Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Khi Nấu Ăn Cho Trẻ Em Tại Nhà mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với trẻ, vì hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, sức đề kháng chưa cao nên việc chú ý đặc biệt đến quá trình nấu ăn cho trẻ em tại nhà để đảm bảo sự phát triển toàn diện là điều cần thiết nhất.Nấu ăn cho trẻ tại nhà cần an toàn khi chế biến
Đây là một trong những nguyên tắc nấu ăn hàng đầu bất kỳ các bà mẹ nào cũng cần ghi nhớ để đảm bảo sức khỏe cho con mình được tốt nhất.
Lời khuyên ở đây là nên chọn những loại thực phẩm tại các địa chỉ uy tín, an toàn nhất. Khi chế biến thức ăn cho bé, cần nấu chín kỹ, nấu đủ trong một bữa ăn, không nên để dành bữa sau, không cho bé ăn các loại thức ăn ở dạng tái, sống.
Không nên hâm thức ăn cho bé bằng lò vi sóng vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, sức đề kháng kém, loại lò này chỉ có tác dụng hâm nóng thức ăn chứ không đun sôi được thức ăn.
Nấu ăn cho trẻ tại nhà cần chế biến thức ăn hợp lý
Với bé, chứng táo bón luôn là mối đe dọa lớn nhất. Nếu bé bị táo bón có thể bị đầy hơi, ăn uống kém hơn. Do đó, các bậc cha mẹ nên lưu ý chế biến thức ăn hợp lý để phòng ngừa nguy cơ này.
Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung đầy đủ chất xơ, nhất là rong biển, rau bina, cải bắp, ngũ cốc, cần tây,… Hạn chế nhóm thức phẩm chứa quá nhiều protein, canxi vì khó tiêu hóa hơn.
Nấu ăn cho trẻ em tại nhà cần hâm đi hâm lại thức ăn
Với các bậc cha mẹ quá bận rộn, việc hâm lại đồ ăn cho bé sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian rất nhiều. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm cho lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu có trong thức ăn sẽ mất đi gần hết, hương vị cũng khó ăn hơn.
Hơn nữa, trẻ cũng có thể bị ngán, chán ăn nếu mẹ cho ăn 3 bữa chỉ có duy nhất một món ăn, một mùi vị.
Đối với phần rau củ, các mẹ cũng nên băm nhỏ ra để trẻ hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần, không để lại bữa sau.
Chú ý nêm đồ ăn khi nấu ăn cho trẻ em tại nhà
Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ nhỏ luôn có vị giác tốt hơn người lớn, vì vậy, khi nêm thức ăn cho bé, bạn cần chú ý nên nhạt hơn so với lưỡi của mình một chút. Nếu bạn chọn cách nêm vừa với miệng mình thì có lẽ lại thành quá mặn hơn so với trẻ.
Không sử dụng nồi đồng khi nấu ăn cho trẻ em tại nhà
Một lưu ý đặc biệt các mẹ cần lưu ý khi nấu ăn cho trẻ em tại nhà là không sử dụng nồi đồng hoặc các dụng cụ bằng nhôm, sắt.
Cách tốt nhất là nên sử dụng các loại nồi bằng inox để chăm sóc sức khỏe cho bé và các thành viên trong gia đình được tốt hơn.
Không nên cho bé ăn các loại đậu quá sớm
Các loại protein có trong đậu có thể khiến trẻ bị dị ứng nếu cho bé ăn quá sớm và quá nhiều, do đó, các bậc cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này.
Phương án tốt nhất là nên cho trẻ ăn từ từ, đối với các loại đậu ở dạng hạt, cần xay nhuyễn hoặc nấu nhừ để tránh tình trạng bé bị hóc.
Không nên cho trẻ ăn nguyên nước rau
Khi nấu ăn cho trẻ em tại nhà các mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ cả nước rau và rau, tuyệt đối không nên cho bé ăn nguyên phần nước và bỏ đi phần xác.
Có như vậy trẻ mới nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng vốn có từ các loại rau củ này được.
Cách nấu cháo tôm bí đỏ giàu dinh dưỡng cho bé
Những Lưu Ý Khi Cho Trẻ Em Ăn Rong Biển
Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hơn 90 loại khoáng chất và vitamin hấp thụ từ nước biển. Rong biển rất tốt cho sự phát triển của bé, nhưng không vì thế mà mẹ bỏ qua những điều cần lưu ý khi cho bé ăn rong biển. Hãy dành ra vài phút để đọc bài viết của chúng tôi để có thêm vài thông tin bổ ích.
Độ tuổi thích hợp để bé bắt đầu ăn rong biển
Khi bé đủ 6 tháng trở lên, bé mới có thể ăn được rong biển. Rong biển chứa nhiều khoáng chất và Vitamin, khi bé dưới 6 tháng tuổi, cơ thể bé còn non nớt, các cơ quan nội tạng vẫn chưa đủ phát triển để hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong rong biển. Do đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn rong biển khi bé đã đủ 6 tháng tuổi.
Lượng rong biển mỗi lần cho bé ăn
Đối với rong biển khô, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 gram rong biển khô mỗi lần. Rong biển khô khi gặp nước sẽ nở ra gấp nhiều lần, do đó, mẹ cần cân nhắc điều chỉnh nếu thấy lượng rong biển khi nở quá nhiều.
Tần suất cho bé ăn rong biển
Cẩn thận với dị ứng rong biển
Tương tự như những thực phẩm khác, rong biển cũng có khả năng gây dị ứng đối với cơ địa của một số người. Do đó, khi mới cho bé ăn rong biển, mẹ nên cho bé ăn lượng ít, và theo dõi bé trong những ngày tiếp theo. Nếu phát hiện bé có các biểu hiện sốt, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở, nôn ói, chóng mặt… thì mẹ nên ngừng cho bé ăn rong biển và đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Rong biển không phù hợp đối với trẻ còi cọc
Rong biển giàu chất xơ và có chứa chất alginate giúp giảm sự hấp thụ chất béo, phá vỡ các chất béo, tăng cảm giác no lâu, có tác dụng giảm mỡ dưới da, giảm cân, chống béo phì. Do đó, rong biển không phải là thực phẩm tốt đối với các bé còi cọc, thiếu cân.
Rong biển có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy
Rong biển có tính hàn, làm nhuận tràng và giải nhiệt rất tốt. Do đó, rong biển có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy đối với một số bé có cơ địa nhạy cảm.
Cách chế biến rong biển để loại bỏ mùi tanh
Khi mua rong biển về, mẹ nên lấy một lượng vừa đủ, rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ đất cát và muối. Sau đó, ngâm nước lạnh 5 – 10 phút để rong biển nở ra. Sau khi rong biển nở đều, mẹ lại rửa rong biển nhiều lần với nước muối để loại bỏ mùi tanh.
Khi nấu canh rong biển, mẹ nên thêm vào một vài lát gừng để trung hòa tính hàn của rong biển đồng thời loại bỏ mùi tanh.
Bạn sẽ quan tâm:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nấu Ăn
Khi ninh xương không nên cho thêm nước lạnh vào, tránh rã đông thịt bằng nước nóng, không làm nguội trứng bằng nước lạnh…là những điều mà chị em cần lưu ý khi nấu nướng.
Không nên luộc trứng gà lâu
Nếu khi luộc lâu, bề mặt của lòng đỏ trứng sẽ thành màu tro xanh. Đó là do trong lòng đỏ trứng, phần tử sắt kết hợp với phần tử sunphát trong lòng trắng tạo ra chất sun phát sắt thiếu. Chất này rất khó hấp thu cho người, do vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trưng gà.
Không nên cho mì chính khi tráng trứng gà
Vì bản thân trứng gà có chứa thành phần tương đồng với mì chính, khi tráng trứng gà còn bỏ thêm mì chính không những lãng phí mà còn làm mất vị thơm ngon của trứng.
Không nên rán lạp xường, thịt muối, dăm bông
Vì trong số thức ăn này khi gi công, người ta cho vào một số nitơrát ammôni, nếu qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.
Trong khi đang ninh nấu thịt, xương, không nên đổ thêm nước lã vào
Bởi trong thịt, xương có nhiều lượng protein và chất mỡ. Khi đang đun nấu, cho thêm nước lạnh vào, khiến cho nhiệt độ trong nồi đột ngột hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương cũng do vậy mà khó nhừ, dẫn dến vị thơm ngon của thịt, xương cũng bị hạn chế.
Không nấu chín quá các loại rau củ
Khi rau củ được đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ khiến hàm lượng vitamin C đáng kể bị hao hụt.
Không dùng nước lạnh làm nguội trứng luộc
Khi trứng gặp nước lạnh, trứng sẽ co lại, tạo khoáng trống giữa lòng trắng và vỏ trứng. Vi khuẩn trong nước sẽ xâm nhập vào trứng, sẽ không tốt cho sức khỏe. (Lỗi này mình thấy rất nhiều người mắc phải).
Không ngâm rau quá lâu
Không nên ngâm lâu rau trong nước, tránh thái nhỏ trước khi rửa (Nếu muốn sạch bạn nên hòa nước muối để rửa). Không ngâm thịt, cá vào chậu nước, vì như thế khoáng chất sẽ giảm đi đáng kể.
Thịt quay không nên ướp muối quá sớm
Với thịt quay, nếu ướp muối quá sớm dễ làm cho protein trong thịt vị đông chắc lại, miếng thịt co nhỏ, chân thịt bị cứng, giảm vị ngon.
Không nên dùng đồ nhôm để đánh trứng
Khi tiếp xúc với chất nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro trắng, lòng đỏ sẽ biến thành màu xanh. Do vậy, nên dùng đồ sứ để đánh trứng gà.
Rán mỡ lợn không nên để lửa to
Rán mỡ lợn mà lửa to, nhiệt độ mỡ có thể lên tới 200 độ C, sinh ra một chất thuộc nhóm Anđêhít, không những có vị hôi mà khi ăn vào còn kích thích vùng miệng, thực quản, khí quản và niêm mạc mũi, gây bệnh cho hệ tiêu hóa.
Thức ăn vị chua không nên bỏ mì chính
Nếu thức ăn có vị chua đã bỏ mì chính lại đun nóng lên thì sẽ sinh ra một chất axit mới, không những không làm giảm bớt vị chua mà còn có hại đến sức khỏe.
Xào rau xanh không nên cho giấm
Diệp lục tố trong rau xanh bị tác động của chất chua và gia nhiệt sẽ giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
Lúc xào rau không nên bỏ muối sớm
Xào rau mà nêm muối trước, thành phần nước trong rau sẽ ra nhiều, cách xào như vậy rau vừa không xanh mà còn lâu chín.
Không nên sử dụng dầu mỡ ăn đã rán đi rán lại nhiều lần
Dầu mỡ ăn mà rán lại nhiều lần thì chất bổ của nó chỉ còn lại 1/3, đồng thời còn mang một chất gây sưng gan. Ngoài ra, vitamin trong loại dầu mỡ này hầu như dã bị phân hủy hết.
Chảo xào rau không nên đun quá nóng
Nếu thường xuyên ăn rau xào bằng chảo dầu mỡ quá nóng, dễ bị gây nên viêm loét dạ dạy hoặc viêm dạ dày ợ chua.
Không cho gừng vào cá quá sớm khi kho cá
Vì chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh.
Không dùng nước nóng để rã đông thịt
Khi dùng nước nóng để rã đông các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và thơm nữa. Nên dùng nước lạnh hoặc nước muối để rã đông thịt.
Theo Phunutoday
Lưu Ý Khi Chế Biến Thức Ăn Dặm Cho Trẻ
Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Theo truyền thống người Việt Nam và theo khuyến nghị ăn dặm cho trẻ là bắt đầu ăn dặm bằng bột gạo xay hoặc cháo xay nấu với thịt, trứng, rau.
Bé có thể ăn được những thức ăn gì?
Có thể cho trẻ ăn bột ăn liền hoặc bột nấu trong những tháng đầu tiên tập ăn dặm. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần.
Thông thường ở vùng nông thôn, miền núi gia đình phải tự nấu cho bé, khi đó bữa ăn dặm của bé cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, hãy chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai. Nếu là bột ăn dặm đóng hộp, cần pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.
Trong những tháng đầu tiên ăn dặm cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần.
Cách cho trẻ ăn bổ sung
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, cần phải tuân theo nguyên tắc: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ một loại đến nhiều loại. Chủng loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé bình thường. Khi mới tập ăn cần nấu bột lỏng, từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng thời gian biểu cho ăn. Ban đầu cho ăn bổ sung có thể cho trẻ ăn nhiều bữa: 6 bữa, mỗi bữa cách nhau hơn 2 giờ. Trong 6 bữa này có thể 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó rút dần còn 5 bữa, có thể với 2 bữa bú, 3 bữa bột sền sệt, tiến tới chỉ ăn 2 bữa bột đặc một ngày. Ăn bột xong có thể cho trẻ bú thêm nếu trẻ vẫn thèm bú.
Đối với trẻ nuôi bộ, không nên bắt ép trẻ ăn hết suất ăn theo quy định, mà nên gia giảm theo sức ăn của bé. Nếu cho trẻ ăn thêm hoa quả thì chỉ cần ăn vừa phải, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Giai đoạn này trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Khi trẻ mới ăn dặm chỉ nên ăn thịt lợn thăn, cá quả, 3/4 lòng đỏ trứng gà và tăng dần các loại thực phẩm khác từ tháng thứ 7.
Các thực phẩm phải giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folat (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật (thịt lợn, bò, gà…), hải sản (tôm, cua, cá,…), sữa…. Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; không có xương (cá cần gỡ thịt, tôm cần say, băm nhuyễn, cắt râu) hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
Không cho trẻ ăn các loại thức ăn gia vị nóng, cay, mặn. Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.
(Bác sĩ Bích Nga_suckhoedoisong.vn)
Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Khi Nấu Ăn Cho Trẻ Em Tại Nhà trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!