Xem Nhiều 3/2023 #️ Thơm Lừng Món Cá Suối Nướng Lá Chuối # Top 10 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thơm Lừng Món Cá Suối Nướng Lá Chuối # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thơm Lừng Món Cá Suối Nướng Lá Chuối mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mùa mưa Tây Nguyên được xem là mùa sinh sôi của nhiều loại cá sông, cá suối. Dịp này, nhiều hộ đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh sử dụng các loại dụng cụ đơn giản được đan từ tre, nứa đổ ra suối bắt cá. Đây được xem là nguồn thực phẩm quý vào mùa mưa của đồng bào, giúp cải thiện bữa ăn gia đình.

Tuy được chế biến đơn giản như cá nướng than, cá luộc, cá kho, cá chiên giòn… nhưng với nguyên liệu từ những con cá niên, cá bống, cá trắng, cá lăng, cá lóc… tươi rói bắt được từ sông suối giúp món ăn trở nên hấp dẫn, ngon cơm những ngày mưa gió.

Cá suối bọc lá chuối nướng giữ nguyên được vị tươi ngọt của cá suối

Cá suối với đặc điểm ăn các loại rong rêu, giáp xác, thịt chắc, chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng. Vào những đợt bắt được nhiều cá ở suối, đặc biệt là cá lăng nhỏ hay cá bống, người M’nông, Mạ ưa thích chế biến theo cách nướng lá chuối.

Hai loại cá này có thể được xem là đặc sản cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên và cách chế biến thức ăn trong ẩm thực cũng rất dân dã. Trong đó, món cá suối nướng lá chuối truyền thống rất độc đáo, thơm ngon.

Cá suối sau khi bắt lên được sơ chế, bỏ ruột tránh vị đắng, để ráo bớt nước mới tẩm ướp gia vị. Món này chế biến từ các loại cá nhỏ nên cách làm cá tuy đơn giản nhưng cũng mất thời gian. Đầu cá được nắm chặt bằng hai ngón tay cái, dùng dao khứa ngang bụng cá rồi lấy ruột bỏ đi. Để giữ mùi thơm và vị ngọt của cá suối, đồng bào không tẩm ướp nhiều loại gia vị. Một chút muối, bột ngọt được trộn đều vào cá để tăng thêm vị đậm đà cho nguyên liệu chính.

Ngoài ra, hạt tiêu rừng và ớt rừng đã chín đỏ cũng được giã nát rồi ướp vào cá tạo thêm độ cay, kích thích vị giác. Một trong những nguyên liệu không thể thiếu là các loại rau thơm ở quanh vườn hay bìa rừng như rau răm, lá lốt, húng lủi… Mỗi gia đình thường chọn cho mình một loại rau thơm ưa thích, sau đó thái nhỏ rồi trộn chung với cá khoảng 15 – 30 phút trước khi nấu.

Để nấu được món này, đồng bào tìm chặt lá chuối tươi. Sau đó hơ tàu lá chuối trên bếp lửa để lá chuối héo và mềm dần, khi gói cá sẽ không bị rách. Nhiều người còn nhúng lá chuối qua nước sôi để tạo độ dẻo và tăng mùi thơm khi nấu. Đổ cá đã ướp thấm gia vị vào lá chuối rồi gói lại, dùng dây tước ra từ bẹ chuối buộc chặt. Lưu ý là lá chuối phải đặt chồng chéo lên nhau từ 4 đến 5 lớp. Một số trường hợp còn lót thêm một lớp lá dong trong cùng để tăng thêm mùi thơm cho món ăn. Sau khi đã buộc chặt thì gói cá được đem đi nướng.

Cá suối bọc lá dong, lá chuối nướng ăn kèm muối củ kiệu được trình bày trên mâm cơm truyền thống của đồng bào thiểu số tại chỗ

Có hai cách nướng mà đồng bào nơi đây thường sử dụng. Thứ nhất là cách vùi trong tro nóng. Bếp lửa được nhóm lên trước đó, củi được đốt cháy thành tro. Gói cá bọc lá chuối sẽ được vùi dưới lớp tro nóng, trên đặt thêm vài cục than hồng tăng thêm nhiệt. Trong quá trình nướng, hơi nóng làm cá tiết ra nước nhưng có lớp lá giữ lại giúp cá được chín từ từ mà không mất nước ngọt của cá. Lá dong, lá chuối còn tiết ra dầu thấm vào cá giúp cá chín ngon hơn, đều hơn. Gói cá thường được ủ nướng trong tro trong 1 đến 2 tiếng.

Thứ hai là cách nướng trực tiếp trên than. Dùng hai thanh tre chẻ đôi, kẹp gói cá vào giữa, buộc chặt các đầu thanh tre lại rồi đặt bên bếp than đang cháy. Khi nướng chú ý không cho than lửa cháy quá lớn để cá có thể chín từ từ và trở đều các bên. Nướng đến lúc nào lớp lá chuối bên ngoài cháy sém, mùi thơm ngào ngạt là có thể đem bày lên mâm cơm.

Mùi của cá chín, của rau thơm quyện vào nhau theo làn hơi nước tỏa ra khắp bếp. Bóc lá chuối ra, lúc này từng con cá đã chín kết dính vào nhau, mùi thơm được phóng thích ngập tràn xung quanh. Có mùi vị rất đặc biệt kích thích khứu giác và vị giác bởi mùi thơm, vị ngon ngọt của cá, vị cay của ớt, cùng với rau thơm và thoang thoảng dễ chịu của mùi lá dong, lá chuối. Cá suối nướng lá chuối ăn kèm muối ớt hoặc muối củ kiệu rất thích hợp. Miếng thịt cá trắng, thơm ngọt, giàu dinh dưỡng như khẳng định món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào nơi đây.

Bài, ảnh: H’Mai

Ốc Nấu Chuối Đậu Tía Tô Lá Lốt Thơm Lừng Khó Cưỡng

Ốc nấu chuối đậu là một món ăn dân dã rất phổ biến ở nhiều làng quê Bắc Bộ, thậm chí nó còn là món đặc sản cho những người sành ăn. Món ốc nấu chuối với đậu này không hề khó làm, tuy nhiên nó lại cần một chút tỉ mỉ của người làm để món ăn được ngon nhất. Để có được những nồi ốc chuối đậu chuẩn vị, bạn thực hiện như sau

Chuẩn bị nguyên liệu nấu ốc chuối đậu

Ốc: Có rất nhiều loại ốc mà bạn có thể lựa chọn để thực hiện món này như ốc bươu, ốc vặn, ốc đá, ốc nhồi… Tuy nhiên, hai loại ốc thường được sử dụng nhiều nhất là ốc vặn và ốc nhồi. Khi chọn ốc, bạn nên chọn những con to để có được phần lưỡi ốc lớn, ăn sẽ giòn và ngon hơn. Phần ốc này bạn chuẩn bị từ 8 lạng – 1 cân ốc tuỳ lượng người ăn.

Thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ sẽ giúp món ăn được béo và ngậy hơn. Nếu bạn không thích ăn quá nhiều mỡ thì có thể chọn phần ba chỉ nách hoặc phần thịt mông đã cắt bớt nạc. Bạn không nên chọn phần thịt nạc quá bởi như vậy ăn sẽ rất khô. Chuẩn bị khoảng 2 lạng thịt ba chỉ.

Đậu phụ: Chuẩn bị phần đậu phụ trắng để về rán vàng sẽ ngon hơn phần đậu bạn mua rán sẵn ở ngoài quán. Nếu có điều kiện về thời gian thì bạn cũng có thể tự làm đậu phụ cho món này. Chuẩn bị 2 – 3 bìa đậu phụ cỡ vừa.

Chuối xanh: Chọn những quả chuối đã già, không non mà cũng không chín. Bạn nên chọn loại chuối tây quả dài, to vừa thì sẽ ngon hơn. Chuẩn bị từ 5 – 7 quả chuối để nấu.

Rau gia vị: Các loại rau mà bạn cần chuẩn bị để thực hiện món ốc chuối đậu này bao gồm tía tô (2 mớ vừa), lá lốt (1 mới), hành tươi (1 mớ).

Bên cạnh các nguyên liệu kể trên thì bạn cũng cần chuẩn bị các loại gia vị sau để hoàn thành món ốc chuối đậu: mắm tôm (1 thìa cafe), mẻ (5 thìa cafe), dấm bỗng (5 thìa cafe), chanh (2 quả), hành khô (2 củ), bột nghệ (1 thìa cafe), mắm, muối, tiêu, hạt nêm…

Cách làm món ốc nấu chuối đậu

Bước 1: Khêu ruột ốc và sơ chế nguyên liệu

Luộc và khêu ốc: Ngâm ốc cho kỹ để ốc nhả hết bùn đất rồi sau đó bạn đem rửa sạch và cho ốc vào luộc. Lưu ý khi luộc bạn không cần cho nước mà chỉ cần đảo đều tay cho đến khi ốc chín là được. Ốc chín, bạn dùng tăm hoặc gai khêu lấy phần ruột ốc. Phần ruột này khêu xong thì bạn đem rửa sạch với chanh, muối cho hết nhớt bẩn rồi để ráo.

Thịt ba chỉ: Rửa sạch sau đó đem thái miếng nhỏ. Tiếp đến, bạn cho thịt vào rán sơ cho tới khi hai mặt miếng thịt hơi vàng là được. Gắp thịt ra luôn để tránh thịt bị ngấm dầu sẽ gây ngấy. Rán sơ xong, bạn ướp thịt với một nghệ cùng một chút gia vị cho ngấm.

Đậu phụ: Xắt bìa đậu phụ thành những miếng nhỏ rồi sau đó cho vào chiên vàng. Chiên xong, bạn cũng gắp đậu ra và để cho đậu được ráo dầu.

Chuối xanh: Tước vỏ rồi thái chuối thành những miếng vuông vừa ăn. Khi thái và lột vỏ, bạn nhớ ngâm chuối vào chậu nước muối để chuối ra hết nhựa và không bị thâm.

Rau gia vị: Hành lá, tía tô và lá lốt bạn đem rửa sạch và thái nhỏ. Bạn có thể thái chung phần nguyên liệu này cũng được. Hành khô thì bạn đem đập dập rồi băm nhỏ.

Bước 2: Nấu ốc với chuối đậu

Cho hỗn hợp mắm tôm + mẻ + dấm bỗng + ½ thìa bột nghệ + ½ bát nước lọc vào khuấy cho thật đều. Xong đâu đấy, bạn lọc hỗn hợp lấy nước và bỏ bã.

Phi thơm phần hành khô đã băm sau đó cho phần ốc vào xào chín giòn. Xào xong, bạn trút ốc ra đĩa hoặc bát rồi bắc một chảo khác lên bếp, tiếp tục phi thơm hành và đổ thịt vào xào. Xong đâu đấy, bạn cho phần chuối vào đảo cùng thịt rồi cho tiếp phần hỗn hợp mẻ mắm tôm dấm bỗng vừa tạo vào đun sôi.

Trường hợp ít nước, bạn có thể cho thêm nước (cả nước luộc ốc) vào sao cho nước ngập hết các nguyên liệu. Khi phần chuối chuẩn bị chín, bạn cho phần ốc + đậu phụ vào đun cùng cho đến khi chuối mềm, bở thì cho nốt phần hành + tía tô lá lốt vào rồi nêm gia vị cho vừa ăn là được.

Với món ốc nấu chuối đậu này, nếu cầu kỳ thì bạn có thể ninh xương để lấy nước chế vào cho ngọt. Tuy vậy nếu không có thì bạn dùng nước luộc ốc cũng như từ các loại gia vị cũng vẫn rất ngon. Yêu cầu của món ăn đó là chuối vừa chín tới, không bị nát, món ăn dậy được mùi thơm đặc trưng.

Thơm Lừng Thịt Gà Nấu Canh Lá Cách

Biết tôi năm nay được nghỉ Tết khá dài, bạn tôi – quê ở Bến Tre – liền điện thoại lên mời về chơi và thết đãi món ăn không đụng hàng: Thịt gà nấu canh lá cách.

Nói đến cây cách và lá cách, người dân miền Tây không ai xa lạ gì. Cây cách là cây rất dễ trồng, thường mọc nơi bờ bụi, mương vườn, ven sông rạch. Lá cách được các bà nội trợ nơi đây xem như là một loại rau sạch không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn truyền thống như: ếch, lươn, bò (xào lá cách), nấm mối nướng lá cách, bánh xèo cuốn lá cách… Ngoài ra, theo Đông y, lá cách có vị ngọt thơm, hơi nhẩn, có tác dụng mát gan, lợi tiểu nữa.

Tô canh thịt gà lá cách thơm lừng.

Tôi nhớ hôm ấy, bữa cơm trưa được dọn lên có nhiều món ăn, mà trong đó “món đinh” đối với tôi là món thịt gà nấu canh lá cách. Nhìn những miếng thịt gà màu vàng ươm nằm sóng sánh cùng sả băm, bao quanh là lá cách xắt nhuyễn có màu xanh sậm như những tảng rong biển, trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Tôi thong thả dùng đũa gắp miếng thịt gà cùng lá cách chấm vào dĩa nước mắm sả ớt đưa vào miệng nhai chậm rãi. Vị ngọt, béo của thịt gà, vị nhân nhẩn, chua chua và mùi thơm đặc trưng của lá cách cùng tinh dầu sả, ớt thấm dần vào vị giác, len xuống thực quản… Và miếng cơm nóng có chan vài muỗng nước canh vào “lùa” một hơi, khiến bao tử tôi làm việc quên thôi.

Được biết, món này rất dễ làm. Nguyên liệu chính cần có là: gà, lá cách, sả, ớt. Trước hết, gà phải chọn gà ta (trọng lượng khoảng 1,2 – 1,5 kg/con) đem về làm sạch, để ráo. Dùng dao bén chặt vừa miếng ăn. Kế đến, ướp gia vị (muối + đường + bột ngọt + sả ớt bằm) cho vừa khẩu vị khoảng 15 phút cho ngấm. Bắc chảo lên bếp, phi mỡ tỏi thơm rồi cho thịt gà vào xào săn lại. Tiếp đến, cho thịt gà (đã xào) vào nồi cùng với nước lã nấu sôi cho tới khi thịt gà chín hẳn. Nêm nếm gia vị (nước mắm + bột ngọt) cho vừa khẩu vị. Sau đó, lá cách lựa lá vừa ăn (không già cũng không non) rửa sạch xắt thật nhuyễn để sẵn vào tô. Cuối cùng, chỉ cần múc thịt gà lẫn nước canh (còn nóng) trong nồi đổ vào tô lá cách dọn lên bàn là xong.

Nhưng muốn đạt đến tuyệt đỉnh của “nghệ thuật ẩm thực”, chúng ta phải làm thêm một chén giấm, sả ớt băm nhuyễn nữa.Trước khi ăn, múc khoảng 2 muỗng canh nước giấm, sả ớt (chua ít nhiều tùy theo khẩu vị) rưới đều lên tô canh. Và nên nhớ, phải chấm với nước mắm ngon nguyên chất (nước mắm rươi Trà Vinh hoặc nước mắm hòn Phú Quốc), có chút sả ớt vào nước mắm nữa thì mới “đúng gu”.

Món ăn có mùi thơm, giòn có thể chấm với muối tiêu chanh để thêm ngon miệng.

Cua đồng có nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, ngày nay, cua đồng cũng được bán tại các chợ ở Sài Gòn. Người Nam xay nhuyễn cua đồng nấu với rau tập tàng, người Bắc nấu với rau ngót, canh riêu. Ở miền Tây, những khi trời mưa, cua đồng trong hang chui ra rất nhiều. Người dân nơi đây thường bắt cua, rửa sạch, sau đó luộc chín để bóc thịt rồi ăn một cách ngon lành.

Món ăn từ cua rất ngon, bổ, nhiều canxi. Ngày nay, món cua đồng được bán rất nhiều tại các nhà hàng với nhiều cách chế biến khác nhau: lẩu cua đồng, bún riêu cua… Tuy nhiên, món cua đồng rang muối ớt được xem là món ăn ngon, lạ miệng, nhiều người ưa thích.

Cua đồng có màu nâu thẫm, thịt săn chắc. Sau khi mua về, bạn bóc mai rửa sạch, để ráo. Cho ít dầu đun sôi, bỏ ít tỏi băm vào xào thơm, sau đó để cua vào đảo đều tay, rắc muối ớt (muối hột) lên rang cho đến khi cua chín vàng, muối ớt khô lại xem như món ăn đã hoàn thành (tùy theo khẩu vị người ăn mà muối được cho vào nhiều hay ít).

Cho thành phẩm đã làm xong vào đĩa lớn, kèm thêm đĩa muối tiêu chanh hoặc muối ớt chanh thế là xong. Trang trí thêm trên đĩa một ít rau răm cho món ăn thêm phần bắt mắt. Vị ngọt của thịt cua quyện lẫn mùi thơm và vị cay cay từ muối ớt sẽ làm cho món ăn thêm phần thú vị.

Món ngon, bắt mắt mà giá cả phải chăng chỉ 30.000 đồng một đĩa. Món này được bán tại một quán nằm trong hẻm đường Tô Hiến Thành, quận 10; Lạc Long Quân, quận 11 ( TP HCM), hoặc một số quán ốc cũng có kèm bán món này.

Tuyệt Chiêu Làm Món Bò Nướng Sả Thơm Lừng Góc Bếp Tại Nhà

Tuyệt Chiêu Làm Món Bò Nướng Sả Thơm Lừng Góc Bếp Tại Nhà

Thịt Bò là một loại thịt được nhiều người ưa chuộng, thịt bò được xem như là một trong những loại thịt ngon, nhiều dinh dưỡng nhất, được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Thêm vào đó, rất nhiều món ăn nổi tiếng được chế biến từ loại thịt thượng hạng này. Món thịt bò nướng sả vừa ngon lại đẹp mắt, không chỉ người lớn thích ăn mà trẻ nhỏ cũng thích thú bởi mùi vị lẫn cả hình thức. Bò nướng sả này không quá cầu kỳ và cũng tốn kém quá nhiều thời gian lại đầy đủ dinh dưỡng cho mọi người trong gia đình.

– Sả: 25 củ – Mắm, đường, bột canh, hạt tiêu xay, mật ong, dầu hào, dầu ăn

– Thịt bò mua về rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó thái thịt thành từng lát mỏng, to bản theo đúng thớ để khi ăn không bị dai.

– Tiếp theo băm nhuyễn thịt bò rồi cho vào một bát tô. Nếu thích có thể để nguyên miếng để cuộn nướng.

– Lấy 5 củ sả bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.

– Trộn thịt bò băm cùng sả băm, 1 thìa café nước mắm, ½ thìa café mật ong, 1 thìa cafe dầu hào, ½ thìa café bột canh và ½ thìa café hạt tiêu và ½ thìa café dầu ăn. Dùng đũa đảo đều cho các nguyên liệu ngấm gia vị khoảng 15 phút.

– Phần sả còn lại bóc vỏ rồi rửa thật sạch, cắt bỏ phần cuống nếu quá dài. Bớt lại khoảng 20cm.– Đi găng tay nilon rồi lấy phần thịt bò băm đã ướp gia vị cuốn chặt vào phần đầu củ sả. Nắm chặt lại thành 1 khối để khi nướng không bị rơi.– Cứ như vậy làm đến khi hết thịt và sả.

– Có thể nướng thịt bằng bếp than hoa hoặc lò nướng. Nếu có thể nướng bằng than hoa thịt sẽ ngon hơn.– Xếp thịt vào vỉ nướng, đặt lên bếp than hoa đã hồng nướng vàng đều các mặt. Chú ý lật đều tay để thịt chín đều và có màu đẹp mặt. Khi nướng nếu thấy hơi khô có thể quét thêm dầu ăn ở bên ngoài. – Nướng đến khi thịt có mùi thơm, màu vàng cánh gián đẹp mặt là đã chín. Lấy thịt ra khỏi vì và bày lên đĩa.

Bò nướng sả là có thể ăn cùng với bún hoặc là bánh mì đều rất ngon. Với mùi thơm của sả khi nướng quyện với vị thơm ngọt của thịt bò chắc chắn sẽ làm cho bạn mê ngay món này. Món bò nướng sả này cũng rất phù hợp dùng làm món nhậu cho các anh lai rai cùng bạn bè, đồng nghiệp.

Thịt bò là một nguồn dinh dưỡng vô hạn, ở thịt bò hàm lượng protein chiếm gần 30%, protein rất quan trọng đóng vai trò giúp tăng trưởng và duy trì sự hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, thịt bò còn chứa những chất dinh dưỡng như vitamin B12, kẽm, sắt, vitamin B6,… có tác dụng hình thành máu và chức năng của não và hệ thần kinh, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tim, tốt trong việc hình thành máu.

+ + + Hướng Dẫn Cách Nướng Gà Bằng Nồi Cơm Điện Cực NgonCách Làm Món Cơm Rang Thịt Gà Siêu Ngon Miệng. Gầu bò luộc – món ngon ăn cơm hay nhậu đều tuyệt vời + Công Thức Làm Thịt Bò Khô Ngon Nhất + Hướng Dẫn Làm Món Thịt Bò Xào Nấm Kim Châm

Fanpage Chợ Sạch: https://www.facebook.com/chosachcuame

Bạn đang xem bài viết Thơm Lừng Món Cá Suối Nướng Lá Chuối trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!