Xem Nhiều 6/2023 #️ Hướng Dẫn Làm Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu Chính Xác Nhất # Top 15 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 6/2023 # Hướng Dẫn Làm Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu Chính Xác Nhất # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Làm Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu Chính Xác Nhất mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì tờ khai đăng ký là loại giấy tờ có giá trị và giữ vai trò quan trọng nhất. Nếu như những loại tài liệu khác chỉ xuất hiện trong một số trường hợp đặc thù thì với tờ khai đăng ký nhãn hiệu lại bắt buộc góp mặt trong mọi trường hợp.

Chính vì vậy mà mẫu của tờ khai và kể cả cách thức hoàn thiện loại giấy tờ này cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ quy định rất rõ. Vì vậy Phan Law Vietnam sẽ chia sẻ một số thông tin cũng như hướng dẫn làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu đến bạn một cách chi tiết và hiệu quả nhất.

Sơ lược về tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo quy định

Hiện tại mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu đang có hiệu lực thi hành là mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành tại mẫu 04 – NH phụ lục a đi kèm của Thông tư 01/2017/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp.

Mỗi tờ khai hoàn chỉnh sẽ bao gồm:

– Trang 1: Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký và thông tin của chủ đơn, đơn vị đại diện.

– Trang 2: Các nội dung có liên quan như yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, các khoản lệ phí và tài liệu, giấy tờ trong đơn đăng ký.

– Trang 3: Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lời cam kết và chữ ký xác nhận của chủ đơn.

Khi chuẩn bị cho hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của mình, người thực hiện cần hoàn tất các thông tin dựa trên mẫu này thì quy trình sau đó mới có thể tiếp tục diễn ra. Chưa kể chỉ cần có bất kỳ sai sót nào trong quá trình này cũng sẽ có tác động rất lớn và phát sinh thêm nhiều vấn đề.

Hướng dẫn làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Ở trang đầu tiên của tờ khai cần cung cấp các thông tin bao gồm:

– Mục dấu nhận đơn: Bỏ trống

– Mục mẫu nhãn hiệu: Màu sắc theo đúng bản thiết kế hoặc đen trắng. Kích thước không quá 80 mm x 80 mm.

– Mục loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký: Tùy theo từng loại nhãn hiệu đăng ký để đánh dấu X thích hợp.

– Mục mô tả nhãn hiệu: Tại đây cần nêu rõ các yếu tố cấu thành nên nhãn hiệu. Đồng thời làm nổi bật sự khác biệt, đặc trưng và ý nghĩa của nó.

– Mục chủ đơn: Dựa trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Mục đại diện của chủ đơn: Đơn vị nhận sự ủy quyền

– Mục chủ đơn/ đại diện của chủ đơn đăng ký: Chữ ký của người lập tờ khai. Có thể là chủ đơn hoặc đơn vị đại diện

Trang thứ 2 bao gồm:

– Mục yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: Đánh dấu x và điền các thông tin (nếu có yêu cầu)

– Mục các tài liệu có trong đơn: Đánh dấu và điền thông tin thích hợp

– Mục cán bộ nhận đơn: Bỏ trống

– Mục chủ đơn/ đại diện của chủ đơn ký tên: Tương ứng với trang 1

Trang cuối cùng cần phân loại rõ danh mục hàng hóa, dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu. Đồng thời là lời cam kết của chủ đơn và ký tên xác nhận

*** Lưu ý phần hướng dẫn làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu trên đây chỉ dành cho những trường hợp tự tiến hành thực hiện quy trình này.

Những thông tin trên đây là hướng dẫn làm tờ khai đăng ký nhãn hiệu một cách cơ bản nhất. Ngoài ra sẽ còn có một số chi tiết mà tốt nhất bạn cần được tư vấn trực tiếp để hoàn thiện hơn cho loại giấy tờ này. Nếu có mong muốn nhận được sự hỗ trợ một cách chính xác hơn trong công tác này hoặc những vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu.

Hướng Dẫn Điều Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu Mới Nhất

Để đăng ký nhãn hiệu, chủ thể nộp đơn đăng ký phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký có chứa những tài liệu bắt buộc, trong đó có tờ khai. Vậy tờ khai này là gì, qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay.

Những chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Các chủ thể sản xuất hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất. Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ do mình cung cấp. Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.

Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên.

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất hiện nay

Mẫu tờ khai được áp dụng hiện nay mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Kế hoạch và Công nghệ.

Sau đây là những nội dung có trong tờ khai:

Mục nhãn hiệu: Trong phần này sẽ có một phần để chủ đơn dán mẫu nhãn hiệu cần đăng ký, mẫu nhãn hiệu này phải có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 80×80mm;

Trong mục loại nhãn hiệu, khách hàng chú ý tích vào ô phân loại nhãn hiệu: nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, hoặc nếu chỉ là nhãn hiệu thông thường thì để trống tất cả các ô;

Phần mô tả nhãn hiệu: chủ đơn sẽ miêu tả tóm tắt về kích thước, màu sắc, hình khối, ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có để chuyên viên có thể hình dung rõ ràng về nhãn hiệu.

Mục chủ đơn: Chủ đơn điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, trường hợp chủ đơn là tổ chức thì điền thông tin về tổ chức đó, nếu có nhiều người cùng nộp đơn đăng ký cho một nhãn hiệu thì tích vào ô trống bên dưới cùng của mục này.

Mục đại diện của chủ đơn: chủ đơn xác định trường hợp của mình và đánh dấu x vào ô thích hợp.

Ở ô tiếp theo, chủ đơn đánh dấu vào và điền thông tin theo yêu cầu hoặc để trống nếu không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Mục phí, lệ phí: Chủ đơn căn cứ vào Thông tư 263/2016/TT-BTC để xác định nhóm và số lượng sản phẩm/dịch vụ, sau đó điền thông tin về phí, lệ phí đăng ký.

Các tài liệu có trong đơn: Chủ đơn tích dấu vào các ô mà trong hồ sơ của mình đang có và chỉ đánh dấu x vào mục bên trái và ghi thông tin theo yêu cầu trong đơn.

Điền thông tin vào tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Danh mục và phân nhóm : Phần này chủ đơn liệt kê hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu và cần được phân thành nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice.

Chủ đơn hoặc đại diện chủ đơn ký tên: phần này cần có chữ ký của cá nhân lập tờ khai.

Những thông tin tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất là rất quan trọng và cần thiết cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.

Hướng Dẫn Điền Mẫu Đơn Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Chi Tiết Nhất

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về thủ tục và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Hồ sơ phải cung cấp đầy đủ các tài liệu. Đặc biệt mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền do Cục sở hữu trí tuệ quy định phải đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Bài viết sẽ hướng dẫn cho quý khách cách ghi tờ khai đăng ký chi tiết nhất. Mời các bạn theo dõi bài viết.

Ý nghĩa của mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đây là một trong những giấy tờ rất quan trọng khi đi đăng ký nhãn hiệu. Mẫu đơn này không chỉ xác nhận thông tin của chủ thể sở hữu nhãn hiệu. Mà còn ghi nhận những thông tin nhận biết mẫu nhãn hiệu để từ đó xem xét nhãn hiệu có thỏa các điều kiện bảo hộ không.

Cách trình bày mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào?

Mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền được trình bày như sau:

Tại mục mẫu nhãn hiệu thì kích thước mẫu không được vượt quá 80×80 mm, phải được dán nằm trọn trong ô viền đen được vẽ. Kích thước của mỗi thành phần trong mẫu không được nhỏ hơn 8mm. Mẫu được dán vào phải được trình bày rõ ràng về bố cục. Nét vẽ không được nhoè, mờ. Màu sắc phải được trình bày đúng với màu sắc được mô tả bên cạnh trong phần yêu cầu bảo hộ.

Tại mục loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký: Có 3 ô vuông về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận. Muốn đăng ký loại nhãn hiệu nào thì tích vào ô đó. Muốn đăng ký nhãn hiệu thông thường thì để trống cả ba ô.

Tại mục mô tả nhãn hiệu: Thiết kế mẫu nhãn hiệu dựa trên điều gì thì mô tả theo đúng những gì mình đã thiết kế hoặc theo cảm quan, nhìn nhận của bản thân. Việc mô tả này không có khuôn nào định sẵn. Việc mô tả phải phù hợp với mẫu nhãn hiệu đính kèm, có đầy đủ các thành phần cơ bản và màu sắc yêu cầu bảo hộ.

Tại mục chủ đơn: Điền đầy đủ thông tin của chủ đơn. Nếu chủ đơn là tổ chức thì phải điền thông tin của tổ chức đó chứ không phải là điền thông tin của người đại diện hợp pháp của tổ chức đó. Trường hợp có nhiều người cùng nộp đơn cho một nhãn hiệu thì tích vào ô và điền thông tin của các chủ đơn khác vào trang sau.

Tại mục đại diện của chủ đơn: Tích vào mục phù hợp với trường hợp đại diện. Điền đầy đủ thông tin của cá nhân/tổ chức đại diện cho chủ đơn. Nếu Chủ đơn là tổ chức thì thông tin của người đại diện theo pháp luật sẽ được điền vào đây.

Tại mục danh mục và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu: Danh mục này tại tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần phải phân loại dựa trên mã sản phẩm trong bản Phân loại hàng hoá, dịch vụ Nice (Ni-xơ). Cần phải ghi tuần tự từng nhóm theo Bảng phân loại này; sử dụng dấu “;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm; kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số hàng hoá/dịch vụ trong nhóm đó.

Tại mục chủ đơn/đại diện của chủ đơn ký tên: Nếu chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn là tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó sẽ ký và ghi rõ chức vụ của mình để thể hiện chức năng đại diện theo pháp luật của mình và đóng dấu.

Cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu logo ra sao?

Chủ thể đăng ký tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Lưu ý: Có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Qua bài viết hướng dẫn điền mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền chi tiết nhất. Mong sẽ giúp cho các bạn một phần nào đó. Để được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Tự tin là nơi cung cấp dịch vụ tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp với những luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm.

Khái Niệm Logo Và Thủ Tục Đăng Ký Nhãn Hiệu Logo

Logo là một trong những yếu tố chính giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu của bạn, nó có vai trò quan trọng trong việc quảng bá và phát triển hình ảnh sản phẩm. Đăng ký logo độc quyền là việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp để tránh các hành vi xâm phạm quyền đối với logo. Bài viết này chúng tôi sẽ gửi tới bạn những thông tin liên quan tới thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo.

Khái niệm logo và điều kiện để logo được đăng ký bảo hộ

Hiểu như thế nào là logo và điều kiện để logo được bảo hộ là điều rất quan trọng, góp phần quyết định vào việc đăng ký logo thành công hay thất bại.

Bạn có biết khái niệm logo độc quyền?

Có thể hiểu logo là sản phẩm trực quan, bao gồm hình ảnh hoặc chữ, hoặc là sự kết hợp hình ảnh và chữ, nhằm giúp nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp.

Hình ảnh sử dụng trong cho logo là các hình biểu tượng, tượng trưng cho sản phẩm hoặc đặc tính sản phẩm. Hình ảnh này thường dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng với người xem.

Phần chữ trên logo thường là tên của thương hiệu được viết cách điệu, tạo nên một dấu hiệu nhận biết phù hợp với doanh nghiệp.

Logo được đăng ký bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau

Logo phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

Logo phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

Những vấn đề quan trọng về thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo

Trước hết, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký logo gồm một số tài liệu sau:

Mẫu logo cần đăng ký;

Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền (theo mẫu);

Tờ khai thông tin doanh nghiệp bao gồm: Tên công ty, địa chỉ trụ sở, địa chỉ thường trú, người đại diện, số điện thoại; Giấy uỷ quyền (nếu ủy quyền cho chủ thể khác nộp đơn).

Quy chế sử dụng độc quyền logo nếu logo yêu cầu bảo hộ là logo tập thể;

Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp; Hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…);

Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu logo thương hiệu độc quyền chứa đựng các thông tin đó.

Sau đó tiến hành nộp hồ sơ ở Cục Sở hữu trí tuệ.

Sau khi tiếp nhận đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn, thời hạn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu logo là 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; Thời hạn thẩm định nội dung hồ sơ là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn; Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ là từ  02 đến 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo khá phức tạp. Vì vậy để tránh sai sót không đáng có, để tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, quý khách hàng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ uy tín của Phan Law Vietnam.Như vậy, thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký logo là khoảng 12 đến 18 tháng, với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối.

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Làm Tờ Khai Đăng Ký Nhãn Hiệu Chính Xác Nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!