Top 9 # Cách Nấu Món Canh Rau Khoai Lang Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Bí Quyết Nấu Canh Rau Khoai Lang Chín Mà Vẫn Xanh Ngon.

Bí quyết nấu canh rau khoai lang chín mà vẫn xanh ngon.

Rau khoai lang, loại rau rẻ tiền nhưng giàu dưỡng chất này không chỉ giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như chống đột quỵ, tiểu đường, chữa viêm khớp, phòng ngừa táo bón…

Rau khoai lang hay còn gọi là rau lang, là loại rau được sử dụng nhiều vào mùa hè. Thông thường, người dân trồng khoai lang để thu hoạch củ và trước đây nhiều người vẫn nghĩ rau khoai lang là một loại rau xanh rẻ tiền, không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, thời gian gần đây loại rau này ngày càng được nhiều người ưa chuộng nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Trong y học cổ truyền, rau khoai lang được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình, vị ngọt, ích khí hư… Rau khoai lang không độc, tư thận âm, chữa tỳ hư, tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh…

Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng trong rau khoai lang còn nhiều hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Điển hình như vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, viboflavin cao gấp 10 lần.

Đặc biệt, so với một số loại rau khác, lượng axít axalic trong rau khoai lang ít hơn rất nhiều vì thế nguy cơ gây bệnh sỏi thận của rau khoai lang cũng ít hơn.

Đâu là bí quyết nấu canh ngon mà vẫn xanh.

Như chúng ta biết thì bí quyết nằm ở chỗ các bạn nấu làm sao không được đậy vung lại, nhất là các bạn chưa có kinh nghiệm nấu ăn thường lại đậy vung lại, để chuẩn bị một bát canh ngon, chúng ta tần chuẩn bị những gì.

Rau khoai lang: các bạn cần chuẩn bị những lá rau ngon, nếu các bạn không có thời gian nhặt lá như mình thì các bạn có thể dùng cả ngọn, hơn nữa trong quá trình chọn lựa rau, các bạn vui lòng loại bỏ những lá giá, là nát ra để cho chất lượng bát canh được ngon.

Nước: Các bạn không cần phải dùng nước luộc thịt hay luộc gà, hay nước dùng gì cả, các bạn chỉ cần nước tinh khiết đun là đủ.

Sau khi đung xôi xong và lúc này các bạn múc ra bát để cho nguội lúc đó bạn sẽ thấy bát canh của bạn xanh và ngon không bị đỏ và ăn rất ngon.

Sending

User Review

5

(

1

vote)

10 Món Ngon Từ Khoai Lang Mật, Khoai Lang Tím Đơn Giản Dễ Làm, Các Loại Bánh Từ Khoai Lang Cho Bé

Thực đơn các món ngon từ khoai lang mật, khoai lang tím với cách làm đơn giản, các loại bánh từ khoai lang cho bé như pho mát nướng khoai lang, bánh khoai lang cho trẻ, khoai lang vừng chiên giòn, khoai lang ngào đường, khoai lang lắc phô mai, bánh khoai lang chiên viên, khoai lang dầm sữa chua, Latte khoai lang …

I. Những lợi ích sức khỏe từ khoai lang

Chắc hẳn ai cũng biết đến món khoai lang dân dã, đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Đây được cho là một món ăn được yêu thích nhất trong mọi loại củ vì nó có vị ngọt cùng độ thơm ngon khó cưỡng.

Khoai lang là một loại củ có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng chất chống oxy hóa có tên là beta -carotene chiếm tỉ lệ khá cao trong loại củ này.

Đây là một trong những loại chất góp phần giúp tăng được hàm lượng vitamin A trong máu, đặc biệt đối với những trẻ em đang trong độ tuổi từ 1 đến 4. Khoai lang khá bổ dưỡng, giàu chất xơ, đem lại cảm giác no lâu và có vị ngọt thanh, đáng nhớ.

Một củ khoai lang bình thường có chứa (77%) là nước, (20,1%) là carbohydrate, (1,6%) là protein, (3%) là chất xơ và hầu như không có chất béo. Các thành phần chính là carbohydrates (tinh bột) chiếm 53%, các loại đường đơn giản, chẳng hạn như glucose, fructose, sucrose và maltose chiếm 23% thành phần carbohydrate.

1. Cải thiện bệnh tiểu đường

Ít ai biết rằng, khoai lang còn có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cho người tiểu đường. Khoai lang có chứa trị số glycemic thấp hơn so với khoai tây.

Bên cạnh đó, nó có chứa hàm lượng chất xơ cao (khoảng 5g trong 3/4 mỗi chén khoai) làm cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn.

2. Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp

Đối với những người cần hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, kali cũng là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể nên mọi người cũng cần phải hấp thu.

Đối với những ai cung cấp đủ lượng kali thiết yếu trong cơ thể thì nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp sẽ giảm đi khá nhiều lần.

Theo nghiên cứu, trung bình một củ khoai chứa 542 mg kali cho cơ thể, do đó khoai lang rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp.

3. Chất chống ung thư

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong những củ khoai nhiều màu sắc chứa một loại protein giúp ức chế protease. Cũng theo nghiên cứu, khi chất ức chế protease gặp tế bào ung thư sẽ làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, có một điều tuyệt vời là món ăn những tưởng quá đỗi bình thường này lại giúp giảm một lượng protein gọi là IL-6 gây tổn hại cho khối u tới sáu lần.Nguy cơ ung thư đại tràng cũng bị đẩy lùi đi khi ăn khoai lang tím thường xuyên.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Đối với những ai có chức năng tiêu hóa không ổn định, khoai lang chính là một liệu pháp hiệu quả giúp cải thiện hệ tiêu hóa một cách tốt nhất.

Sở hữu một lượng lớn chất xơ có tác dụng có thể ngăn ngừa táo bón, đồng thời còn thúc đẩy được đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Những thành phần giúp kích thích nhu động ruột chủ yếu là Vitamin C và các axit amin, điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn. Tình trạng đầy bụng dần sẽ thuyên giảm và đồng thời cũng ngăn ngừa được chứng khó tiêu và táo bón.

5. Giảm viêm

Giảm viêm cũng là một trong những tác dụng mà khoai lang sở hữu. Choline cũng là một thành phần chứa trong khoai lang là một trong những dưỡng chất khá quan trọng đem lại nhiều công dụng hữu ích như: giúp ngủ ngon giấc, giảm đau cơ và tăng cường trí nhớ.

Cấu trúc màng tế bào được duy trì ổn định hơn nhờ choline, không những thế, nó còn hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh. Đồng thời, choline còn giúp cơ thể hấp thụ chất béo và làm dịu các chứng viêm kinh niên.

Những chiết xuất từ khoai lang tím còn chứa chất chống viêm lành tính, hỗ trợ việc ngăn ngừa sự hình thành chất béo cũng như thu gọn các gốc tự do.

II. Các món ngon từ khoai lang tím, khoai lang mật hấp dẫn dễ làm

Khoai lang cũng là một loại củ có chứa khá nhiều vitamin và chất xơ. rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Loại cũ này có vị dễ ăn và dễ chế biến như luộc, nướng, làm bánh,…

1. Pho mát nướng khoai lang mật

Vị thơm, béo ngậy hòa quyện cùng vị ngọt của món pho mát nướng khoai lang sẽ làm nhiều tín đồ thèm ăn thổn thức.

Nguyên liệu:

2 củ khoai lang mật, pho mát

Nước cốt chanh

Cách làm:

Khoai lang nên rửa sạch và cắt vỏ, hấp chín trong nồi áp suất, sau đó nghiền nát. Cho thêm đường, nước cốt chanh cùng một lớp pho mát phủ bên trên.

Sau khi đã thêm đầy đủ các nguyên liệu, cho vào nồi vi sóng 200 độ đến khi bề mặt nó vàng lại.

Lưu ý: Đối với những ai lười thì nên cắt khúc khoai lang, gói giấy bạc cho vào lò nướng 180 độ cho đến khi chín, sau đó, băm nhỏ lớp phủ phô mai rồi tiếp tục nướng cho đến khi bề mặt vàng đều có mùi thơm.

2. Cách làm bánh khoai lang nghệ cho bé

Bánh khoai lang là một món ăn vặt khá phổ biến, có công thức dễ làm cùng các nguyên liệu dễ tìm, đây là một món ngon từ khoai lang được đông đảo giới trẻ yêu thích.

Nguyên liệu:

1 củ khoai lang nghệ to

50gr bột mì tinh

30ml sữa tươi có đường

1 muỗng canh đường

Cách làm

Gọt vỏ khoai, rửa sạch và cho vào hấp chín. Sau khi khoai chín thì chờ khoai nguội rồi bóp nhuyễn cùng với bột mì.

Sau đó, cho sữa tư vào từ từ để có thể được một hỗn hợp mịn.

Bật bếp lên, bỏ dầu không cần ngập chảo, chờ dầu nóng thì bỏ bánh khoai lang đã được vò viên sẵn vào chiên cho 2 mặt vàng đều, chiên với lửa riu riu, sau đó, vớt ra và bỏ ra đĩa có giấy thấm dầu.

3. Cách làm khoai lang vừng chiên giòn

Khoai lang vừng chiên giòn là một trong những món ăn vặt được ưa thích hiện nay. Với vị giòn rụm thơm ngon cùng mùi đặc trưng của khoai lang làm dậy lên cảm giác thèm thuồng chưa từng thấy.

Nguyên liệu:

4 củ khoai lang mật gọt bỏ vỏ

2 thìa ăn phở đầy bột khoai lang (có thể thay bằng bột gạo hoặc bột năng nếu ko có bột khoai lang)

2 thìa ăn phở đầy bột chiên giòn

1 thìa ăn phở đầy bột mì

1 chút nước

Hạt vừng.

Cách làm:

Sau khi gọt vỏ và rửa sạch khoai lang, cắt một khoanh to bằng ngón tay, sau đó, ngâm khoai cùng với muối loãng trong khoảng thời gian 20-30 phút. Tiếp đến, vớt ra rửa sạch và để cho ráo nước.

Cho bột khoai + bột chiên giòn + bột mì vào tô sau đó cho nước từng chút một vào bột trộn đều đến khi bột nước đạt độ sền sệt là đã thành công. Lưu ý không cho loãng hoặc là đặc quá.

Chuẩn bị 1 nồi dầu đun sôi.

Cho khoai vào bát bột ướt và lăn cho khoai bám đều 1 lớp mỏng bột rồi cho vào chiên đến khi hơi vàng thì vớt ra.

Sau 1-2 phút thì cho khoai trụng vào trứng rồi rắc hạt vừng lên sau đó chiên lần 2 đến khi vàng giòn, sau đó vớt ra bỏ lên giấy thấm dầu là xong.

Món khoai lang chiên vàng giòn thường có màu vàng, giòn rụm và được bao bọc 1 lớp bột mỏng hạt vừng bên ngoài.

4. Khoai lang mật ngào đường

Khoai lang ngào đường thích hợp cho khẩu vị của mọi lứa tuổi, ăn khá vui miệng và là một món ăn vặt từ khoai lang được nhiều người yêu thích.

Nguyên liệu

1 củ khoai lang mật 500gram

200 gram đường

1 thìa canh bột ngô

Cách làm

Sau khi gọt vỏ khoai lang xong, tiến hành cắt quân cờ, ngâm với nước muối loãng. Trộn khoai đã ngâm xong với một thìa canh bột ngô.

Dùng muỗng đảo đều bột ngô khi khoai đã ráo nước. Dùng dầu chiên hoặc nồi chiên không khí cho khoai chín vàng đều. Sau đó để cho thấm dầu, khi nguội là dùng được.

Tiếp đến, ngào đường cùng với 3 thìa nước, đun sôi và sệt vàng.Khi đường dẻo thì cho khoai vào đảo cho bám đường, tắt bếp, để nguội hoặc hơ vào quạt, khoai và đường sẽ khô.

Lưu ý:

Khi vớt khoai ra đĩa, vì còn nóng và có dầu nên nó có thể dính vào nhau. Nhưng đừng lo lắng quá vì khi nguội sẽ tách ra, dùng vừng rắc lên khi còn nóng.

Thành phẩm là vỏ ngoài ngon, giòn, ngọt vừa phải. Đối với khoai lang tím cũng làm tương tự nhưng thời gian chiên sẽ kéo dài hơn.

5. Khoai lang lắc phô mai với khoai lang mật

Món khoai lang lắc phô mai đang là cơn sốt trong giới trẻ. Đây là một món ăn vặt chưa bao giờ giảm độ hot trong suốt hai năm trở lại đây.

Chỉ cần nhìn thấy món khoai lang lắc phô mai, vị giác của bạn đã bị kích thích tột độ. Lớp bột phô mai dính bên ngoài có vị hơi mặn mặn kèm theo mùi thơm beo béo vô cùng kích thích vị giác chắc chắn sẽ khiến cho bạn chén hết cả đĩa cũng nên.

Nguyên liệu:

Khoai lang mật (500gram)

Bột năng (50 gram)

Bột chiên giòn (100 gram)

Bột phô mai (50 gram)

Gia vị: Muối và dầu ăn.

Cách chế biến:

Bước đầu lúc nào cũng là sơ chế khoai lang trước, gọt cho thật sạch vỏ rồi cắt thành từng thanh dài vừa ăn.

Sau đó, ngâm khoai vào nước loãng pha muối khoảng 5 phút cho khoai không bị thâm và ra nhựa. Sau khi ngâm xong thì vớt ra và để ráo nước.

Dùng nước sôi đổ từ từ vào bột năng rồi trộn bột thành hỗn hợp hơi sền sệt. Bột chiên giòn cho ra một cái bát riêng, nhúng từng miếng khoai qua bột năng, sau đó lăn chúng qua bột chiên giòn.

Bật bếp và đặt chảo dầu ăn lên, đun dầu đến khi già rồi cho khoai lang vào chảo, rán đến khi khoai chín vàng, sau đó gắp khoai lang ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

Dùng một cái tô hoặc một cái bọc để lắc khoai với phô mai, thời gian lắc dao động trong khoảng 2 phút là được.

Sau khi thành phẩm, bạn đã có thể thưởng thức được một món ăn khoai lang lắc phô mai thơm ngon, mặn mặn và nóng hổi do chính bàn tay bạn tạo ra.

6. Bánh khoai lang Nhật chiên viên hấp dẫn cho bé

Đối với những đứa trẻ biếng ăn thì bánh khoai lang chiên viên thường là một món khoái khẩu, vị ngọt và béo của chúng sẽ khiến cho nhiều người thích thú.

Nguyên liệu: Cách làm

Khoai lang gọt vỏ và rửa sạch, sau đó cắt khúc vừa phải và đem đi hấp chín. Sau khi khoai đã hấp chín rồi thì cho ra tô, dùng muỗng lớn nghiền nhuyễn khoai khi còn nóng

Cho bột gạo, bột mì, bột nổi, 100g đường & sữa tươi đun ấm vào tô khoai trộn đều

Rồi nhồi hỗn hợp bột, khoai cho đến khi thành khối bột dẻo mịn. Ngắt từng viên bột vo tròn lại (mỗi viên 25g).

Cho nhiều dầu ăn vào một chiếc nồi nhỏ, sau đó, bỏ từng viên khoai lang đã vò vào, chiên với lửa nhỏ, trong quá trình chiên dùng đũa đảo nhẹ tay giúp cho bánh vàng đều hơn.

Lưu ý:

Bánh vàng vớt ra để qua rây cho ráo.

Lăn viên khoai qua hỗn hợp đường + quế lúc bánh còn nóng.

Thành phẩm: Bánh bên ngoài vàng giòn, bên trong dẻo, vị ngọt vừa, thơm mùi quế (dễ ăn, không đắng).

7. Cách làm khoai lang dầm sữa chua cho trẻ

Một món ăn vặt, tráng miệng từ khoai lang và sữa chua thanh mát, khiến nhiều người cảm thấy lạ và thích thú đó chính là khoai lang dầm sữa chua. Đây là một món khá lạ miệng, độc đáo và không kém phần bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

Sữa chua không đường/có đường

Khoai lang

Sữa đặc Ông Thọ

Nước cốt dừa

20 g lạc luộc

Cách làm:

Khoai lang tím có thể luộc trong khoảng 30 phút là chín, sau đó bắc ra, để nguội khoai rồi bóc vỏ. Khoai được xắt ra và cắt thành từng miếng nhỏ.

Bạn nghiền khoai, cho sữa chua, nước cốt dừa vào bát đựng khoai, trộn đều. Dập nhỏ lạc, rắc lên trên hỗn hợp vừa trộn.

8. Cách làm món uống Latte khoai lang

Một món thức uống từ khoai lang không thể bỏ qua mang tên Latte khoai lang sẽ giúp bạn có một buổi cuối tuần cực thư giãn và vui vẻ. Món thức uống này là sự kết hợp độc đáo giữa các loại nguyên liệu tạo cảm giác khó quên khi thưởng thức.

Nguyên liệu:

100 200g khoai lang

1 thìa cà phê mật ong

2-5 hạt hạnh nhân

350 ml sữa

Bột cacao hoặc bột quế (nếu có)

Đường

Cách làm:

Ngâm khoai lang cho hết đất bẩn rồi sau đó rửa sạch, đem nó đi luộc. Luộc trên lửa vừa nước sâm sấp lượng khoai. (Khi bạn chọc đũa dễ dàng qua củ khoai thì khoai đã chín rồi đấy.)

Sau đó, bạn bỏ vỏ khoai đi và cắt thành các miếng nhỏ. Hạnh nhân cắt lát (có thể rang hạt lên cho thơm rồi mới cắt).

Xay nhuyễn hỗn hợp khoai lang đã cắt, hạnh nhân thái lát, mật ong và 150ml sữa tươi trong máy xay sinh tố.

Lưu ý: có thể lọc qua rây cho mịn nhưng nếu bạn muốn nhai cho vui miệng thì có thể bỏ qua bước này.

9. Khoai lang nướng kiểu Nhật

Với thời tiết lạnh giá của mùa đông thì một món ăn nóng hổi sẽ xua tan sự lạnh lẽo trong lòng. Khoai lang nướng kiểu Nhật là một món ăn vặt làm từ khoai lang được bán khá đắt hàng. Có khá nhiều người đã biết món này vì nó khá quen thuộc.

Nguyên liệu:

Khoai lang (400 gram)

Bơ lạt (30 gram)

Trứng gà (1 quả)

Vani

Whipping cream (30 ml)

Gia vị : Đường, dầu ăn.

Cách chế biến:

Sau khi mua khoai về thì nên gọt bỏ hết phần vỏ, sau đó thì cho chúng vào nồi và luộc hoặc hấp đến khi chín hẳn.

Sau khi khoai lang chín thì cho ra một cái bát to, dùng muôi nghiền nhuyễn khoai lang rồi cho thêm 30 gram bơ, 20 gram đường, 30 ml whipping cream vào, trộn đều tay cho đến khi thấy hỗn hợp này mịn, dẻo thì dừng lại.

Tiếp đến, chia nhỏ hỗn hợp khoai lang thành các phần nhỏ rồi nặn thành hình theo ý muốn của bạn.

Sau khi làm xong thì cho khoai vào khay nướng, quét lòng đỏ trứng gà lên mặt bánh rồi nướng ở nhiệt độ 220 độ C trong 10 phút.

III. Ăn khoai đúng cách như thế nào?

Bất kỳ loại thực phẩm nào khi sử dụng khoa học và đúng cách cũng sẽ giúp cơ thể hấp thụ được dưỡng chất tốt, kể cả khoai lang cũng vậy.

Khoai lang là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên, nó cũng có mặt trái, nếu sử dụng nó không đúng cách sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe. Massageishealthy đã tổng hợp một số lưu ý khi ăn khoai lang:

1. Không nên ăn khoai lang sống

Khi bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ dễ tiêu hóa hơn khi đi vào cơ thể, ngược lại, nếu không bị nhiệt phá hủy thì nó sẽ rất khó tiêu hóa.

Đồng thời, trong quá trình luộc khoai, các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy. Chính vì thế mà sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…

2. Không nên ăn quá nhiều khoai lang

Bất cứ loại thực phẩm nào dù ngon đến đâu cũng không nên ăn quá mức cho phép, kể cả khoai lang. Mỗi ngày trung bình mọi người chỉ được ăn dưới 3 lạng khoai lang mà thôi.

Bởi vì khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), bạn sẽ bị chứng ợ hơi và đầy hơi khi ăn khoai quá nhiều.

Khi đói, tuyệt đối không ăn quá nhiều khoai lang và chỉ ăn riêng khoai lang không. Dạ dày bạn khi đó sẽ rất dễ kích thích sự bài tiết axit dạ dày, bụng bạn có thể sẽ trở nên rất khó chịu.

3. Không ăn quả hồng cùng với khoai lang

Quả hồng và khoai lang là hai món khắc nhau nên tuyệt đối không được ăn cùng. Khi ăn thì ít nhất nên cách nhau khoảng 5 tiếng đồng hồ.

Nếu ăn chúng cùng một lúc, sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày bởi lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tanin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, khá nguy hiểm.

Các chất trong khoai lang rất dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa khi ăn, tình trạng ợ hơi và đầy bụng sẽ xuất hiện.

Chính vì thế, nếu bạn ăn cơm thì chỉ nên nạp 100-200g khoai lang thêm vào bữa ăn bổ sung trong ngày. Điều này giúp cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe tốt hơn.

4. Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả

Nếu chỉ ăn khoai lang đơn thuần thì chất dinh dưỡng sẽ không thể nào bổ sung đủ được. Hằng ngày khi ăn khoai lang, bạn nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất.

Ngoài ra, việc kết hợp khoai lang với các loại thực phẩm khác sẽ giúp bạn hấp thu được nhiều lợi ích cho cơ thể, hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh.

5. Người bị thận không nên ăn khoai lang

Những người mắc bệnh thận tuyệt đối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

Bài viết trên đã giúp mọi người biết được 10 món ăn ngon từ khoai lang không thể bỏ lỡ, vậy bạn đã tìm được món mình thích nhất chưa? Nếu đã có ý tưởng về một món ăn làm từ khoai lang cực ngon thì đừng ngần ngại bắt tay thực hiện, trổ tài chinh phục những chiếc “dạ dày khó tính” kia?

3 Cách Luộc Khoai Lang Ngon

Khoai lang luộc là món ăn dân dã, được rất nhiều người yêu thích, rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống bệnh tim mạch, chống táo bón hiệu quả.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết luộc khoai thơm, ngon, bở.

Cách chọn khoai lang luộc ngon

Để có một nồi khoai lang luộc ngon, trước hết phải biết chọn khoai lang ngon.

Khoai lang không bị sâu, không bị hà, khoai còn cứng, không thâm đen.

Củ khoai có màu đen, là những củ bị hà, không thể ăn được.

Không nên chọn củ quá to, bị củ to rất dễ bị xơ, chỉ nên chọn củ vừa phải.

Không chọn củ khoai sượng, củ có dấu hiệu mọc mầm, ngấm nước.

Chị em có thói quen, mua bất cứ thực phẩm nào không dùng đến ngay là bảo quản trong tủ lạnh, khoai lang thì ngược lại, nếu để khoai sống tủ lạnh, khoai sẽ bị hỏng, mất mùi vị và bị héo ngay.

Vì vậy, nên để khoai ở bên ngoài, nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tuyệt đối không bọc trong túi nilon, cũng không để chỗ ẩm thấp khiến khoai dễ bị mọc mầm.

Luộc khoai lang bao nhiêu phút là vừa?

Tùy vào kích thước củ khoai lang mà bạn nên luộc bao lâu khác nhau. Củ lớn sẽ cần nhiều thời gian luộc hơn. Trung bình thì bạn nên luộc khoai lang khoảng 30 phút.

Đối với 0.5kg khoai lang, đậy nắp chảo và nấu khoai lang trong nước muối sôi 20 đến 25 phút hoặc cho đến khi chín mềm. Bạn có thể dùng nĩa hoặc dao đâm xuyên qua khoai lang một cách dễ dàng.

How to Perfectly Boil Sweet Potatoes for Pies, Casseroles, and More – bhg.com

Cách luộc khoai lang bằng nồi cơm điện

Với cách luộc khoai lang mật này chị em chỉ cần mấy vài phút đã có ngay đĩa khoai lang thơm nứt mũi.

Nguyên liệu để luộc khoai lang bằng nồi cơm điện

Dùng vỉ hấp trong nồi cơm điện

Khoai lang mua về rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn. Đổ nước vào nồi cơm điện, sao cho cách vỉ hấp 2 ngón tay, rồi xếp khoai lên vỉ hấp, không nên để khoai lang nhiều quá, khoai sẽ lâu chín, nếu luộc không kĩ sẽ khiến khoai bị sượng. Sau đó, bật nút nấu ở nồi cơm điện.

Kiểm tra khoai chín chưa

Khi thấy nước đã sôi kĩ, bạn mở nắp nồi cơm điện kiểm tra, thấy củ khoai vàng đều, chín thơm ngon, rồi dùng đũa xiên xem khoai chín chưa, bạn lấy khoai ra, để ra đĩa mời cả gia đình thưởng thức ngay.

Nguyên liệu và dụng cụ luộc khoai lang bằng lò vi sóng

Chuẩn bị khoai luộc bằng lò vi sóng

Rửa sạch khoai lang, để khô, rồi cắt bỏ hai đầu, dùng dĩa đâm xung quanh củ khoai, để khoai chín nhanh và đều, tránh bị nổ trong lò vi sóng.

Sau đó, dùng giấy bọc kín để giữ ẩm, rồi chọn công suất thích hợp với từng loại khoai, khoai có trọng lượng 100g/củ nên quay trong 8 phút, rồi lật lại thêm 3-4 phút, kiểm tra khoai xem đã chín chưa. Nếu chín rồi thì tắt lò vi sóng.

Luộc khoai lang bằng nồi thường

Luộc khoai lang bằng nồi là các luộc khoai lang truyền thống, cũng là cách luộc khoai đơn giản nhất, được sử dụng nhiều nhất.

Bạn chỉ cần rửa sạch khoai, cho khoai vào nồi, cho thêm một chút muối, đổ nước ngập khoai, luộc đến khi khoai xiên được bằng đũa mà không bị nát.

Sau đó chắt hết nước, đun hơi cháy sém, xong tắt bếp, khoai lang luộc theo cách này rất bùi và thơm.

Bạn có thể sử dụng vỉ hấp để luộc khoai lang trong nồi cũng khá dễ dàng

Những câu hỏi thường gặp về cách luộc khoai lang

Khoai lang luộc để được bao lâu?

Khoai lang sau khi luộc không dùng hết, bạn có thể để được khoảng 1 ngày 1 đêm trong tủ lạnh. Bạn lấy giấy báo bọc ngoài rồi để trong ngăn mát tủ lạnh, khi dùng thì bỏ ra, rồi hấp lại nóng là dùng được ngay.

Còn nếu muốn bảo quản lâu hơn, thì bóc vỏ vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào túi zip hút chân không, cất trong ngắn đá có thể bảo quản được 12 tháng không sợ bị hỏng.

Những lưu ý khi ăn khoai lang

Hạn chế ăn các món khoai lang chiên, vì nó khiến hệ tiêu hóa khó tiêu, tích mỡ trong cơ thể.

Không nên luộc khoai lang quá chín sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Không nên ăn khoai lang sống, vì trong khoai sống chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.

Khi ăn khoai lang để giảm cân thì đừng ăn quả hồng, hồng khiến lên men dạ dày, tăng tiết axit, gây kết tủa, dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng.

Dùng khoai lang để giảm cân thì chỉ nên ăn 3 tuần quay đâu, rồi trở lại quá trìn ăn bình thường, nếu ăn lâu dài sẽ ảnh hướng đến hệ tiêu hóa và dạ dày.

Không nên ăn khoai lang vào buổi tối, đặc biệt là người già, sẽ gây trào ngược dạ dày, khó ngủ, bụng âm ạch.

Không nên ăn khoai lang quá nhiều, không nên ăn cả vỏ, không nên ăn khi đói.

Các Cách Nấu Chè Khoai Lang Ngon Bổ Dưỡng

Nguyên liệu

Khoai lang vàng: 1 – 2 củ

Gừng: 1 nhánh nhỏ

Đường: 50g (định lượng tùy theo khẩu vị)

Cách làm

Gừng gọt bỏ vỏ và xắt thành từng sợi nhỏ.

Bước 2: Cho bị một cái nồi. Cho nước, gừng và đường vào đun sôi. Sau khi thấy đường đã tan hết thì vặn lửa nhỏ lại rồi cho khoai vào đun thêm 15 phút nữa.

Bước 3: Bạn có thể dùng đũa ghim vào thử xem khoai đã mềm chưa. Khi thấy khoai mềm thì có thể tắt bếp và cho chè khoai ra chén để dùng.

Cách nấu chè khoai lang tím

Nguyên liệu

Khoai lang tím: 1 – 2 củ

Gừng: 1 miếng nhỏ

Nước cốt dừa: 100ml

Đường: 50g (có thể thay đổi tùy khẩu vị)

Cách làm

Bước 1: Khoai lang tím mua về rửa sạch, gọt vỏ. Pha một thau nước muối loãng. Cho khoai lang tím vào ngâm 30 phút để khoai không bị thâm đen. Rồi vớt khoai ra và cắt thành từng khoanh.

Gừng gọt vỏ và cắt thành từng sợi nhỏ.

Bước 2: Chuẩn bị một nồi nước, cho khoai và gừng vào rồi bắc lên bếp đun sôi đến khi khoai mềm.

Cách nấu chè khoai lang bắp

Nguyên liệu

Khoai lang vàng: 1 củ

Bắp (ngô): 2 quả

Gạo nếp: 100g

Đường: 50g (có thể tùy chỉnh)

Nước cốt dừa: 100ml

Cách làm

Bước 1: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút để khoai không bị thâm đen. Sau đó vớt khoai ra để ráo và cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn.

Gạo nếp rửa sạch rồi ngâm nước lạnh khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Bước 2: Chuẩn bị một nồi nước. Cho gạo nếp và cùi bắp vào đun đến khi gạo nở thì vớt cùi bắp ra bỏ đi.

Bước 3: Tiếp đến, bạn cho khoai lang và hạt ngô vào đun ở lửa nhỏ. Đun đến khi thấy hạt ngô mềm thì bạn tiếp tục cho đường vào khuấy nhẹ. Nếm thử độ ngọt của chè để điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của cả nhà. Tiếp đến bạn có thể cho nước cốt dừa vào chung hoặc có thể thêm khi ăn tùy ý. Rồi tắt bếp. Giờ chỉ việc múc chè ra chén để thưởng thức nữa thôi.

Cách nấu chè khoai lang hạt sen

Nguyên liệu

Khoai lang: 1 – 2 củ

Hạt sen: 200g

Trân châu, bột lọc (nếu có)

Đường phèn: 50g

Nước cốt dừa: 200ml

Cách làm

Bước 1: Đem khoai đi gọt vỏ và ngâm với nước muối pha loãng 15 phút. Sau đó, vớt ra để ráo và xắt khoai lang thành từng khúc nhỏ vừa ăn.

Nếu bạn có dùng thêm trân châu, bột lọc thì chỉ cần cho vào nồi nước rồi bắc lên bếp đun sôi đến khi hạt có màu trong và nổi lên là chín rồi đấy.

Bước 3: Khi thấy khoai mềm, bạn cho đường, nước dừa, trân châu và hạt sen khô vào đun nhỏ lửa thêm 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp. Giờ thì thưởng thức xem tay nghề đầu bếp của mình nào!

Cách nấu chè khoai lang trôi nước

Nguyên liệu

Khoai lang tím: 2- 3 củ

Đậu xanh: 200g

Bột gạo nếp: 200g

Nước cốt dừa: 200ml

Gừng: 1 nhánh nhỏ

Đường: 50g (tùy chỉnh)

Vừng rang thơm

Cách làm

Bước 1: Khoai lang tím rửa sạch, gọt vỏ và hấp nhừ.

Đậu xanh rửa sạch ngâm nước 8 tiếng hoặc qua đêm cho hạt đậu mềm

Bước 2: Sau khi thấy khoai lang tím đã chín, cho bột gạo nếp vào. Cho từ từ nước ấm vào và dùng tay nhào nhuyễn cho khoai dẻo, mịn. Rồi đậy kín lại và ủ trong 30 phút để bột nở.

Đậu xanh sau khi ngâm, đem đi hấp chín rồi cán thật mịn. Hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn. Tiếp đến, cho một ít dầu ăn vào chảo rồi cho đậu xanh, một ít muối và đường vào tao đến khi đậu xanh khô lại thì tắt bếp để nguội.

Bước 3: Sau khi đã xong phần nhân đậu xanh cho bánh. Bạn có thể lấy phần khoai lang tím ra và bắt đầu cán mỏng, cho tiếp đậu xanh vào giữa và vo tròn lại. Cứ như vậy, chúng ta làm cho đến hết chỗ nhân đậu xanh và vỏ bánh khoai lang tím.

Bước 4: Chuẩn bị một nồi nước, cho gừng và đường vào đun sôi. Đến khi đường tan thì thả từng viên khoai lang trôi nước vào đun ở lửa nhỏ. Đến khi khoai thấm đường thì tắt bếp.

Chuẩn bị một cái nồi khác. Cho nước cốt dừa, bột năng, muối, đường vào đun ở lửa vừa. Vừa đun vừa khuấy cho đến khi nước dừa sệt lại thì tắt bếp.

Bước 5: Giờ thì bạn chỉ việc múc chè khoai lang trôi nước ra chén. Rồi cho một ít nước dừa vào, rắc thêm một ít vừng cho thơm nữa là ăn ngon tuyệt cú mèo luôn đấy.

Chúc các mẹ thành công!