Xem Nhiều 3/2023 #️ Ở Mỹ Ăn Gà Tây Ngày Thanksgiving # Top 10 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ở Mỹ Ăn Gà Tây Ngày Thanksgiving # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ở Mỹ Ăn Gà Tây Ngày Thanksgiving mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ở Mỹ ăn gà Tây ngày Thanksgiving

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

        Buổi sáng Thứ Sáu thức dậy tôi khám phá vẫn còn sống sau khi tối hôm qua ăn con gà Tây vào ngày Lễ Tạ Ơn Thanksgiving năm thứ 41 của tôi ở Mỹ. Người khác họ tạ ơn Chúa được ơn phước gần gũi với gia đình anh em ruột thịt, được sống trong một quốc gia yên bình, được có bồ nhí để yêu thương, được có nhiều người “Like” trong Facebook, nhưng riêng tôi, tôi tạ ơn vì ngủ dậy mở mắt ra thấy mình vẫn còn thở không khí điều hòa sau khi ăn con gà Tây đút lò.

        Những người ở Việt Nam, Pháp, Úc…(đại khái là ở bất cứ nơi nào trên thế giới ngoại trừ Mỹ và Canada) không có truyền thống ăn gà Tây hàng năm nên không biết nỗi cực hình ngán tận cổ ăn con turkey thịt dai nhách.

        Thanksgiving là một trong nhiều ngày lễ nghỉ mà Canada và Mỹ có giống nhau. Khác là Canada kỷ niệm vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai Tháng 10, trong khi Mỹ kỷ niệm vào ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của Tháng 11. Có bao nhiêu thức ăn mà không hiểu tại sao Canada lại mù quáng dại dột bắt chước Mỹ ăn gà Tây, hay là trường hợp ngược lại có thể đúng cũng không chừng?

        Lý do của truyền thống Thanksgiving của Mỹ là bốn trăm năm trước, một nhóm người Pilgrims từ Âu Châu leo lên chiếc tầu Mayflower sang Mỹ định cư ở Plymouth, Massachusetts. Năm 1621, để kỷ niệm rau quả được gặt hái trúng mùa, họ ăn mừng để tạ ơn Chúa. Con nít học Tiểu học ở Mỹ sẽ được Thầy Cô dạy thêm cho biết là những người Pilgrims định cư này mời những người da đỏ đến cùng chia vui tiệc lễ để chứng tỏ là dân Mỹ thưở khai thiên lập địa đã có tinh thần Liên-hiệp-quốc.

        Tôi đọc nhiều nguồn tin, cho rằng việc Mỹ trắng và Mọi Da đỏ ngồi ăn với nhau trong hòa bình vào ngày Thanksgiving năm 1621 chỉ là tuyên truyền nhồi sọ, giống như sách sử Việt Nam nói bà Triệu hay Hai bà Trưng đánh nhau với Trung Hoa thua trận rồi nhẩy xuống sông tự tử. Tự tử có nhiều cách: uống hai chai nước mắm Phan Thiết, ra chợ Bến Thành ngồi ở công viên Quách Thị Trang từ sáng đến tối hít thở khói xăng xe cộ thải ra, chờ trời mưa lớn đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập lụt ra nằm xuống chết đuối…, nên thật quá vô lý là bà nào cũng chọn cách nhẩy xuống sông tự tử, còn có thời gian ngựa phi đường xa đến nơi mình chết theo ý muốn nữa chứ! Dân da trắng đến Mỹ Châu chỉ giết dân da đỏ tịch thu đất đai hay bắt làm nô lệ, làm gì có chuyện chung sống hòa bình.

        Nói về thức ăn, các tài liệu nghiên cứu đều đồng ý là khi những người Pilgrims ăn mừng Tạ Ơn Chúa, thời đó chỉ có thịt nai để ăn, không có gà Tây. Những người Anh vào thời đại Hoàng Hậu Victoria  ăn gà Tây nên thói quen đó mới theo người Anh lan tràn sang Mỹ, dùng gà Tây vào buổi tối lễ Tạ Ơn. Tôi thật tình muốn biết họ tên của người nào bên Anh đã khởi xướng ăn món gà Tây đút lò vào dịp Lễ Thanksgiving để tôi bóp cổ họ chết không kịp ngáp: món ăn gì mà không có nêm vị, ăn thịt như nhai giấy ngán muốn chết, bắt buộc  cả xứ Mỹ 320 triệu người đều phải ăn mỗi năm một lần.

        Nếu có ai thắc mắc tại sao tiếng Anh chữ gà Tây gọi là “turkey” thì tôi xin giải thích luôn là nước Thổ-Nhĩ-Kỳ – Turkey xuất cảng một giống gà của nước họ trông rất giống con gà Tây. Vì thế, những người Anh khi mới định cư sang Mỹ thấy con gà của Mỹ giống con gà của nước Turkey nên họ gọi nó là “turkey”, theo tên “Turkey” là nước Thổ-Nhĩ-Kỳ.

        Gà Tây giống như bánh chưng của mình, mỗi năm chỉ ăn duy nhất một lần. Gà Tây và bánh chưng giống nhau ở hai điểm là ăn ngán ơi là ngán, và ăn vì truyền thống. Nhưng lý do thì khác  nhau: Mỹ ăn gà Tây để cảm tạ Chúa đã cho họ cơm ăn áo mặc (xin lỗi, sai nghiêm trọng, không phải cơm ăn áo mặc mà là gà Tây ăn, áo mặc), trong khi mình ăn bánh chưng để nhắc nhở cho chúng ta là phải biết ơn tiền nhân  đã sáng chế những món ăn thường nhật khác ngon hơn bánh chưng rất nhiều như phở, hủ tiếu, bánh cuốn. bánh xèo, chả giò, bánh canh….Nếu mọi người Việt phải ăn bánh chưng mỗi ngày thì chắc chắn dân An Nam Mít sẽ tuyệt chủng.

        Ngày xưa Đức Chúa Trời căn dặn dân Do Thái kỹ càng không được dùng heo trong lễ cúng vì nó là con vật dơ bẩn. Thịt heo ăn ngon hơn thịt gà Tây gấp trăm lần nên tôi không hiểu nếu đã cấm heo thì tại sao Chúa không ban thêm Điều Răn thứ 11 cấm dùng turkey làm thịt trong buổi tối ăn Thanksgiving? Đây là một lý do huyền bí trong đời tôi nghĩ chính Chiêm tinh gia Huỳnh Liên cũng không có câu giải đáp.

        Hơn bốn mươi năm ở Mỹ, trí óc tôi chỉ nhớ ăn gà Tây hai lần Thanksgiving mà tôi cảm nhận thật ngon. Lần thứ nhất là năm đầu tiên tôi sang định cư Mỹ ở nhà bảo trợ của một cặp vợ chồng Mỹ trẻ tuổi trong nhà thờ. Lúc ấy thì vì ở Việt Nam nhà nghèo lúc nào cũng đói meo, tôi trong tuổi thanh niên mới lớn, người Mỹ họ không ăn cơm nên cơm tối thường không có cơm dằn bụng, lần thứ nhất trong đời tôi ăn gà Tây, và cô chủ người Mỹ chính cống nên làm món gà Tây đút lò hương vị rất đậm đà, tôi thấy ngon tuyệt.

        Lần thứ hai là vào khoảng mười năm trước đây tôi đến nhà chị tôi ăn Thanksgiving. Chồng chị ấy là người Mỹ, hai người làm món gà Tây chiên dòm rụm, bỏ nguyên con gà vào nồi đầy ắp dầu sôi sùng sục , đem ra ăn liền nóng hổi,  ngon xuất sắc.

        Chỉ có hai lần ấy là tôi thấy ngon. Còn những năm còn lại thì vì con chúng tôi sinh ở Mỹ nên vợ tôi cũng bắt chước làm món gà Tây đút lò. Một lập trường trong đời sống của tôi là không bao giờ chỉ trích người khác trừ khi mình biết làm như họ. Tôi không biết nấu cơm nên không bao giờ dám chê vợ nấu (nếu chê thì vợ sẽ dẹp nấu ăn, đói nhăn răng nên làm gì dám chê?), nhưng bây giờ tôi chẳng còn sống bao lâu, sinh mạng có bị đe dọa tôi cũng s’en fout không sợ chết nên tôi phải thú thật là bao nhiêu lần Thanksgiving vợ tôi nấu món gà Tây là bao nhiêu lần tôi vào sinh ra tử tưởng mất hóa còn, tưởng chết không ngờ lại sống. Tôi là người chịu đựng rất giỏi, nếu tôi làm cho CIA, bị địch quân bắt  tra tấn đến đâu tôi cũng thà chết chứ chẳng hé răng. Món gà Tây vợ tôi nấu ghê gớm hơn tất cả các hình thức tra tấn mà một điệp viên CIA có thể bị hành hạ, thế mà tôi vẫn còn sống nhăn răng sau hơn bốn mươi năm thì đủ cho thấy sức chịu đựng của tôi nó kinh khủng đến dường nào.  

        Khi ở Quebec, chúng tôi vào một thực đơn có món bún bò Huế. Anh bạn tôi gọi món bún bò Huế ăn cho ấm bụng trong trời lạnh nhưng khi họ đem ra thì không có dấu vết gì của món bún bò Huế mà là món mì sa-tê không giò heo, thịt thái nhỏ như trong phở. Chef là người Thái không phải là người Việt nên món bún bò Huế họ nấu thật là hãi hùng.

        Vợ tôi nấu món gà Tây không phải là người Mỹ chính gốc nên món gà Tây của nàng giống như món bún bò Huế Việt Nam mà Chef là người Thái hay Kampuchea. Món ăn Việt Nam của chúng ta có  những món ngon tuyệt, ăn “no cành hông” mà mình vẫn thèm thuồng muốn ăn, trong khi món gà Tây đút lò thì chỉ cần ăn một lát thịt là ớn tận cổ. Thế mà những món ăn phụ thuộc với món gà Tây cũng ngán ngẫm không kém: khoai Tây nhuyễn tan, bánh vụn trộn với thịt heo xúc xích.

        Tôi vào sinh ra tử bao nhiêu lần Thanksgiving chỉ vì theo truyền thống phải ăn gà Tây. Bây giờ gần chết đến nơi tôi mới sực tỉnh là sao tôi quá ngu dại! Tổ tiên tôi đâu có đi chiếc tầu Mayflower từ Anh sang Plymouth, Massachusetts, Mỹ, mà tổ tiên tôi đi tầu há mồm từ miền Bắc vào miền Nam. Tổ tiên tôi  đâu phải là dân Anglo-Saxon, mà tổ tiên tôi là vua Hùng Vương với sự tích Trọng Thủy & Thẩm Thúy Hằng. Tổ tiên tôi làm gì ăn gà Tây, tổ tiên tôi chỉ ăn những cao lương mỹ vị như bánh xèo Đinh Công Tráng hay Thịt Bò bẩy món.

        Bắt đầu từ Thanksgiving năm tới tôi sẽ nhất định chỉ ăn món Bún chả Hà Nội. Tôi sẽ nhờ vợ tôi nấu cho tôi ăn. Việc có sống sót hay không sau khi ăn xong món Bún chả Hà Nội do vợ tôi nấu giống như ăn món gà Tây đút lò của nàng làm: đó là một quan tâm không cần thiết. Tôi quá ngán ngẫm với gà Tây nên đã nhủ thầm là năm tới nếu còn phải ăn gà Tây do nàng làm thì tôi thề sẽ nhất quyết tự sát. 100% là tôi sẽ chết. Trong khi ăn bún chả Hà Nội do vợ tôi nấu thì vẫn còn có một cơ hội tuy nhỏ nhưng rất có thể xẩy ra: tôi vẫn còn sống sót.       

Nguyễn Tài Ngọc

November 2016

http://www.saigonocean.com/

‘Đổi Vị’ Mùa Lễ Hội Cuối Năm Với Món Ngon Từ Gà Mỹ Và Khoai Tây Mỹ

Hướng dẫn cho đùi tỏi gà Mỹ:

Ướp muối tiêu đùi tỏi gà Mỹ. Làm nóng chảo chiên chuyên dụng hoặc chảo thường với dầu ăn, chiên đùi tỏi gà Mỹ lên màu vàng nâu đều các mặt, lấy ra khỏi chảo và để qua một bên. Nếu có nhiều dầu mỡ trong chảo quá thì chắt ra bớt. Cho tỏi, tiêu, lá nguyệt quế vào xào nhanh. Rót nước dùng gà, nước tương, nước chanh vào và cho thêm đường. Đun sôi và khuấy đều để làm bong lớp thức ăn bám dưới đáy chảo, hớt bọt.

Cho đùi tỏi gà Mỹ đã chiên vào và nấu sôi, giảm lửa và đậy nắp để hầm trong vòng 30 phút. Sau đó mở nắp và kiểm tra độ đặc của nước sốt. Nếu còn quá loãng có thể hầm thêm 10 phút hoặc đến khi đạt độ đặc mong muốn. Kiểm tra nêm nếm.

Hướng dẫn khoai tây russet Mỹ nghiền:

Nguyên liệu: 2kg khoai tây Russet tươi, bào vỏ; 300mlSữa tươi; 200gm Bơ lạt; 8 to 10gm Muối.

Cách làm: Cắt đôi khoai tây Russet Mỹ, cho chúng vào nồi lớn. Đổ ngập nước, nấu sôi và cho 1gm muối vào. Nấu đậy nắp cho đến khi dễ dàng dùng dao đâm xuyên qua (xấp xỉ 20 phút). Để ráo nước. Đánh tơi khoai tây Russet Mỹ băng nĩa. Có thể sử dụng máy trộn có gắn cây phới ở tốc độ chậm. Cho sữa nóng vào từ từ (như đánh xốt mayonnaise). Sau khi sữa và bơ đã hợp nhất, dùng tốc độ cao hơn. Điều này giúp khoai tây Russet trở nên mịn và sáng bóng

Không cắt khoai quá nhỏ vì khoai Russet thuộc dạng khoai bột và nó có thể hút nước. Tùy vào mùa thu hoạch mà lượng nước trong khoai tây có thể thay đổi.

Trang trí:Sắp xếp khoai tây Mỹ nghiền với ngò rí trang trí lên đĩa. Sắp xếp đùi tỏi gà Mỹ đã nấu. Trang trí với ngò rí tươi và ớt đỏ xắt lát.

Ghi chú:Đây không phải là công thức chuẩn món Adobe của Philippine, mà là một biến thể. Đùi tỏi gà Mỹ có thể được tẩm ướp trước với nước tương và tỏi, có thể cho thêm ớt vào khi nấu. Để có đúng vị Adobo hơn và có thể điều chỉnh được lượng muối nêm vào, hãy pha hỗn hợp nước tương và nước dùng gà/nước lạnh trước để nêm nếm. Tương tự với nước chanh và rượu vang. Để có vị béo của Adobo, hãy cho thêm nước cốt dừa. Để tăng thêm hương vị Umami, hãy cho vào vài giọt nước mắm.

GÀ MỸ NẤU TRONG XỐT RAU CỦ CÀ CHUA DÙNG VỚI KHOAI TÂY MỸ HASH BROWN CROWN

Nguyên liệu (Khẩu phần 5 người ăn): 5 củ khoai tây Mỹ Hash Brown; 150gm phô mai Cheddar xé sợi; 5 quảtrứng gà; ngò tây băm; 50gmdầu ăn; 500gm Thịt má đùi gà Mỹ, cắt hạt lựu 2cm hoặc thái lát theo chiều rộng; 80gmhành tây, cắt hạt lựu 1cm; 80gmcà rốt, cắt hạt lựu 1cm; 80gm cần tây, cắt hạt lựu 1cm; 40gm tỏi bằm; 100mlrượu vang trắng, loại chua; 400ml cà chua lột vỏ bằm; 1 nhánh hương thảo hoặc 1/2m hương thảo khô; 2 lá nguyệt quế; muối; tiêu; 30gmngò tây bằm.

Hướng dẫn:

Đun nóng một ít dầu trong chảo rồi cho thịt gà Mỹ cắt hạt lựu hay thái lát vào, xào nhẹ cho đến khi có màu nâu nhẹ. Lấy ra khỏi chảo và để sang một bên. Cho hành tây vào chảo đó và xào đến khi trở trong, cho thêm cà rốt và cần tây vào xào chung,cho tỏi vào và xào cho thơm,cho hương thảo và lá nguyệt quế vào,khử rượu vang trắng và cô cạn còn 1/3,đổ cà chua bằm vào và nấu sôi.

Cho thịt gà Mỹ đã xào vào và nấu lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu được mềm. Lấy hương thảo và lá nguyệt quế ra, nêm nếm với muối tiêu và cho cần tây bằm vào. Sắp xếp thịt gà Mỹ đã nấu để hoàn tất trong lò nướng.

Bóp bớt nước trong khoai tây Mỹ Hash Brown và bẻ nhỏ chúng. Phủ gà Mỹ và xốt bằng khoai tây Hash Brown và để một khoảng lõm ở giữa, rắc phô mai Cheddar lên trên. Nướng trong lò đến khi phô mai và khoai tây Mỹ Hash Brow trở vàng. Cẩn thận cho một quả trứng đã mở nhưng còn nguyên vẹn vào chỗ lõm. Cho vào lò nướng lần nữa cho đến khi phô mai lên màu vàng đẹp, lòng trắng trứng chín nhưng lòng đỏ còn lòng đào.

Ghi chú: Có thể sử dụng thịt gà Mỹ còn sống hoặc đã nấu nướng chín còn lại từ các món khác. Thay vì cho trứng gà sống lên trên khoai tây Mỹ Hash Brow, có thể thay thế bằng trứng chiên.

GÀ MỸ VIÊN GỪNG KIỂU NHẬT VỚI KHOAI TÂY MỸ VÀ XỐT NƯỚC TƯƠNG

Nguyên liệu (Khẩu phần 5 người ăn): 600gm Thịt đùi gà Mỹ xay; Muối; Tiêu; Hành tây; Gừng; 400gm Khoai tây Mỹ dạng Wedges (chiên mơ, không lên màu); 180ml nước tương Nhật; 180ml mirin; 60gm đường; 50gm Mizuame (Si rô Nhật – có thể thay thế bằng si rô bắp hoặc nước đường đặc).

Hướng dẫn làm sốt bóng (lớp men):Nấu sôi nước tương, mirin và đường, cô cạn 30%, sau đó thêm Mizuame và đun nhỏ lửa cho đến khi tan.Tắt lửa, để nguội.

Hướng dẫn là xiên thịt viên: Trộn đều thịt gà Mỹ xay với hành tây và gừng, nêm nếm với muối tiêu, tạo hình thành 20 viên thịt thuôn dài (khoảng 30gr mỗi viên). Cho 2 viên thịt gà Mỹ vào xiên, tiếp theo là 2 miếng khoai tây Mỹ, và để hoàn thành, thêm 2 viên thịt gà Mỹ nữa. Nấu chúng dưới lò nướng hoặc trên vỉ nướng, quét lớp men sau mỗi 2 phút. Chúng ta mong nhìn thấy màu vàng đậm và nhiệt độ tâm là 72oC (khi phục vụ nó sẽ tăng lên 74oC).

Ghi chú:Thịt gà Mỹ có thể thay thế bằng thịt gà tây Mỹ xay.

Nhằm tạo thêm cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệm cho các sinh viên ngành bếp những đầu bếp tương lai của Việt Nam cũng như tạo sân chơi bổ ích để các bạn có cơ hội thể hiện và được ghi nhận sự sáng tạo của mình, trường Trung Cấp Du Lịch và Khách Sạn Saigontourist kết hợp với Potatoes USA và Hiệp Hội Trứng và Gia Cầm Mỹ đã tổ chức hai chương trình: Hội thảo chuyên đề Gia cầm và Khoai tây Mỹ với phần trình bày của hai Hiệp hội và phần demo của Bếp trưởng Norbert; Cuộc thi “Chiếc hộp kỳ diệu – Mùa 2”.

Vòng chung kết dành cho 16 đội thi được Trung Cấp Du Lịch và Khách Sạn Saigontourist tuyển chọn. Các bạn đã nấu 2 món ăn trong thời gian 90 phút và được ban giám khảo chấm điểm, trao giải tại buổi chiều ngày 26/11/2020.

T.D/Lifestyle

Tám Một Chút .. Về Chuyện Nấu Ăn Ở Mỹ

Xa xứ khi còn rất trẻ , chưa biết gì nhiều về nấu ăn , chỉ có khái niệm căn bản bữa ăn thường có 3 món chính “Canh , mặn , xào ” . Nhờ những năm sau 75 , nhà không còn người giúp việc phải tự làm nên cũng biết chút chút. Nhưng khổ nỗi, cơ hội học hỏi cũng không nhiều. Theo thời cuộc, sau vài lần đổi tiền và nộp thuế siêu ngạch, thì tài sản gia đình đã ra đi không cần đội nón. Thức ăn cũng dần vắng vẻ trên bàn, ngày ba bữa rau mắm lây lất no được bụng đã là quí, làm gì có điều kiện học nấu được món ngon món lạ !

Nhớ những năm mới vào SG, thời đó (77 ) thực phẩm còn phân phối theo hộ khẩu, chị em tôi thay phiên nhau sắp hàng mua bất kể nữa khuyagà gáy. Khi thì tổ dân phố kêu ra mua than đá, lúc thì một ít bột mì , lúc thì vài nắm mì vắt … vậy mà quí lắm với lúc bấy giờ chỉ ưu tiên cho những người có hộ khẩu mà thôi . Cũng nhờ vậy nhiều hộ dân sài gòn mỗi tháng có vài ngày qua được cơn đói.

Thời điểm đó , hộ khẩu là cánh cửa vàng của cuộc sống , quí như vậy nên dân ở chỗ khác như gia đình tôi , từ Kinh tế mới trốn về muốn có hộ khẩu Sài Gòn đã phải bán tất cả , vơ vét những gì còn sót lại cộng thêm vay mượn … để có thể mua. Ngay vấn đề học hành, con nít dù chỉ là trung hay tiểu, không hộ khẩu cũng không được nhận vào học. Không có hộ khẩu thì dù không làm gì bạn cũng đương nhiên phạm pháp. Bức thiết như thế đó !.

Mà mua từ ai? Tôi nhớ lúc đó nhờ bạn bè đi trước chỉ vẻ tôi mò được đường dây môi giới, mà sau lưng họ là những cán bộ tập kết cao cấp có thẩm quyền từ Bắc mới được điều động vào Nam. Nhiều năm sau này vắng nhà nhưng nghe các em nói lại , đường dây đó do ăn chia không đều , bị đổ bể và người đứng đầu đường dây đã bị bắt ! Những hộ khẩu giả trong đó có gia đình tôi sau đó đó đều bị truy cứu và cũng nhiêu khê lắm mới có lại ….

Sau này dân tứ xứ, trên núi , dưới biển đổ về SG quá nhiều, sống lây lất khắp nơi từ vỉa hè tới sạp chợ cầu đường … họ đã tê dại những sợ hãi, đông cứng những lo âu .., vì đang sống cuộc sống không phải là con người và chẳng còn gì để mất … nên dần dà hộ khẩu đã không còn bức thiết nữa !

Lúc đó, bữa ăn hằng ngày của chúng tôi là biến chế những nắm bột mì mốc, lúc nhúc những con mọt nhỏ màu đen .. thành những ổ bánh mì cứng, khô ăn cho đở đói. Học mót được của hàng xóm cách làm bánh mì. Sàng, sảy, ra sức nhồi bằng tay rồi nướng trên những nồi gang cũ kỹ, phải gắp than để trên nắp nồi, cho bánh chín đều. Nhiêu khê lắm, chứ không hiện đại có máy nhồi bột , máy đánh trứng hay có lò nướng như bây giờ .

Không trứng, không bơ, không dầu … Không tất cả, chỉ có bột mì và than đá, vậy mà khi nướng, mấy chị em ngồi chồm hỗm quanh bếp, đợi bánh chín chia nhau vừa thổi vừa ăn một cách ngon lành. Đúng là lúc đói ăn gì cũng ngon .

Có một lần, vợ chồng Ông Cậu Út tới thăm đám cháu thơ dại đang sống lây lất , (vì cha , Mẹ thì bươn chải buôn bán, kiếm cái ăn cho đám con ..) gặp lúc sắp hàng mua được vài củ khoai, ít cà rốt, loại nhà vườn vứt đi, đẹt nhí bé tí ti như ngón tay, chị em tôi bấm bụng làm thịt chú gà chọi, (món đồ chơi quí của em trai tôi) để nấu cari đãi Cậu. Cha mẹ ơi, chúng tôi còn nhỏ không biết, loại gà này thịt dai, cứng lắm. Con gà bé xíu mà nấu hơn hai tiếng đồng hồ, hết củi lửa, chờ sốt cả ruột mà không chịu mềm. Mãi .. chờ hết nổi quá giờ ăn, lại đói quá , đành phải múc dọn ăn. Vừa nhai vừa xé, mỏi miệng, mỏi tay … , tội thằng em tôi vừa ăn, vừa khóc …vì thương con gà. Thật là một bữa ăn nhớ đời . Những ngày mới lớn, kỷ niệm cũng như kinh nghiệm nấu ăn của chúng tôi nghèo nàn như thế đó.

Qua Mỹ , những năm đầu mọi thứ gia vị đều thiếu, chúng tôi nấu ăn nêm nếm chỉ theo ký ức mơ hồ hay trí tưởng tượng do đọc qua sách vở. Không xấu hổ tôi nói thật : ở V người khác thì sao tôi không biết, chứ dân tỉnh lẻ như tôi nhà con đông, chỉ được cơm nước tươm tất ngày ba bữa, còn quà vặt, quà sáng, chỉ là chén bánh bèo, nắm xôi , chén cháo … hay trái ổi xanh , cốc khế chua lét trước cổng trường .v.v. chứ .. phở , bún , mì , cam , quít ..v.v..ở lứa tuổi chúng tôi chưa được nếm trải nhiều, chỉ hoạ hoằn vào dịp tết được lì xì, có tiền đám con nít rủ nhau đi ăn phở. Hoặc thi thoảng Ba Mẹ tôi dẫn các con rồng rắn đi ra tiệm một lần. Do vậy với chúng tôi, đây là những món ăn thuột loại xa xỉ, nằm trong bộ nhớ của ước mơ. Nhất là thời đó, những món này chỉ thường có ở hàng quán chứ trong bếp gia đình ít có ai nấu những món này .

Bây giờ , nhìn lại những món ăn chúng tôi nấu hằng ngày ở đây, đã không thể nhận diện được thuộc trường phái nào cho đúng?. Người lớn nấu ăn theo trí nhớ, theo ký ức mơ hồ. Bọn con nít sinh sau bên này, lại ăn uống theo kiểu nửa Việt, nửa Tây. Nửa tây là do ăn sáng, ăn trưa ở trường và cái nửa Việt là bữa ăn chiều sum họp gia đình sau một ngày tản mác. Vậy mà bữa ăn Việt ở nhà đó cũng đã bị cải cách không còn nguyên gốc nữa, nên thật sự mà nói … thức ăn và cách nấu ăn bên này đã khác nhiều so với thời còn sống bên quê nhà .

Có hôm tôi nấu cơm gà đãi bạn , ngồi ăn bạn khen ngon và hỏi: cơm gà gì đây , cơm gà siu siu ? hay cơm gà Hải nam .. Tôi ấm ớ …! Lúc trước thấy mẹ chồng nấu cho ăn, bảo là cơm gà, thì biết vậy và bắt chước vậy. Đến lúc ăn cơm nhà bạn, cũng cơm gà, thấy Cô ấy có cho thêm gừng .. thơm quá, nên lần sau nấu tôi lại thêm gừng … Cứ thế theo sở thích , khẩu vị của vợ chồng con cái mà thêm, mà bớt … Nên bây giờ hỏi tên … chắc phải nói cơm gà kiểu Mỹ quá…. chứ biết trả lời sao ?

Theo chiều hướng đó, Phở hay các món khác cũng vậy … thêm một bớt hai theo khẩu vị mới, nhất là bọn nhỏ bây giờ ảnh hưởng thức ăn Mỹ không thích gia vị nhiều. Bằng chứng là những tiệm ăn nhắm bán cho khách địa phương đã giảm rất nhiều gia vị, chỉ còn thoang thoảng chút hương xưa. Vậy mà khách ta, khách Mỹ vẫn đông nghẹt. Mấy ai còn tìm được hương vị phở Bắc chính gốc Hà nội, hay tô bún bò giò heo chính gốc Huế thơm nức mũi, cay xé miệng năm xưa trên đất Mỹ? Ngay cả Mì Quãng, món ăn dân dã một thời, cũng bị thay đổi khác đi rất nhiều .

Bây giờ ít còn ai dám ăn huyết heo vì sợ bệnh. Giò heo với móng vừa sợ cao mỡ trong máu vừa nhìn thấy ghê .. bọn trẻ con lớn lên bên này, nhìn thấy là nhắm mắt lắc đầu quầy quậy sợ xanh mặt. Do vậy, nồi bún bò nấu cho gia đình tôi giờ chỉ còn thịt bắp bò, chứ Huyết, giò, gân thì … đã vắng bóng từ lâu rồi .

Những món ăn chính gốc năm xưa đã dần dà bị mai một tại hải ngoại, chỉ còn những người lớn tuổi một thời sành ăn vẫn một lòng lùng kiếm hương vị cũ năm xưa, nhưng hình như rất hiếm nhà hàng nào còn giữ được hương vị chính gốc quê nhà trên đất Mỹ.

Cuối thập niên 90 Ba mẹ tôi qua sau, thật buồn cười tới nhà đứa con nào ông bà cũng tròn mắt ngạc nhiên, phục sát đất vì không ngờ các con bây giờ ở xứ người không biết làm cách nào mà nấu ăn “chiến” quá cở. Phở, bún, mì …và nhiều món khác, chúng tôi đều biết làm ráo trọi, dù là nấu lai căng “theo kiểu Mỹ” … Tuy vậy Ba mẹ tôi vẫn sì sụp ăn và khen ngon rối rít ..

Cuối cùng ở trang nhà QN11 này, chắc bạn đã thấy những món ăn bị pha chế, không còn nguyên gốc, dù vẫn còn mang tên cũ. Khi mà gia vị là kỷ niệm, nấu .. và ăn theo hồi ức, thì ngon dở , đúng sai … cũng xin bỏ qua cho. Xin đừng chê là thức ăn làm kiểu này không đúng, cách kia là sai với nguyên gốc …Bởi vì nấu món ăn VN theo “kiểu Mỹ” đó mà ..

Còn nữa, đến đời con đời cháu ở Hải ngoại sau này, tương lai thức ăn VN không biết có còn chút … “hương gây mùi nhớ” nào hay không nữa … Will see …!

Tháng 12 Nấu Bánh Chưng Ở Mỹ.

Gởi bài viết này để các bác giai tập tành nấu bánh chưng ngày tết

Vài tuần trước ăn một miếng bánh chưng mua, cậu con trai hỏi tôi chừng nào nấu bánh chưng nên tôi đã chuẩn bị tất cả mọi vật liệu để ngày mai gói nấu. Sáng sớm dậy gói bánh chưng mà ngoài trời lại có mưa tuyết thì tưởng không còn gì bằng. Con trai của tôi chỉ thích thức ăn Mỹ, phở nó cũng không mê, thế mà nó lại thích ăn bánh chưng. Tôi thì thú thật có một thời không thích bánh chưng, thế nhưng khi tôi bắt đầu nấu ở nhà thì lại thấy ngon, đặc biệt là khi vừa mới nấu xong bánh chưng nóng hổi thì bảo đảm không thua gì bánh bao của bà Năm Sa Đéc. Thế cho nên tôi quyết định mua vật liệu về nhà nấu, không cần đợi Thanh Tuyền hát bài Tối Thứ Sáu trước khi đi ngủ, xem thời tiết đoán sáng Thứ Bẩy 07-Dec-2013 ở Simi có mưa tuyết làm tôi trước khi đi ngủ hí hửng như sắp sửa được dự đêm tân hôn. Bắc Mỹ mùa Đông là mùa mưa nên ở các thành phố về phía Bắc thì 100% sẽ có mưa tuyết, không năm nào thoát. Ở vùng Los Angeles thì năm có năm không. Lần này họ tiên đoán cơn bão khá lạnh từ miền Bắc xuống có thể mang tuyết đến Simi Valley. Tôi ở Simi 24 năm, chỉ thấy tuyết rơi trước nhà có một lần nên nếu được xem lần thứ hai thì có phải ăn cơm thiu một tháng tôi cũng muốn xem tuyết rơi ngay sân sau nhà. 4 giờ rưỡi sáng thức dậy tôi thấy trời đã mưa bên ngoài nhưng khi xem thời tiết, họ tiên đoán không còn mưa tuyết ở Simi Valley vì nhiệt độ chỉ xuống một độ C. Buồn năm phút, nhưng chuyện đại sự gói bánh chưng vẫn phải tiếp diễn. Tối hôm qua tôi đã chuẩn bị sẵn: ngâm nếp, luộc đậu (mục đích để cho nếp và đậu mềm đi, thời gian nấu nhanh hơn) , trộn thịt, hành hương và muối tiêu để qua đêm.“Trên đường đi lễ xuân đầu năm” để mới biết Tết sắp đến, báo hiệu thời điểm nấu bánh chưng.

Sáng nay thì chỉ cần lau và cắt lá chuối, cắt dây buộc để sẵn lên bàn là chỉ còn có việc gói.

Bát nước bên tay phải để rửa tay. Sau mỗi lần bỏ hết thịt, đậu, và nếp vào khuôn rồi dùng tay đè nếp xuống thì tay mình dính đầy nếp. Do đó nhúng tay vào bát nước để nếp không dính tay, mình có thể buộc bánh. Góc trên bên tay phải của tấm hình là máy hút bụi để thỉnh thoảng hút chiến trận cho sạch.

Tôi đóng khuôn, dùng khuôn gói bánh chưng nên gói bánh rất dễ. Cô bạn Ngọc Lan bên Pháp của chúng tôi gói bánh chưng bằng lá dong, không dùng khuôn mà bánh chưng thật vuông vức. Đó là những người gói bánh chưng với Đệ Thất Đẳng Huyền Đai đáng kính phục, so với bánh chưng của tôi nếu có vuông vức thì chỉ vì nhờ có khuôn.

Tôi dùng bát ăn cơm là đơn vị đo lường. Một bát nếp, một bát đậu, thịt, rồi lại một bát đậu và một bát nếp.

Sau hai giờ rưỡi đồng hồ, tôi gói được 18 bánh chưng.

Nếu ai có thắc mắc tôi gói 18 cái bánh chưng ở Mỹ tốn bao nhiêu tiền thì đây là giá cả (tính chẵn giá):

-Nếp: Một bao 25 lbs (11.33 kg) bán $23 dollars, số lượng tôi dùng cho 18 bánh khoảng $15 dollars.

-Thịt heo: $20 dollars.

-Lá chuối: 3 bao, $1 dollar một bao.

-Hành hương: $2 dollars.

-Đậu xanh, 8 bịch, 1 dollar một bịch.

-Gas propane: $11 dollars.

Tiền tốn tổng cộng là $60 dollars. Dĩ nhiên số tiền này chưa tính tiền xăng lái xe đi chợ mua vật liệu (10 dollars), và tiền một đêm không ngủ với vợ vì tôi phải dậy từ ban đêm để chuẩn bị gói bánh (theo tôi trị giá $500 dollars, nhưng theo vợ tôi thì chỉ trị giá 5 dollars).

Tôi nấu bánh chưng bằng hơi gas propane.

Ở Mỹ garage để xe hơi đậu, chỉ còn dư chỗ rất ít để đồ đạc.

Nhiều người thay vì đậu xe thì họ dùng garage để đồ đạc lỉnh kỉnh. Tôi đậu cả ba chiếc xe vào trong garage nên phải chứa đồ đạc ít dùng ở phần dưới mái nhà trên lầu, tiếng Anh gọi là attic , và để nồi nấu bánh chưng cùng đồ đạc cắt cỏ thường dùng ở một nhà kho phụ trội nhỏ bên hông nhà, tiếng Anh gọi là shed.

Cái nồi của tôi chứa được 34 bánh chưng (gạch đè cho bánh khỏi nổi lên).

Lần này tôi chỉ gói có một nửa, 18 cái. Nước châm thì đã có vòi nước tưới cây, cuộn tròn sau cái nồi trong hình.

Bình hơi propane nấu hơn bẩy tiếng thì hết bình. Lần này tôi muốn thử xem thời gian nấu ít nhất là bao nhiêu nên tôi thử nấu ba giờ hơn rồi tắt lửa, lấy một cái ra nếm thử xem có còn sống hay không.

Nếm xong thì tôi thấy đã chín, nhưng vẫn còn thua món bún bò Huế vợ tôi nấu (Mấy ông chồng nên để ý: Mỗi lần có dịp là mình phải khen vợ khen lấy khen để như thế này thì bảo đảm muốn gì vợ cũng cho. Phần này là trích từ trang 287 của quyển sách tôi đã xuất bản: “Nghệ Thuật Chinh Phục Vợ Cho Phép Mình Về Việt Nam Thăm Đào Nhí”).

Tôi vớt hết bánh ra phơi cho ráo nước.

Sáng hôm nay khi viết bài này, tôi bắc nồi chiên một cái bánhchưng. Ăn miếng bánh chưng mà tôi có lời khuyên cho các đấng nam nhi chưa lấy vợ là mỗi lần gặp nàng, cứ khoe là mình biết nấu bánh chưng.

Tuy là dễ òm nhưng ai cũng có khái niệm sai lầm là nấu bánh chưng khó lắm, khó như đậu Thủ khoa ở Đại học Harvard, khó như được lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Thành Phố, khó như được chọn làm phi hành gia bay vào không gian. Nếu biết được anh nấu bánh chưng, bảo đảm nàng sẽ trố mắt, thất thần, kinh ngạc, sững sờ, khâm phục, ấp úng, hỏi anh:

-Trời ơi, nấu bánh chưng khó lắm. Anh biết nấu bánh chưngthiệt sao anh?

Trước khi trả lời, mắt anh phải nhìn vào một phương trời xa lạ, vai nhún lên một cái như tỏ ra việc mình biết nấu bánh chưngkhông quan trọng, rồi trả lời cho nàng như thế này:

-Ừ, nấu bánh chưng khó lắm, chỉ có rất ít người như anh biết thôi, bằng chứng là 270 triệu người Mỹ sinh ở Mỹ không ai biết nấu bánh chưng hết.

Bảo đảm khi nghe xong, 100% nàng sẽ nghĩ rằng dịp may muôn thuở mới gặp được một người tài ba xuất chúng biết nấu bánh chưng, nàng sẽ quấn đít lên, về nhà năn nỉ bố mẹ mang quà cưới đến xin lấy anh gấp gấp.

Đây là bài thơ tôi đã làm đề tài về bánh chưng mà tôi thật là thích

đêm nay thức nấu bánh chưng, ngày mai tết đến, đón mừng xuân sang từ ngày em bước sang ngang, xuân về gợi mảnh tình tàn trong tôi. tình mình như bánh chưng sôi, lúc đun nóng bỏng, nguội rồi lạnh băng.

cạnh người yêu mới, ái ân mặn nồng? đời em hạnh phúc bên chồng, riêng tôi vẫn tiếc đóa hồng xa bay.

yêu em tôi vẫn đêm ngày nhớ nhung? chồng em không nấu bánh chưng, trai gì dở tệ, em đừng thương chi bánh chưng tôi nấu thùng phi thịt nhiều, mỡ ít, không xì nếp ra

tôi xin nghỉ việc, ở nhà; không ngưng: tối ngày lo nấu bánh chưng, tặng em nghìn cái, ăn mừng đôi ta.

Bạn đang xem bài viết Ở Mỹ Ăn Gà Tây Ngày Thanksgiving trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!