông

Khay đá để chia thức ăn sau khi nấu (các món cháo, pure hoa quả), trữ đông. Sau khi thức ăn đông lại thì gỡ từng viên đá ra cho vào túi nilon trữ đông. Màng nilon thực phẩm dùng để bọc quanh khay đá khi trữ đông và bọc bát đựng những viên đá đồ ăn khi để rã đông trên ngăn lạnh.

8. Hộp nhựa có nắp loại nhỏ

Có thể mua có thể không, vì chỉ sử dụng được với các món cháo hay pure. Nếu dung hộp dung tích 50ml chẳng hạn thì phải để đúng 50ml đồ ăn, không nên để dư chỗ cho không khí khi trữ đông đồ ăn. Lượng con ăn lại thay đổi theo từng tuần, khi rã đông cần sử dụng trong 24h nên dùng khay đá trữ đông vẫn là tiện nhất.

Bộ thìa đong nếu mua sẽ rất tiện trong việc chế biến đồ ăn hơn nhưng không cần thiết, có thể thay bằng thìa cà phê (5ml) hay thìa canh (15ml) hoặc có thể ước lượng chứ không cần chính xác đến từng ml. Nhất là nếu cho con ăn theo kiểu BLW thì lại càng không cần thiết. Dĩa để nghiền đồ ăn. Thìa cũng có thể dùng để nghiền đồ ăn.

11. Các loại bát, đĩa, thìa để cho con ăn

Mẹ có thể mua các loại bát nhựa hình dễ thương cho bé hoặc mẹ có thể chọn mua những chiêc nồi loại nồi gốm nhỏ, chống dính và có nắp đậy. Loại nồi này có thể dùng đun trên bếp được, cũng có thể để đồ ăn vào đó cho lên ngăn lạnh để rã đông rồi cho con ăn luôn từ nồi đó chứ không cần phải cho ra bát đĩa khác. Vừa đỡ phải rửa nhiều đồ, vừa hợp vệ sinh lại đẹp nữa. Nồi khá nặng và chắc, không sợ vỡ.

Các loại thìa và dĩa để bón cho con ăn hoặc để con tự xúc ăn. Nên mua nhiều vì khi ăn con hay làm rơi thìa. Lúc đó có thìa sạch cho con ăn luôn chứ không phải chờ rửa.

12. Bình hút, cốc nhựa loại nhỏ

Tiêu chí chọn ghế ăn dặm là an toàn, vừa vặn với con và dễ lau rửa.

Nên mua loại có cái hứng đồ ăn rơi ra ở dưới mép, đồ ăn rơi vào đó cũng đỡ dây ra quần áo con hay rơi xuống đất.

Không nên lau miêng con trong lúc con đang ăn do thức ăn rây ra xung quanh miệng cũng có tác dụng kích thích con ăn ngon miêng. Còn tay con thì nếu thấy bẩn hay dính dấp quá thì cũng nên lau để con còn dễ cầm đồ ăn.