Xem Nhiều 6/2023 #️ Những Kĩ Năng Sinh Tồn Đã Giúp Cậu Bé Nhật 7 Tuổi Sống Sót Sau 6 Ngày Đi Lạc Trong Rừng # Top 15 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 6/2023 # Những Kĩ Năng Sinh Tồn Đã Giúp Cậu Bé Nhật 7 Tuổi Sống Sót Sau 6 Ngày Đi Lạc Trong Rừng # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Kĩ Năng Sinh Tồn Đã Giúp Cậu Bé Nhật 7 Tuổi Sống Sót Sau 6 Ngày Đi Lạc Trong Rừng mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cậu bé Yamato Tanooka đã tồn tại và tìm được nơi trú ẩn như thế nào? Mối nguy hiểm mà những chú gấu hoang sống trong khu rừng mà cậu bé bị đi lạc có thể mang lại sẽ khủng khiếp như thế nào… là một trong rất nhiều những câu hỏi mà mọi người đặt ra.

Cậu bé Yamato Tanooka, 7 tuổi đã mang đến một câu chuyện ly kỳ về sự sống sót của mình sau 6 ngày bị lạc trong một khu rừng có nhiều gấu hoang sinh sống.

Chỉ vài phút sau khi bị bố mẹ bỏ lại giữa đường trong một khu rừng ở Hokkaido, cậu bé 7 tuổi đã biến mất. Khi bị lạc, Yamato chỉ mặc duy nhất một chiếc quần jean và áo phông trên người trong khi nhiệt độ nơi cậu bé đi lạc vào ban đêm có thể xuống tới 7-9 độ C và đó thực sự là một mối đe dọa đối với một cậu bé 7 tuổi thân hình mảnh mai này. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm cậu bé cũng gặp phải một số cản trở nhất định do thời tiết mưa rào và đặc thù địa hình và các loài thực vật của khu vực này.

Toàn cảnh khu rừng nơi cậu bé Yamato bị đi lạc.

1. Tìm một chỗ trú ẩn an toàn và ở nguyên vị trí chờ cứu trợ

Cậu bé Yamato cho biết đã tự tìm được khu căn cứ quân sự bỏ hoang cách vị trí em bị bố mẹ bỏ lại khoảng 5-7km. Cậu bé đã sống sót một cách khôn ngoan nhất trong trường hợp đi lạc của trẻ, đó là tìm chỗ an toàn, khô ráo và ấm áp để trú ngụ, ở yên một chỗ không di chuyển để chờ cứu trợ.

Khu căn cứ quân sự bị bỏ hoang – nơi Yamoto tìm thấy và ở lại trong suốt thời gian bị lạc để chờ được cứu trợ.

Bố mẹ hoàn toàn có thể dạy con các kĩ năng xử lý tình huống khi bị đi lạc hoặc khi xảy ra các tình huống bất ngờ mà không có bố mẹ ở bên với bốn bước: dừng lại, suy nghĩ, quan sát và lên kế hoạch. Đây là biện pháp giúp trẻ lấy lại sự bình tĩnh, tránh hoảng loạn quá mức.

– Dừng lại và ngồi xuống: Ngay khi nhận ra mình đi lạc

– Suy nghĩ: Xem chuyện gì đã xảy ra. Trẻ rất dễ bị hoảng sợ, vì thế chúng cần được thực hành trước khi gặp tình huống bất ngờ hãy đứng tại chỗ và nhớ lại sự việc đã diễn ra.

– Quan sát: Mình đang ở đâu, xung quanh đây có gì, có gì quen thuộc không? Liệu trong cặp sách có thông tin hay vật gì giúp mình không?

– Lên kế hoạch: Suy nghĩ xem mình có thể làm gì: mình có nên thổi chiếc còi trong cặp để tìm sự giúp đỡ? Địa điểm này có gần điểm hẹn giao ước? Có đồn công an nào gần đây không?… Chúng sẽ lên được ý tưởng dựa trên những gì bạn đã hướng dẫn.

Khi được tìm thấy, trạng thái tâm lý của cậu bé Yamato khá ổn định, ngoài việc thân nhiệt bị thấp do thiếu hụt dinh dưỡng và nước uống, cậu bé không tỏ ra quá hoảng loạn hay sợ sệt dù đã trải qua 5, 6 đêm ở trong rừng. Không sợ bóng tối cũng chính là một kĩ năng sinh tồn mà trẻ cần được rèn luyện ngay từ nhỏ.

Sợ bóng tối có thể khiến trẻ căng thẳng và không biết nên làm gì. Với trẻ lớn, hãy giúp con làm quen với bóng tối bằng cách chơi một số trò chơi bên ngoài khi trời tối (chọn khu vực vẫn có đủ ánh điện để bạn và trẻ có thể tìm đường)

Đây là một cơ hội tốt để trẻ thực hành các kỹ năng cần thiết. Ví dụ: không nên mở tủ lạnh khi mất điện, cách nấu ăn ngoài trời, và bất kỳ kỹ năng gì bạn thấy hữu dụng khi mất điện.

3. Tìm kiếm nguồn nước an toàn

Trong suốt gần 1 tuần đi lạc, cậu bé Yamato không có nguồn thức ăn từ trong rừng vì thời điểm này là mùa xuân, các loại cây đều chưa ra quả, cậu bé đã tìm được một vòi nước có sẵn ở phía trước khu trại và uống nước ở đó hàng ngày.

Nước cực kỳ quan trọng nhưng cũng dễ gây nguy hiểm tính mạng nếu uống phải nước bị nhiễm độc. Vì thế, trẻ cần được học cách nhận biết đâu là nguồn nước an toàn, đâu là nguồn nước không an toàn, đó là một kỹ năng cực kỳ thiết yếu.

4. Học cách giữ ấm cơ thể

Nhiệt độ trong khu rừng cậu bé bị lạc có thể xuống thấp tới 7 độ C vào ban đêm, và Yamoto đã rất thông minh khi chui vào nằm kẹp giữa hai chiếc đệm trong khu căn cứ quân sự để giữ ấm. Có thể thấy, cậu bé thực sự là một chàng trai bản lĩnh khi biết cách chọn những giải pháp khôn ngoan nhất để tồn tại trong thời gian chờ người đến cứu.

Cậu bé nằm kẹp giữa 2 chiếc đệm để giữ ấm cơ thể khi đêm xuống.

Việc dạy trẻ những kĩ năng cơ bản nhất để bảo vệ cơ thể như biết cách xử lý khi bị đói, bị lạnh, bị nóng quá… là vô cùng cần thiết mà bố mẹ cũng cần dạy cho con bằng cách ngay từ nhỏ để con ăn uống tự lập và học cách chăm sóc bản thân.

Từ Cậu Bé Nhật Bản Sống Sót Sau 6 Ngày Trong Rừng, Học Người Nhật Dạy Con Kỹ Năng Sống

Cậu bé Yamato mất tích vào ngày 28/5 vừa qua, sau khi bị cha mẹ phạt bỏ lại một mình trong rừng. Hi vọng tìm được Yamato đã trở nên mong manh hơn rất nhiều sau 6 ngày rà soát mà không có bất cứ dấu hiệu nào trong khi Yamato chỉ mặc quần áo mỏng và không có thức ăn lúc bị mất tích. Mọi nỗ lực tìm kiếm cậu bé tưởng chừng như tuyệt vọng và không đi đến hồi kết, thì phép màu đã xảy ra ngày hôm nay, bé Yamato Tanooka đã được tìm thấy và vẫn còn sống sót.

Yamato được một quân nhân tìm thấy tại tòa nhà trong khu huấn luyện quân sự ở thị trấn Shikabe, Hokkaido.

Tòa nhà này là một túp lều bằng gỗ một tầng, không có hệ thống sưởi ấm. Nó có hai cửa nhưng một cửa được mở khóa và cậu bé Yamato đã may mắn vào được trong ngôi nhà gỗ và sống tại độ một mình suốt 6 ngày.

Tòa nhà nơi cậu bé đã sống trong suốt 6 ngày bị mất tích.

Địa điểm này cách nơi Yamato bị bỏ lại 5 km đường chim bay và 7km nếu tính theo con đường mòn trong rừng. Khu rừng nơi Yamato bị bỏ lại đã có mưa to với nhiệt độ vào ban đêm là 7 độ C trong vài ngày gần đây. Theo đài NHK, tình trạng sức khỏe của cậu bé tương đối tốt và trước mắt không có tổn thương nào nghiêm trọng.

Trả lời cảnh sát, Yamato nói rằng em đã ở trong khu vực tập luyện của quân đội vài ngày sau khi đi một mình trong rừng. Tuy nhiên, một nguồn tin khác cho hay Yamato đã đi đến một trại trong khu vực quân đội và ở đó ngay cái ngày em mất tích. Dù không có thức ăn nhưng cậu vẫn sống sót nhờ tiếp cận được với nguồn nước.

Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe của cậu bé cho biết tình trạng sức khỏe của Yamato vẫn ổn mặc dù không có thức ăn trong suốt 6 ngày. Cậu bé bị mất nước nhẹ, suy dinh dưỡng và bị trầy xước nhẹ trên cánh tay, chân của mình. Cậu bé đã được trực thăng y tế đưa đến bệnh viện Hakodate để theo dõi sức khỏe và đoàn tụ với bố mẹ của mình.

Qua câu chuyện này, cha mẹ cậu bé Yamato và những bậc phụ huynh khác đã có bài học cho riêng mình. Đặc biệt câu chuyện cũng khiến cho các bậc phụ huynh cần rút ra bài học sâu sắc về cách dạy con kỹ năng sống để khi rơi vào hoàn cảnh bị bỏ lại trong rừng sâu như bé Yamato, con bạn có thể tự tìm cách cứu mình.

Ở Nhật không có SGK dạy riêng về kỹ năng sống, nhưng học sinh Nhật có một môn học Đạo đức ở trường cũng dạy những nội dung gần như bao hàm trong đó. Điều quan trọng hơn cả người Nhật quan niệm dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải bắt đầu từ khi trẻ đi học, mà nó cần được dạy ngay từ khi trẻ mới sinh ra, và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất để dạy trẻ những kỹ năng ấy.

Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn đặt nền móng, nên người Nhật vô cùng coi trọng giai đoạn này. Kỹ năng đầu tiên mà người Nhật dạy con trẻ chính là:

1. Trải nghiệm cùng thiên nhiên để thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự nhiên

– Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ thắc mắc khi biết rằng ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà chẳng cần mũ.

Họ không ngại con sẽ bị ốm nếu làm như thế, họ hiểu có trải qua môi trường như thế thì con trẻ mới được tôi luyện dần dần mà thích ứng. Và kết quả là họ nuôi dưỡng được những đứa trẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời.

Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát nhiên nhiên để học hỏi.

– Cho tập luyện các mộn thể thao ngoài trời dù nắng hay mưa hay tuyết để tôi rèn nghị lực cho bản thân, yêu thích thể thao và nâng cao sức khỏe.

– Gần đây rất nhiều các nhà giáo dục đã vận động trào lưu cho trẻ trải nghiệm với nông nghiệp thông qua việc tự trồng trọt và thu hoạch nông sản: trồng lúa – gặt lúa, trồng rau – thu hoạch rau mà không dùng phân hóa học. Thông qua trải nghiệm ấy trẻ học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống cho mình

2. Để trẻ tự do thể hiện ý chí của mình thay vì áp đặt

Trẻ tầm 3 tuổi, họ sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vì thông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻ chính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích cực cho trẻ.

3. Coi trọng việc giáo dục đạo đức trong gia đình, vun đắp kỹ năng giao tiếp với mọi người

Cha mẹ Nhật rất coi trọng việc quan sát và không can thiệp vào cuộc cãi nhau của con khi chơi với bạn bè, để con học hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn. Họ sẽ không nhìn vào kết quả hành động của con để đánh giá, phán đoán mà sẽ nhìn vào mặt sau để đặt câu hỏi vì lí do gì con làm như thế, dù con có làm sai cũng tiếp nhận con trước cho con thấy mình là bờ vai tin cậy của con trước khi đưa ra lời khuyên bảo con.

Bên cạnh đó, thói quen đọc ehon cho trẻ ngay từ khi 0 tuổi với những câu chuyện gần gũi, các bài học giàu tính nhân văn được lồng ghép khéo léo giúp bé hình thành nhân cách: đó tình yêu gia đình, trung thực, bao dung, biết quan tâm tới mọi người, lễ phép… Đạo đức của con trẻ chính là từ những việc làm của cha mẹ và mọi người xung quanh mà hình thành. Hoặc nó là những ấn tượng khó phai về một câu chuyện cảm động nào đó mà trẻ được đọc hay chứng kiến.

4. Kiên nhẫn để lắng nghe và trò chuyện cùng con khi con phản kháng

Đây là một kỹ năng quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con. Không chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con.

Với cách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Trẻ em Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nên ra ngoài xã hội họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xử tinh tế của riêng họ.

5. Chơi cùng con

Cha mẹ Nhật rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt vời để họ dạy các kỹ năng mềm cho con.

Nếu như nhiều cha mẹ Việt coi vệc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.

Video: Hé Lộ Cuộc Sống Mới Của Cậu Bé 10 Tuổi Sống Một Mình Trong Rừng Ở Tuyên Quang

MangYTe – Sau thời gian sinh sống tại ngôi nhà sàn nứa, cậu bé 10 tuổi ở Tuyên Quang đã có ngôi nhà riêng khang trang của mình.

Cậu bé Đặng Văn Khuyên (SN 2009, trú tại thôn Phúc Long, xã Thành Long, Hàm Yên, Tuyên Quang) – cậu học trò mồ côi nghèo được cả nước biết đến khi vượt hàng trăm km từ Tuyên Quang sang Lạng Sơn để đưa thi thể bố về nhà tổ chức ma chay vào cuối năm 2019 đã chính thức chuyển đến ngôi nhà riêng khang trang để sinh hoạt.

Ngày 10/4, thông tin tới PV Báo Gia đình & Xã hội, cô Phạm Thị Nga – cô giáo chủ nhiệm của em Đặng Văn Khuyên cho biết: “Khuyên mới vào nhà mới được 2 ngày nay. Tâm trạng của Khuyên rất vui. Hiện tại vẫn chưa có ai sẽ ở cùng với Khuyên”.

“Ngày đầu tiên về nhà mới, tâm trạng của Khuyên cũng hơi buồn vì không có bà nội ở bên cạnh”, cô Phạm Thị Nga cho biết.

VIDEO: Cậu học trò mồ côi nghèo Đặng Văn Khuyên nấu ăn trong khu bếp nhà mới. (hình ảnh NVCC)

Theo cô Nga, cuộc sống gần đây của Khuyên vẫn diễn ra như thường nhật. Mặc dù trường đang được nghỉ học vì dịch COVID-19 nhưng ngoài giờ thực hiện các bài tập của cô giáo đề ra và viết chính tả, thì Khuyên vẫn đi đốn củi, đọc sách.

Chùm ảnh ghi lại ngôi nhà mới của cậu bé Đặng Văn Khuyên:

Cận cảnh ngôi nhà khang trang của cậu học trò mồ côi nghèo Đặng Văn Khuyên vừa hoàn thiện sơ bộ.

Cậu bé Đặng Văn Khuyên trong ngày dọn đến nhà mới.

Bên trong ngôi nhà, gần như đã đầy đủ các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt.

Không gian khu bếp của Khuyên.

Theo cô giáo Phạm Thị Nga, ngày đầu tiên về nhà mới, tâm trạng của Khuyên cũng hơi buồn vì không có bà nội ở bên cạnh.

Cô Nga cho hay, so với thời gian ở nhà cũ, cậu học trò Đặng Văn Khuyên đã thành thục hơn trong việc nấu ăn.

Bữa cơm đầu tiên tại nhà mới của Đặng Văn Khuyên cùng cô giáo Phạm Thị Nga.

Không gian học tập của Khuyên rất thoáng đãng, đủ ánh sáng.

Mặc dù trường đang được nghỉ học vì dịch COVID-19 nhưng ngoài giờ thực hiện các bài tập của cô giáo đề ra và viết chính tả…

…thì Khuyên vẫn đi đốn củi để phục vụ việc sinh hoạt hàng ngày.

Như thông tin đã đưa, ngày 15/11/2019, khi Đặng Văn Khuyên đang học trên lớp thì bất ngờ nhận được tin như sét đánh ngang tai, bố bị tai nạn tử vong trên cửa khẩu Lạng Sơn.

Mặc dù chẳng biết mặt bố như thế nào nhưng nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong trường, Khuyên xin nghỉ học, cầm 10 triệu đồng lên Lạng Sơn đưa thi thể bố về nhà để tổ chức ma chay.

Trên trang cá nhân, cô giáo Phạm Thị Nga đã kể rõ về hoàn cảnh của Khuyên. Hàng ngày, ngoài những giờ lên lớp, Khuyên thường lên rừng hái măng để làm rau sống qua ngày. Còn gạo thì em được các bác, cô giáo và hàng xóm giúp đỡ.

Cuộc sống của em chỉ quanh quẩn với mấy bức tường ọp ep trong ngôi nhà đơn sơ, chẳng có ai bầu bạn. Cái ăn, cái mặc đã thiếu thốn rồi nhưng đến nơi ở của em cũng chẳng được tử tế.

Ngôi nhà của Khuyên được làm bằng gỗ, lợp mái tranh đã cũ kĩ, xung quanh chỉ là những liếp tre, nứa không được che chắn cẩn thận. Mùa hè không nói nhưng ở vùng núi, mùa đông đến với hàng nghìn khe hở như vậy sẽ chẳng thể ấm nổi.

Những chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Nga đã nhận được hàng chục ngàn sự quan tâm, chia sẻ.

Ngoài những người liên hệ muốn nhận nuôi Khuyên thì rất nhiều cá nhân, tổ chức tìm đến hỗ trợ Khuyên bằng hiện vật và tiền mặt.

Tuy nhiên, điều cô Nga lo nhất là cả một chặng đường tương lai của Khuyên còn dài, từ nay đến năm 18 tuổi, em sẽ ra sao nếu cứ mãi sống như vậy…

“Bởi hoàn cảnh của Khuyên rất đáng thương. Hai bên nội, ngoại đều ở gần nhưng từ khi mẹ bỏ đi lúc Khuyên 4 tuổi, bên ngoại không nhận cháu. Họ nói không có trách nhiệm với Khuyên. Còn bà nội ở với em được mấy năm, sau đó đi lấy chồng ở Yên Bái từ năm 2018, thỉnh thoảng mới về. Ở gần nhà Khuyên còn có 2 bác, tuy nhiên điều kiện hoàn cảnh cũng khó khăn nên không ai nuôi dưỡng em được”, cô Nga cho hay.

Bảo Loan

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/video-he-lo-cuoc-song-moi-cua-cau-be-10-tuoi-song-mot-minh-trong-rung-o-tuyen-quang-20200410171734576.htm)

Trang Bị Kĩ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non Với Lớp Học Nấu Ăn!!!

Trẻ gia tăng vốn kiến thức thực tiễn

Học nấu ăn là dịp thích hợp để dạy con cách gọi tên các loại thực phẩm bao gồm các loại rau, hoa quả, gia vị,… và các dụng cụ nhà bếp khác nhau. Con thậm chí còn được học cách phân biệt các loại quả giống nhau, các loại bánh, nước,…Thông qua đó, vốn kiến thức thực tiễn và trải nghiệm đời sống của con sẽ gia tăng đáng kể thay vì chỉ tập trung vào lý thuyết khô khan và thiếu tính ứng dụng

Trẻ được trải nghiệm vai trò mới – nhà nội trợ

Qua đó, con học cách trân trọng những mâm cơm gia đình bình dị, biết yêu thương và biết ơn cha mẹ. Thậm chí, trẻ còn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giúp đỡ bố mẹ, con sẽ dần trưởng thành hơn, bớt quấy khóc, nghịch ngợm, thay vào đó sẽ chủ động làm những công việc đơn giản như rửa hoa quả, lau bàn ăn, xới cơm, gắp thức ăn cho bố mẹ. Những hành động góp phần hình thành nhân cách của trẻ sau này, giúp con trở thành một người có trái tim nhân hậu, biết tự lập, yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh

Trẻ thỏa sức khám phá, sáng tạo

Mỗi món ăn là vô vàn cách chế biến và trình bày khác nhau. Khi hướng dẫn các con nấu ăn, các thầy cô luôn cố gắng để những khoảng trống để trẻ có không gian sáng tạo và trình bày ý tưởng. Thông qua hoạt động nấu ăn, trí tưởng tượng của trẻ được khai thác và vận dụng tối đa, qua đó rèn cho con thói quen tư duy mở – luôn có nhiều cách giải quyết cho cùng một vấn đề giống như một món ăn ngon có thể làm bằng nhiều cách khác nhau. Về lâu dài, thói quen tư duy này sẽ hình thành kĩ năng giải quyết và xử lí vấn đề cực kì linh hoạt và hiệu quả ở trẻ.

Bên cạnh đó, việc hợp tác với các bạn để cùng thực hiện món ăn cũng sẽ giúp trẻ phát huy kĩ năng teamwork hiệu quả, dạy con làm sao để lắng nghe và dung hòa các ý kiến khác nhau hay giải quyết khó khăn khi món ăn tạo ra không như ý. Những bài học quý giá ấy chỉ gói gọn trong một giờ thực hành nấu ăn, thật là tuyệt vời quá đi phải không nào bố mẹ?

Bạn đang xem bài viết Những Kĩ Năng Sinh Tồn Đã Giúp Cậu Bé Nhật 7 Tuổi Sống Sót Sau 6 Ngày Đi Lạc Trong Rừng trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!