Xem Nhiều 3/2023 #️ Thân Thương Bát Canh Rau Cải Trời Những Ngày Mưa Bão # Top 10 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thân Thương Bát Canh Rau Cải Trời Những Ngày Mưa Bão # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thân Thương Bát Canh Rau Cải Trời Những Ngày Mưa Bão mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bát canh cải trời bên những bữa cơm đơn sơ

Miền Tây vào mùa mưa, các loại rau dại tận dụng thời tiết này mà sinh sôi, nảy nở. Người dân quê tôi mang rổ đi theo chân ruộng, con đê một lúc là có mớ rau mang về ăn kèm với các loại cá đồng mùa nước nổi. Nhắc tới các loại rau quê, những người từng sinh ra và lớn lên ở miền Tây hẳn sẽ không thể nào quên được loại rau cải trời. Cũng đã từ rất lâu rồi, cải trời đã đi vào hồn người dân quê trong những bữa cơm dân dã.

Cải trời mọc tự nhiên mà không cần chăm sóc

Hằn năm, cứ vào mùa nước nổi, bên cạnh các loại rau sống dưới nước, rau dại trên cạn cũng “dịp trùng dịp” mà phát triển mơn mởn. Là một loại rau dại, cải trời tự nhiên gắn bó với cuộc sống của người dân quê chân đất miệt vườn. Lá rau có màu xanh mọc chi chít bên nhau thành từng vùng đem lại cho người dân quê bữa ăn ngon miệng. Ngoài rau trai, cải trời chính là loại rau dễ tìm thấy nhất bởi loại rau này có sức sống mãnh liệt và khả năng phân tán rất đều. Chính vì thể, cải trời còn có tên gọi khác là rau “tàu bay”.

Cải trời nấu cạnh có vị ngọt lành

Trước kia, khi đất đai còn hoang hóa, cải trời mọc khắp mọi nơi, đi đâu cũng gặp. Buổi sáng, lá rau còn đọng lại những hạt sương tinh khôi, ấy cũng là thời điểm thích hợp nhất để hái rau vào nhà làm món. Cũng giống với nhiều loại rau vườn khác, cải trời dùng để nấu lẩu, xào tỏi hoặc làm nguyên liệu phụ trong các món ăn cần dùng đến rau. Trong kí ức của riêng mình, tôi vẫn không thể nào quên cho được những bữa cơm chiều với bát canh rau cải trời nóng hổi.

Nấu với nước hến để bát canh thêm đậm đà, ngon miệng

Hồi đó, ở quê, cứ sáng ra là cha mẹ tôi lại vác cuốc ra đồng đến chiều tối mới về. Trước khi đi, mẹ tôi nấu sẵn nồi cơm, hái sẵn rổ rau cải trời để đó. Nhớ buổi trưa đi học về, bụng đói meo, bắc vội nồi nước sôi, thả rau cải trời vào là đã có bát canh rau nóng hổi để ăn kèm với chảo cá lòng tong kho mà mẹ đã chuẩn bị từ hôm trước. Vị rau ngọt lành hòa cùng với vị đậm đà của cá kho làm nên bữa ăn đơn giản mà hấp dẫn. Rau cải trời thường xuyên có mặt trong bữa cơm  của gia đình tôi trong những ngày tháng cơ hàn.

Ngoài nấu canh, rau cải trời còn có thể luộc để chấm với cá kho. Bữa cơm nghèo càng thêm hấp dẫn khi mẹ tôi sử dụng luôn phần nước rau nêm nếm gia vị để làm canh. Cuộc sống ở quê hương tôi là vậy, dân dã mà thắm đượm nghĩa tình. Rau cải trời đồng hành cùng thời thơ ấu của chúng tôi để giờ nhắc lại mà tự dưng thấy nhớ.

Cha tôi còn kể lại, vào những năm chống giặc, bộ đội phải hoạt động bí mật ở trong rừng. Lúc này, rau cải trời là nguồn lương thực để cung cấp cho quân và dân ta trong kháng chiến. Nơi núi rừng hoang vu hiểm trở, vài con cá, bát canh rau cải trời đủ để ấm lòng các chiến sĩ vượt qua bom đạn của chiến tranh. Người dân miền Tây quê tôi thường ví những đứa trẻ nghèo lam lũ giống như những bụi cải trời. Tuy vị trí thấp hèn nhưng có sức sống vô cùng mãnh liệt, sẵn sàng hứng chịu sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Mùa nắng, cải trời ra hoa và lụi tàn, đợi chờ cơ hội phát triển tốt hơn khi mưa xuống. Cây cải trời thân thương không cần chăm sóc, bón phân mà vẫn tươi xanh mơn mởn, bất chấp sự thay đổi của cuộc đời.

Ai rồi cũng lớn, phải tự lập, vươn mình ra khỏi vùng quê để tìm nơi lập nghiệp. Phần lớn những đứa trẻ nghèo ngày xưa ấy giờ đã có gia đình và thành đạt ở khắp nơi. Cải trời thân thương thì vẫn ở lại, đón đợi những người con xa xứ trở về. Thương lắm cây cải trời dân dã bên bữa cơm chiều chốn thôn quê để giờ nhắc lại mà thấy nhớ nhà khôn tả.

Hoàng Lê

7 Món Ăn Mặn Cần Có Trong Nhà Khi Trời Mưa Bão

1. Thịt rang mắm ruốc

Món này dễ ăn và dễ làm nhất là khi đi phượt thường phải ăn khô không có canh thì món này là lựa chọn hay giúp ăn không bị bứ.

– Thịt bạn đem trần qua nước sôi rồi thài thái thịt thành từng que to hơn đầu đũa và dài 5cm.

– Cho thịt vào chảo chống dính rồi đem lên bếp rang đến khi thịt cháy vàng cạnh và chảy bớt mỡ.

– Đổ thịt ra bát rồi cho sả và ớt vào chảo xào cho dậy mùi rồi lại đổ thịt vào chảo, đảo thật đều. Tiếp theo cho mắm ruốc vào, bạn chỉ cho vừa thôi vì mắm ruốc rất mặn.

– Sau đó, thêm một ít nước và nêm 1 thìa cafe đường vào cho vị mắm dịu đi, đun đến khi nước cạn, thịt săn lại thì tắt bếp. Đợi cho thịt thật nguội rồi cho vào lọ.

2. Nấm hương xào khô

Một món ăn đặc biệt dành cho những bạn thích ăn chay.

Nguyên liệu gồm có:

100 gam nấm hương khô, 2 củ hành tím băm nhỏ

Gia vị: Nước tương, hạt nêm, đường, hạt tiêu

– Nấm hương đem ngâm với nước lạnh tầm 30 phút cho mềm rồi rửa sạch, vắt thật ráo nước.

– Thái nấm thành những sợi mỏng, rải nấm đã thái ra rổ thưa, để ra chỗ quạt cho ráo hẳn nước.

– Bắc chảo lên bếp, đun nóng 2 thìa canh dầu rồi cho hành tím vào phi vàng thơm rồi cho nấm vào đảo đều cho săn lại, nêm vài thìa canh nước tương, 1 thìa cafe hạt nêm, một ít bột ngọt, đảo thật đều. Nêm thử thấy vị mặn – ngọt đậm đà là được. Mặn quá cũng không ngon mà nhạt thì ăn sẽ hao và không để được lâu.

Nấm xào khô hẳn thì tắt bếp, rắc một ít hạt tiêu vào cho thơm. Để thật nguội rồi bỏ lỏ.

3. Thịt ba chỉ kho tiêu

Cũng đậm đà như thịt rang cháy cạnh nhưng thịt kho tiêu rang khô giúp để được lâu hơn.

Nước mắm ngon

Đường, bột ngọt, hạt tiêu.

– Thịt đem chần qua nước sôi cho sạch rồi thái thành miếng mỏng hoặc thái que tùy thích. Ướp thịt với một thìa canh đường, để khoảng 1 tiếng. Cách này giúp cho phần mỡ sau khi kho sẽ trong và để được lâu hơn.

– Chuẩn bị một cái nồi (nếu có nồi đất thì càng tốt), cho 1 thìa canh đường vào nồi đun nóng cho đến khi đường chuyển sang màu cánh gián rồi đổ thêm 4 thìa canh nước vào đun cho đường tan ra thì tắt bếp.

– Tiếp theo, cho thịt vào nồi, tra nước mắm loại thật ngon, 1 thìa cafe bột nêm, 1 thìa cafe hạt tiêu, đảo thật đều cho thịt ngấm gia vị rồi để tiếp thêm 30 phút cho thịt ngấm.

– Bắc nồi thịt lên bếp đun với lửa vừa, bạn canh chừng để thịt không bị cháy, lấy đũa liên tục đảo đều, nếu cảm thấy thịt chưa đủ ngấm bạn cho thêm một ít nước vào đun đến khi nước sắp cạn thì tắt bếp. Độ nóng của nồi sẽ làm cạn phần nước còn lại.

Sau cùng, để thật nguội rồi cho vào lọ ăn dần.

4. Tôm khô kho Nguyên liệu:

2 lạng tôm khô loại ngon, 100 gam thịt ba chỉ, hành tím băm.

Gia vị: Hạt tiêu, nước mắm, đường.

– Tôm khô ngâm với nước cho mềm hơn rồi rửa lại cho sạch bụi, đổ ra rổ để thật ráo.

– Thịt ba chỉ thái hạt lựu. Cho thịt lên chảo chống dính đem rang cho ra bớt mỡ. Sau đó, cho thịt ra bát.

– Cho hành tím vào chảo phi thơm, hành chuyển sang màu vàng thì cho tôm vào đảo lên cho thật nóng, nêm vào chảo tôm 3 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh đường, thêm một ít nước. Đun thật nhỏ lửa để cho gia vị thấm vào tôm (bạn không nên kho kiệt hết vì tôm khô ăn đã khô nếu kho kiệt ăn sẽ bị xác cứng)

– Sau đó, tắt bếp, rắc hạt tiêu vào đảo đều, để nguội rồi cho vào lọ

Tôm mềm, vị mặn ngọt đậm đà có thịt ba chị rang tóp ăn béo ngậy, nước sánh lại màu vàng cánh gián.

5. Cá cơm khô kho tiêu Nguyên liệu:

200 gam cá cơm khô loại nhỏ (nếu kiếm được loại đã tước bỏ xương thì càng tốt).

Mỡ lợn có dính thịt thái hạt lựu

Ớt xay (hoặc ớt khô), hành tím băm, hạt tiêu, bột nêm, đường, nước mắm.

– Cho thịt mỡ vào chảo rang cho ra bớt mỡ, đổ bớt mỡ thừa ở chảo ra rồi cho thêm hành băm vào xào cho thơm

– Ch0 2 thìa canh đường vào nồi thắng vàng (có nồi đất càng tốt), thêm một ít nước vào đun để hòa tan đường.

– Tiếp theo, cho cá khô vào nồi nước đường, nêm vào 3 thìa canh nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa cafe hạt tiêu, một ít ớt xay, để tầm 20 phút cho ngấm gia vị.

Như các món trên, sau khi để nguội cho vào lọ

6. Nước mắm kho quẹt

Thời các cụ ngày xưa thì đây là món đơn giản và tiện dụng: Chỉ việc đun nước mắm với ít đường, tóp mỡ đến khi cô lại là được. Nhưng thời nay thì cần có chút cải tiến cho món ăn được ngon hơn.

– Nước mắm thật ngon (một bát con)

– Ớt xay hoặc ớt khô, hạt tiêu, đường, bột ngọt.

– Tôm khô loại ngon rửa sạch, để ráo.

Cho thịt mỡ và ba chỉ thái hạt lựu vào chảo chống dính rang cho đến khi thịt chín vàng rộm lên, chắt bớt mỡ nước, vớt thịt và tóp mỡ để ra bát riêng. Tiếp tục, cho hành băm vào phi vàng lên.

– Đun đến khi nước mắm trong nồi sánh lại thì cho tiếp thịt ba chỉ và tóp mỡ rang, tôm khô vào đảo đều, đun tiếp thêm một lúc cho hơi cô lại thì rắc hành phi vào, tắt bếp. Tuyệt đối không để món này bị cháy, có mùi khê là coi như hỏng.

Món mắn kho quẹt này sệt, không mặn gắt mà đậm đà, thơm béo. Ngoài ra, bạn có thể bằng sả xay hoặc riềng cũng khá hay.

5 quả ớt hiểm

3 thìa cafe muối, 1 thìa caf bột ngọt.

– tôm cắt râu, đuôi rồi rửa thật sạch để ráo.

– Ớt đem giã với muối.

– Cho 2 thìa canh dầu vào chảo, cho lên bếp đun nóng rồi cho tôm vào đảo đều, cho thêm một ít nước vào đun và cho vào chén muối ớt vừa giã ở trên, trộn thật đều cho tôm ngấm muối. Sau đó, tra thêm một ít bột ngọt.

– Đun lửa nhỏ cho muối ớt thậm đượm vào tôm, nêm lại xem đã đủ độ mặn chưa, phải hơi mặn một chút tôm mới ngon và để được lâu.

– Tôm cạn nước thì tắt bếp, để nguội rồồi cho vào lọ.

Món ăn này để tủ lạnh cả tháng cũng không sao cả ^^.

7 Món Ngon Không Thể Bỏ Qua Trong Ngày Mưa Mát Trời

Khi những mưa gió, bạn trở về nhà với cái bụng đói và thèm một món gì đó nóng hổi, thơm phức và đầy dinh dưỡng! Vậy thì món canh cá nấu dưa là dành cho bạn. Canh cá mà không hề tanh, chỉ thấy chua dịu vị dưa, béo mềm vị cá và thơm ngào ngạt mùi thì là, hành lá hẳn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa tối của cả nhà!

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món canh cá nấu dưa:

– 500g cá chép, nên mua cá to được xắt khúc sẽ nạc thịt hơn, không có nhiều xương dăm – 2 trái cà chua chín – 400g dưa cải muối chua – 1 mớ thì là, hành lá – Nước mắm, hạt nêm, dầu ăn, 1 củ hành khô.

Món sườn rim đã quá quen thuộc với các chị em nội trợ, hôm nay với sự thay thế nhỏ trong nguyên liệu từ loại tiêu đen chuyển sang tiêu xanh (tiêu tươi) sẽ đem đến cho bạn một món sườn rim tiêu thơm thoang thoảng mùi tiêu, những hạt tiêu xanh ăn vào có vị cay và ấm nồng nhưng không hắc khiến cả nhà ai cũn

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món sườn rim tiêu:

– Sườn non: 300gr

– Tiêu xanh: 100gr

– Tỏi băm, hành lá thái nhuyễn, bột nêm, nước mắm, đường, nước màu

Trung bình trong 100g nấm tươi có chứa từ 25 – 40% hàm lượng protein, 17 – 19 loại axit amin, trong đó có từ 7 – 9 loại axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Nấm tươi còn chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP… Nấm có thể kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng món nấm xào thịt có lẽ là đơn giản nhất, dễ dàng chế biến mà lại giữ được hương vị tươi ngon của nấm. Thịt lợn xào mềm, nấm ngọt và thơm, thêm chút cay cay của ớt, vị thơm đặc trưng của sả đảm bảo bữa cơm gia đình thêm phần ngon miệng.

Để làm món nấm xào thịt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– 250g thịt vai

– 100g nấm rơm

– 100g nấm bào ngư

– 100g nấm kim châm

(Hoặc có thể lựa chọn loại nấm mà bạn thích)

– 4 củ sả

– 2 quả ớt đỏ

– Gia vị, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn4.

Giả cầy:

Giả cầy ăn mềm lại rất đậm đà, ăn cùng với bún hoặc cơm mãi không thấy chán. Bạn có thể rán thêm chút đậu ăn cùng thành món bún đậu giả cầy rất hấp dẫn. Với cách nấu này ngoài những nguyên liệu thông thường mình còn thêm cả nước hàng và quế khiến món ăn có màu sắc đẹp mắt và mùi vị rất lạ, hợp với tiết trời se lạnh hoặc những ngày mưa đấy!

Để nấu món giả cầy bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm ốc nấu chuối đậu:

– Ốc nhồi: 1 kg

– Đậu phụ: 2 bìa

– Thịt ba chỉ: 150gr

– Mẻ, nghệ, mắm tôm, hành lá, lá lốt, tía tô, cà chua, ớt.

6. Thịt kho dứa:

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món thịt kho dứa:

– 300g thịt heo, dùng thịt mông hoặc thịt ba chỉ. Rửa sạch, thái miếng vuông. – 1/2 quả dứa chín ương, gọt vỏ, cắt miếng vuông vừa ăn – 2 củ hành khô, xắt lát – Nước hàng (nước màu dừa), hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu.

Thịt gà thấm vị, đậm đà thơm phức pha chút cay nhẹ của tiêu. Bạn có thể chấm kèm với các món chấm có độ chua nhẹ như muối tiêu chanh, tương chua ngọt hay xốt me… và ăn kèm cùng với rau răm, đồ chua vừa làm giảm ngấy lại tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn, giúp các thực khách trong nhà cảm thấy ngon miệng hơn. Với cách làm đơn giản này thì đảm bảo chị em không cần quá khéo cũng có thể làm được. Món cánh gà chiên tiêu ăn cùng cơm trong những ngày mưa, mát hay để dành cho anh xã nhậu thì quá ngon, không những hao rượu mà cũng tốn mồi lắm đấy!

Bạn cần những nguyên liệu sau để làm cánh gà chiên tiêu:

– 10 cánh gà (phần đùi cánh)

– 1 muỗng canh bột mỳ

– Gia vị: 1 muỗng cà phê hạt tiêu đen (dùng tiêu sọ đập dập chứ không xay nhuyễn cho thơm), 1 củ tỏi và 1 củ hành tím bằm nhuyễn, 2 muỗng canh cà phê muối; ¼ muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê rượu trắng

Trổ Tài Làm Món Gỏi Vịt Bắp Cải, Đãi Bạn Bè Nhậu Ngày Mưa

Hướng dẫn cách làm món gỏi vịt bắp cải

+ Nguyên liệu chính: 1.2kg thịt vịt, 1 bắp cải to, 1 củ hành tây, 1 củ cà rốt, 1 bó húng quế, 1 bó rau mùi, 1 củ gừng tươi, 100ml rượu trắng, 4 củ hành tím, 50g đậu phộng

+ Nguyên liệu làm nước mắm gừng: nước mắm ngon, đường trắng, gừng tươi, tỏi khô, ơt tươi, chanh tươi, bột ngọt, nước sôi để nguội.

+ Bước 1: Vịt sau khi làm sạch, rửa với gừng và muối cho hết mùi hôi. Chuẩn bị một nồi nước lớn đủ để thả ngập cả con vịt. Đập dập vài lát gừng, 1 củ hành tím nướng đã lột vỏ, chút muối vào. Thả vịt vào luộc chín. Khoảng 30 phút, thịt vịt đã chín, bạn kiểm tra bằng cách dùng đũa xăm thử, thấy không chảy máu nữa là thịt đã chín. Vớt vịt ra ngâm trong nước đá lạnh chừng 5 phút cho da vịt được giòn. Sau đó chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.

+ Bước 2: Cà rốt bào sợi. Hành tây cắt khoanh mỏng, cho vào ngăn đá chừng 20 phút cho hết mùi hăng của hành mà vẫn giữ được độ giòn. Rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ.

+ Bước 3: Chuẩn bị nước mắm trộn gỏi gồm: 2 muỗng canh nước mắm+ 2 muỗng canh nước chanh+ 1 muỗng canh đường. Dùng một tô lớn, cho bắp cải, cà rốt, hành tây, thịt vịt vào trộn đều, vừa trộn vừa rưới nước mắm trộn gỏi lên. Cuối cùng cho rau thơm vào trộn đều.

+ Bước 4: Bắc chảo lên bếp với lượng dầu vừa đủ ngập hành, đun sôi dầu. Khi dầu nóng, bạn cho toàn bộ phần hành đã phơi héo vào phi thơm vàng, để lửa nhỏ, thường xuyên đảo nhẹ tay cho hành ngập trong dầu và không bị cháy. Khi hành bắt đầu ngả vàng thì tắt bếp nhưng vẫn tiếp tục đảo đều cho đến khi hành phô lại và chuyển sang màu vàng nâu. Lưu ý kẻo hành phi bị cháy. Khi hành đã đạt độ khô mong muốn, bạn dùng rây lọc vớt hành ra và để thật ráo dầu, sau đó cho vào chén. Nếu làm nhiều hành phi mà chưa dùng hết, bạn có thể cho vào hộp đậy kín, bảo quản nơi khô thoáng để dùng dần.

+ Bước 5: Cuối cùng, bạn cho bắp cải, cà rốt, hành tây, thịt vịt chặt nhỏ vào một cái âu lớn, đổ hỗn hợp nước trộn gỏi vào trộn đều. Sau đó cho rau mùi, húng quế vào trộn tiếp, để khoảng 10 – 20 phút cho gỏi thấm gia vị rồi mới ăn. Khi gỏi thấm nước trộn, bạn cho gỏi ra đĩa, rắc hành phi và đậu phộng giã dập lên trên, trang trí vài cọng rau thơm cho đẹp mắt. Dọn ra ăn cùng với nước mắm gừng.

Tags: gỏi vịt bắp chuối, gỏi vịt rau răm, cách làm gỏi vịt xiêm, cách nấu cháo gỏi vịt, cách làm gỏi vịt rau muống, cách làm gỏi vịt chua ngọt, gỏi vịt chuối cây, gỏi vịt rau càng cua

Bạn đang xem bài viết Thân Thương Bát Canh Rau Cải Trời Những Ngày Mưa Bão trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!