Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ngon Khó Cưỡng Nơi Đất Cảng ⋆ Innotour.vn mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1, Sủi dìn Hải Phòng (bánh trôi tàu) – món ăn khó cưỡng
Một bát sủi dìn từ lâu đã quá quen thuộc với người dân miền cửa biển Hải Phòng. Nấu nước dùng từ mật mía sánh vàng đẹp mắt, dậy lên mùi cay ấm của gừng tươi rồi những viên sủi dìn nhỏ, tròn xoe đều nhau được người nấu khéo léo rắc trên đó là những hạt vừng thơm ngầy ngậy. Món ăn dân dã dễ làm bất giác như trở thành một hương vị ẩm thực nơi đây từ bao đời nay. Để rồi khi đi tìm nguồn gốc chính xác món bánh trôi tàu này có từ bao giờ thì người ta cũng chỉ lắc đầu cho qua.
2, Cách làm sủi dìn Hải Phòng đúng hương vị nhất
Để có nấu được những bát sủi dìn ngon như ý, đúng chuẩn chất Hải Phòng thì ngay từ khi chuẩn bị nguyên liệu thôi thì người đầu bếp cũng đã phải kỳ công chọn lựa rất kỹ càng.
Nguyên liệu chính để có thể làm nên sủi dìn rất đơn giản và dễ kiếm. Nếu như tinh ý ra thì nó lại hơi giống với bánh trôi nước của người Việt Nam ta. Nguyên liệu bao gồm bột nếp, vừng đen, dừa nạo, gừng tươi, đường thốt nốt hoặc mật mía.
Đáng lưu ý đó chính là loại gạo được chọn để làm vỏ bánh phải là loại nếp thơm (nếp cái hoa vàng). Hạt gạo phải to tròn, đều hạt, nhiều nơi cầu kỳ hơn một chút còn đặt hàng ở quê để có được mùi vị đúng nhất. Gạo nếp khi đã được phơi già hạt để khi đun lên bột bánh lúc này sẽ nở, dai và thơm hơn. Gạo nếp trước khi đem ra xay thành bột thì phải được vo, đãi kỹ được ngâm trong nước cùng chút muối trắng khoảng một ngày. Người làm thỉnh thoảng thay nước để tránh bị chua, sau đó mới được đem đi xay. Qủa thật sau quá nhiều công đoạn như nhào, hút ẩm… sẽ có thứ bột mềm để nặn bánh.
Xong bột bánh thì đến phần nhân bánh. Nhân của sủi dìn được làm từ vừng đen, lạc rang vừa tới thơm và phải giã nát. Lấy lạc trộn với cùi dừa nạo, đun nóng cùng một lượng nhỏ nước theo một tỉ lệ nhất định để có thể đảm bảo đủ độ bùi và béo ngầy ngậy của một bát sủi dìn (bánh trôi tàu) đậm chất Hải Phòng.
Khi đã nặn bánh xong từng mẻ sủi dìn sẽ được thả vào nồi nước đang sôi, chừng từ 5 – 7 phút bánh nổi lên thì vớt ra bát ăn cùng với nước dùng nóng đã nấu trước đó.
Một bát Sủi dìn Hải Phòng đạt chuẩn nó phải có cho mình vị đặc trưng riêng, thơm dậy mùi cay nồng của gừng tươi khi được giã nhỏ nấu với mật mía hoặc đường thốt nốt. Cái vẻ hấp dẫn của màu vàng cánh gián cứ như sóng sánh của nước dùng khi tưới lên sủi dìn trông rất bắt mắt và hấp dẫn biết bao. Bát sủi dìn như cứ gợi nhớ gợi thương người ăn.
Ngày nay để tăng tính hấp dẫn cho bát sủi dìn người ta đã nghĩ ra làm sủi dìn ngũ sắc thơm ngon.
3, Địa chỉ bán sủi dìn ngon ở Hải Phòng
Vào những ngày trở gió, du khách có dịp đến với Hải Phòng, đến với biển Đồ Sơn du khách cũng có thể dễ dàng bắt gặp sủi dìn tại các gánh hàng dong với những bát sủi dìn nghi ngút khói thơm ngon ở cổng chợ Ga, đền Nghè, đường Trần Phú, hoặc có bán ở các quán nhỏ trên đường Kỳ Đồng, Cầu Đất…
Du khách sẽ thật sự bị lôi cuốn kỳ lạ của thứ bánh dân dã này. Đó là những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm như đã hòa quyện với vị béo ngầy ngậy, bùi bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… Dường như tất cả những điều này tạo nên một phong vị riêng có trong thức quà quê giản dị rất Hải Phòng.
Tags:
Tags: Hải Phòng
7 Món Ăn Đặc Sản Tây Nguyên Hoang Dã Nhưng Khó Quên ⋆ Innotour.vn
1. Cá lăng sông Sêrêpốk
Đến Tây Nguyên, thưởng thức món cá lăng nướng than hồng hoặc lẩu cá lăng nấu lá giang,… được đánh bắt từ dòng sông Sêrêpôk, thịt cá không chỉ ngọt mà còn dai và thơm phức, thêm một ống cơm lam, một đĩa gà nướng là bữa ăn của đã mang đậm “chất” đại ngàn.
Đặc biệt, món cá lăng nướng thơm ngậy, vàng rộm được cuốn với rau sống, lát chuối xanh, khế, dứa, bún cuộn lại chấm nhẹ trong bát mắm đủ vị của tỏi, chanh, ớt đường pha vừa miệng. Tất cả hào quyện nơi đầu lưỡi thật khó cưỡng.
Không chỉ cầu kỳ trong khâu chế biến, món lẩu cá lăng được nấu với lá giang mọc trong rừng, lá có vị chua thanh, khi nấu với cá, nó làm thịt cá chắc và không còn mùi tanh của cá. Đến Tây Nguyên trong cái tiết trời se se lạnh, chầm chậm hít hà, húp những thìa nước dùng nóng hôi hổi để cảm nhận trước tiên vị thanh ngọt của món, rồi để hồn mình tan dần theo mỗi miếng cá thơm trong miệng, lâng lâng mùi mẻ quanh quẩn khắp chân răng mới thấy được cái tinh tuý trong thế giới ẩm thực của nơi đây.
Ngoài ra, cá lăng sông Sêrêpôk còn được chế biến thành nhiều món ăn khác như chả cá lăng, cá lăng om chuối, cá lăng kho tộ,…
2. Thịt nai
Với hương vị rất khác biệt, giản dị nhưng tinh tế bởi thế mà thịt nai Tây Nguyên luôn làm ấm lòng người thực khách bốn phương.
Thịt nai được chế biến thánh nhiều món theo sở thích của thực khách như nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô.
Món nai khô được xem là tiêu biểu nhất khi thịt nai được phi lê thành từng miếng mỏng, tẩm ướp muối, đường, bột ngọt, ớt hiểm đem phơi một nắng cho tới khi thịt có độ chín gần 70%. Khi ăn, nướng trên lửa than vừa chín đều, khô mặt và hơi rám cháy là ngon nhất. Nai một nắng nướng được chấm với ớt tương, nhưng độc đáo nhất khi chấm với muối ớt kiến vàng cho vị khá lạ và không kém phần hấp dẫn.
3. Bò nướng đá
Ẩm thực Tây Nguyên còn quyến rũ du khách bằng món bò nướng đá đậm đà thơm ngon khiến ai một lần thưởng thức thì không thể quên được. Món ăn này sở hữu hương vị cũng như cách nướng khá độc đáo, đem lại cho Tây Nguyên có những nét ẩm thực riêng biệt mà không nơi nào có.
Từng thớ thịt săn chắc, mềm được làm sạch, phi lê không quá dày rồi ướp với nhiều gia vị như đường, tỏi, hành tím, sả băm, vừng, muối trộn thật đều cùng một ít dầu ăn rồi đưa lên nướng trên đá. Việc nướng bằng đá giúp miếng thịt bò mềm, ngọt và thơm ngon hơn.
Khi mới đặt chân đến vùng cao nguyên đại ngàn, vào một buổi chiều thời tiết se lạnh, sẽ thật ấm lòng làm sao khi được thưởng thức những thớ thịt bò nướng đá dân dã mà thơm ngon.
4. Cơm lam
Cơm lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng bởi chắt lọc từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Món ăn này được hình thành từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người Tây Nguyên khi xưa. Ngày nay, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản làm say lòng du khách.
Để làm ra cơm lam, người ta đem ngâm gạo với một loại lá thơm qua đêm. Khi đem ra nướng, người ta cho gạo vào khoảng 2/3 ống nứa và cho nước suối vào. Để nút lại hai đầu, họ dùng lá chuối heo héo bịt lại ở hai đầu. Khi những ống nứa nổ tí tách bên lò than cũng là lúc những hạt gạo nở dần ra, bện lại với nhau thành khối kết dính chặt như nêm.
Trong ống cơm lam, người ta có thể cảm nhận đầy đủ vị ngọt thơm của gạo dẻo lẫn trong mùi nứa nướng nồng hương. Mặc dầu được làm từ loại gạo dẻo hoặc gạo nếp nhưng khi dùng cơm lam, người ăn không hề biết ngán và dù có kèm với những món ăn khác như gà nướng, bò nướng thì mùi cơm lam vẫn không thể lẫn vào đâu được.
5. Cà đắng
Tinh túy của khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo nên vị đắng rất riêng, đặc trưng của loại cà mọc hoang dại này để ngày nay, cà đắng trở thành một trong những nguyên liệu tạo ra món ngon đặc sản Tây Nguyên.
Quả cây cà đắng được dùng để chế biến nhiều món ăn như cà đắng giã, cà đắng kho cá khô, cá đắng nấu với lươn, ếch… Theo người Êđê ở Tây Nguyên, vị cay và đắng của cà đắng làm cho món ăn ngon, đồng thời có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
6. Gỏi lá
Nếu đã đến Tây Nguyên, đừng bỏ lỡ món gỏi lá hương vị đặc biệt và khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác này. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có.
Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Gỏi lá chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Ngoài cái đặc biệt của việc hơn 40 loại lá cây tham gia vào món ăn, nước chấm của gỏi lá được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Món ăn có hương vị khá lạ nhưng thực sự sẽ khó quên nếu đã ăn một lần.
7. Lẩu lá rừng
Với món lẩu lá rừng, dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn đã thấm vào từng chiếc lá. Có hơn 10 loại lá được dùng để chế biến món ăn này, phần lớn chúng được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Điều đó có thể khiến bạn lo sợ về độ an toàn của món ăn này, tuy nhiên, với những người con của núi rừng, họ luôn đủ kinh nghiệm để chọn cho mình những loại lá không gây độc cho cơ thể.
Thưởng thức kèm với thịt heo rừng hấp, hay những món ăn dân dã khác sẽ giúp bạn cảm nhận hết hương vị của vùng đất cao nguyên hoang sơ. Vị cay nồng của lá cây tươi, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị sẽ là thứ khiến bạn không bao giờ quên được khi đã một lần thưởng thức “lẩu” lá rừng.
Top 10 Món Ăn Đường Phố Sài Gòn Cho Ngày Hè Mát Lạnh ⋆ Innotour.vn
Sài Gòn nóng lắm. Tiết trời Sài Gòn quanh năm nóng ấm, được gọi ví von là thành phố không mùa đông. Sài Gòn ngày hè càng nóng, người ta chỉ muốn đi công viên, ngồi cà phê Bệt,… và đương nhiên là không thể thiếu những món ăn vặt mát lạnh. Nhân một ngày trời bắt đầy chuyển mình sang hè, Innotour tổng hợp và giới thiệu đến bạn top 10 món ăn đường phố Sài Gòn cho ngày hè mát lạnh không nên bỏ lỡ.
1. Bánh Flan
Bánh Flan là món bánh làm từ trứng gà và sữa tươi hay flan thập cẩm với phần bên ngoài là vỏ rau câu, bên trong là bánh flan. Phần rau câu bên ngoài gồm đủ vị như kiwi, sầu riêng, việt quất, trà xanh,… đầy hấp dẫn. Phần bánh Flan cũng khá đa dạng với các hương vị như bánh flan trứng sữa, flan phô mai, flan trà xanh, flan chocolate, flan sầu riêng,…
Ngày hè ở Sài Gòn, thực đơn ăn vặt chẳng thể thiếu chiếc bánh flan thơm béo, mềm mịn, chan ngập caramel, cà phê, phủ lên chút đá bào mát lạnh, vừa hấp dẫn, vừa rất bổ dưỡng cho sức khỏe, hơn nữa giá lại “hạt dẻ” vô cùng.
Sài Gòn có hẳn một con đường san sát hàng quán bán món flan thập cẩm là đường 20 Thước, Q.4 và số 223 Trần Bình Trọng, Q.5, mức giá dao động từ 5.000 – 10.000 đồng/cái.
2. Sữa chua dẻo
Sữa chua dẻo là món ăn vặt lý tưởng ngày hè ở Sài Gòn. Những miếng sữa chua đặc và dẻo quánh như kem, mát lạnh quyện thêm vị thơm bùi của ca cao, dâu, trái cây thập cẩm,… khiến ai cũng ao ước nhanh nhanh đến hè.
Sữa chua dẻo ngon nhất Sài Gòn nằm ở số 27, hẻm 419, Quận Tân Bình, gần CLB Lan Anh. Ngoài ra, một số địa chỉ cũng khá ngon như ở vỉa hè đường Nguyễn Công Trứ, ở đường Cách Mạng Tháng 8,… với mức giá tầm 15k-20k là ăn no nê, topping đầy ly rồi.
3. Trái cây tô
Nào là kiwi, dâu, mít, nhãn, thanh long, đu đủ, dưa gang,… mỗi thứ một chút đã khiến trái cây tô trở thành món ăn vặt ngày hè hấp dẫn giới trẻ Sài Gòn.
Quán trái cây tô thường có ở dọc đường Tô Hiến Thành, hay khu ăn vặt nổi tiếng trên đường Lý Tự Trọng với mức giá trung bình chỉ từ 20 đến 30 ngàn/ tô.
4. Sinh tố
Sinh tố là món được làm từ trái cây xay với đường, sữa, đá. Ở một số tiệm sinh tố ở Sài Gòn còn cho thêm một vài miếng trái cây xắt vào ly sinh tố khiến món ăn vặt này càng thêm hấp dẫn.
Sinh tố giá trung bình từ 20 ngàn, môt số tiệm nổi tiếng có thể kể đến như Sinh tố Five Boys ở Bùi Viện, sinh tố Lý Chính Thắng, sinh tố Ghế Đẩu ở Hoa Mai.
6. Sữa chua nếp cẩm
Chẳng cần ra Thủ đô xa xôi, Sài Gòn cũng có sữa chua nếp cẩm làm mưa làm gió đang được giới trẻ Sài Gòn thích mê. Sữa chua nếp cẩm là một hỗn hợp giữa xôi nếp than được làm từ loại nếp ngon nhất, sữa chua lên men và nước cốt dừa. Ấy vậy mà hương vị lại lạ miệng, khó quên.
7. Sương sáo sữa
Sương sáo được nấu từ cây sương sáo tươi có độ già khoảng 3 tháng, để nguội thành dạng thạch và ướp lạnh, khi ăn vị mát dịu sẽ lan tỏa rất đã miệng mà không cần dùng thêm đá.
Sương sáo sữa có ở đường Gia Phú, quận 6 với nhiều xe sương sáo sát nhau, đặc biệt ở xe của chú Hạnh nằm ở phía trước cổng trường THCS Phạm Đình Hổ với một chén sương sáo nước đường chỉ có giá 4.000 đồng, sương sáo sữa là 7.000 đồng.
8. Bingsu
Bingsu là món ăn vặt kết hợp trái cây trộn cùng nước sốt trái cây, đá bào và kem. Phổ biến có thể kể đến Bingsu chocolate, Bingsu trái cây, Bingsu trà xanh,… hoặc là Bingsu mix tất cả mọi thứ lại.
Muốn thưởng thức Bingsu ngon ở Sài Gòn phải đến Caffe Bene Vietnam đường Đồng Khởi, quận 1, TP HCM với Bingsu mát lạnh nhiều màu sắc hay Messages đường Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1, Hanuri đường Sư Vạn Hạnh, quận 10,…
9. Tàu hủ đá
Tàu hủ đá mềm tan trên đầu lưỡi, nước cốt dừa mát ngậy, bánh lọt thơm mùi lá dứa và trân châu giòn dai, ai mà không trông đến hè để thưởng thức chứ.
Tàu hũ đá góc ngã tư Trương Định – Lê Thánh Tôn, Quận 1 hay 68 Nguyễn Phúc Nguyên, P. 9, Quận 3 được đánh giá khá ngon, mức giá lại rẻ, dao động từ 7 – 15k.
10. Chè
Chè là món ăn ngày hè quen thuộc và vô cùng đa dạng ở Sài Gòn. Ngoài các món chè quen thuộc như chè Thái, chè Huế, chè Nam Bộ, … Sài Gòn còn đủ thứ món chè ngon mà có thể lần đầu bạn nghe qua như chè Đài Loan với thảo mộc thơm thơm, chè Campuchia chỉ có tại chợ Campuchia,… mỗi loại mỗi vị đầy hấp dẫn.
Ở Sài Gòn, giá một ly chè rất rẻ, chỉ 10 – 15k là đã mua được một ly tương đối chất lượng. Một số quán chè nổi tiếng có thể kể đến như chè 85, chè 75 Trần Huy Liệu, chè ma quận 5.
Lạ Miệng Với 2 Cách Chế Biến Món Tôm Hùm Đất Thơm Ngon Khó Cưỡng
Tôm hùm đất là loại tôm hùm có kích thước nhỏ, cỡ chỉ khoảng 3 ngón tay. Sở dĩ loài tôm này được gọi là tôm hùm là bởi nó có vẻ ngoài giống như con tôm hùm cùng với 2 chiếc càng lớn – một đặc điểm chỉ có ở những loại tôm hùm.
Bài viết hôm nay, Hải sản 29 sẽ hướng dẫn các bạn đổi vị cho bữa ăn gia đình với 2 cách chế biến món tôm hùm đất lạ miệng
Tôm hùm đất rang muối – cách chế biến món tôm hùm đất
1,5kg Chuẩn bị nguyên liệu: Tôm hùm đất; bột năng; xà lách xoong; cà chua; đầu hành lá; tỏi xay; ớt sừng; muối, hạt nêm, đường, tiêu xay, ngũ vị hương, ớt bột khô.
Cách chế biến món tôm hùm đất
– Bước 1: Dùng kéo cắt lưng tôm rồi rửa sạch và để ráo nước, lă tôm hùm đất qua bột năng rồi cho vào chảo dầu nóng chiên vàng.
– Bước 2: Cho 1,5 muỗng cà phê muối + 1,5 muỗng cà phê đường + 3,5 muỗng cà phê hạt nêm + 1 muỗng cà phê tiêu xay + 1 muỗng cà phê ớt bột + 1 muỗng cà phê ngũ vị hương vào bát to và trộn đều.
– Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo cho nóng rồi phi hành, tỏi băm nhuyễn cùng ớt sừng cắt hạt lựu vào cho thơm. Cho tiếp tôm hùm đất và gia vị vào xốc đều trên ngọn lửa lớn cho gia vị thấm đều vào tôm hùm đất là hoàn thiện món ăn.
Chuẩn bị nguyên liệu: Tôm hùm đất; Sốt Mayonnaise; Trái cây (lê đường, dưa hấu, thanh long cùng các gia vị khác
Cách chế biến món tôm hùm đất
– Bước 1: Tôm hùm đất rửa sạch, hấp sơ, sau đó tách phần đầu và thân riêng. Tiếp theo rạch phần thân dưới để lấy thịt ra. Cắt phần thịt tôm hùm đất thành từng miếng vuông rồi cho vào rổ.
– Bước 2: Trái cây tươi đem rửa sạch, gọt vỏ sau đó cũng cắt thành từng miếng vuông khoảng 1 cm.
– Bước 3: Cho thịt tôm hùm đất, trái cây đã cắt vào bát, cho sốt Mayonnaise vào và trộn đều tất cả sau đó nêm nếm gia vị vào sao cho vừa ăn.
– Bước 4: Cho hỗn hợp trên mang đi bỏ lò trong khoảng 10 phút sau đó mang ra thưởng thức.
Website: chúng tôi
HẢI SẢN 29: 103c9 Tô Hiệu, Q. Cầu Giấy
SĐT hỗ trợ: 0904133559
Bạn đang xem bài viết Món Ngon Khó Cưỡng Nơi Đất Cảng ⋆ Innotour.vn trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!