Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ngon Từ Sam Biển mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Baonghean) – Trước kia, người ta thường chỉ mua sam về để chơi, nhưng nay, nó đã trở thành món ăn hấp dẫn mang đặc trưng của miền biển, có chút lạ miệng so với tôm, cá, mực, ghẹ… thường ngày.
Nửa chiều, ông bạn gọi, bảo mới bắt được mấy đôi sam, đến làm bữa nhậu. Vậy là dù trời đang có vẻ muốn mưa, nhưng nghĩ đến chuyện ngồi uống rượu lai rai cũng có cái thú, tôi phóng xe sang. Mỗi lần đến nhà bạn đánh chén, tôi vẫn thường xông vào bếp. Quen rồi, đến ăn cơm bình thường thì không sao, nhưng làm đồ nhắm, thì đàn bà được mời “ngồi chơi xơi nước” (chẳng mấy khi), cho cánh đàn ông. Ấy thế mà với riêng món này, tôi đành chống cằm nhìn ông bạn trổ tài.
Làm thịt sam biển đòi hỏi nhanh gọn, khéo léo.
Làm thịt sam biển, phải thật khéo léo và dứt khoát khi cắt tiết. Tất nhiên, là có thể dùng để đánh tiết canh, nhưng quan trọng hơn là để tránh làm mất độ chát đặc trưng của thịt sam. Mai, vỏ, toàn ruột và gan cũng lọc bỏ và tuyệt đối không để dính vào phần thịt được lóc ra. Khi cái mùi thơm lựng bốc lên ngào ngạt từ bếp ra tận gian khách, thằng cu con được bố sai lôi chai rượu dưới gầm tủ ra, thì câu chuyện bắt đầu trở nên dông dài…
Chuyện kể lại rằng, xưa kia có hai vợ chồng nghèo làm nghề đánh cá. Một hôm người chồng ra khơi cùng bạn thuyền chẳng may gặp trận bão lớn. Không một người nào thoát khỏi sóng dữ. Cả làng biển chìm trong đau thương tang tóc. Riêng người vợ kia đau đớn như hóa điên dại, bả bỏ nhà ra đi với hy vọng sẽ tìm thấy chồng ở đâu đó, đi mãi, đi mãi dọc theo bờ biển dài. Một ngày nọ, bà đến một hòn núi lớn, vì mệt quá nên ngủ thiếp đi dưới gốc cây. Đang mơ màng bỗng nghe tiếng nổ dữ dội, rồi thấy một ông lão râu tóc bạc phơ đứng trước mặt mình hỏi: “Ngươi là ai sao dám đến nằm trước nhà ta”. Người đàn bà òa khóc nức nở đáp: “Tôi đi tìm chồng”. Rồi bà kể lể sự tình, cầu xin thần cây giúp đỡ. Thần cây thương tình, bèn cho biết: “Chồng ngươi còn sống, nhưng hiện ở ngoài đảo xa hoang vu hẻo lánh, không tự về được”. Nói rồi, thần cây trao cho người đàn bà viên ngọc và bảo nếu ngậm vào miệng sẽ bay qua biển để được gặp chồng, nhưng nhớ là phải nhắm mắt, ngậm miệng, không được đánh rơi ngọc sẽ gặp họa. Sau đó, ông lão biến mất. Người đàn bà mừng rỡ, lấy ngọc ngậm vào miệng và nhắm chặt mắt lại. Thốt nhiên, trời nổi gió ù ù, bà thấy người như nhẹ bỗng, lúc sau cảm giác chân chạm đất, bà từ từ mở mắt ra thì trông thấy chồng mình ngồi co ro trên bãi biển. Nhận ra nhau, hai vợ chồng mừng vui khôn xiết, ngồi hàn huyên hồi lâu rồi tính chuyện trở về làng cũ.
Người chồng ôm ngang lưng vợ để vợ đưa qua biển cả. Nhưng vì quá vui sướng khi gặp được chồng, bà quên hết lời thần cây dặn, miệng ngậm ngọc mà vẫn cố nói chuyện với chồng. Đột nhiên, viên ngọc văng ra, người vợ chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi cả hai sa xuống biển. Rồi họ hóa thành những con sam, ngày nay, những con sam thường đi cặp đôi dưới nước, con đực ôm lấy con cái như chồng ôm vợ để bay qua biển ngày xưa. Tình yêu của họ, mãi cho đến khi hóa kiếp thành con sam dưới biển, vẫn gắn bó tha thiết không thể tách rời. Trong dân gian truyền nhau câu nói “thương như sam”, “yêu như sam”, “dính với nhau như sam” cũng là từ câu chuyện ấy.
Dân biển chẳng ai còn lạ lẫm gì với những con sam biển. Chúng thường sống ở những vùng nước sâu vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, và có cái đuôi rất dài (người ta vẫn bảo con gái tết tóc đuôi sam cũng là vì liên tưởng đến đuôi sam dài). Và đúng như trong câu chuyện cổ tích kể lại, lúc nào bắt được sam, cũng thường bắt được cả đôi, con đực thường nhỏ bằng nửa con cái, bám chặt lấy nhau như hình với bóng không rời. Nếu chỉ thấy một con thì họ sẽ thả ngay xuống biển vì đó là con so, có ngoại hình rất giống với sam, nhưng nhỏ hơn, nhiều gai hơn và ăn vào sẽ bị ngộ độc.
Nhưng không phải dễ dàng bắt được sam như bắt cá, vì chúng có mùa, ngư dân phải tính con nước và định ngày ra khơi, từ tháng 3 đến tháng 9 sẽ có nhiều sam nhất. Người ta cũng thường chỉ lấy sam cái làm thịt, còn bỏ sam đực vì nhỏ. Từ nguyên liệu chính là thịt sam biển, có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau với những hương vị rất riêng như: tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến… Chế biến các món sam không thể thiếu các gia vị cay, chua, nóng như: riềng, sả, ớt, dấm; rau gia vị đặc trưng như lá lốt, hành, răm… bởi vì sam là loài giáp xác, tính lạnh. Để có được những món ăn độc đáo, thơm ngon ấy, thì khâu làm thịt sam là cả một quy trình công phu, cẩn thận. Từ việc cắt tiết sam, đến nấu nướng, chỉ cần sơ ý một chút, là có thể gây dị ứng hoặc đau bụng cho người ăn.
Trong số các món chế biến từ sam, hấp dẫn và được nhiều thực khách ưa chuộng nhất là món sam nướng và sam xào chua ngọt. Để chế biến món nướng, cả con sam chỉ lấy được 4 miếng thịt phần cơ vì thớ thịt dai và nở xòe như hoa. Quạt một lò than nóng, rồi đem hong sam trên bếp, lật qua lật lại liên tục đến khi trở màu vàng óng và dậy mùi thơm là chín tới. Đặc biệt, khoảng từ tháng 10 tới tháng 2 âm lịch, sam bắt đầu cặp phối giống, sam cái vào mùa này thường mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu. Lúc này, người chế biến không thể không bỏ qua món trứng sam nướng. Trứng sam sau khi nướng vàng, ăn kèm với củ cải thái nhỏ ngâm dấm, rau thơm, đậu phộng rang đập dập, nước mắm tỏi, ớt, hành phi… Trứng sam béo, thơm, nhiều đạm, ngon miệng và bổ dưỡng. Khi thưởng thức món trứng sam nướng, chắc chắn người ăn sẽ không thể quên được món ăn miền biển này.
Món xào chua ngọt lại được chế biến từ chân sam, đặc trưng bởi vị chua, cay, mặn ngọt đậm đà, trước khi nhắc xuống bếp cho thêm ít lá lốt để mùi thơm lan tỏa. Vỏ chân sam mềm hơn ghẹ rất nhiều, nên dễ ăn, như kiểu mút ốc. Chả sam rán và đùi sam nướng thì lại là món khoái khẩu đối với trẻ em. Lại còn riêu sam nấu với cà chua, trứng sam và các rau gia vị như lá lốt, hành, răm… có thể ăn kém với bún đến no.
Trước đây, có thể vì cách chế biến cầu kỳ, công phu nên ít nhà hàng làm món ăn này. Thường chỉ trong gia đình, lúc rỗi rãi bỏ công ra để làm thịt sam. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhu cầu của du khách đối với món ăn lạ này ngày một cao, nên sam đã dần dần trở thành một món đặc biệt trong thực đơn của các nhà hàng. Người dân làng Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu) còn có nghề mới: đánh bắt sam bên cạnh nghề đánh bắt cá, mực, ghẹ truyền thống. Vào mùa sam, trung bình mỗi chuyến đi về, có thể bắt được hàng trăm đôi sam. Anh Hồ Xuân Đoàn, một ngư dân xã Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu) cho biết: “Sam bây giờ được giá lắm, mỗi đôi có giá từ 250 – 300 nghìn đồng. Nếu mua riêng con cái thì 200 – 250 nghìn đồng/con, sam đực không có giá lắm. Nhưng phải làm lưới riêng, mắt lưới to, cao tầm mét rưỡi và phải ra ngư trường mới có. Sau khi bắt được sam thì xếp chúng nằm ngửa, và đưa về sớm, nếu không nó sẽ chết và bị mất giá”.
Vì sam biển là loại hải sản chỉ sống trong tự nhiên, khó nuôi trồng được, nên đánh bắt sam trở thành phương tiện chủ yếu để cung cấp cho các nhà hàng. Đó cũng là cái nghề mưu sinh mới, giúp thêm thu nhập cho những ngư dân vốn còn nhiều vất vả bám biển, bám thuyền. Họ đem đến cho du khách về xứ Nghệ thêm một món ăn đặc trưng của biển, và nhắc nhớ lại câu chuyện cổ tích cảm động đầy ý nghĩa trong cuộc sống bộn bề hôm nay…
Hồ Lài
【4/2021】Sam Biển Làm Món Gì Ngon
Món ngon từ sam biển nướng bếp than
1. Cách làm sam biển nướng thơm ngon
Có nhiều món ăn ngon từ sam biển. Bạn có biết, sam là loại hải sản rất tốt cho sức khỏe con người? Nước ngoài, họ dùng máu của sam (màu xanh) làm nguyên liệu để điều chế vắc-xin tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa sam và so. Vì vậy, cần biết nơi bán sam chất lượng để đảm bảo đúng yêu cầu và an toàn sức khỏe.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món sam biển nướng
– Sam biển (có thể chọn các con cái càng tốt)
– Lửa than hồng
Cách chế biến:
– Bỏ vây, gan, ruột của sam đi. Đồng thời cắt tiết sam cho bắn thành tia. Nếu là sam cái, phần trứng sam sẽ được ướp với mỡ hành, đỗ phộng. Nướng phần mai không trứng, sau đó cho phần mai có trứng đã ướp lên nướng tiếp.
Cách nướng sam khá dễ dàng, bạn chỉ cần chú ý phần lửa và phần ướp trứng là có thể nướng ra món sam đầy thơm ngon, mùi vị lan tỏa trong không khí hấp dẫn.
2. Cách làm gỏi sam chua ngọt ngon lạ miệng
Nếu hỏi sam biển làm món gì ngon, gỏi sam chính là một trong những câu trả lời tuyệt vời.
Nguyên liệu:
– Sam biển sống mua tại hải sản Ông Giàu
– Bưởi
– Thịt lợn
– Rau cần, rau răm
– Giấm, đậu phộng
– Gia vị: nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt, chanh, ớt
Gỏi sam biển béo ngon làm như thế nào
Cách làm gỏi sam:
– Nướng sam trên bếp cho cháy phần vỏ rồi chờ sam nguội hẳn, tách lấy phần trứng trong con sam ra.
– Bưởi bạn làm tơi từng tép nhỏ ra
– Đậu phộng rang cho chín và bóc vỏ, giã dập sơ.
– Rau rửa sạch thái nhỏ
– Thịt lợn bạn rửa sạch rồi đem luộc rồi thái thành những miếng mỏng.
– Nước mắm tỏi chua ngọt: Cho 2 muỗng canh nước sôi để nguội, 2 muỗng đường, 1/2 thìa cafe muối, 1/2 muỗng canh nước mắm, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa cafe tỏi và 1 thìa cafe ớt băm rồi trộn đều hỗn hợp khuấy cho tan.
– Xếp các nguyên liệu vô tô: bưởi để dưới cùng, rồi để thịt xung quanh ở trên, cho trứng sam vào giữa tô và các rau thái nhỏ cùng đậu phộng lên trên. Cho phần nước mắm vào tô gỏi trộn đều cho thấm và thưởng thức.
Như vậy bạn đã thực hiện xong món gỏi trứng sam thơm ngon. Trứng sam béo và rất bổ, bạn thưởng thức sẽ có cảm giác vị béo của trứng sam và vị thơm mùi trứng nước kết hợp mắm chua ngọt thêm ngon miệng.
Món Ngon Từ Ruốc Biển Tươi
(Baonghean.vn)- Ở vùng biển Nghệ An ruốc xuất hiện quanh năm nhưng ngon nhất là vào độ tháng sáu âm lịch, sau những cơn mưa hè vì lúc này con ruốc đỏ tươi, mập, mềm và ngọt.
Phơi khô là cách chế biến chính khi thu hoạch được nhiều ruốc. Tuy nhiên, ruốc tươi vẫn ngon hơn vì làm được nhiều món lạ miệng, đậm đà mà không phải nơi nào, mùa nào cũng có.
Ruốc là loại nhuyễn thể thuộc họ tôm, thân nhỏ dài khoảng 2cm, sinh sống gần bờ biển.
Ở biển, cứ hải sản nào tươi là ngon không thể tả. Riêng con ruốc thì chế biến kết hợp được với tất cả các món hấp dẫn như mắm, gỏi, xào, canh. Từ mớ ruốc còn búng nhảy, tùy theo sở thích mà có những cách làm khác nhau. Rửa ruốc thật sạch, để ráo nước rồi chuẩn bị gia vị kèm cho món mình làm.
Nếu làm mắm thì không cần rửa, chỉ nhặt sạch hết rác rồi làm theo công thức của các phụ nữ chuyên nghiệp ở làng biển. Món này đòi hỏi người làm phải khéo tay, cần mẫn và phải có kinh nghiệm.
Canh ruốc tươi nấu dưa cải:
Nguyên liệu và gia vị để có món canh ruốc tươi dưa cải thơm ngon
Cho dầu ăn vào đun nóng phi thơm hành tím sau đó cho cà chua chẻ múi cau vào xào cho cà chua chín mềm thì cho tép tươi vào xào thơm sau đó cho 1200ml nước sôi vào nấu.
Khi nước canh sôi ta cho dưa chua vào nấu trong 15 phút cho dưa mềm thì ta nêm hạt nêm cho vừa miệng. Không nêm hạt nêm trước khi cho dưa cải vào vì dưa cải có độ chua mặn khác nhau nên ta chỉ nêm sau khi nấu chín dưa cải như vậy món sẽ hài hòa hơn. Cho hành lá, vài lát ớt và thì là vào đảo đều rồi tắt bếp
Ruốc tươi còn có thể nấu canh với tất cả các loại trái quả, nhưng hợp nhất là nấu với mướp đất, mướp hương quê nhà hoặc khổ qua xắt mỏng. Món quen thuộc nhất là ruốc tươi xào với các loại rau, trong đó xào với khế hoặc cải xanh là tuyệt nhất.
Ruốc tươi xào cải xanh:
Vị ngon của ruốc tươi xào cải xanh là sự cộng hưởng của mùi ruốc ngai ngái với mùi hăng cay của lá cải, tạo nên hương vị nồng thơm lan tỏa ngọt ngào
Để có món ruốc xào cải xanh ưng ý, nên chọn những cây cải tươi, rửa sạch, dùng tay vặn hoặc dao cắt cải thành từng đoạn chừng 15cm, để ráo nước. Sau khi rửa sạch ruốc, phi hành, xào ruốc chín đều rồi cho cải xanh vào, dùng đũa đảo cải và ruốc hòa quyện vào nhau rồi nêm ít gia vị cho vừa miệng là được.
Vị ngon của ruốc tươi xào cải xanh là sự cộng hưởng của mùi ruốc ngai ngái với mùi hăng cay của lá cải, tạo nên hương vị nồng thơm lan tỏa ngọt ngào. Ngoài ăn với cơm, người dân vùng biển thỉnh thoảng còn ăn món này kèm với bánh tráng nướng.
Ruốc tươi xào khế:
Món ruốc rang khế cũng ngon vô cùng.
Nếu được khế ngọt thì khi rang chỉ cần nêm chút nước mắm chứ chẳng cần thêm đường hay bột ngọt. Khế cắt mỏng, tỏi băm nhỏ, ruốc để thật ráo nước. Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho chút dầu ăn, tỏi băm cho thơm, sau đó cho khế vào xào sơ qua rồi cho ruốc vào. Đảo đều, cho chút nước mắm và để lửa riu riu cho đến khi rút cạn nước, con ruốc bóng lên, thơm phức. Món này có thể ăn với cơm hoặc xúc bánh tráng hay cuốn với rau sống.
Bẻ miếng bánh tráng giòn tan làm muỗng xúc vào đĩa ruốc, lấy ra một nhúm vừa ăn cho vào miệng rồi từ từ thưởng thức hết vị ngon, đậm đà của từng con ruốc mà cảm nhận mùi vị của biển lan tỏa đâu đây.
Đặc biệt là với những người con xa quê, mỗi khi có dịp nhâm nhi món này, lòng không khỏi bồi hồi, nhung nhớ đến ký ức về những mùa ruốc tươi roi rói.
An Nhiên (tổng hợp)
Cách Chế Biến Món Ăn Ngon Từ Rong Biển
Cách chế biến món ăn ngon từ rong biển
Rong biển
Giá khuyến Mãi:80.000₫ Giá cũ: 100.000₫
Giao hàng tại nhà Giao trên toàn quốc
ĐẶT MUA SẢN PHẨM
0984.845.724
Cách chế biến món ăn ngon từ rong biển
(hình ảnh 1)
Cách sơ chế rong biển khô
Rong biển khô là thành phẩm của rong biển tươi qua một quá trình chế biến. Tuy rằng rong biển khô đã được sơ chế nhưng không hề làm mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong đó, cũng như mùi vị thơm ngon đặc trưng của thực phẩm đến từ biển cả này.
(hình ảnh 2)
Rong biển tươi yêu cầu điều kiện bảo quản khắt khe vig thế sau quá trình khai thác, rong biển được xử lý vệ sinh an toàn sau đó đem sấy khô hoặc phơi khô để có thể bảo quản rong biển khô một cách dễ dàng hơn. Hiện nay rongh biển khô cũng được sản xuất và chế biến thành nhiều ứng dụng khác nhau.
Cách sơ chế rong biển khô: Rong biển khô ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, để ráo đem chế biến thành nhiều món ăn tùy khẩu vị.
(hình ảnh 3)
Nguyên tắc chung khi chế biến rong biển thành món canh: Đun sôi nước rồi mới cho rong biển vào, nấu khoảng 5 phút bắc ra là được, không nên đun quá lâu sẽ bị dai hoặc nhừ, không ngon.
Lưu ý khi sơ chế rong biển khô:
– Cách sơ chế rong biển bớt mùi tanh:
+ Ướp rong biển với chút muối, bột nêm và dầu mè trước khi chế biến để gia vị và mùi dầu mè thơm ngon ngấm vào sợi rong.
+ Ngâm rong khô trong nước lạnh khoảng 5 – 10 phút, sau đó đem rửa sạch. Lấy một nhúm muối hạt bóp cùng với rong biển để rong sạch vị tanh rồi rửa lại với nước một lần nữa. Rửa muối thì hầu hết vị tanh trong rong đã biến mất.
+ Các gia vị thơm như hành, tỏi, mè, hành, ngò… sẽ giúp giảm bớt mùi tanh của rong biển đáng kể.
+ Mùi thơm của thịt bò và hải sản sẽ hài hòa và giảm bớt mùi tanh của rong biển tốt hơn so với nấu bằng thịt heo hoặc gà.
– Khi ngâm rong biển khô trong nước, chỉ nên ngâm từ 5 đến 10 phút cho rong biển nở đều, bóp nhẹ với muối sau đó vớt ra rổ và để ráo. Không ngâm quá lâu vì các khoáng chất và dưỡng chất trong rong biển rất dễ thất thoát.
– Khi sử dụng và bảo quản rong biển là các bạn nên bảo quản chúng ở ngăn mát của tủ lạnh để có thể giữ được những dưỡng chất cho chúng.
Một số món ăn được chế biến từ rong biển
1. Salad rong biển
Nguyên liệu:
– 200g tôm sú
– 10g rong biển xanh
– 10g rong sụn
– 100g ớt đà lạt, 200g xà lách xanh, tím, 1 quả cà chua, 1 củ hành tím
– 100g vừng trắng
– Nước sốt trộn salad: cho 2 thìa súp dấm + 1 thìa súp đường + 1 thìa súp dầu ăn + 2 thìa cà phê hạt nêm + 1/2 thìa cà phê tiêu vào chén nhỏ, khuấy đều
Thực hiện:
– Tôm luộc chính, bỏ đuôi, chẻ lưng.
– Rong sụn và rong biển ngâm nước cho nở, xắt khúc vừa ăn. Ớt Đà Lạt xắt sợi, xà lách rửa sạch, cà chua, củ hành cắt múi cau.
– Cho xà lách, ớt, cà chua, hành củ, rong biển vào đĩa, xếp tôm lên trên, rưới nước trộn vào, rắc vừng lên rồi trộn đều khi ăn.
(Hình ảnh 4)
2. Canh rong biển sườn non đậu
Nguyên liệu:
– Sườn non
– Rong biển
– Đậu hũ trắng
– Rau mùi, cà rốt, nấm hương, gừng, hành lá
Chế biến:
– Sườn non rửa sạch, chặt khúc vừa ăn
– Rong biển ngâm nước cho mềm rồi rửa sạch, để ráo
– Đậu hũ thái hình vuông mỏng. Gừng đập dập, hành lá thái xéo dài.
- Cho sườn vào đun nhỏ lửa và hớt bọt khoảng 20 phút cho chín mềm, thả gừng vào cho dậy mùi.
– Sau đó, cho rong biển, đậu hũ non, nấm hương, cà rốt vào đun thêm 1 phút. Nêm gia vị vừa ăn sau đó múc canh ra tô, răc tiêu, hành lá và rau mùi lên trên.
(hình ảnh 5)
3. Cơm cuộn rong biển Kimbap Hàn Quốc
Nguyên liệu:
– Lá rong biển khô
– Cà rốt cắt thành sợi dài. Luộc cà rốt khoảng 1 phút với nước đun sôi có chút muối.
– Trứng tráng và cắt thành sợi dài.
– Củ cải vàng cắt thành miếng dài, mỏng.
– Cơm dẻo.
– Hạt vừng.
– Tấm tre để cuộn (hoặc giấy nhôm).
– 2 thìa giấm.
– 1 thìa đường.
– 2 thìa dầu ăn.
Cách làm:
Bước 1: Trộn đều củ cải với giấm và đường để không bị hăng.
Bước 2: Trộn cơm với hạt vừng và một chút dầu ăn.
Bước 3: Trải tấm cuộn đan bằng tre ra mặt thớt sạch.
Trải lá rong biển lên trên, sau đó cho một lượng cơm vừa phải và dùng tay dàn đều cơm chiếm 2/3 lá rong biển. Tiếp theo, đặt 1 miếng cà rốt, 1 miếng củ cải, 1 ít trứng theo chiều ngang của tấm cuộn vào phần giữa cơm. Vừa giữ cho các nguyên liệu không bị xô lệch vừa dùng tay cuộn lại.
Bước 4: Dùng tay xoa một chút dầu ăn lên trên cuộn kimbap vừa hoàn thành.
Bước 5: Dùng dao cắt kimbap thành khoanh vừa miệng ăn.
Ngoài các nguyên liệu trên, bạn có thể bổ sung thêm dưa chuột vào phần rau rủ hay tôm, cá thịt, xúc xích, lạp sườn… để món ăn có thêm mùi vị hấp dẫn và giàu chất dinh dưỡng hơn.
(hình ảnh 6)
Nếu như bạn đang có nhu cầu mua rong biển, hãy liên hệ ngay đến Chợ Quê để sở hữu cho mình sản phẩm rong biển nguyên chất, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình với mức giá tốt nhất.
rong biển:
Chợ quê cung cấp các sản phẩm từ
– Rong biển khô NK Hàn Quốc
– Rong biển ăn liền Hàn Quốc
– Phổ tai Hàn Quốc
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỢ QUÊ VIỆT NAM
11 Ngõ 60 Nhân Hòa – Q.Thanh Xuân – Tp.Hà Nội
Ms.Lan: 0963.274.216
Ms.Thúy: 0915.434.189
243/32/7 Hoàng Diệu P.4 Quận 4 – Tp.HCM
385/5 Lê Văn Sỹ P.2 Quận Tân Bình TP.HCM
Ms.Phương: 0915.731.468
Ms.Hằng: 0984.845.724
, , , , ,
Bạn đang xem bài viết Món Ngon Từ Sam Biển trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!