Top 10 # Cách Ăn Uống Cho Người Bệnh Ung Thư Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | X-bikeman.com

Chế Độ Ăn Uống Cho Người Mắc Bệnh Ung Thư Máu

-Không ăn nhiều gia vị như tỏi sống, hành sống, gừng, những thực phẩm có mùi và có tính kích thích cao, vẫn thường được sử dụng như là đặc trưng món ăn của người Việt, việc ít sử dụng gia vị sẽ làm người bệnh thấy khó ăn và gần như phải thay đổi khẩu vị, nên đòi hỏi người nấu phải tinh tế khi lựa chọn thực phẩm và phương pháp nấu cho phù hợp.

-Không ăn các loại thịt chế biến hun khói, thịt muối.

-Không nên ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán.

-Không ăn những thức ăn để quá lâu, thức ăn quá hạn sử dụng.

Protein danh cho bệnh nhân ung thư tế bào máu nên tích cực bổ sung từ các loại thực phẩm như: thịt nạc, trứng gà, trứng vịt, cá, chế phẩm từ đậu như sữa đậu nành, đậu phụ . .. đây là các loại thực phẩm hàm lượng protein rất cao

-Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt

Thiếu máu là một trong những biểu hiện chính của bệnh ung thư máu, nên cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu. Chất sắt được tìm thấy nhiều trong gan động vật (gan ngỗng, gan lợn), lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, đậu đen . . .

– Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin

Vitamin nâng cao đề kháng của cơ thể, đặc biệt là Vitamin C giúp ngăn chặn sự phát triển lây lan của tế bào ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau và trái cây như: cam, xoài, đu đủ, cà chua, súp lơ xanh…

Ngoài ra nên bổ sung các chất chống oxy hóa như: vitamin E, vitamin D, B6, B12 . . . hỗ trợ rất tốt trong điều trị làm giảm các tác dụng phụ trong điều trị bệnh và nâng cao hệ sức đề kháng.

Vấn đề quan trọng nữa trong lựa chon thực phẩm cho người bệnh ung thư máu đó là phải lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, chế biến hợp vệ sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi.

Nguồn: Tổng hợp

Chế Độ Ăn Uống Cho Người Bị Bệnh Ung Thư Máu

1.Lòng đỏ trong trứng gà

Như mọi người cũng biết lòng đỏ trứng gà rất giàu protein, bên cạnh đó còn chứ hàm lượng vitamin, acid folic rất dồi dào. Mà acid folic sẽ giúp tái tạo DNA một cách hợp lý và bảo vệ DNA luôn ổn định trong suốt quá trình xạ trị. Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà còn là nguồn cung cấp tuyệt vời folate, biotin, niacin và vitamin B6 là những dưỡng chất rất có ích trong việc chống ung thư.

2.Cà rốt

Cà rốt là một thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất rất cần thiết và quan trọng đối với cơ thể. Đáng chú nhất trong số đó là hàm lượng carotene (tiền vitamin A) trong cà rốt rất dồi dào. Chất này khi được đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A ở ruột và gan không chỉ tốt cho mắt, da mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, nguồn chất chống oxy hóa phong phú có trong cà rốt như beta carotene, alpha carotene, Phenolic acid, Glutathione… đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như tim mạch, bệnh ung thư, nhất là bệnh ung thư máu … Ngoài ra, cà rốt cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, acid folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu).

Những người bị bệnh ung thư máu đừng nên bỏ qua thực phẩm này, ăn nấm có lợi cho sức khỏe. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch. Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng. Nhiều loại nấm ăn có công năng kích thích cơ thể sản sinh interferon, nhờ đó ức chế được quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus.

– Không được uống trà xanh, bia rượu, hút thuốc lá.

Những lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị bệnh ung thư máu

– Tuyệt đối không sử dụng thịt chó, thịt chim, thịt cừu…

– Nên hạn chế sử dụng đậu xanh, tỏi sống, hành tươi và một số gia vị khác như: Hạt tiêu, ớt… Những loại thực phẩm này sẽ cản trở quá trình điều trị bệnh, làm giảm khả năng hiệu quả của các loại thuốc.

– Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày vừa để người bệnh dễ tiêu hóa vừa giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

– Cần tập trung lượng ăn vào bữa sáng và bữa trưa để cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn, chất dinh dưỡng cũng được nạp nhiều hơn so với bữa tối.

– Hạn chế các chất phụ gia cho vào thực phẩm, chọn lựa những thực phẩm tươi sống, không chứa các chất bảo quản, phụ gia độc hại.

– Nên chế biến đa dạng các thực đơn, chủ yếu là các thức ăn ở dạng lỏng như canh hầm, cháo, súp… để người bệnh dễ tiêu hóa, cảm thấy ngon miệng hơn. Không nên để bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng, nên để ở nhiệt độ vừa phải.

Theo nguồn: http://thethaovietnam.vn/dinh-duong/3-thuc-pham-giup-ban-tranh-xa-ung-thu-mau-429-164401.html

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

Bài thuốc hữu ích:

Nấu Ăn Cho Người Bệnh Ung Thư

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người chuẩn bị hầu hết các bữa ăn ở nhà sẽ có một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nếu bạn đã bị choáng ngợp với trách nhiệm của một người chăm sóc, lại còn bận rộn với các công việc của riêng bạn, làm thế nào để có thể tìm thấy thời gian để làm ra những bữa ăn ngon, bổ dưỡng cho người thân yêu đang bệnh?

⊕ Chuẩn bị món ăn dễ ăn

Ví dụ, thịt hầm được nấu với cơm, mì ống hay khoai tây là món ăn ngon mà cũng dễ dàng cho tiêu hóa. Thêm nước sốt, nước dùng, hoặc pho mát theo vị người ăn sẽ làm cho món ăn thêm hấp dẫn và dễ nuốt.

Nếu người mà bạn đang chăm sóc bị khô miệng hay đau cổ họng, bạn nên tránh các món ăn thô, khô, hoặc các loại thực phẩm có tính axít.

Tránh các thức ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ có thể gây kích ứng dạ dày khó chịu.

⊕ Thời gian ăn chuẩn nhất là khi người bệnh muốn ăn

Nói chuyện với người thân của bạn để xem nếu một lịch ăn uống thay đổi có thể giúp họ ăn nhiều hơn. Đôi khi năm hoặc sáu bữa ăn phụ lại tốt hơn so với ba bữa ăn chính lớn. Và đôi khi các thức ăn sáng, chẳng hạn như trứng, ngũ cốc, bún phở, cũng có thể là sự lựa chọn hấp dẫn cho bữa trưa hoặc tối.

Lên kế hoạch để chuẩn bị các bữa ăn nhiều nhất khi người bệnh đói nhất, không phụ thuộc vào thời gian trong ngày. Thông thường, điều này có thể làm vào buổi sáng.

⊕ Tăng thêm lượng calo và protein

Nếu một người bệnh không ăn được nhiều hoặc bị giảm cân trong thời gian điều trị, hãy làm cho các thực phẩm mà họ ăn được có phần gia tăng về mặt dinh dưỡng. Tăng lượng protein và calo trong những món ăn này bằng cách thêm thịt băm nhỏ, trứng luộc, hoặc các sản phẩm từ sữa vào món ăn mà người bệnh thích ăn.

Các bữa ăn phụ có thể là một cách tốt để tăng lượng calo và protein, do đó bạn có thể đề xuất các lựa chọn như phô mai que, bánh tráng miệng, và các thanh protein, sữa hay bữa ăn protein dạng lỏng ở giữa các bữa chính.

⊕ Giữ an toàn thực phẩm là ưu tiên số một

Tránh ô nhiễm thực phẩm bởi các vi khuẩn có hại bằng cách rửa tay trước và sau khi chuẩn bị bữa ăn.

Rửa tất cả các loại trái cây và rau quả, và sử dụng một con dao sạch và thớt khi cắt các thức ăn khác nhau.

Nấu thức ăn như thịt, gia cầm, cá và trứng kĩ để giảm các nguy cơ bệnh tật do thực phẩm.

Hãy chắc chắn kiểm tra ngày hết hạn và vứt bỏ ngay thực phẩm cũ hoặc hư hỏng.

⊕ Giúp việc nấu ăn cho người bệnh ung thư đơn giản hơn

♥ Mua một cuốn sách nấu ăn đơn giản hoặc tạp chí thực phẩm với rất nhiều hình ảnh và để người thân của bạn lựa chọn công thức nấu ăn hấp dẫn đối với họ. Chọn công thức với thời gian chuẩn bị tối thiểu và thành phần đa dạng cho giá trị dinh dưỡng.

♥ Có thể đặt hàng thực phẩm trực tuyến và yêu cầu gửi đến nhà hay chuẩn bị sẵn sàng để bạn có thể qua lấy lúc thuận tiện.

♥ Thay vì nấu ăn cho người bệnh ung thư mỗi tối, bạn có thể có kế hoạch chuẩn bị các món hai hoặc ba tối một tuần. Nấu lượng thức ăn nhiều hơn một bữa, có thể giữ lạnh, giữ đông để sử dụng vào các buổi bận rộn. Có thể áp dụng các món hay ăn sáng cho bữa ăn tối, hoặc đi ra ngoài ăn một tối trong tuần.

♥ Tổng hợp các nguyên liệu đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong cùng một món (mất ít thời gian dọn dẹp).

♥ Các công thức chế biến chậm, để lâu trong nồi có thể giúp bạn tận dụng thời gian cho việc khác. Và hãy nhớ rằng các món hầm này không chỉ cho bữa ăn tối mà có thể dùng cho các bữa ăn khác trong ngày. Ví dụ nấu cháo thịt trong nồi áp suất từ từ và thức dậy với một bữa ăn sáng nóng hổi với nhiều chất dinh dưỡng hơn so với cháo ăn liền.

♥ Một cách khác để tăng tốc độ chuẩn bị và giảm thời gian dọn rửa: hãy chú ý khi bạn đo lường các thành phần. Ví dụ, bạn có thể đo đếm các món ăn (gạo, rau, thịt) bằng bàn tay của mình. Một bữa ăn cân bằng bao gồm 2 lòng bàn tay các loại rau, một lòng bàn tay thịt, một nắm tay cơm, và một nắm tay trái cây.

♥ Các loại smoothie, shake là một cách thông minh để đảm bảo lượng rau củ, trái cây hàng, rất dễ uống và có thể được sử dụng để bổ sung cho các bữa ăn chính.

♥ Lặp lại khi cần thiết – sự lặp lại trong việc lập kế hoạch bữa ăn chưa chắc là việc làm tồi. Miễn là người thân của bạn thích một vài công thức món ăn nhất định, và chế độ ăn uống chung là cân bằng, hãy thoải mái lặp lại một số món ăn ưa thích của họ. Trong thực tế, nếu có một loại thực phẩm hay loại nguyên liệu cụ thể mà người thân của bạn thích, bạn có thể căn cứ vào đó để tìm kiếm công thức nấu ăn xung quanh thành phần đó.

♥ Tìm hiểu thông tin về dinh dưỡng cho người bệnh

Chú ý thông tin về chế độ ăn uống, món cần kiêng mà người thân của bạn nhận được từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, cũng như bất kỳ thông tin dị ứng thức ăn nào của người có bệnh. Điều này quan trọng để việc nấu ăn cho người bệnh ung thư không gây ra các phản ứng phụ mà cung cấp dinh dưỡng tốt.

Cuối cùng hãy giữ tinh thần thoải mái, đầy niềm vui và tình thương trong khi nấu ăn cho người bệnh ung thư. Điều này sẽ làm giảm bớt sự căng thẳng của việc chuẩn bị. Thêm vào đó bữa ăn mà bạn mang đến cho người thân sẽ được đón nhận với niềm hạnh phúc và mang lại nhiều sức khỏe cho người có bệnh.

Trang thông tin Dinh Dưỡng chuẩn.

Xin để nguồn gốc, cùng đường dẫn đến bài viết trên trang chúng tôi nếu bạn có nhu cầu đăng lại một phần hay toàn bộ thông tin. Tài liệu tham khảo : The Caregiver’s Kitchen: Cooking for a Person with Cancer. American Cancer Society.

Cách Ăn Uống Để Phòng Bệnh Ung Thư

Ăn ít thịt nhiều đậu, ít muối nhiều dấm, nêm các gia vị như tỏi, gừng, chanh… giúp phòng ngừa ung thư.

Chế độ ăn uống phòng chống bệnh ung thư

Thầy thuốc ưu tú Phó Đức Mẫn, Chuyên khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết bệnh ung thư có thể phòng ngừa được nhờ lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Hàng nghìn năm qua, người xưa cũng nói “Bệnh từ miệng mà vào” (bệnh tùng khẩu nhập). Các nghiên cứu khoa học trên thế giới về phòng tránh ung thư cũng kết luận khoảng 40% bệnh ung thư có thể ngừa được bằng cách không cho các nguồn gây bệnh vào cơ thể, nhất là qua đường ăn uống.

Trong 40 năm làm công tác khám chữa bệnh, bác sĩ Mẫn luôn căn dặn bệnh nhân của mình cũng nên thay đổi thói quen ăn uống mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Cụ thể như sau:

Ăn ít thịt, nhiều đậu: Hãy giảm lượng đạm từ động vật và tăng đạm thực vật. Giảm thịt đỏ từ heo, bò, cừu, thay bằng các loại thịt trắng từ gà, cá, hải sản. Dù sao chất béo trong thịt trắng cũng tốt hơn chất béo từ thịt đỏ.

Ăn ít muối, nhiều dấm: Không nên ăn mặn bởi đây là nguồn gốc của chứng tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Cần hạn chế các thức ăn muối mặn như cá khô, rau củ muối chua, các loại mắm.

Ăn ít nhai nhiều: Không nên ăn quá no. Thuyết nhà Phật dạy: “Chỉ ăn khi đói, ăn rồi vẫn còn đói, chỉ uống khi khát, uống rồi vẫn còn khát”. Hãy dành 20 phút cho mỗi bữa ăn, mỗi miếng nhai 15-20 lần rồi mới nuốt. Khi nhai nhiều giúp thức ăn được nghiền kỹ, trộn đều với men tiêu hóa trong nước miếng. Như thế thức ăn khi xuống bao tử, ruột non sẽ được tiêu hóa tốt và hấp thu nhiều chất bổ dưỡng.

Chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp tốt hơn chiên, nướng. Hạn chế dầu mỡ hoặc nướng cháy.

Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa được khuyên dùng hàng ngày.

Tăng cường rau trái để bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa, kháng ung thư. Rau trái màu sậm có trữ lượng chất chống oxy hóa cao. Chất xơ trong rau trái giúp làm sạch đường tiêu hóa.

Tỏi, gừng, chanh là những gia vị tốt, nên bổ sung vào thực phẩm.

Ưu tiên chất béo lành như dầu oliu, đậu nành, hướng dương… thay cho chất béo từ mỡ động vật.