Cập nhật thông tin chi tiết về Lươn Nấu Gì Cho Bé Ăn Dặm Tăng Cân Hiệu Quả mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Trẻ mấy tháng tuổi có thể ăn thịt lươn?
Nhiều mẹ muốn bổ sung thịt lươn vào thực đơn ăn dặm của bé nhưng còn băn khoăn không biết trẻ bao nhiêu tháng thì mới có thể ăn thịt lươn. Thông thường trẻ 6 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé ăn, mẹ nên nấu chín kỹ, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy, tùy theo khả năng ăn thô của trẻ mà mẹ xay nhuyễn hoặc rây nhỏ.
2. Cách chọn mua và sơ chế thịt lươn.
Nên chọn mua lươn có da màu vàng, đuôi dài, đây là lươn đồng tự nhiên chắc thịt, thơm và ngon. Lươn nuôi thường có da màu đen, chất lượng thịt không ngon bằng.
Chọn lươn có kích thước không quá lớn hoặc quá nhỏ, tầm 1kg-1kg5 là ăn ngon.
Cần tránh mua lươn bị ươn, nên chọn mua lươn còn sống. Vì trong thịt lươn ươn có độc tố Histamine có hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Khi mua lươn về, trước tiên cần làm sạch nhớt bên ngoài da lươn, các mẹ có thể dùng muối với nước cốt chanh, nước vo gạo hoặc tro bếp.
Dùng tay tuốt nhiều lần bên ngoài lớp da đến khi không còn nhớt nữa.
Tiếp theo dùng kéo mổ bụng lươn loại bỏ hết phần ruột, dùng muối chà xát bên trong để khử mùi tanh.
Môi trường sống của lươn thường là bờ ruộng, bờ ao, mương nên trong thịt lươn thường chứa ấu trùng kí sinh, loại ấu trùng này chịu được nhiệt độ cao, nên mẹ không nên xào sơ mà phải nấu chín kỹ để làm sạch ấu trùng.
3. Lươn nấu món gì cho bé ăn dặm để thơm ngon, bổ dưỡng gấp bội
3.1. Cháo lươn cải bó xôi giàu vitamin và khoáng chất
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Gạo vo sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu đến khi cháo nhừ.
Lươn đã sơ chế sạch, luộc với gừng để khử mùi tanh. Lươn chín bóc bỏ phần da (nếu trẻ còn nhỏ) và xương, lấy phần thịt, dùng thìa nghiền nhuyễn.
Cải bó xôi rửa sạch, cắt nhuyễn.
Bắc chảo lên bếp, cho 1 ít dầu ăn vào phi thơm tỏi, tiếp tục cho lươn vào xào.
Sau khi cháo chín, cho cải bó xôi vào nấu nhanh vì cải bó xôi rất mềm, cho thịt lươn vào trộn đều, nhắc xuống.
Múc cháo ra bát, để nguội bớt cho bé ăn khi còn ấm.
3.2. Cháo lươn khoai môn, đậu xanh tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
3.3. Cháo lươn bí đỏ hạt sen tốt cho hệ thần kinh của trẻ
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
3.4. Cháo lươn khoai lang tím tốt cho tim mạch
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
3.5. Cháo yến mạch, lươn, cà rốt giàu chất xơ và vitamin A
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
3.6. Lươn rim nghệ cho bé tập ăn cơm
Nguyên liệu:
300g lươn
100g nghệ tươi
Dầu ăn, nước mắm và bột nêm dành cho bé.
Cách thực hiện:
Dùng dao thật bén lấy phần xương lươn ra ngoài sao cho thật khéo, phi lê lươn cắt khúc khoảng 2-3cm.
Nghệ tươi mua về, cạo vỏ và rửa sạch. Giã nhuyễn vắt lấy nước để ướp lươn khoảng 10 phút.
Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu sau đó cho hành băm vào phi thơm, tiếp theo cho thịt lươn đã ướp nghệ vào xào, khi thịt săn lại, đổ luôn phần nước cốt nghệ vào và vặn nhỏ lửa, đun đến khi thịt lươn chín và mềm. Nêm 1 ít nước mắm và bột nêm dành cho bé, để tăng vị ngon.
3.7. Cách làm ruốc lươn cho bé ăn dặm
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Lươn đã làm sạch, đem hấp cách thủy cùng với gừng đập dập. Lươn chín vớt ra để nguội. Tách lấy phần thịt lươn, sau đó đem đi giã hoặc dùng máy xay nhuyễn.
Cho dầu và hành tím vào chảo phi thơm, cho ruốc lươn vào đảo đều để lửa vừa, đến khi sợi ruốt bắt đầu khô lại thì vặn nhỏ lửa.
Nêm nước nắm, hạt nêm dành cho bé cho vừa ăn. Đảo đến khi ruốc khô, bông mịn là được.
Món ăn từ lươn có hàm lượng đạm cao, cao hơn cả tôm và cua. Vì vậy mẹ chỉ nên cho bé ăn 2 bữa/tuần là tốt nhất, không nên cho trẻ ăn quá thường xuyên vì khi bổ sung quá nhiều đạm trẻ không dung nạp hết sẽ gây tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
Mong rằng bài viết “Lươn nấu gì cho trẻ ăn dặm tăng cân hiệu quả” giúp các mẹ lựa chọn được món ngon, hợp khẩu vị của bé, để bé tròn trĩnh mẹ thêm vui.
Cách Nấu Cháo Lươn Khoai Tây Cho Bé Ăn Dặm Mau Tăng Cân
Các mẹ có biết rằng cháo lươn khoai tây là món ăn giúp trẻ có thể mau tăng cân, đồng thời kích thích não bộ phát triển. Món cháo này vừa bổ dưỡng lại cực kỳ dễ chế biến đấy.
Tác dụng của cháo lươn khoai tây cho bé ăn dặm
Theo bảng đánh giá thành phần dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn là 18,7g đạm, 0,9g chất béo, 150mg chất lân, 39mg chất can xi, 1,6mg chất sắt và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Lươn cũng được đánh giá ở vị trí thứ 5 trong các loại thực phẩm giàu vitamin A (sau các loại gan gà, lợn, bò, vịt). Bởi vật mẹ nên bổ sung các món ăn dặm được chế biến từ thịt lươn để giúp trẻ khỏe mạnh, mau tăng cân.
Cách nấu cháo lươn khoai tây
200g lươn
100g gạo
100g khoai tây đã được thái nhỏ
1 thìa cafe hành tím
Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu
Kinh nghiệm chọn lươn ngon: Lươn ngon là lươn to và dài vừa phải, lưng đen, bụng vàng ánh. Loại này là lươn đồng, thịt thơm, ngon không phải lươn nuôi, thịt bở, tanh. Không nên ham những con to quá bởi thịt sẽ bở, không ngon.
Kinh nghiệm chọn khoai tây ngon: Củ khoai cũng nên trơn láng chứ không lồi lõm, gồ ghề thì mới ngon và chất lượng.Tránh mua khoai tây có phần vỏ có trầy xước dù chỉ đôi chút bởi vết trầy xước tuy có nhỏ nhưng vẫn ảnh hưởng đến chất lượng bên trong củ khoai. Không chọn những củ có chấm hay có nốt, bị sâu, mắt màu đen hoặc bị thối, chảy nước.
Quan trọng nhất là bạn phải quan sát xem củ khoai có bị mọc mầm hay không. Nếu khoai đã mọc mầm thì tuyệt đối không nên chọn. Vì khoai mọc mầm đều chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Những củ khoai tây da đang chuyển sang màu xanh rất độc hại nếu chúng ta đem chế biến thành các món ăn. Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy, không nên chế biến những phần củ có màu xanh.
Tiếp theo, bạn cầm củ khoai và ấn vào thử. Nếu củ khoai cứng chắc thì là khoai tươi và ngon. Khoai này mua về sẽ bảo quản được lâu và giữ trọn dinh dưỡng hơn. Tránh chọn những củ da nhăn nheo, bóp thấy hơi mềm. Đây là những củ đã để lâu và bị héo. Những củ như thế ăn sẽ không còn nhiều dinh dưỡng, không ngọt.
Bước 1: Đem gạo vo thật sạch. Cho gạo và khoai tây đã được gọt vỏ vào nấu đến khi chín nhừ.
Bước 2: Bóp lươn với muối để hết nhớt, sau đó cho lươn vào nồi hấp chín. Sau khi lươn chín, bạn vớt ra, lóc bỏ xương lấy thịt, thái miếng nhỏ, ướp 1 thìa café hạt nêm.
Bước 3: Phi thơm hành tím với một thìa dầu ăn, cho thịt lươn vào xào cho tới khi săn và thơm.
Bước 4: Cho lươn vào nồi cháo, trộn đều, thêm một thìa hạt nêm và 2 thìa cafe nước mắm cho vừa.
Bước 5: Đổ cháo ra bát, rắc ít hành lá và tiêu để món cháo thêm hấp dẫn.
Món cháo lươn khoai tây cực kỳ đơn giản và dễ làm, từ nguyên liệu lươn, mẹ cũng có thể học cách chế biến nhiều món cháo khác để thay đổi khẩu vị của con, giúp con ngon miệng và không bị ngán.
Đừng bỏ lỡ:Cách nấu cháo lươn khoai lang giúp con thêm thông minhCách nấu cháo lươn bông cải xanh đơn giản mà bổ dưỡngCách nấu cháo lươn bí xanh khiến trẻ thích mê
Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn dặm cháo lươn khoai tây?
Cháo lươn với khoai tây quả thật là một món ăn giàu giá trị dinh dưỡng. Nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách nó có thể gây hại cho trẻ:
Nguy cơ dẫn đến ngộ độc cấp tính: Solanine là tên của một loại độc tố, có nhiều ở vỏ khoai tây. Với một lượng nhỏ Solanine thì sẽ không gây ra vấn đề gì, nhưng với một lượng lớn Solanine đi vào trong cơ thể thì sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính. Bởi vậy các mẹ hãy nhớ rằng cần gọt sạch vỏ khoai tây khi chế biến món cháo này.
Thịt lươn cực kỳ giàu Vitamin A, nếu mẹ thường xuyên cho trẻ ăn nhiều món được chế biến từ lươn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm da sần dạng vảy cá ở trẻ, trẻ gặp khó khăn trong việc tăng cân, tăng chảy máu và đau xương, kìm hãm sự phát triển xương làm trẻ chậm lớn…
Cách Nấu Cháo Lươn Đậu Xanh Thật Ngon Cho Bé Ăn Dặm Tăng Cân Vù Vù
Làm sạch lươn
Ở mình lươn có đặc điểm là bám rất nhiều chất nhờn. Khi sơ chế nếu bạn không làm sạch sẽ khiến cho món ăn có mùi tanh rất khó chịu. Trong dân gian, có rất nhiều cách làm sạch chất nhờn của lươn. Tùy theo điều kiện mà bạn có thể chọn 1 trong những cách sau đây hoặc thực hiện tất cả các cách để làm sạch chất nhờn một cách hiệu quả nhất.
Cách 1: Lươn sau khi mua về, bạn để nguyên trong túi bóng và cho vào đó một ít muối hạt. Lươn còn sống sẽ quẫy mạnh nên cọ xát với muối hạt. Do đó, chất nhờn được lấy đi hiệu quả.
Cách 2: Bạn dùng nước cốt chanh, khế hoặc nước vo gạo để rửa và vuốt mạnh lên mình lươn. Chất axit có trong chanh, khế và chất cám có trong nước vo gạo sẽ làm sạch chất nhờn rất hiệu quả.
Ở cách này, một số chị em thường sử dụng thêm giấm hoặc đường phèn. Tuy nhiên, cách này thì chúng tôi khuyến khích các bạn không nên sử dụng vì 2 nguyên liệu trên sẽ làm mất đi mùi vị đặc trưng của thịt lươn, khi nấu cháo không còn ngon nữa.
Cách 3: Bạn cho lươn sống vào 1 túi ni lông. Sau đó buộc kín lại và để vào ngăn đông của tủ lạnh. Khoảng 2 tiếng sau, bạn lấy lươn ra và ngâm vào nước rồi dùng khăn sạch vuốt nhẹ vào mình lươn, bạn sẽ thấy chất nhờn trôi tuột một cách rất dễ dàng.
Rút xương lươn
Lươn sau khi được làm sạch chất nhờn bên ngoài, bạn tiến hành tách xương và thịt ra 2 phần riêng biệt. Phần xương bạn sẽ đem đi nấu nước dùng để nấu cháo cho ngọt. Còn phần thịt bạn sẽ đem ướp, xào và cho vào cháo ăn cùng. Khi nấu cháo lươn cho trẻ nhỏ thì bạn nên thực hiện bước này thật kỹ để tránh tình trạng xương còn trong thịt, khi trẻ ăn sẽ rất nguy hiểm.
Để rút xương lươn, đầu tiên, bạn đặt dao ở ngay dưới đầu, phía bụng. Sau đó, bạn kéo dao dọc theo một đường thằng từ đầu đến đuôi để thịt lươn tách đôi thành một miếng thịt mỏng. Tiếp tục, bạn vứt ruột, rửa sạch và chặt bỏ đầu. Cuối cùng, bạn kề dao sát xương lươn và lần lượt chạy dọc 2 bên để tách xương ra khỏi thịt.
Ướp thịt lươn
Phần thịt lươn sau khi lọc bỏ xương, bạn tiến hành cắt thành những miếng vừa ăn, có bề ngang khoảng tầm 2 cm. Sau đó, bạn đem ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê bột ngọt và ½ muỗng cà phê bột nghệ (giúp lươn có màu vàng đẹp mắt).
Hành tím bạn bóc sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi đem băm nhuyễn. Sau đó, bạn cho ½ phần hành tím vào ướp cùng với lươn, trộn đều lên và để khoảng ít nhất 30 phút cho thịt lươn thấm đều gia vị.
Lưu ý, trong phần ướp thịt lươn, bạn không cho tiêu và ớt bột vào. Vì chúng sẽ làm cho món cháo bị cay, trẻ không ăn được. Đặc biệt, bạn cũng không cho nước mắm và gừng vào vì không hạp vị, làm cho thịt lươn trở nên tanh hơn.
Sơ chế đậu xanh và gạo
Đậu xanh bạn cho vào âu nước có pha chút muối rồi ngâm trong khoảng 25 – 30 phút. Mục đích của bước này là để làm sạch đậu. Nếu chắc chắn đậu sạch, không tẩm chất bảo quản hoặc phun thuốc trừ sâu thì bạn không cần ngâm mà chỉ cần vo sạch qua vài lần nước là được.
Trong quá trình làm sạch sẽ có một vài hạt đậu nổi lên trên mặt nước, bạn vớt bỏ những hạt này đi. Bởi lẽ đây là những hạt lép hoặc đã bị sâu, khi nấu sẽ tạo mùi rất khó chịu cho cháo. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt đậu ra, đãi qua 2 – 3 lần nước nữa để bỏ bớt vỏ và làm sạch hiệu quả. Sau đó, cho ra rổ để ráo nước.
Gạo bạn vo sạch như khi nấu cơm bình thường, lọc bỏ những hạt trấu và bị mốc đen đi rồi ngâm trong nước ấm khoảng chừng 25 – 30 phút cho hạt gạo nở mềm, khi nấu sẽ nhanh bở hơn. Sau đó, bạn vớt ra để ráo nước và đem trộn với đậu xanh để chuẩn bị nấu cháo.
Nấu cháo lươn
Bạn chuẩn bị một nồi lớn, cho 2 lít nước vào và bắc lên bếp đun sôi. Phần xương và đầu lươn sơ chế lúc nãy, bạn cho vào một khăn xô sạch và gói chặt lại. Sau đó, đem thả vào nồi nước, ninh trong tầm 25 – 30 phút cho chất dinh dưỡng trong xương và đầu lươn tiết ra, làm nước dùng trở nên ngon ngọt hơn. Ở bước này, bạn lưu ý là nên dùng khăn xô bọc lại phần xương và đầu cá để tránh tình trạng xương rơi vào nước dùng, khi trẻ ăn sẽ rất nguy hiểm.
Khi ninh đủ thời gian, bạn lấy khăn xô ra và đổ phần đậu xanh và gạo vào. Khuấy đều vài vòng đũa để tránh tình trạng các hạt gạo dính thành cục. Sau đó, bạn đậy nắp vung lại, đun với mức lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa và ninh trong khoảng 25 – 30 phút cho đậu và gạo nở toét, mềm mịn. Trong quá trình đun, nếu trên mặt cháo xuất hiện các bọt trắng, bạn vớt bỏ đi để giúp cháo được trong và đẹp mắt hơn.
Trước khi tắt bếp, bạn cho vào 1/2 thìa cà phê muối và khuấy đều để giúp cháo đậm đà hơn. Lưu ý là ngoài chút muối, bạn không cần nêm nếp thêm bất kỳ gia vị nào nữa. Bởi lẽ, sau này cháo sẽ được ăn cùng với phần thịt lươn đã được xào thấm. Nếu cho gia vị nhiều quá thì cháo sẽ rất mặn.
Xào thịt lươn
Có nhiều cách nấu cháo lươn. Nhiều người sẽ thả nguyên con lươn vào nồi nước và nấu chung với cháo. Sau đó, khi lươn chín, sẽ mang ra, tuốt lấy thịt và thả lại xương vào ninh với nước dùng để ra chất ngọt.
Đối với cách này, nước dùng và cháo sẽ rất ngọt mùi lươn tuy nhiên phần thịt sẽ bị nát và không được đậm đà. Còn đối với cách chúng tôi hướng dẫn là cho phần xương đi ninh nước dùng còn đem phần thịt xào săn lại thì miếng thịt lươn sẽ còn nguyên và rất đậm đà, khi dọn ra trông sẽ bắt mắt hơn rất nhiều.
Để xào săn thịt lươn, trước hết, bạn cho ½ muỗng canh dầu ăn vào một chảo nhỏ đun nóng. Sau đó, cho nốt ½ phần hành tím băm còn lại vào phi thơm rồi cho thịt lươn vào xào săn. Vì thịt lươn rất mềm nên để tránh bị nát, khi xào bạn không được dùng đũa để đảo mà thay vào đó hãy xốc nhẹ chảo để đảo đều lươn. Khi thịt lươn săn lại, bạn tắt bếp đi.
Đến đây là bạn đã sơ chế và chế biến xong các nguyên liệu để làm món cháo lươn đậu xanh rồi. Bây giờ, bạn chỉ cần múc cháo ra bát, cho phần thịt lươn và chút ít hành lá, rau mùi tây thái nhỏ lên trên là đã mang cho bé ăn được rồi.
Ngoài việc nấu cháo lươn với đậu xanh, để thay đổi khẩu vị cho bé yêu, bạn có thể bổ sung thêm các loại rau củ như: rau ngót, cà rốt hay bí đỏ… Các loại thực phẩm này khi kết hợp với cháo lươn không chỉ giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bé yêu.
Yêu cầu thành phẩm
Cách nấu cháo lươn đậu xanh đạt chuẩn khi đạt được những yêu cầu sau:
Phần đậu và gạo nở mềm, thịt lươn không bị nát, còn nguyên thớ, vàng đượm và bắt mắt.
Cháo có vị ngọt thanh, thịt lươn ăn không bị tanh, ngược lại rất béo và đậm đà.
Tô cháo lươn đậu xanh hấp dẫn, ngon miệng
Mẹo & lưu ý (Footnotes)
Cách chọn lươn ngon: Khâu chọn lươn để nấu cháo là vô cùng quan trọng vì nó quyết định rất lớn tới hương vị của món ăn. Khi mua lươn, bạn nên lấy những con lươn đồng, tránh chọn lươn nuôi bởi lươn đồng do sống trong môi trường tự nhiên, bơi lội tự do nên thịt sẽ chắc và ngọt hơn. Bạn chú ý, lươn đồng ngon là loại lươn to, bụng có ánh vàng, sống lưng đen và có chiều dài vừa phải.
Lươn ngon là có phần bụng ánh vàng và sống lưng đen
Ngoài ra, bạn cũng không nên mua lươn ươn hoặc đã chết vì không những khi nấu vị không ngon mà những loại này còn sinh ra chất độc Histamine. Đối với người bình thường, một ít chất độc này vào cơ thể sẽ không sao nhưng đối với như trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, khi ăn phải sẽ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Khi nấu cho người lớn, bạn có thể nêm nếm thêm chút tiêu xay và ớt tươi để làm tăng hương vị cho món ăn đồng thời giúp giải cảm hiệu quả
Thông tin thêm
Cháo lươn có tác dụng gì với trẻ nhỏ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không chỉ có cháo thịt, xương… mới là món ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Mà bên cạnh đó, các bạn nên bổ sung thêm các món cháo từ lươn, cá, tôm,… vì những thực phẩm này cũng cung cấp một lượng chất dinh dưỡng dồi dào không thua kém gì các loại thịt ở trên. Đặc biệt, cháo lươn là món ăn rất thơm ngon và cực kỳ tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết cứ 100 gram thịt lươn sẽ có 18,7g chất đạm, 150mg Phospho, 0,9g chất béo, 39mg Canxi, 1,6mg sắt, vitamin A, D, B1, B2, B6 và PP. Do đó, đây được xem là một thực phẩm cực kỳ tốt cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt đối với những bé mắc chứng biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng hay kiết lị, cháo lươn sẽ giúp khắc phục hiệu quả.
Cách Nấu Bột Ăn Dặm An Toàn &Amp; Hiệu Quả Cho Bé
Các bà mẹ có con lần đầu tiên ăn dặm, luôn lo lắng cách nấu bột ăn dặm như thế nào, để cho bé vừa có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, vừa giúp bé ngon miệng, lại an toàn.
Thời điểm thích hợp để cho bé bắt đầu ăn bột ăn dặm
Theo nghiên cứu của các bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu thì từ 6 tháng tuổi trở đi, các mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Bởi đây là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ của trẻ nhỏ. Trong giai đoạn này, các bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, và trí tuệ của trẻ.
Chính vì vậy, từ 6 tháng tuổi, các mẹ cần cho bé ăn dặm và cần cung cấp các món ăn dặm bổ dưỡng, an toàn để giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Các nguyên tắc cần thiết khi nấu bột ăn dặm cho trẻ
Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, để bé được bổ sung đầy để các dưỡng chất, thì các mẹ cần phải biết cách nấu bột ăn dặm đúng cách.
Có các nguyên tắc cơ bản khi nấu bột ăn dặm, các mẹ cần phải biết như sau:
Cần tìm hiểu kỹ các tính chất của thực phẩm nấu bột ăn dặm: Trước khi nấu bột, các bẹ cần tìm hiểu xem thực phẩm này có hợp với bé không, hay bé đã ăn được thực phẩm này chưa. Đặc biệt, khi các mẹ cho bé bắt đầu một loại thực phẩm mới, cần cho bé ăn thử một ít trước để xem bé có bị dị ứng hay không.
Cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Các bé đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy bột ăn dặm dành cho bé cần đầy đủ các thực phẩm thuộc 4 nhóm dinh dưỡng là chất béo, chất đạm, tinh bột và các loại vitamin – khoáng chất.
Đồng thời các mẹ nên phối hợp nhiều thực phẩm khác nhau, thay đổi liên túc để kích thích hệ tiêu hóa của bé. Không nên cho bé ăn một loại bột liên tục, khiến bé nhanh chán và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Bột ăn dặm cần mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa: Đây là giai đoạn tập ăn, tập tiếp xúc với thức ăn của bé, vì vậy mẹ cần nấu bột mềm, nhuyễn, dễ trôi để tránh trường hợp bé bị hóc, nôn ói. Khi nấu ăn, các mẹ cần xay nhuyễn thức ăn và nấu chín, rây mịn để bé có thể ăn một cách dễ dàng.
Không nên thêm gia vị vào bột ăn dặm: Do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nên mẹ không nên thêm nhiều gia vị vào bột ăn dặm như đường, muối, mì chính,… mà nên tận dụng gia vị ngọt tự nhiên từ rau củ,…
Sử dụng thực phẩm tươi ngon, an toàn: Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ, các mẹ cần sử dụng thực phẩm an toàn, không hóa chất, tươi mới và tránh để thực phẩm sống chín cùng nhau dễ khiến bé ngộ độc, đau bụng.
Các công thức nấu bột ăn dặm cho bé
1. Bột ăn dặm với thịt heo
Trong thịt heo có chứa rất nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Thịt heo có khả năng kích thích tạo mùi vị, tiết dịch vị giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, khi dùng thịt heo nấu bột ăn dặm, mẹ cần băm nhỏ, loại bỏ các gân, xay nhuyễn để bé dễ ăn.
Công thức nấu:
Bước 1: Chuẩn bị thực phẩm gồm 2 thìa canh bột gạo, 1 thìa lá rau giã nhuyễn và 1 thìa thịt nạc heo băm (hoặc xay) nhuyễn.
Bước 2: Cho thịt và nước hoa tan, sau đó nấu cùng lá rau đã nhuyễn
Bước 3: Hòa bột gạo cùng nước nấu chín
Bước 4: Sau khi bột chín, cho hỗn hợp thịt và rau vào nấu tiếp
Bước 5: Cuối cùng, khi bột đã sôi, cho thêm 1 ít dầu ăn thực vật. Như vậy là hoàn thành bột ăn dặm với thịt heo.
2. Bột ăn dặm với thịt gà
Trong thị gà có chứa rất nhiều protein, ít chất béo nhiều chất sắt nên rất tốt đối với trẻ ăn dặm.
Công thức nấu:
Bước 1: Chuẩn bị thịt ức gà khoảng 200 gram và 300 gram khoai lang tươi.
Bước 2: Lọc phần thịt gà nạc và luộc chín và để nguội
Bước 3: Luộc chín khoai lang và nghiền nhuyễn
Bước 4: Xé thật nhỏ thịt gà và trộn đều 1 chút nước luộc gà xay nhuyễn
Bước 5: Trộn hỗn hợp gà và khoai lang thành hỗn hợp sệt để cho trẻ ăn.
3. Bột ăn dặm với cá
Trong cá gồm rất nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển trí não và tăng sức khỏe tim mạch như là DHA, các axit béo, omga 3,… Vì vậy, các mẹ nên bổ sung các loại cá vào khẩu phần ăn dặm của bé như cá hồi, cá chép,…
Công thức nấu:
Bước 1: Đầu tiên các mẹ cần luộc chín cá, sau đó để nguội và loại bỏ xương. Các mẹ cần lọc kỹ xương để tránh bé bị hóc rồi xé cá thật nhỏ.
Bước 2: Chọn một số loại rau tươi như cải xanh, cà rốt để luộc chín, sau đó nghiền nhuyễn cùng 1/4 chén nước.
Bước 3: Nấu chín hỗn hợp cá cùng rau củ đã nghiền nhuyễn, đun nhỏ lửa trong thời gian 3 phút rồi tắt.
Bước 4: Thêm một chút dầu thực vật vào bột ăn dặm, để nguội và cho bé ăn.
4. Bột ăn dặm với các loại đậu
Trong các loại đậu như đậu xanh, đâu đen, đậu nành, đậu Hà Lan,… rất giàu các loại chất xơ, vitamin và khoáng chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, đặc biệt các loại đậu rất dễ ăn và dễ hấp thụ.
Cách chế biến bột ăn dặm từ các loại đậu rất đơn giản. Các mẹ chỉ cần luộc chín và nghiễn nhuyễn để bé dễ hấp thụ và tiêu hóa.
5. Bột ăn dặm từ ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc nguyên cám là một thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các vitamin cần thiết cho sự tiêu hóa của trẻ nhỏ, đặc biệt là giúp ngăn ngừa táo bón.
Bột ăn dặm từ ngũ cốc rất dễ chế biến. Các mẹ cần nghiền nhuyễn một số loại ngũ cốc như yến mạch, bắp ngô,.. nấu nhừ và cho bé ăn.
6. Bột ăn dặm từ quả bơ
Đối với các bé lần đầu tiên ăn dặm, quả bơ là một thực phẩm không thể thiếu. Quả bơ cung cấp dinh dưỡng giúp bé phát triển tốt về tim mạch, não bộ, giúp bé tăng cân hiệu quả. Bơ lại dễ ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa nên phù hợp với trẻ lần đầu ăn dặm.
Cách dùng bơ làm bột ăn dặm rất đơn giản, không cần phải đun nấu gì. Các mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn thịt bơ chín cùng sữa mà bé vẫn hay dùng (sữa mẹ hoặc sữa bột) trộn đều và cho bé ăn.
7. Bột ăn dặm từ quả đu đủ
Đu đủ là thực phẩm quan trọng giúp mang lại một đôi mắt sáng cho bé. Trong đu đủ có chứa vitamin A cùng các khoáng chất thiết yếu cho bé phát triển.
Bột ăn dặm từ đu đủ khá đơn giản. Các mẹ cần lựa quả đu đủ chín, gọt vỏ và bỏ hạt, sau đó nghiền nhuyễn cho bé ăn.
8. Bột ăn dặm từ sữa và bí đỏ
Sữa và bí đỏ là hai thực phẩm chưa nhiều dinh dưỡng, có thể kết hợp tốt để mang lại một bữa bột ăn dặm tốt cho bé.
Công thức nấu:
Bước 1: Chuẩn bị bí đỏ, cùng sữa bé thường dùng (có thể là sữa mẹ hoặc sữa bột pha theo công thức)
Bước 2: Bí đỏ các mẹ gọt sạch vỏ và hấp chín, sau đó tán nhuyễn
Bước 3: Trộn sữa và bí đỏ lại với nhau, bắc lên bếp và đun lửa nhỏ từ 2 đến 3 phút. Cuối cùng để nguội và cho bé ăn.
9. Bột ăn dặm từ trứng
Trứng là một loại thực phẩm chứa nhiều protein và vitamin giúp cho sự phát triển xương, phát triển chiều cao của trẻ nhỏ và là một thực phẩm bổ dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bé.
Công thức nấu:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 4 thìa bột gạo, một nửa lòng đỏ trứng gà, cũng một vài lá rau giã nhỏ như rau cải hoặc rau mùng tơi và một thìa dầu ăn thực vật.
Bước 2: Cho bột hòa tan cùng một ít nước và đun sôi. Lưu ý nên quấy đều tay để bột không bị vón ở đáy nồi.
Bước 3: Trộn đều lòng trứng với lá rau đã giã nhuyễn vào với nhau.
Bước 4: Đổ hỗn hợp trứng rau vào nồi bột đã chín vừa đổ vừa quấy để tránh trứng không tan đều.
Bước 5: Cuối cùng, khi bột ăn dặm đã chín, bạn cho 1 thìa dầu ăn thực vật vào khuấy đều và bắc xuống. Đợi bột bớt nóng thì cho trẻ ăn.
Bạn đang xem bài viết Lươn Nấu Gì Cho Bé Ăn Dặm Tăng Cân Hiệu Quả trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!