Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Thịt Heo Và Cách Chế Biến mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi đi ăn buffet nướng ở các nhà hàng Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, bạn dễ dàng nhận thấy rất nhiều tên gọi của thịt bò như: bắp bò, thăn đùi, thịt vai… và thậm chí còn có cả hình ảnh chi tiết vị trí của từng loại thịt này.
Ở thịt heo cũng vậy, cũng có rất nhiều tên gọi các loại thịt trên cơ thể heo, nhưng hơi khó để tìm ra được hình ảnh mô tả hay cách phân biệt các loại thịt và tên gọi của chúng.
1. Thịt thăn hay còn gọi là nạc thăn
– Thịt thăn là phần nạc không dính chút mỡ nào, là phần thịt mềm và thơm nhất trên cơ thể heo. Thường được sử dụng làm chả lụa hoặc chà bông.
– Vùng thịt này hoàn hảo nhất là chế biến món nướng, dùng kèm với rượu vang đỏ thì thật là thơm ngon, đậm vị.
2. Thịt cốt lết (“Cotlete de porc” trong tiếng Pháp)
– Đây là phần thịt lưng của con heo, chủ yếu là nạc và đôi khi cũng được người bán gọi là thịt thăn. Thịt cốt lết thường được cắt kèm với phần đầu xương sườn nên mọi người hay gọi là sườn cốt lết.
– Ở khu vực miền Bắc, thịt cốt lết thường được chế biến thành chà bông hoặc rim mặn. Còn ở miền Nam thì mọi người quá quen thuộc với món sườn nướng ăn với cơm tấm, viết đến đây mình chợt thèm món cơm tấm sườn bì chả quá các bạn ạ!
3. Thịt thủ
– Là phần thịt ở đầu heo, không bao gồm phần mõm, tai heo và má heo. Phần thịt này giòn, có mỡ và bì nhưng phần mỡ không ngán, mà hơi giòn và dai.
– Phần thịt thủ thường được chế biến thành giò thủ, với sự kết hợp với mộc nhĩ, tai heo, thịt mũi heo, thịt chân giò và tiêu xay để cho ra món ăn dậy mùi, giòn giòn và không ngán.
4. Thịt chân giò
– Là phần thịt ở đùi heo, cắt bỏ phần móng. Phần thịt này có nhiều thớ bắp thịt cuộn lại với nhau. Được rất nhiều người ưa thích chế biến các món như: chân giò hầm, chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò nhồi…
– Ở các nước phương Tây, phần thịt chân giò thường được chế biến thành thịt nguội (Jambon) và được sử dụng khá phổ biến.
5. Móng giò
– Là phần chân gắn với móng của con heo, có nhiều gân, mỡ không béo và da giòn.
– Phần chân giò này thường được chế biến các món giúp tăng cân hoặc giúp kích sữa cho bà mẹ sau sinh như món chân giò hầm đu đủ. Ngoài ra, còn có rất nhiều món hấp dẫn được chế biến từ chân giò như: chân giò hầm, kho nghệ hoặc nấu giả cầy…
6. Thịt ba chỉ
– Đây là vùng thịt bụng của heo, gồm các lớp mỡ – thịt – mỡ xếp chồng lên nhau, vùng thịt này có nhiều mỡ nhưng cũng được khá nhiều người ưa thích vì ăn nạc không thì hơi khô, nên có chút mỡ lại ngon miệng hơn.
– Thịt ba chỉ được dùng chế biến món luộc chấm với mắm tôm, cà pháo, món kho, rim hoặc chiên và nướng. Đặc biệt, khi đem thịt ba chỉ đi quay, ăn kèm với bánh mì cũng là đặc sản mà các bạn dễ dàng thấy được ở Sài Gòn.
7. Thịt nạc vai
– Là phần thịt ở vị trí vai heo, có độ dai và giòn, lẫn cả nạc và mỡ.
– Thịt nạc vai thường được xay nhuyễn để chế biến các món ăn khác như: cháo thịt xay, thịt viên…
8. Thịt mông
– Thịt mông nằm phía cuối thân heo, có cả mỡ và nạc lẫn vào nhau.
– Trong thịt mông còn có một phần gọi là thịt mông sấn, các phần bì, mỡ và thịt được phân tách rõ ràng, có phần nạc rất dày, không lẫn gân, xương hay sụn.
9. Thịt nạc dăm
– Là phần thịt có lớp mỡ xen kẽ bên trong miếng thịt, không phân tách thịt và mỡ rõ ràng.
– Phần thịt này rất hay được sử dụng, vì khi nấu thịt sẽ không bị khô hay béo quá. Thịt nạc dăm thường được dùng để rim hoặc chiên sả sẽ rất ngon.
10. Sườn heo
– Sườn non: là phần sườn nhỏ, xương dẹt, nhiều thịt và sụn. Thường được chế biến trong các món nướng, sườn rim, sườn rang sả ớt và sườn chua ngọt.
– Sườn già: là phần sườn có xương to hơn, ít thịt, khi nấu cần thời gian lâu hơn, thịt dai hơn nên chỉ phù hợp với các món hầm.
Gia Chánh Cẩm Tuyết
Nguồn ảnh: Internet
Phân Biệt Tên Các Loại Thịt Heo Để Chuẩn Bị Cho Các Món Ăn Dịp Tết
Hằng ngày khi đi chợ, bạn vẫn thường nghe mọi người chuyền tai hỏi nhau rằng nên mua loại thịt lợn đẻ phù hợp với những món ăn nào, thịt ba chỉ, nạc dăm, thịt thăn, sườn cốt lết, thịt vai, thịt đùi… Vậy bạn đã thật sự hiểu hết phân loại các loại thịt heo và mỗi loại thịt heo thích hợp với những món ăn nàochưa? Nếu còn nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này, bài viết dưới dây hoàn toàn có thể giúp bạn trang bị kiến thức để tự tin đi chợ nấu nướng cho Tết năm nay đấy!
1. Thịt nạc thăn (Tenderloin) – phần mềm nhất và hoàn toàn sạch mỡ
Thịt nạc thăn (tenderloin) là phần thịt có thể nói chứa 100% nạc, không hề dính một chút mỡ nào. Đây là phần thịt mềm nhất trên cả nguyên con heo.
Nếu mua được thịt nạc thăn tươi mới thì chúng sẽ có màu đỏ đậm nhìn rất giống thịt bò. Khi được nấu chín, nạc thăn có màu trắng ngần, xớ thịt đều nhau tăm tắp vô cùng đẹp mắt.
Vì tính chất mềm và thơm, phần thịt này thường được sử dụng để làm các món luộc, xào cùng rau củ các loại, áp chảo, giò lụa hoặc làm chà bông heo, nhất là món ăn cho trẻ em.
Thịt nạc thăn phù hợp với món ăn nào?
2. Thịt cốt lết (Lion) – phần thịt trên lưng heo nạc và rất ít mỡ
Tên gọi cốt lết có nguồn gốc từ tiếng Pháp để chỉ phần thịt lưng của heo.
Ở miền Bắc, có nơi lọc phần thịt này để làm thịt thăn vì tính chất nhiều nạc rất ít mỡ, tuy nhiên cốt lếch thường khô hơn thịt nạc thăn. Miền Nam thường sử dụng nguyên khối, có dáng gần giống hình trụ.
Phần thịt này cũng có thể dùng làm chà bông, các món thịt rim nước dừa, áp chảo, thịt nướng và đặc biệt là thịt nướng cho món cơm tấm nức danh Sài Gòn.
3. Thịt ba rọi (Belly) – phần thịt bụng với mỡ thịt xếp xen kẻ nhau
Thịt cốt lết phù hợp với món ăn nào?
Phần thị này khá nhiều mỡ, khá dễ gây ngán nhưng trong quá trình chế biến, loại thịt có tính chất làm thịt ẩm và không khô.
Thịt ba chỉ được dùng chế biến ra rất nhiều món ngon. Chúng rất phù hợp để làm các món luộc, kho, rim, hoặc chiên, nướng, xông khói và đặc biệt là quay giòn.
4. Thịt thủ – phần thịt đầu heo giòn và nhiều mỡ
Phần thịt thủ chính là thịt nơi đầu heo. Thịt thủ có đặc tính khá giòn, nhiều mỡ. Nhưng đặc biệt loại mỡ này rất giòn và không gây ngáy như các loại mỡ khác.
Thịt ba chỉ phù hợp với món ăn nào?
Món ăn nổi tiếng từ phần này chính là giò thủngày Tết. Đây là một món ăn được rất nhiều người yêu thích kết hợp từ thịt thủ, tai heo, giò heo, mũi heo, nhiều mộc nhĩ và tiêu. Món ăn dai ngon sần sật nhưng lại không gây béo ngấy.
5. Thịt nạc vai (Shoulder) – lấy từ vai heo với thịt khá dai xen lẫn mỡ
Hệt như tên gọi của nó, phần thịt này nằm ở vị trí vai của heo. Phần thịt này thường dày, đầy đặn, có xen ít mỡ.
Phần thịt thủ phù hợp với món ăn nào?
Thịt vai có độ dai và giòn hơn, nên được dùng nhiều trong các món kho, chiên, nướng. Phần thịt này cũng rất thích hợp xay cùng mỡ để chế biến các món nhồi, dồn …
6. Thịt mông (Ham) – lớp nạc và mỡ dày chắc chắn
Trong phần thịt mông còn có một phần được phân biệt cụ thể hơn là thịt mông sấn. Đối với phần thịt, lớp da, mỡ được tách biệt rõ ràng. Thịt nạc rất dày, không có gân, xương hay sụn.
Phần thịt vai (Shoulder) phù hợp với món ăn nào?
Cũng y hệt tên gọi của nó, phần thịt này nằm ở mông con heo, gồm cả thịt cả mỡ. Thịt mông hay được sử dụng làm nên món luộc, kho, nướng …
7. Thịt nạc dăm – thông dụng nhất với lượng mỡ và thịt xen kẻ nhau.
Đây là phần thịt có các lớp mỡ xen kẽ vào bên trong miếng thịt chứ không tách biệt rõ ràng.
Thông thường dùng loại thịt này vì vừa có thịt có mỡ mà lại không quá nhiều, thịt mềm và không khô trong quá trình chế biến.
Chúng có thể được sử dụng trong hấu hết trong các món ăn.
Phần thịt mông (Ham) phù hợp với món ăn nào?
8. Thịt chân giò (Hock) – từ phần đùi heo thịt dai và rất ngọt
Đây là phần thịt ở đùi heo đã được cắt bỏ đi phần móng giò. Chân giò có nhiều thớ bắp thịt cuộn tròn lại cùng nhau.
Thịt chân giò thường được ưa thích khi chế biến các món như luộc, kho, và một số món đặc sản như chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò nhồi. Đặc biệt nhất là món thịt nguội được nhiều người ưa chuộng.
9. Sườn heo (Ribs) – có mỡ có thịt và cả sụn giòn
Sườn heo có thể được gọi là một trong những phần chế biến ra nhiều món hấp dẫn nhất. Có thể tạm chia ra làm sườn non và sườn già.
Sườn non là phần xương sườn nhỏ, xương hình dẹt, chứa nhiều thịt xen chút mỡ, thường có sụn. Loại sườn này thích hợp nhất là dùng để chế biến các món như sườn nướng, rim, sườn xào, sườn chua ngọt,…
gian nấu lâu hơn, thịt dai thích hợp làm Sườn già còn hay gọi là sườn cây, là phần sườn có xương to hơn, cứng và dài hơn, ít thịt và cũng khá khô. Cần thời các món canh hầm lấy nước ngọt.
Phần thịt chân giò phù hợp với món ăn nào?Phần sườn heo phù hợp với món ăn nào?
Phân Biệt Các Loại Bơ Trong Làm Bánh Và Nấu Ăn
Bơ là một loại nguyên liệu quen thuộc trong làm bánh và nấu ăn. Các loại bơ cũng rất đa dạng và phong phú về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng. Hôm nay, Taky Food sẽ chia sẻ với các bạn về các loại bơ cơ bản, cách phân loại bơ trong làm bánh, nấu ăn cũng như cách sử dụng và bảo quản bơ đúng cách. Nếu bạn muốn học làm bánh hoặc đang kinh doanh tiệm bánh, hay dùng bơ chế biến các món ăn, việc tìm hiểu những thông tin về các loại bơ sẽ giúp bạn có nhiều hiểu biết giúp việc làm bếp thuận lợi hơn.
Bơ lạt là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt hơi nhạt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa canxi, men vi sinh, giàu vitamin A, D, protein, độ béo tương đối cao. Bơ lạt tốt cho sự phát triển của xương và hệ tiêu hóa, trong thành phần có chứa chất béo và giúp tăng hương vị và hấp dẫn cho nhiều loại bánh và món ăn.
Bơ lạt không gây ảnh hưởng đến hương vị của bánh (Ảnh: Internet)
Bơ lạt được sử dụng nhiều trong làm bánh hay nấu ăn vì không có vị mặn, không gây ảnh hưởng đến hương vị của bánh hay món ăn nhưng vẫn tạo nên độ béo, thơm và dinh dưỡng cho những chiếc bánh. Bơ lạt phù hợp dùng trong những công thức làm bánh cần bơ hay những loại bánh không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt như bánh su su, bánh kem. Bơ lạt cũng được sử dụng ăn kèm bánh mì và một số loại bánh khác, dùng chung với đường để chấm các món chiên nhạt. Ngoài ra, bơ lạt cũng được dùng để chống dính cho chảo hay cho khuôn làm bánh.
Bảo quản bơ nhạt tốt nhất là nên bọc kín bơ trong hộp, túi nilon và cho vào tủ lạnh, không để bơ dính với thực phẩm khác trong quá trình cắt hay sử dụng. Bơ lạt bảo quản lạnh có thể để được khoảng 3 tháng, nếu để ở ngăn đông thì có thể bảo quản được trên 6 tháng. Bơ lạt chỉ nên dùng trong 2 tuần sau khi mở bao bì.
Bạn nên chọn những thương hiệu bơ lạt uy tín như Anchor (New Zealand), President (Pháp) để làm bánh và chế biến món ăn ngon nhất.
Bơ mặn là bơ có cho thêm muối nên có vị mặn, hương thơm đặc trưng. Bơ mặn thường dùng trong các loại bánh mặn hoặc nấu ăn như món súp, xào cho thêm mùi vị hấp dẫn. Vì trong bơ đã có sẵn một lượng muối nên khi làm bánh và nấu ăn cần phải chú ý khi cho gia vị và cân bằng khẩu vị cho món để không bị mặn.
Bơ mặn bảo quản được lâu hơn bơ lạt vì trong thành phần có muối. Để bảo quản bơ mặn tốt nhất, bạn nên bọc kín bơ lại và cho vào tủ lạnh. Bơ mặn có thời gian bảo quản khoảng 5 đến 6 tháng trong tủ lạnh. Bạn nên chọn các thương hiệu bơ mặn uy tín như Anchor, President để làm bánh hay nấu ăn ngon nhất.
Bơ động vật là sản phẩm được chế xuất từ sữa của những loại động vật có vú như bò, trâu, dê, cừu, lạc đà…, song thông thường là từ sữa bò. Các chất béo có trong sữa được bao bọc bởi một lớp màng giúp nó lơ lửng trong sữa. Do đó, người ta quấy trộn làm tan những lớp màng bao quanh để gom chất béo lại thành một khối đông tụ, đó chính là bơ.
Bơ động vật có hàm lượng chất béo chiếm khoảng 80% thành phần, còn lại là nước, giàu calo, chứa nhiều khoáng chất như canxi, natri, sắt, magiê, phốt pho, kali và vitamin như A, D, E, B12, K2).
Bơ động vật có màu vàng nhạt, mang mùi hương của sữa, dễ chịu, vị béo thơm ngon. Loại bơ này dùng trong công thức các loại bánh mang lại vị béo, thơm ngậy đặc trưng cho các món bánh.
Có nhiều thương hiệu bơ động vật như Anchor, President, Sunflower bạn có thể lựa chọn để làm bánh của mình.
s President, Sunflower.ident, Sunflower
Bơ thực vật là bơ có nguồn gốc từ thực vật, được làm từ dầu thực vật của các loại hạt ngũ cốc, đậu nành, hướng dương… đã được hydro hóa. Quá trình hydro hoá giúp dầu thực vật nhũ hoá, nghĩa là chúng chuyển đổi từ chất lỏng sang trạng thái bán rắn.
Bơ thực vật chứa 85% nước, 15% chất béo, hàm lượng chất béo thấp, không có cholesterol, chứa nhiều vitamin như vitamin B, vitamin K, vitamin E, vitamin C, kali và đồng. Bơ thực vật có màu vàng đậm hơn bơ động vật, lượng calo ít hơn, chất béo không bão hòa giúp giảm các cholesterol xấu.
Bơ thực vật thường dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh chứ không dùng nhiều trong việc làm bánh vì một phần chất béo có lợi khi nướng trong nhiệt độ cao sẽ chuyển hóa thành chất béo bão hòa. Các loại bơ thực vật phổ biến như bơ Tường An, bơ Meizan…
Giống như các loại bơ động vật, bơ thực vật cũng giúp các món ăn thêm vị thơm, béo hấp dẫn. Vì có nguồn gốc từ thực vật, nên bơ thực vật tốt hơn cho người thừa cân, bị tim mạch. Tuy nhiên, không dùng quá 14g (khoảng 1 muỗng cà phê) bơ thực vật trong 1 ngày, vì trong bơ thực vật vẫn chứa các chất béo không bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Bơ thực vật càng rắn thì hàm lượng chất béo chuyển hóa càng cao, vì vậy bơ thực vật dạng hộp sẽ tốt hơn bơ thực vật dạng thỏi. Bạn có thể dùng dầu thực vật thay thế cho bơ thực vật khi có thể. Cần hạn chế nấu bơ thực vật ở nhiệt độ quá cao, không quá 150oC. Bơ thực vật có hạn sử dụng dài, bảo quản đơn giản ở nhiệt độ phòng.
Bơ đặc có hàm lượng chất béo cao (Ảnh: Internet)
Bơ đặc được sử dụng trong nấu ăn, có hàm lượng chất béo cao hơn nhiều so với bơ thông thường. Chẳng hạn bạn có thể dùng 80g bơ đặc để đúng công thức trong khi đối với bơ thường bạn phải dùng 95g. Bơ đặc có thể bảo quản khoảng 3 tháng trong tủ lạnh.
Bơ khô được dùng để cán những loại bánh có nhiều lớp (Ảnh: Internet)
Bơ khô được xem là loại bơ có tỉ lệ chất béo khá cao, hàm lượng chất béo lên đến 82% tổng khối lượng bơ. Bơ khô được sử dụng để cán những loại bánh có nhiều lớp. Hàm lượng nước có trong bơ khô sẽ làm hình thành các sợi gluten ở giữa lớp bột và nước cũng sẽ ngấm vào bột giúp cho bánh không bị nở bung biến dạng trong quá trình nướng. Bơ khô cũng được dùng để làm một số loại bánh.
Tùy theo mục đích sử dụng, bạn có thể chọn bơ của những thương hiệu khác nhau.
– Đối với các công thức làm kem bơ thì để kem có màu trắng đẹp và tự nhiên, nên chọn bơ President hoặc Anchor là sự lựa chọn tốt nhất vì chúng có màu trắng nhạt, không làm thay đổi màu sắc của kem bơ.
– Đối với công thức làm bánh quy: Để món bánh quy làm ra nở xốp, giòn và thơm thì bạn nên chọn loại bơ President (Pháp), Anchor (New Zealand)
– Để chống dính cho chảo, khuôn bánh… hoặc làm các loại bánh ngọt không cần nở xốp, thơm mùi bơ như nama chocolate, bánh muffin… thì bạn hãy chọn bơ Fieder (Úc).
Phân Biệt Các Loại Bơ Trong Làm Bánh
1. Bơ nhạt và bơ mặn
Dựa theo hương vị, có thể chia bơ thành bơ nhạt (còn gọi là bơ lạt) và bơ mặn.
Bơ nhạt (unsalted butter)
Đặc điểm: bơ nhạt (hay còn được gọi là bơ lạt, bơ phe) là dòng bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ
Ưu điểm: sử dụng bơ nhạt giúp dễ dàng kiểm soát lượng muối trong công thức bánh
Công dụng: Bơ nhạt là nguyên liệu thường được sử dụng để làm các loại bánh như bánh cake, su kem, bánh quy bơ… hay phết lên bánh mì
Các loại phổ biến: bơ nhạt Anchor, bơ nhạt Pilot Úc, bơ nhạt Elle & Vire,…
Cách bảo quản: Để bảo quản bơ, bạn bọc kín và cho vào tủ lạnh. Lưu ý là dụng cụ cắt bơ nên sạch sẽ và không dính vào các loại thực phẩm khác. Thời gian bảo quản bơ nhạt là khoảng 3 tháng trong tủ lạnh.
Bơ mặn (salted butter)
Đặc điểm: Bơ mặn là dòng bơ thành phần có chứa muối, lượng muối quyết định vị mặn và có sự khác nhau tùy từng nhà sản xuất.
Công dụng: Bơ mặn được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, có thể cho vào súp hoặc các món xào. Bơ mặn không được dùng trong làm bánh ngọt vì không kiểm soát được độ mặn của bơ, dẫn đến việc ảnh hưởng đến vị của bánh.
Các loại phổ biến: bơ mặn President, bơ mặn Anchor, bơ Tường An, bơ Meizan,…
Cách bảo quản: bơ mặn do thành phần chứa muối nên có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, sau khi mở nắp mà không dùng hết cần đậy kín nắp, thời gian bảo quản bơ mặn là 5-6 tháng trong tủ lạnh.
2. Bơ động vật, bơ thực vật, bơ mix
Dựa theo thành phần thì bơ lại được chia làm bơ động vật và bơ thực vật. Ngoài ra còn một dòng bơ mix khác có thành phần từ cả động và thực vật
Bơ động vật
Đặc điểm: có nguồn gốc tự nhiên, được tách từ sữa động vật (chủ yếu là sữa bò – một số dòng bơ được tách từ sữa dê, sữa cừu)
Hàm lượng chất béo: cao, khoảng 80% ( 20% còn lại là từ nước, sữa bột hoặc chất tạo màu…)
Công dụng: bơ động vật thường được sử dụng trong các công thức làm bánh, kẹo,…
Các loại phổ biến: bơ Anchor, bơ President, bơ TH True, bơ Peerless,…
– Trong đó dòng bơ Peerless được làm từ nguyên liệu chính là sữa, sản phẩm còn chứa thành phần mỡ động vật.
Cách bảo quản: bơ động vật được làm từ thành phần chính là sữa động vật do vậy cần bọc kín và bảo quản bơ trong tủ lạnh.
Bơ thực vật (margarine)
Đặc điểm: được sản xuất trong phòng thí nghiệm, được chiết xuất từ các loại hạt có chứa dầu như bắp, ngũ cốc, đậu.
Hàm lượng chất béo: thấp, khoảng 20%
Công dụng: dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh là chủ yếu. Không dùng nhiều trong làm bánh vì trong quá trình chuyển hóa, một phần chất béo có lợi đã bị chuyển hóa thành chất béo bão hòa nên cũng gây ra một số nguy hại cho sức khỏe.
Các loại phổ biến: bơ Tường An, bơ Meizan, bơ thơm Cái Lân,…
Cách bảo quản: bơ thực vật chứa các thành phần nhân tạo, giúp bơ bảo quản được trong nhiệt độ thường.
Bơ mix
Ngoài hai dòng bơ động vật và bơ thực vật, còn một dòng bơ khác có thành phần từ cả chất béo động vật (sữa) và thực vật – thành phần này quyết định một phần đến giá thành sản phẩm, giúp sản phẩm có giá rẻ hơn các dòng bơ có 100% thành phần từ chất béo động vật.
3. Shortening
Ngoài các loại bơ kể trên, trong làm bánh ta còn dùng một loại nữa là shortening (hay còn có tên gọi khác là mỡ trừu).
Đặc điểm: là chất béo 100%, thường được pha trộn và làm từ mỡ heo & dầu thực vật, màu trắng đục và hầu như không có nước nên không bị chảy ở nhiệt độ phòng giống như các loại bơ khác
Công dụng:
– Giúp các loại bánh mềm dẻo hơn (dùng trong công thức bánh dẻo tuyết), hoặc làm đứng và vững cấu trúc bánh (dùng trong làm vỏ tart, bột ngàn lớp hay shortbread…).
– Do đặc điểm về thành phần, shortening có màu trắng ngà và giá thành rẻ hơn các dòng bơ động vật khác, phù hợp cho các bạn mới tập trang trí bánh gato có thể học làm hoa kem bơ,…
– Ngoài ra, shortening cũng có thể dùng để chiên xào, nấu nướng thay cho dầu ăn, bơ.
Cách bảo quản: nên bảo quản shortening ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát do để tủ lạnh shortening sẽ bị cứng lại. Thời gian bảo quản shortening tương đối dài, khoảng 2 năm từ ngày sản xuất, 6 tháng sau khi mở bao bì.
Màu của bơ
Thông thường màu cơ bản của bơ là vàng nhạt do carotene có trong thành phần của bơ, tuy nhiên bơ còn có những màu vàng thẫm hoặc cũng có những loại bơ có màu trắng ngà. Màu của bơ có thể ảnh hưởng trong quá trình thực hiện chế độ ăn uống cho bò, hoặc trong quá trình chế biến với các tỉ lệ chất tạo màu được dùng ở những công ty khác nhau.
Ở khu vực các nước châu Âu, bò được chăn nuôi theo hướng chuyên dụng, sử dụng những đồng cỏ lâu năm. Bò ăn cỏ cũng cho sữa và các sản phẩm từ sữa có màu trắng hơn và tiêu biểu trong dòng bơ thuộc khu vực châu Âu là bơ President.
Còn ở châu Úc, bò thường được cho ăn ngũ cốc nên bơ từ sữa bò có màu vàng đục hơn, ví dụ là dòng bơ nhạt New Zealand, bơ nhạt Pilot Úc, bơ nhạt Peerless Úc,…
Cách dùng bơ
1. Dạng lỏng
Bơ được đun chảy thành dạng lỏng như dầu ăn và để nguội về nhiệt độ thường, dùng thay thế cho dầu ăn trong công thức bánh gato để bánh thơm hơn hoặc phết lên bánh mì và đem đi nướng.
2. Bơ đánh bông
Bơ đánh bông được sử dụng chủ yếu trong công thức bánh bông lan bơ, bánh lưỡi mèo,…
Để bơ ở nhiệt độ thường cho mềm (nhưng không được chảy nước) rồi đánh bông để tạo độ xốp, nở và dễ tan trong miệng cho bánh.
3. Bơ để lạnh thái lát
Bơ lạnh được bóp hoặc đánh chung với bột sống để tạo thành hỗn hợp bột trong các công thức của bánh pie hoặc 1 vài loại bánh mì; thái lát ăn kèm bánh mì; hoặc cho vào các hỗn hợp nóng như custard để tạo hương vị béo ngậy và thơm mùi bơ.
4. Dùng bơ thực vật thay thế bơ động vật?
Bơ thực vật có giá rẻ hơn nhiều nhưng vị không thơm ngon bằng bơ động vật, lại được ướp muối để bảo quản lâu nên dễ ảnh hưởng đến hương vị bánh, đặc biệt là bánh ngọt. Ngoài ra việc thay bơ ảnh hưởng đến cấu trúc bánh (độ nở, xốp, chiều cao…) do hàm lượng béo của từng loại bơ khác nhau.
Phân biệt bánh làm từ bơ động vật, dầu ăn, shortening và bơ thực vật
Tip chọn bơ
Các loại bơ thông dụng nhất trong làm bánh đó là bơ President, bơ Anchor, bơ Pilot Úc.
Trong đó, bơ President chứa 82% chất béo, là loại bơ có thương hiệu nổi tiếng, giá thuộc hàng cao nhất và chất lượng cũng tốt nhất. Mùi thơm nhẹ, vị béo ăn kèm bánh mì. Khi nướng xong bánh xốp, giòn và giữ được độ giòn lâu không bị ỉu cũng như mất mùi như các loại bơ khác. Bánh ra lò ít dính. Kế đến là bơ Anchor, giá thành hợp lý và độ thơm ngon không cũng kém nhiều, nhưng dễ bị chảy hơn. Bơ Pilot giá thành rẻ hơn 2 loại trên, có màu vàng đậm hơn. Tuy vậy khi nướng bánh ở nhiệt độ cao bơ dễ bị mất mùi hoặc không có mùi thơm bằng.
Nếu muốn làm kem bơ, bạn nên chọn bơ President hoặc bơ Anchor vì cả 2 loại bơ này đều có màu trắng nhạt, màu ngà nên làm kem bơ cho ra màu đẹp. Nếu dùng bơ Pilot làm kem bơ, màu sẽ không trắng đẹp tự nhiên mà hơi ngả màu ngà.
Nếu quan tâm đến độ nở xốp, giòn và thơm của bánh (bánh quy, pastries ngọt, cake…) bạn nên đầu tư loại bơ President, Anchor.
Nếu bạn dùng bơ để chống dính, hoặc làm các loại bánh không quan trọng độ nở xốp và mùi thơm của bơ (làm nama chocolate, muffin…) bạn có thể dùng bơ Pilot.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Thịt Heo Và Cách Chế Biến trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!