Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Ngày Đông Của Người Huế mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bò nhúng ớt là một trong số những món ăn đặc sản của vùng đất xứ Huế mà mỗi khi ghé qua, chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon, chua cay hấp dẫn, đặc trưng cho nét sống của người dân nơi đây. Cách làm bò nhúng ớt của người Huế rất đơn giản nhưng cần sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng khâu.
Ớt được xem là nguyên liệu chính của phần nước dùng, thịt bắp bò tươi cũng không kém phần quan trọng để cấu tạo nên món ăn ngon. Sau đó, được ăn kèm với khổ qua sống, mồng tơi, rau má và rau muống chẻ tươi ngon để cân bằng vị cay của ớt.
Mặc dù khi ăn món bò nhúng ớt cay đến xé lưỡi, bạn có lẽ phải khóc khi ăn món này đấy. Nhưng càng ăn mới cảm nhận được vị ngon, ngọt hấp dẫn của nó.
Nguyên liệu
1 kg thịt bò ngon (bắp bò)
1 chai tương ớt xí muội
2 quả cà chua
Gia vị: đường, bột nêm, dầu ăn, hành tỏi băm
Rau ăn kèm: rau đắng, khổ qua, rau má, rau muống chẻ
Cách chế biến:
– Gừng đập dập rồi băm nhỏ
– Rau muống nhặt bớt lá, rửa sạch rồi dùng dao sắc mỏng chẻ sợi nhỏ. Khổ qua bỏ ruột, thái lát mỏng.
– Các loại rau còn lại nhặt lá, ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
– Cà chua rửa sạch, thái múi cau rồi cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn, đổ ra chén nhỏ để riêng.
– Thịt bò sau khi mua về chúng ta bóp qua với rượu trắng pha gừng để cho sạch mùi hôi sau đó rửa sạch, rồi để cho ráo nước.
– Sau khi thịt bò đã ráo nước, bạn đặt lên thớt rồi thái dọc thớ thịt thành các lát mỏng để tránh khi ăn thịt bò bị dai.
– Tỏi, hành khô bóc vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ.
– Bắc chảo lên bếp sau đó cho dầu ăn vào, khi dầu nóng già cho hành tỏi vào phi lên cho thơm, sau đó cho cà chua đã xay mịn vào quấy đều, tiếp theo đổ nước vào đến khi hỗn hợp sôi thì cho tương ớt xí muội vào và tiếp tục đun cho tới khi hỗn hợp sền sệt lại thì thôi.
– Cho lên bếp ga nhỏ để lửa nhỏ để nước lẩu lúc nào cũng nóng. Sau đó mang rau và thịt bò đã chuẩn bị mang ra bàn và thưởng thức thôi.
– Lẩu bò nhúng ớt ngon nhất khi ăn cùng khổ qua và rau đắng, đây là 2 loại rau cơ bản nhất. Ngoài 2 loại rau này có thể thêm các loại rau khác tùy thích.
– Nước lẩu nên nấu càng cay càng tốt, vì món này ngon hơn khi ăn cay.
– Nếu ăn kèm với bún thì nấu nước lẩu mặn một chút, còn ăn riêng thì chỉ cần nêm nếm vừa ăn.
Món lẩu bò nhúng ớt với vị cay nồng chủ đạo là món ăn mang đậm hương vị ẩm thực miền Trung. Đây là món ăn dành cho những người thích ăn cay và đắng, muốn thưởng thức một món ăn với hương vị đặc biệt, độc đáo. Bò nhúng ớt có công thức dễ làm nên có thể đem vào các bữa họp mặt bạn bè, gia đình.
#Kinhdoamthuc #FestivalHue
Hướng Dẫn Cách Làm Dưa Món Củ Kiệu Ngày Tết Của Người Huế
Một trong những món ăn không thể thiếu ngày tết đó là món củ kiệu, mứt, hạt dưa, bánh chân, thịt ngâm muối,… thì củ kiệu là một trong những món khá dễ làm và cực kì tiết kiệm chi phí nhưng lại có một vị ngon kì lạ mà không thể thiếu nó trong ngày tết. Với bài viết hướng dẫn cách làm dưa món củ kiệu ngày tết của người Huế này chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm một bí kíp nấu món ăn ngày tết cực kì ngon để mời khách và người thân trong những ngày tết ấm áp sắp tới.
Cách 1: Hướng dẫn cách làm dưa món củ kiệu ngày tết
Món dưa kiệu có rất nhiều phương pháp để lên men, nhưng ở cách này mời các bạn thử cách lên men bằng đường, đây là một cách lên men tự nhiên mà không cần dùng tới giấm như thông thường.
– 1 kg kiệu (Kiệu không to được to quá ăn mất ngon, chỉ nên vừa và hơi nhỏ)
– 2 muỗng canh muối hột
– 1 muỗng cà phê phèn chua
Bước 1: Đầu tiên bạn cần ngâm kiệu trong nước có pha muối (muối hột) tầm 10 tới 12 tiếng. Nên ngâm qua đêm từ 9h tới tới 9 sáng hôm sau là đẹp.
Bước 2: Vớt kiệu ra, ngâm với nước pha phèn vừa ngập cả rỗ kiệu (khoảng 1 lóng tay phèn chua) rồi đem ra phơi nắng, khi nào thấy nước nóng lên thì đem vào xả lại, ngâm phèn tiếp rồi lại đem ra phơi nắng, làm vài lần đến khi thấy kiệu trắng ra. Sau đó trải kiệu ra mặt khay, phơi 1 lần nắng cho khô
Bước 3: Cắt hết rễ, ngọn, lột sạch võ bên ngoài, cận thận đừng cắt phải phần thịt, rửa sạch bụi, để ráo thêm lần nữa.
Bước 4: Tiếp theo là rửa kiệu qua 1 chén giấm rồi vớt ra, rửa lần lượt cho đến khi hết kiệu trong rỗ. Rồi cho tất cả kiệu đã rữa qua giấm vào một thâu lớn, ướp với đường , ướp theo kiểu cứ 1 lớp kiệu lại rải 1 lớp đường. Ướp tầm 2 ngày kiệu tự động lên men, lúc đó thì đường đã tan hết.
Bước 5: Tới lúc này thì sắp kiệu vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa. Chờ thêm 2 tuần nữa thì kiệu sẽ tự chua và ăn được. Cách này có nhược điểm là tốn thời gian nhưng bù lại là để được lâu hơn.
Cách 2: Hướng dẫn cách làm dưa món củ kiệu ngày tết
B1: Đầu tiên, bạn phải lựa những củ kiệu quế không được lớn quá, chỉ chọn những củ kiệu vừa để làm dưa mau chua, ăn thơm và giòn. Cắt hết phần rễ, lá, rữa qua nước lạnh để sạch bùn đất và để ráo kiệu
B2: Cho kiệu vào thâu nước mối (muối hột) ngâm khoảng 1 đêm, hôm sau lấy ra xả sạch với nước, dùn tay chà sạch để cho kiệu tróc bớt lớp vỏ đen bên ngoài, vừa lộ lớp trắng bên trong là được, rồi dùng dao cắt sát gốc kiệu, nhớ cẩn thận đừng gót sát quá chạm phải phần thịt kiệu khi ngâm sẽ bị úng.
B3: Tiếp theo, ngâm kiệu vào thâu nước lạnh và phèn chua (phèn 1 lóng tay) rồi đem phơi nắng. Phơi tầm 4 tiếng, lúc đó nước ngâm kiệu đã hơi nóng, thì đem vào xả với nước lạnh, làm như thế 2 lần trong 2 ngày. Khi thấy kiệu trắng thì đẹp
B4: Xả kiệu với nước lần them 5 tới 7 lần nữa cho sạch, để ráo, lần này không phơi nắng nữa.
Nấu hỗn hợp sau: ½ lít giấm chua + 50 gram muối bọt + ½ kg đường, khi hỗn hợp này nguội thì đổ vào thâu chứa 2kg kiệu, đổ vừa ngập kiệu. Chờ trong vòng 1 tuần là dùng được. Nếu muốn để lâu hơn thì cho vào ngăn lạnh.
Cách này thì được ăn nhanh hơn nhưng bù lại để không được lâu hơn cách 1.
Củ kiệu là một trong những món ngon ngày tết mà hầu như nhà nào cũng có 1 tới 2 thẩu nhỏ để ăn với bánh chân, bánh tét ngày Tết. Đây là một trong những món không thể thiếu trong ngày tết, vì thế chẳng ngại ngùng gì mà không thử làm cho mình 1 thẫu kiệu đúng bài theo bài viết hướng dẫn cách làm dưa món củ kiệu ngày tết của người Huế. Hôm sau mình sẽ viết bài về món dưa món, một trong nhưng món đi đôi với món củ kiệu này mà hầu như 9/10 nhà ở huế điều có chuẩn bị cho những ngày tết sum họp bên gia đình.
5 Cách Nấu Bún Bò Huế Ngon Chuẩn Vị Của Người Huế, Bún Bò Huế Giò Heo Ngon Và Đơn Giản Nhất
Sinh ra trên mảnh đất miền Trung, có thể nói không thể nào không biết đến món bún bò Huế. Cách nấu bún bò Huế ngon chuẩn vị người Huế đã quá quen thuộc và trở thành đặc sản của xứ Huế. Dù đi đâu hay làm gì, nghĩ ngay đến món bún bò Huế là mỗi người chắc hẳn sẽ cảm thấy lâng lâng khó tả. Bún bò có nhiều loại, bạn có thể ăn tái, ăn bún bò gân hay bún bò nấu với giò heo đều rất ngon.
Bún bò Huế – món ăn Việt Nam nổi tiếng Thế Giới
Nghe tên thôi các bạn cũng đã biết được món bún của mình sẽ được làm từ nguyên liệu gì. Đúng vậy, nguyên liệu chính sẽ gồm thịt bò, giò heo và bún là không thể thiếu nha. Muốn có một tô bún ngon thì điều không thể thiếu chính là vị đậm đà của nước dùng.
Nguyên liệu nấu bún bò Huế giò heo
Sơ chế thịt nấu bún bò Huế
Thịt bò (bắp bò, nạm bò, gân bò) và thịt giò heo rửa sạch, ướp cùng hành tím, tỏi, gừng xay nhuyễn. Để món bún bò đúng vị Huế, người nấu nêm nếm một chút mắm ruốc và đường cho đậm đà. Ướp hỗn hợp trên trong 1 giờ cho thấm gia vị rồi lấy thịt ra bó.
Bó thịt nghe có vẻ lạ tai, nhưng kỳ thực người Huế dùng phương pháp này giúp thịt ít bị co lại khi chín. Trong nồi nước luộc, đừng quên cho 1 vài nhánh sả. Hương sả thanh mát hòa quyện với mùi mắm ruốc tạo nên hương thơm đậm đà đặc trưng cho nồi nước dùng. Vì thịt heo nhanh chín hơn, người nấu phải nhanh tay vớt ra trước, để ráo.
Cách nấu bún bò Huế giò heo tại nhà
– Giò heo chặt miếng to, bắp bò rửa sạch, để ráo. Sau đó, cho cả 2 vào nồi cùng 1.5 lít nước, đun sôi. Khi nước sôi, vớt giò heo và bắp bò ra, để ráo, đổ phần nước đã luộc đi.
– Bắp chuối bào, rau muống bào sợi, giá đỗ nhặt, rửa sạch, để ráo qua một bên. Sả đập dập, cắt khúc. Hành tím bóc vỏ, đập dập.
– Sau khi chuẩn bị khâu sơ chế xong, bạn cho giò heo, bắp bò, sả, hành tím lại vào nồi, đổ 2 lít nước vào, nấu sôi.
– Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa dần dần, đun liu riu khoảng 30 phút cho bắp bò, chân giò mềm. Đợi một chút thì vớt bắp bò ra để riêng, tiếp tục nấu chân giò.
– Cho gói gia vị nấu bún bò Huế vào, khuấy đều cho tan hoàn toàn. Tiếp tục cho hành tây cắt khúc vào. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường trắng, 1 muỗng cà phê bột ngọt cho vừa ăn, nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.
– Phần nước dùng đã hoàn thành. Bạn chuẩn bị một cái tô vừa ăn. Cắt mỏng bắp bò, chả lụa ra thành miếng vừa ăn. Cho sợi bún vào tô, thêm bắp bò, chả lụa vào, nước dùng.
Bún bò này ăn kèm với giá đỗ, bắp chuối, rau muống, rau sống các loại thì đúng vị luôn. Mùi thơm ngào ngạt hấp dẫn, nước dùng thơm ngon. Đảm bảo gia đình bạn sẽ có một bữa sáng ấm bụng.
Trang trí & bày biện tô bún bò Huế
Cần chuẩn bị ít rau thơm để ăn kèm tô bún nóng hổi: rau răm, hành, ngò và hành tây thái mỏng. Thịt lợn cắt lát mỏng, bún trần qua nước sôi để tạo độ mềm cho sợi bún.
Xếp thịt, bún, rau thơm, thịt, giò lụa, tiết lợn… lên rồi chan nước dùng nóng hổi. Nên để chén ớt chưng bên cạnh, ai ăn cay thì bỏ thêm vào.
Tuy hơi cầu kỳ để chuẩn bị, nhưng tô bún bò Huế dậy mùi mắm ruốc nóng hổi chắc chắn sẽ làm nức lòng cả nhà đấy!
2. Cách nấu bún bò Huế với gân bò, bắp bò chuẩn vị xứ Huế miền Trung
– Hầm xương cùng bắp bò, gân bò bằng một nồi nước khác. Nấu lửa lớn đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa để ninh xương và bò cho mềm, thỉnh thoảng nhớ hớt bọt cho nước trong. Gân và bắp bò đã chín mềm vớt ra. Gân heo cắt miếng dày 1cm, bắp bò cắt lát 0,3cm.
– Hành lá rửa sạch, giữ nguyên phần đầu hành và cắt nhỏ phần còn lại. Ớt trái cắt lát, hành tây cắt mỏng theo khoanh tròn.
– Sả lấy phần đầu, đập dập. Da heo luộc mềm, cắt miếng vừa ăn. Tiết heo đã đông cắt lát dày 0.5cm.
– Phần nước hầm đun lại cho sôi rồi cho sã đập dập cùng phần đầu hành vào. Nêm thêm 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt cho vừa miệng.
– Cho bún vào bát, xếp thịt bắp bò, gân bò, tiết heo cùng da heo lên trên. Cho nước dùng vào bát qua một rây lọc nhỏ để đảm bảo nước trong, cuối cùng rải hành lá, hành tây và ớt lên trên cùng. Mùi vị thơm ngon đến nức mũi rồi đấy, cùng chiêu đãi người thân thôi.
3. Cách nấu bún bò Huế tái nạm với xương heo nước lèo đậm vị đúng chất Huế
Nguyên liệu nấu bún bò tái Hướng dẫn nấu bún bò tái tại nhà
– Hành tím, tỏi lột vỏ bằm nhỏ. Sả lấy gốc cắt mỏng rồi bằm nhỏ. Cho dầu vô chảo cho hành tỏi, sả vô phi thơm, tắt bếp rồi cho ớt bột vô lấy màu.
– Rửa xương với nước muối cho thiệt sạch, luộc sơ qua rồi thay nước. Nấu xương nhỏ lửa, lấy thân cây sả cho vô nấu cho thơm. Nêm muối, đường, hạt nêm vừa ăn. Cho dầu đã khử màu vô.
– Thịt bò cắt thiệt mỏng. Cho bún vô tô, cho thịt bò vô vá múc, nước trụng thịt cho vô tô. Rồi múc thêm nước cho đầy tô. Cho thêm chút hành ngò, ớt lên trên, ăn nóng.
4. Cách nấu bún bò Huế bằng viên gia vị có sẵn
Bún bò là món ăn dân dã nhưng không phải dễ nấu, nguyên nhân là bởi rất khó để có thể nấu được hương vị bún bò đúng chuẩn. Massageishealthy sẽ mách bạn bí kíp nấu bún bò cực dễ dàng và ngon hết sẩy với viên gia vị tẩm ướp chiết xuất từ bò.
Giới thiệu các viên gia vị chiết xuất từ bò
Viên gia vị chiết xuất từ bò được sản xuất bởi các Công ty thực phẩm lớn và uy tín như Thiên Thành, Việt Hương, Việt Khanh, đặc biệt là Nosa Food với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, hiện đại, với nguyên liệu, thành phần được lựa chọn kỹ, mang đến hương vị bún bò đúng chuẩn.
Viên gia vị không chứa đường hóa học, chất tạo màu, tạo ngọt, rất an toàn cho người dùng. Đặc biệt, viên gia vị chiết xuất từ bò rất dễ tìm thấy tại các cửa hàng, siêu thị với giá không thể phải chăng hơn, chỉ dao động khoảng 10.000 đồng.
Nguyên liệu cho 6 người ăn
1 hộp gia vị Bún bò Huế Chà Và (6 viên)
2kg bún
600g bắp bò
500g giò heo
Chả cua, huyết luộc
Các loại rau ăn kèm như: giá, rau thơm, bắp chuối và rau muống bào, chanh, ớt,…
Cách thực hiện
Bước 1: Nấu 1 nồi nước sôi rồi cho bắp bò, giò heo vào trụng sơ sau đó đem rửa lại với nước. Thịt bò bắp bò cắt lát vừa ăn.
Bước 2: Đun sôi 3 lít nước rồi thả 6 viên gia vị vào nấu cho tan hết, nêm nếm và cân chỉnh lại cho vừa khẩu vị.
Bước 3: Cho giò heo, huyết, chả cua vào nấu cùng cho đến khi huyết và chả nổi lên trên mặt là xong.
Bước 4: Cho bún vào tô, gắp lên vài lát thịt bò, huyết, chả cua rồi chan nước dùng vào. Dọn ra bàn ăn kèm với các loại rau, chanh ớt.
5. Cách nấu Bún bò Huế giò heo công thức nước lèo đậm chất miền Trung
Trong số những món ăn đặc trưng của Việt Nam được cả Thế Giới biết đến thì bún bò Huế luôn có một vị trí nhất định, kể cả là đối với những người Việt Nam. Có thể nói không một nơi nào có thể làm ra hương vị tuyệt vời của món ăn này ngoài đất nước chúng ta bởi sự tinh tế đến từ cách pha trộn hương vị chuẩn xác tuyệt đối.
Nguyên liệu nấu bún bò Huế tại nhà
2kg xương ống heo
700 gram thịt bắp bò
700 gram bắp giò heo
20 gram chả lá
3 kg bún
100ml mắm ruốc
100 gram ớt bột
Gừng, sả cây, thơm, hành tây, tỏi, ớt, rau răm, hành tím
Rau muống, bắp chuối, giá đỗ
Muối, hạt tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, nước tương
– Bước 2: Sả đem bóc vỏ, rửa sạch, để lại 2 cây sả, còn lại bó cho vào nồi hầm cho cách làm bún bò dậy mùi. Thơm hành tây, hành tím cắt nhỏ. Tỏi băm nhuyễn. Rau răm rửa sạch cắt nhỏ. Ớt bột cho vào nước cho nở. Mắm ruốc thêm chút nước loãng rồi khuấy đều. Chả lá cắt miếng vừa ăn.
– Bước 3: Tiếp đến thịt bắp bò và giò heo bạn đem rửa sạch, lấy dây bó tròn. Đun một nồi nước, cho ít muối và sả, gừng rồi đun sôi. Chần thịt bắp bò và giò heo với nước sôi rồi cho vào thau nước lạnh.
– Bước 4: Bạn vớt thịt bắp bò và giò heo ra thịt bò bạn cắt miếng vừa, hơi dày một chút để tý bỏ vào nồi hầm, thịt bò sẽ teo lại. Giò heo chặt thành miếng vừa ăn.
– Bước 5: Kế đến bạn ướp thịt bắp bò với gia vị cho thấm. Để cho cách làm bún bò chuẩn vị thì bạn cho ít tiêu, tỏi băm, mắm, hạt nêm, ít dầu ăn và tương cho thịt bò mềm. Trộn đều rồi rắc thêm hành tím giã nhuyễn vào ướp cho thịt bò thơm.
– Bước 6: Bạn cho thịt bò đã ướp vào nồi hầm 5 phút, sau đó cho giò heo vào nồi vì bò lâu chín hơn. Nước hầm sôi, đổ phần nước mắm ruốc vào nồi. Lúc này bạn bỏ nguyên bó sả vào nồi để đậm đà hương vị cho cách làm bún bò.
– Bước 7: Tiếp theo bạn đặt chảo lên bếp, cho hành tím vào phi thơm, sau đó cho nước ớt bột sau khi nở vào, khuấy đều đến khi nước đặc sền sệt thì tắt bếp. Đổ nước sa tế vào nồi hầm để làm màu cho nước dùng của cách làm bún bò thêm đẹp. Bạn cho phần chả lá vào nồi nước hầm.
Món Canh Giải Nhiệt Ngày Hè Của Người Dân Xứ Quảng
Món canh giải nhiệt ngày hè của người dân Xứ Quảng
Hàng năm cứ vào dịp hè, khi mặt trời vừa ló dạng, những chú ve sầu núp dưới các tán cây mít, bụi thơm ở vườn quê kêu râm ran. Đây cũng là lúc những trái cây trong vườn chín mọng.
Tour du lịch hè tại biển đảo Lý Sơn
Trong thanh âm vui nhộn, hòa cùng mùi thơm của mít chín, của thơm nếp, những người mẹ quê sau khi làm đồng trở về thường thong thả ra vườn lấy mo cau quạt cho ráo mồ hôi, rồi tiện thể bẻ thơm, hái mít chế biến món ăn cho cả nhà.
Mùa này, chúng tôi vẫn thích nhất là món cá chuồn nấu canh thơm, bỏ lá ngò tàu, ngổ điếc. Món ăn chỉ đơn giản, nhưng gói ghém cả tình yêu thương và sự sắp đặt thời gian chặt chẽ của người mẹ quê…
Để có nồi canh chua đậm đà hương vị của biển, của núi rừng không khó chút nào. Tất cả các nguyên liệu đều có sẵn trong vườn, chỉ trừ cá. Vì vậy, trước khi đi làm đồng các mẹ thường đến chợ quê thật sớm để chọn mua những con cá còn tươi nguyên từ biển ngang mang về.
Các mẹ tha hồ chọn những con cá bụng căng đầy trứng. Với các mẹ muốn nồi canh chua ngon, ngọt, giải nhiệt tốt trong mùa hè thì trước hết con cá phải tươi, nếu cá có trứng thì càng tốt. Để khi nấu lên thịt cá phải trắng, dai. Khi đưa vào miệng, người ăn phải cảm nhận được vị béo, mùi thơm của cá.
Sau khi làm sạch cá, các mẹ gia vị để sẵn, rồi ra vườn chọn trái thơm vừa mới chín tới gọt vỏ, lấy mắt thơm rồi băm nhỏ để một góc. Nguyên liệu nấu nồi canh đã chuẩn bị sẵn, mẹ bắt đầu nhóm bếp, đun nước sôi rồi lần lượt thả cá. Chờ cá chín thì cho thơm vào, rồi ra sân giếng trước nhà hái lá ngò tàu, ngổ điếc, tiện tay hái luôn vài trái ớt đem rửa sạch, rồi cho vào nồi canh vừa mới chín tới, để tăng thêm mùi vị.
Các mẹ chỉ cần thêm tí đường, tí nước mắm ngon, vài hạt muối, ít bột ngọt là có nồi canh chua đậm đà, mang màu sắc của thơm, màu vàng của nghệ, màu xanh của lá thơm trông thật bắt mắt. Mùa hè trời nắng nóng, sau những buổi học về mồ hôi đầm đìa, bữa cơm chỉ cần có nồi canh chua của mẹ như thế là cảm giác nóng nực như tan đi.
Những bữa cơm như thế gieo vào lòng trẻ thơ chúng tôi cho đến khi lớn lên. Bây giờ, dù mỗi đứa ở phương trời xa, nhưng nghe tiếng ve sầu râm ran gọi hè là chúng tôi lại nhớ đến khu vườn xưa, nhớ nồi canh chua của mẹ. Nhớ những năm tháng mẹ tất bật, toan tính từng miếng ăn, để có những bữa cơm đầm ấm, ngon miệng cho cả gia đình.
Vậy khi đến với đảo Lý Sơn- Quảng Ngãi du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon như: Cua huỳnh đế, cá tà ma, ốc xà cừ, gỏi tỏi…mà ngoài ra du khách còn được thưởng thức những món ăn dân dã mang đậm hương vị của xứ Quảng.
nguồn tin: baoquangngai.vn
Bạn đang xem bài viết Món Ăn Ngày Đông Của Người Huế trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!