Khoai sọ là khoai gì? Có tác dụng gì?
Khoai sọ là loại thực phẩm khá quen thuộc với người Việt nhưng có nhiều người thường lầm tưởng khoai sọ là khoai môn. Thật chất, khác với khoai môn, khoai sọ có củ nhỏ, nhiều tinh bột và nhiều củ con, củ cái. Khoai sọ thường được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Trong khoai sọ chưa nhiều chất xơ, tinh bột, acid amin và các khoáng chất Ca, P có lợi cho cơ thể. Cũng vì thế, khoai sọ có nhiều tác dụng như: Ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch và giúp nhuận tràng, chống táo bón, ngăn ngừa suy nhược cơ thể…
Cách sơ chế khoai sọ không bị ngứa
Trước khi thảm khảo cách chế biến khoaii sọ thành nhiều món canh hấp dẫn, thanh mát, bạn cần phải nắm được cách sơ chế khoai sọ không bị ngứa. Bạn có thể sử dụng một trong những cách sau: Nướng sơ khoai sọ trước khi chế biến, luộc sơ khoai với nước muối pha loãng, hoặc đeo găng tay khi gọt vỏ… Giờ thì, cùng vào bếp được rồi đấy!
Canh cua khoai sọ rau muống
Nguyên liệu nấu canh cua khoai sọ rau muống
– Cua đồng: 200 gr
– Rau muống: 1/2 mớ
– Rau nhút: 1 mớ
– Khoai sọ: 5 củ lớn (hoặc 10 củ nhỏ)
– Mắm tôm
– Gia vị: muối, hạt nêm, mì chính, dầu ăn
– Cua đồng sau khi mua về thì bạn rửa sạch, cho vào thau xốc mạnh với muối. Sau đó, bạn tách phần mai cua ra, gạt lấy gạch cua để ra chén riêng, bỏ phần vỏ mai cua. Đối với phần thịt còn lại, bạn vẫy cho ráo nước rồi dùng chày giã hoặc máy xay xay nhuyễn.
– Phần thịt cua sau khi giã nhuyễn thì bạn cho lượng nước lọc vào khuấy rồi dùng rây lọc lấy phần nước thịt cua và cho vào chút xíu xiu muối.
– Với khoai sọ, bạn cạo sạch vỏ và thả vào thau nước muối để khoai không bị thâm và sạch nhớt. Sau đó, bạn cắt khoai thành miếng vừa ăn rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Lưu ý: khi cạo vỏ khoai sọ, bạn nên đeo bao tay hoặc luộc sơ trước để tránh bị ngứa khi bào vỏ.
– Bạn nhặt bỏ phần lá sâu, lá úa và phần gốc già bỏ đi. Sau đó, rửa sạch, để ráo.
– Bắc nồi lên bếp và cho phần nước cua ban nãy lọc được vào đun với lửa nhỏ. Khi canh sôi thì bạn vớt phần gạch cua đóng để ra chén riêng.
– Bạn cho vào nồi 1 muỗng canh mắm tôm, tiếp tục cho khoai sọ vào và để lửa vừa ninh cho khoai chín.
– Trong thời gian chờ khoai chín thì bạn bắc một chảo khác lên, cho chút xíu dầu ăn vào tráng cho chảo nóng thì cho hành tỏi băm vào phi cho thơm rồi cho phận gạch cua vào xào sơ.
– Khi khoai chín nhừ thì bạn cho rau muống, rau nhút và phần gạch cua vừa xào vào, để lửa đun cho nồi canh sôi thêm lần nữa thì nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn. Cuối cùng, cho phần gạch cua vớt ra ban nãy vào, để nồi canh sôi liu riu thêm khoảng 1 – 3 phút là có thể tắt bếp.
Canh cua khoai sọ rau muống siêu hấp dẫn sẽ làm cho bữa ăn ngày hè càng thêm thú vị – (Nguồn: Internet)
– Múc canh ra tô và rắc chút tiêu xay là bạn đã hoàn tất món canh của mình.
– Xương heo (hoặc sườn non): 300 gr
– Khoai sọ: 5 – 8 củ (tùy kích cỡ)
– Hành lá, rau mùi, tỏi băm.
– Gia vị: muối, tiêu xay, hạt nêm
- Đối với khoai sọ thì bạn sơ chế như cách trên. Hành lá và rau mùi thì bạn nhặt và rửa sạch, cắt nhỏ.
– Bạn rửa sạch xương heo, rửa qua với nước muối để khử mùi hôi của thịt rồi chặt thành các miếng vừa ăn, rửa với nước rồi để ráo.
– Bạn bắc nồi lên bếp và cho chút xíu dầu ăn vào đun, đợi cho dầu nóng thì cho tỏi băm vào phi lên cho thơm. Bạn cho phần xương heo vào xào sơ rồi bạn cho lượng nước vừa phải với chút muối để lửa nhỏ ninh cho đến khi nước xôi. Bạn liên tục vớt bọt cho nước dùng trong.
– Sau đó, cho tiếp khoai sọ vào ninh cho đến khoai chín thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Nếu bạn muốn ăn khoai mềm thì có thể ninh cho hơi nhừ một chút.
Canh xương khoai sọ với nguyên liệu và cách chế biến đơn giản, tiện lợi – (Nguồn: Internet)
– Tắt bếp, múc canh ra tô, cho hành lá, rau mùi và chút tiêu xay lên là bạn đã hoàn tất món canh.
Bạn thấy không, cách nấu canh cua khoai sọ rau muống hay canh xương khoai sọ đều khá đơn giản nhưng sức hấp dẫn, sự bổ dưỡng lại vô cùng lớn. Hy vọng sau bài viết hôm nay, chúng tôi đã bổ sung thêm được vào bí kíp của bạn 2 món canh ngon với bữa cơm gia đình.