Xem Nhiều 6/2023 #️ Lên Thực Đơn Cho Bà Đẻ Ở Cữ Đầy Đủ Dưỡng Chất Cho Con Khỏe Mạnh # Top 13 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 6/2023 # Lên Thực Đơn Cho Bà Đẻ Ở Cữ Đầy Đủ Dưỡng Chất Cho Con Khỏe Mạnh # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lên Thực Đơn Cho Bà Đẻ Ở Cữ Đầy Đủ Dưỡng Chất Cho Con Khỏe Mạnh mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lên thực đơn cho bà đẻ với nhiều món bổ dưỡng và ngon miệng tạo nguồn sữa dồi dào cho mẹ và bé khỏe mạnh hơn.

Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho bà đẻ

Phụ nữ sau sinh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Không chỉ ăn cho mình, các bà mẹ cần ăn để đảm bảo có cho con nguồn sữa dồi dào. Được hưởng nguồn sữa mẹ trong thời gian 6 tháng đầu tiên sẽ giúp bé có sự phát triển tốt nhất.

– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa như bình thường, mẹ sau sinh cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa

– Uống nhiều nước, có thể uống thêm sữa ngoài

– Những ngày đầu sau khi sinh ( 1 – 2 ngày), hãy để bà đẻ ăn đồ ăn loãng, dễ tiêu hóa như cháo. Sau đó mới bắt đầu bổ sung dinh dưỡng từ chân giò, thịt gà.

– Đồ ăn phải đầy đủ chất, các loại vitamin, protein, chất béo, chất khoáng…

– Tránh ăn đồ sống, có nhiều mỡ, tránh ăn cay. Và đặc biệt không sử dụng chất có cồn hay hút thuốc lá trong thời kỳ cho con bú.

Thực đơn cho bà đẻ sinh mổ

– Trong 1-2 ngày đầu sau khi mổ, hệ tiêu hóa chưa được ổn định, do đó bà đẻ nên ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, canh gà canh xương….Vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa lại cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

– Những ngày sau đó thực đơn cho bà đẻ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, các chất cần thiết như protein, chất khoáng, vitamin,…Bổ sung thêm đồ ăn giàu chất sắt để bù lượng máu đã bị mất khi mổ. Quan trọng là cần phối hợp một cách hợp lý giữa các loại dưỡng chất. Ăn thức ăn từ lỏng đến đặc dần.

– Bà đẻ có thể chia nhỏ bữa ăn ra thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ

– Sau khi sinh mổ nên nhớ không ăn rau muống, lòng trắng của trứng gà, những loại thức ăn này có thể tạo mủ ở vết mổ. Cũng không nên ăn đồ ăn tanh vì nó sẽ gây ra hiện tượng ức chế sự ngưng tụ máu do đó sẽ khiến vết thương khó lành lại nhanh chóng.

– Các loại rau có thể sử dụng đó là rau lang, rau ngót, mồng tơi…

Dù ăn loại thức ăn nào thì người mua cũng nên chọn thức ăn tươi ngon nhất, có nhiều dinh dưỡng và được chế biến chín mới sử dụng.

Thực đơn món canh cho mẹ sau sinh nhiều sữa

Bí đỏ nấu móng giò

Móng giò heo được biết đến là một trong những thực phẩm lợi sữa nhất dành cho bà đẻ. Thường sẽ được nấu cháo để có tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên bạn vẫn có thể biến tấu bằng cách nấu bí đỏ móng giò để bà đẻ ăn cùng với cơm trắng cho lạ miệng.

– Bí đỏ: 300g

– Hành lá: vài cọng

– Hạt nêm: 2 thìa cà phê

Các bước thực hiện

Cách làm canh bí đỏ nấu móng giò như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Móng giò: Móng giò sau khi mua về bạn cần cạo lại cho sạch lông, rửa sạch rồi cho qua nước sôi chần qua rồi vớt ra, cho vào nồi khác.

– Bí đỏ: Gọt vỏ, cạo bỏ phần ruột và hạt, rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn

Bước 2: Hầm móng giò

Cho móng giò vào nồi, đổ ngập nước cao hơn so với móng giò, tỉ lệ móng giò : nước là 1:2. Sau đó bật bếp và hầm trong khoảng 20 phút, nếu thấy có bọt nổi lên thì bạn dùng muôi vớt bỏ cho nước trong hơn. Cho thêm vào nồi móng giò hạt nêm để hầm cùng.

Bước 3: Sau 30 phút, bạn cho bí đỏ vào và nấu cùng trong khoảng 5-7 phút sẽ thấy bí đỏ chín mềm, bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi cho hành lá vào và tắt bếp.

Canh rau ngót thịt bò

Rau ngót và thịt bò nạc cũng được khuyên dùng cho các bà mẹ sau sinh. Canh rau ngót thịt bò nạc ngon ngọt, mát lành rất dễ ăn, cung cấp các loại vitam min A, B12 rất tốt cho cơ thể.

– Thịt bò thăn: 100g: Chọn miếng thịt nạc không có mỡ

– Hạt nêm: 1 thìa cà phê

– Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Rau ngót: chọn lấy phần lá non, rửa sạch

Những món canh khác

Ngoài ra mẹ có thể ăn những món canh khác cũng thơm ngon bổ dưỡng không kém như:

Canh chân giò nấu với đu đủ xanh

Canh đu đủ thịt thăn

Canh thịt băm thì là

Canh hoa chuối nấu thịt băm

Canh khoai tây cà rốt, xương

Canh sườn bí

Canh sườn nấu bí đỏ đậu xanh

Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ, móng giò

Canh hoa thiên lý thịt lợn nạc

Canh trứng với đậu phụ

Canh rau dền

Canh gà ngải cứu

Canh nấm + hạt sen + mọc

Canh móng giò nấu với đỗ đen

Canh mọc nấu rau củ thập cẩm

Các loại nước uống dành cho bà đẻ

Như đã nói ở trên, sau khi sinh các mẹ cần uống nhiều nước. Không chỉ là nước lọc, các mẹ còn có thể uống các loại nước hoa quả, sinh tố để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và con. Một số loại nước uống có thể sử dụng như:

Nước hoa quả: cam, táo

Nước gạo rang và đậu đỏ

Nước đậu đen

Nước lá: nước chè vằng, nước vối, nước rau má

Sữa: sữa đậu nành, sữa đặc

Sinh tố rau ngót

Nước ngó sen

Giờ thì JAMJA’s BLOG sẽ gợi ý cho bạn một số mâm cơm đầy đủ dinh dưỡng dành cho mẹ sau sinh để có thật nhiều sữa cho con bú.

Comments

Thực Đơn Món Ăn Cho Bà Đẻ Nhiều Sữa, Đầy Đủ Dinh Dưỡng

Món ăn cho bà đẻ thời hiện đại không gói gọn chỉ với chân giò hầm đu đủ, thịt kho nghệ… mà đa dạng nguyên liệu từ thịt, cá, tôm với phô mai và hoa quả tươi vừa giúp gọi sữa về, vừa giúp giảm cân hiệu quả.

Mới đây, mạng xã hội được dịp dậy sóng với câu chuyện về “mẹ chồng quốc dân” quan tâm, chăm sóc con dâu sau sinh không khác gì con đẻ với những mâm cơm ngon lành, đẹp mắt, đầy đủ chất dinh dưỡng. Món ăn cho bà bầu sau sinh có gì mà phức tạp, theo bí quyết của bà mẹ chồng này, mọi thứ đều đơn giản mà lại khá rẻ nữa.

Cụ thể, tài khoản mạng xã hội chia sẻ như sau:”Nấu cơm cho con dâu sinh em bé. Quả thực rất ít món ăn sao cho tốt và mát sữa lại không ảnh hưởng đến mẹ và bé nên cũng phải vắt óc suy nghĩ. Mong sao mẹ bé ăn ngon miệng, không ngán và không chịu áp lực bị ăn khi sống chung với mẹ chồng”.

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?

Quan niệm ở cữ trong vòng 3 tháng 10 ngày với nhiều kiêng cữ sau sinh trong chế độ dinh dưỡng từ xưa đã không còn phù hợp với các bà mẹ hiện đại. Về cơ bản, đu đủ hầm móng giò hay cháo cân giò, thịt kho nghệ không còn là những món ăn bắt buộc, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể chủ động chọn lựa thực đơn phù hợp với sở thích.

4 nhóm thực phẩm mẹ cần bổ sung đầy đủ gồm:

Chất đạm: Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt heo nạc, thịt bò nạc, đậu nành, đậu đen, đỏ, đậu Hà Lan, sữa bò, sữa chua, sữa đậu nành, trứng gà…

Chất béo: Ngoài các thực phẩm nhiều chất béo, nên sử dụng dầu thực vật để chế biến các món xào, kho hay chiên sẽ tốt hơn cho mẹ sau sinh.

Chất bột đường: Nên ăn ăn cơm, phở, cháo nhưng tránh ăn bún và bánh kẹo ngọt, nước có ga, kem lạnh…

Chất xơ: Bổ sung chất xơ bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày nhiều loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau dền, mồng tơi…

Món ăn cho bà đẻ sinh thường

Với mẹ sinh thường không có bất kỳ tai biến sản khoa nào thì không cần phải kiêng cữ quá nhiều khi ăn uống. Bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết và gọi sữa về theo mẹo dân gian với một số món ăn như:

Móng giò heo: Theo Đông y đây là món ăn bổ huyết thông sữa, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa.

Gạo nếp: Giúp dễ tiêu hóa, rất tốt cho sản phụ thiếu sữa.

Thịt cá mực: Gọi là ô tặc ngư nhục có vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sản phụ.

Uống sữa và các sản phẩm của sữa như yaourt, phô mai… giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.

Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Các loại tôm là một sự lựa chọn lý tưởng.

Món ăn cho bà đẻ mổ

Khác với các mẹ sinh thường, vết mổ sau sinh cần được phục hồi dần dần nên trong 1-2 ngày đầu sản phụ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ như: chân giò, thịt gà mái.

Từ 5-7 ngày khi khả năng tiêu hóa phục hồi có thể ăn những thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng như canh gà, canh xương…

Theo các chuyên gia, các thực phẩm giàu chất sắt và đạm như thịt đỏ gồm thịt bò, thịt heo… rất giàu đạm, sắt sẽ hỗ trợ sản sinh lượng máu bị mất trong khi mổ và giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Các mẹ nên ăn nhiều các loại rau xanh có tính mát như rau ngót, mồng tơi, cải bắp… và các loại trái cây như chuối, dưa hấu, bưởi, cam, sơn trà…

Sau sinh mổ nên ăn ăn hoa quả gì? Mẹ có thể ăn đu đủ chín, chuối tiêu, nhãn, quả sơn trà, táo, dưa hấu để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những loại trái cây này cũng giúp gọi sữa về đáng kể.

Thực đơn cho mẹ sau sinh nhiều sữa

Lưu ý khi chế biến thực đơn món ăn cho bà đẻ

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đây là điều ai cũng biết. Chính vì vậy, ngay sau sinh, mẹ đã gượng đau cho con bú những giọt sữa non đầu tiên. Tuy quan niệm hiện đại đã thoải mái hơn nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số điều sau:

Trong khoảng 2 ngày đầu nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ.

Thực đơn hằng ngày cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý. Mỗi ngày có thể ăn 5-6 bữa.

Tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích. Trong thời gian cho con bú, phải kiêng tuyệt đối rượu, hút thuốc.

Nếu bị rách tầng sinh môn và phải khâu, nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn.

Nếu phải mổ đẻ, có thể áp dụng chế độ ăn từng lỏng đến đặc dần.

Món ăn cho bà bầu sau sinh chuẩn cơm mẹ chồng nấu không quá khó. Nếu có thời gian, chắc chắn mẹ cũng có thể thực hiện tươm tất hơn, đúng không nào!

3 Món Ăn Từ Vịt Cho Bà Bầu Đầy Đủ Dinh Dưỡng, Mẹ Ăn Ngon Bé Khỏe Mạnh

Thông tin dinh dưỡng từ thịt vịt

Trong thịt vịt có chứa những thành phần dinh dưỡng như:

Bà bầu ăn thịt vịt có lợi gì cho sức khỏe

Vịt cung cấp rất nhiều protein, bao gồm tất cả các loại axit amin cần thiết để giúp mẹ bầu có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Cung cấp lượng kẽm tuyệt vời giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra kẽm cũng góp phần kích hoạt các enzyme, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

Thịt vịt giàu vitamin B5 và vitamin B12. Hai loại vitamin này thúc đẩy hoạt động của hệ thống thần kinh trong thời gian mang thai.

Thịt vịt có chứa Selen – vi chất đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh một số chức năng enzym trong cơ thể. Chất này hỗ trợ chức năng tuyến giáp, do đó ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp trong thai kỳ.

Món ăn ngon từ thịt vịt cho bà bầu

1. Vịt luộc

Vịt luộc là món ăn quen thuộc của người Việt Nam ta và là một trong những món ăn từ vịt cho bà bầu mẹ nên ăn. Vì chỉ luộc với nước mà không hề có thêm gia vị đậm nào nên dường như mọi vị thơm ngon tự nhiên của thịt vịt đều được giữ lại trọn vẹn. Có lẽ vì vậy mà thịt vịt luộc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên thịt vịt khá hôi, nếu không biết mẹo luộc vịt ngon thì sẽ rất khó ăn. Vậy cách luộc thịt vịt ngon, không hôi như thế nào?

Nguyên liệu

1 con vịt khoảng 1kg

1 củ gừng rửa sạch, đập dập

1 củ hành khô nướng

1 mẩu gừng nướng

1 nhánh sả rửa sạch, đập dập

Cách làm

Bước 1: khử mùi hôi và sơ chế vịt

Vịt mua loại làm sẵn ở cửa hàng hoặc chọn vịt sống sau đó mang ra tiệm làm.

Cho chút muối, tiêu, gừng đập dập, chút rượu trắng xoa đều khắp thân và phần bên trọng thịt vịt. Để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo.

Bước 2:

Đun sôi nước rồi cho vịt vào luộc.

Khi luộc vịt hãy thả vào 1 củ gừng đã được đập giập, hoặc 1 nhánh sả, hoặc là 1 củ hành khô nướng, 1 mẩu gừng nướng. Những nguyên liệu này sẽ làm cho món vịt luộc thơm lừng.

Luộc vịt với lửa vừa, sau khi nước sôi trở lại thì vặn nhỏ lửa. Luộc khoảng 20-25 phút, lấy đũa xiên vào thân vịt, nếu thấy còn đỏ thì đun thêm ít phút cho vịt chín.

Vịt chín thì tắt bếp, vẫn đập nắp nồi om vịt thêm khoảng 5 phút nữa thì cẩn thận lấy ra. Cách làm này giúp thịt vịt thơm, ngon, mềm và ngọt hơn.

2. Vịt rô ti

Vịt rô ti là món ăn từ vịt cho bà bầu mà mẹ nên ăn. Vịt rô ti có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, là sự kết hợp giữa thịt vịt dai, ngọt ngon và mùi thơm lừng của ngũ vị hương. Cũng có cách nấu với nước dừa thay vì ngũ vị hương, món vịt sẽ thêm phần béo ngậy.

Nguyên liệu

Cách làm

Bước 1: Vịt rửa sạch với gừng và muối để khử mùi tanh hôi, sau đó chặt miếng vừa ăn.

Bước 2: Ướp thịt vịt với 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh dầu hào, 2-3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê ngũ vị hương, ít tiêu xay, hành tỏi băm. Dùng đũa trộn đều các nguyên liệu và ướp trong 30 phút cho thấm.

Bước 3:

Vịt sau khi ướp cho lên bếp nấu với lửa vừa đến khi gần cạn cho nước dừa tươi vào xâm sấp.

Tiếp tục nấu đến khi nước còn 1 ít thì nêm nếm gia vị vừa ăn.

Tiếp tục nấu vịt với lửa nhỏ đến khi nước sệt lại thì tắt bếp.

Bước 4: Cho vịt rô ti ra dĩa, trang trí thêm dưa leo, cà chua hoặc các loại rau củ tùy ý. Món vịt này ăn kèm cơm nóng hoặc bún đều ngon. Tuy nhiên bà bầu ăn bún cần cẩn thận vì bún chứa nhiều chất có hại. Tốt nhất mẹ hãy tự làm bún tại nhà để sử dụng.

3. Vịt quay

Vịt quay là món ăn thơm ngon được nhiều người ưa thích. Vịt quay có lớp vỏ giòn ngon, bên trong là lớp thịt mềm thơm, nóng hổi. Thịt vịt được tẩm ướp gia vị đậm đà, sau đó đem quay hoặc nướng lên tỏa hương thơm phức. Vịt quay là món ăn không thể thiếu trong danh sách những món ăn từ vịt cho bà bầu mà mẹ nên ăn.

Nguyên liệu

Vịt: 1 con nặng khoảng 1kg

Gừng tươi: 1 củ

Tỏi khô: 2 củ

Rượu trắng: 1/2 chén

Nước sạch

Mật ong: 1 muỗng canh

Giấm gạo: 3 muỗng canh

Tiêu hạt, hoa hồi, lá nguyệt quế, vỏ cam mỗi thứ 1 ít

Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, đường, muối…

Sơ chế

Thịt vịt rửa sạch với muối, rượu trắng hoặc gừng để khử mùi hôi. Sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo.

Tỏi bóc sạch vỏ, 1 củ thái lát, 1 củ để nguyên.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát.

Cách làm

Bước 1: Cho một chảo lớn lên bếp với một lượng nhiều dầu ăn. Dầu nóng thì cho thịt vịt vào, lật trở các mặt thịt để thịt chín vàng đều. Áp chảo xơ qua như vậy giúp cho phần da vịt được giòn hơn.

Bước 2:

Đặt một nồi khác lên bếp, cho tỏi và gừng thái lát vào đảo đều với một chút dầu ăn cho thơm.

Khi gừng, tỏi cháy cạnh và dậy mùi thơm thì cho thêm 1 muỗng đường vào.

Sau đó đổ 1/2 chén rượu trắng, 750ml nước, 2 muỗng nước tương, 3 muỗng giấm gạo, hoa hồi, lá nguyệt quế, tỏi, vỏ cam và hạt tiêu vào trộn đều.

Đun sôi hỗn hợp gia vị, khi hỗn hợp sôi thì hạ lửa nhỏ rồi cho vịt vào. Lưu ý, lượng hỗn hợp gia vị trong nồi phải đủ để xâm xấp toàn bộ thịt vịt thì thịt mới thơm ngon, đậm vị.

Đun vịt với hỗn hợp gia vị trong khoảng 7 phút.

Bước 4: Pha mật ong với một ít nước, sau đó dùng cọ phết đều lên thân vịt để khi quay vịt da sẽ không bị khô, phần lớp vỏ ngoài cũng óng ánh sánh đẹp hơn.

Bước 5:

Cho thịt vịt vào lò nướng nướng khoảng 15 phút trong 220 độ C.

Sau khi thịt chín thì cẩn thận lấy ra ngoài, để thịt nguội bớt thì chặt nhỏ và thưởng thức thôi. khi ăn món vịt quay mẹ nên ăn với rau củ đi kèm để chống ngán, và không nên ăn quá nhiều (hạn chế ăn da).

Lưu ý khi nấu món ăn từ vịt cho bà bầu

Thịt vịt là món ăn ngon và giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, khi nấu các món ăn ngon từ thịt vịt mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

Chọn mua thịt ở những cơ sở uy tín, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng.

Cẩn thận trong khâu làm sạch và chế biến, tránh nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, thịt vịt rất hôi nên trước khi nấu hãy khử sạch mùi. Mẹo khử mùi hôi tanh của vịt đó là rửa vịt với muối, rượu trắng, gừng…

Không ăn thịt vịt với ba ba, mận, tỏi…

Những người không nên ăn thịt vịt: người bị cảm, người bị ho, người có hệ tiêu hóa kém,…

Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về món ăn từ vịt cho bà bầu là gì? Cách nấu món ăn từ rau tốt cho bà bầu và những lưu ý sức khỏe cho mẹ.

Nguồn: Tổng hợp

Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé Ngon, Đủ Chất Con Phát Triển Khỏe Mạnh

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của bé trước 6 tháng tuổi còn rất non nớt, chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng sữa… Trẻ ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi trở đi rất dễ mắc các chứng bệnh đường ruột, nặng hơn có thể gây còi xương, suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của mỗi bé sẽ có những khung thời gian ăn dặm khác nhau. Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi nếu bé có các biểu hiện muốn ăn dặm thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và cho trẻ ăn dặm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Lượng ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi

– Bé từ 4 – 7 tháng tuổi ăn 1 – 2 bữa bột lỏng/ ngày, ăn khoảng 100 – 200ml

– Bé từ 8 – 9 tháng tuổi ăn 2 – 3 bữa bột đặc/ ngày hoặc có thể ăn cháo xay.

– Bé từ 10 – 13 tháng tuổi ăn 3 bữa bột đặc hoặc cháo nấu nhừ

– Bé từ 12 – 24 tháng tuổi ăn 3 bữa cháo/ ngày

Bột ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những loại bột ăn dặm tiện lợi cho bé. Tuy nhiên, bột ăn dặm tốt nhất là phải đảm bảo được các chất dinh dưỡng như:

– Vitamin (A, B, D, K…)

– Khoáng chất (canxi, phopho, magie…)

– Các loại acrid amin

– Các dưỡng chất khác như protein, chất béo, chất đạm, chất xơ…

Các loại bột ăn dặm mua sẵn cũng có những thành phần dinh dưỡng này, khi mua các mẹ hãy chú ý.

Ngoài các loại bột ăn dặm có sẵn, nấu bột ăn dặm cho bé sẽ vừa đảm bảo được vệ sinh cũng như cân bằng các chất dinh dưỡng, tăng cường các chất thiếu hụt, hạn chế các chất dư thừa một cách chủ động.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé tại nhà theo từng tháng tuổi tốt nhất

Đối với các bé ăn dặm bằng bột ăn dặm tự nấu vừa đảm bảo được dinh dưỡng và bé ăn ngon miệng hơn, bé hay ăn, chóng lớn.

Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ các mẹ hãy chú ý kết hợp các loại rau củ, thịt cá, trứng sữa… để bữa ăn của con thêm phong phú cả về dinh dưỡng cũng như hình thức. Các mẹ có thể tham khảo những món bột ăn dặm ngon dành cho các bé theo từng tháng tuổi sau đây!

*Bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Bé chỉ nên ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Nhưng trong những điều kiện bắt buộc, bé 4 tháng tuổi có thể được ăn dặm. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé ăn dặm khi có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.

1. Bột ăn dặm sữa và bí đỏ

– Nguyên liệu: 20g bột gạo, 15g sữa bột, 30g bí đỏ

– Cách nấu: Bí đỏ rửa sạch, bỏ vỏ, mang hấp chín rồi xay nhuyễn. Cho 200ml nước cùng 20g bột gạo và 3 thìa bí đỏ xay vào nồi, đun sôi, khuấy đều tay cho tới khi chín. Thêm 1 thìa cà phê dầu ăn cho bé khuấy đều. Cuối cùng cho 15g sữa bột và khuấy đều và cho bé dùng.

Bột ăn dặm cho bé đủ chất và bé ăn ngon miệng hơn

2. Bột ăn dặm khoai lang nghiền

– Nguyên liệu: 15g khoai lang gọt vỏ, cắt nhỏ. 25g bột ăn dặm chế biến sẵn, 75ml nước ấm.

– Cách làm: Hấp chín khoai lang, xay nhuyễn. Đổ bột ăn dặm vào nước khuấy đều, sau đó thêm khoai lang đã nghiền vào trộn đều là bé có thể dùng.

Khoai lang nghiền dành cho bé ăn dặm rất tốt

3. Bột gạo nấu thịt gà cho bé

– Nguyên liệu: 10g bột gạo, 10g thịt ức gà, 200ml nước, 10g rau cải, 1 muỗng nước lọc.

– Cách làm: Thịt gà làm sạch, băm nhuyễn. Rau cải rửa sạch, thái nhỏ. Luộc rau cải với 200ml nước cho chín rồi xay nhuyễn.

Cho bột gạo vào nước luộc rau cải nấu 2 – 3 phút, sau đó cho thịt gà vào nấu thêm khoảng 5 – 7 phút nữa. Cuối cùng cho rau cải xay nhuyễn vào trộn đều và nấu thêm vài phút nữa. Cho thêm 1 muỗng dầu ăn cho bé vào, trộn đều và tắt bếp là được.

*Nấu bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi khi ăn dặm cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

4. Bột ngũ cốc hoặc yến mạch

Các mẹ có thể thay thế bột gạo bằng bột ngũ cốc hoặc bột yến mạch nguyên chất đổi bữa cho bé cũng rất bổ dưỡng.

5. Bột khoai lang và táo

– Thành phần: Bột gạo, khoai lang, táo

– Cách làm: Khoai lang làm sạch, hấp chín rồi xay nhuyễn. Táo bỏ say lấy nước cốt.

Cho bột gạo với nước khuấy chín, cho thêm khoai lang đã xay nhuyễn và chút nước táo với tỷ lệ 2 thìa khoai lang, 5 thìa nước táo và nấu cùng cho đến khi bột chín, sánh mịn là được.

Khoai lang nghiền và táo dành cho bé ăn dặm

6. Trái cây tươi

Trong trái cây tươi có nhiều vitamin rất tốt cho bé. Các mẹ có thể hấp chín trái cây rồi nghiền nhuyễn và cho bé dùng.

Các mẹ cũng có thể cho bé 5 tháng ăn dặm bằng các loại rau xanh như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, rau ngót, cà rốt…

8. Bổ sung thực phẩm giàu đạm

Các mẹ cũng có thể nấu chín, nghiền nhuyễn các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, cá, tôm… và nấu với bột cho bé ăn dặm.

*Nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn ăn dặm chính thức của bé. Trong thực đơn ăn dặm của bé phải đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời là nhóm rau củ quả, trái cây cũng là nhóm thực phẩm cần bổ sung cho bé khi ăn dặm. Những thực đơn nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất các mẹ có thể tham khảo như sau:

9. Bột gạo nấu sữa bột

– Nguyên liệu: ¼ chén gạo, 1 ly nước, 2 muỗng sữa bột

– Cách làm: Gạo vo sạch cho vào nấu thành cháo rồi xay nhuyễn. Sau đó cho thêm 2 muỗng sữa bột vào khuấy đều là được món bột gạo bổ dững cho bé.

10. Bột yến mạch nấu với chuối

– Nguyên liệu: ¼ chén yến mạch, 2 thìa sữa công thức, ½ quả chuối thái lát, ⅓ cốc nước.

– Cách làm: Nấu sôi nước rồi cho yến mạch vào nấu khoảng 10 phút. Bột yến mạch chín thì cho thêm chuối. Sau đó mang xay nhuyễn hỗn hợp thành bột. Cuối cùng là cho sữa công thức vào khuấy đều là được bột cho bé ăn.

11. Rau củ nghiền cho bé

– Nguyên liệu: ⅛ chén đậu xanh, ⅛ chén đậu hà lan, ¼ chén bí đỏ, 1 lát cà rốt.

– Cách làm: Cho tất cả các loại rau củ vào nồi nấu với nước cho tới khi chín kỹ. Cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn là được bột cho bé.

12. Cà rốt nghiền

– Nguyên liệu: 500g cà rốt, 1 ly nước

– Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, thái thành khoanh. Cho vào nồi nấu với 1 ly nước, nấu nhỏ lửa trong 25 phút. Để cà rốt nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn thành bột là được.

13. Bột ăn dặm khoai lang

– Nguyên liệu: 500g khoai lang, 1 ít sữa công thức hoặc sữa mẹ

– Cách làm: Nướng khoai lang chín mềm. Khoai chín bóc bỏ vỏ và loại bỏ các phần cứng. Sau đó cho khoai và sữa vào máy xay xay nhuyễn (nếu là sữa công thức thì phải hòa sữa với nước rồi mới cho vào xay). Xay thành hỗn hợp sánh mịn là được.

14. Bột ăn dặm thịt gà, khoai tây và bí đỏ

– Nguyên liệu: 10g bột gạo hoặc bột ăn dặm, 20g thịt gà, 10g bí đỏ, 15g khoai tây.

– Cách làm: Bí đỏ, khoai tây gọt bỏ vỏ, luộc hoặc hấp chín rồi xay nhuyễn. Thịt gà làm sạch, lọc lấy thịt rồi xay nhuyễn.

Đổ nước và bột vào nồi khuấy đều tay cho tới khi sôi thì cho thịt gà vào khuấy cùng đến khi chín bột. Tiếp tục cho bí đỏ và khoai tây nghiền nhuyễn vào khuấy cùng. Cuối cùng đổ hỗn hợp ra bát và cho bé thưởng thức.

15. Nấu bột thịt bò và bí ngòi

– Nguyên liệu: 10g bột gạo, ¼ quả bí ngòi xanh, 30g thịt bò

– Cách làm: Thịt bò thái miếng nhỏ, hầm mềm sau đó cho máy xay nhuyễn. Bí ngòi hấp chín, xay nhuyễn.

Cho bột vào nồi nước khuấy đều tay. Khi sôi thì cho thịt bò vào khuấy cùng cho tới khi chín bột. Bột và thịt bò chín thì cho bí ngòi vào khuấy cùng đến khi sôi trở lại là được.

16. Nấu bột với táo và củ cải đường

– Nguyên liệu: 200g táo gọt vỏ, cắt nhỏ. 1 củ củ cải đường gọt vỏ, cắt nhỏ.

– Cách làm: Hấp chín củ cải đường trong 15 phút, sau đó cho táo vào nấu cùng khoảng 8 phút nữa. Cho tất cả vào máy xay xay nhuyễn, cho thêm sữa trộn đều đều bột được sánh mịn là được.

*Nấu bột ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi

17. Bột hoặc cháo cá thịt trắng và cà rốt

– Nguyên liệu: 50g cà rốt, 30g nạc cá trắng, ½ thìa cà phê rong biển tươi, bột gạo

– Cách làm: Cà rốt gọt vỏ luộc chín. Rong biển rửa sạch, luộc ở lửa lớn từ 1 – 2 phút. Cá bỏ da luộc hoặc hấp chín trong 5 phút, lọc hết xương rồi dầm nhỏ. Cho nước luộc cà rốt và cá vào nồi, cho toàn bộ rong biển, cà rốt và cá vào nấu sôi, sau đó cho bột gạo vào khuấy đều tay đến khi chín bột là được.

18. Sốt thịt gà băm nấu khoai môn

– Nguyên liệu: 70g khoai môn, 2 thìa thịt gà băm, bột gạo, hành lá, nước tương, nước lọc.

– Cách làm: Khoai môn gọt vỏ, thái lát, hấp khoảng 2 phút. Sau đó dằm nhỏ khoai môn. Cho thịt gà bằm nấu với chút nước, khoai môn, cho thêm hành lá nấu chín trong khoảng 6 phút. Cuối cùng cho bột gạo hòa tan vào nấu cùng đến khi chín là được.

19. Khoai tây nghiền trộn gan gà

– Nguyên liệu: khoai tây ¼ củ, 20g gan gà, 10 cọng cải bó xôi, súp nước gà, bột năng, ½ thìa cà phê nước tương.

– Cách làm: Khoai tây hấp chín dầm nhỏ, gan gà rửa sạch hấp chín rồi dầm nhỏ. Cải bó xôi hấp chín, bằm nhỏ. Cho tất cả các nguyên liệu vào nấu cùng gói súp gà, thêm gia vị vừa ăn. Chờ sôi bùng thì vặn nhỏ lửa, cho bột năng vào khuấy cho đến khi sánh lại, đun thêm 1 – 1,5 phút nữa thì tắt bếp.

20. Khoai lang nghiền với pate gan

– Nguyên liệu: Khoai lang 40g, 1 lòng đỏ trứng, 15ml sữa tươi hoặc sữa bột, 1 chút pate gan và rau củ tùy thích.

– Cách làm: Khoai lang làm sạch, thái nhỏ hấp chín rồi nghiền nhỏ. Đánh tan lòng đỏ trứng, trộn với sữa rồi đun nhỏ lửa khoảng 10 phút. Cuối cùng cho pate gan, khoai và rau củ đã làm chín vào khuấy đều tay, tùy chỉnh độ đặc, loảng theo sở thích của bé.

21. Đậu phụ, cà rốt, sữa ngô nghiền

– Nguyên liệu: 2 thìa cà phê sữa ngô, 30g đậu phụ, 10g cà rốt, 1 chút bột năng, 60ml nước dùng gà

– Cách làm: Hấp chín cà rốt, nghiền nhỏ. Cho nước dùng gà và sữa ngô vào nấu, thêm chút gia vị cho vừa ăn. Nước dùng sôi thì cho cà rốt đã nghiền nhỏ vào nấu cùng, cuối cùng hòa bột năng với xíu nước rồi đổ từ từ vào nồi khuấy đều cho tới khi đặc lại là được. Đậu phụ nấu chín, nghiền nhỏ rồi rưới nước sốt cà rốt và sữa ngô vừa nấu lên và cho bé thưởng thức.

22. Cà rốt, cá hồi, đậu cove

– Nguyên liệu: 10g cà rốt, 20g đậu cove, 20g cá hồi tươi, 80ml nước hầm rau củ, 1 xíu bột năng.

– Cách làm: Cá hồi hấp chín, bằm nhỏ, xào với chút dầu hoặc bơ. Đậu cove luộc chín, nghiền nhỏ. Cà rốt hấp hoặc luộc chín, nghiền nhỏ. Cho tất cả hỗn hợp vào nấu với nước hầm rau củ. Hòa tan bột năng với xíu nước rồi đổ từ từ vào hỗn hợp, khuấy đều cho tới khi sánh lại là được.

23. Cháo hoặc bột cá quả

– Nguyên liệu: bột gạo tẻ 20g, cá quả lọc xương, 10g dầu ăn, 1 thìa rau xanh bằm nhỏ, nước.

– Cách làm: Hòa bột gạo với nước rồi nấu chín. Cá xay nhuyễn rồi cho vào nấu chín với bột , thêm rau xanh bằm nhỏ vào nấu thêm chút nữa rồi thêm xíu dầu ăn là được.

24. Bột tôm khoai mỡ

– Nguyên liệu: bột gạo tẻ 25g, 5 con tôm, 25g khoai mỡ, 1 muỗng dầu ăn

– Cách làm: Tôm bỏ vỏ, bằm nhuyễn, khoai mỡ hấp chín xay nhuyễn. Cho bột vào nước khuấy đều, thêm tôm vào đảo đều tay, tôm chín cho khoai mỡ vào nấu cùng là được.

25. Cháo hoặc bột sườn rau củ

– Nguyên liệu: bột 25g gạo tẻ, 5 miếng sườn non, ngô, cà rốt, đậu hà lan, dầu ăn

– Cách làm: Sườn non rửa sạch hầm nhừ. Sau đó gỡ lấy phần nạc xay nhuyễn. Rau củ hấp chín rồi xay nhuyễn.

Bột gạo hòa với nước sườn non hầm, nấu sôi trên bếp rồi thêm sườn đã xay nhuyễn, thêm rau củ nấu khoảng 2 phút nữa là được. Cho thêm 1 muỗng dầu ăn khuấy đều tay và cho bé dùng.

Đó là những cách làm bột ăn dặm cho bé 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng tuổi trở lên mà các mẹ có thể tham khảo. Mọi vấn đề ăn dặm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bé có thể phát triển tốt nhất.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/cach-nau-bot-an-dam-cho-be-ngon-du-chat-con-phat-trien-khoe-…

Bạn đang xem bài viết Lên Thực Đơn Cho Bà Đẻ Ở Cữ Đầy Đủ Dưỡng Chất Cho Con Khỏe Mạnh trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!