Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Cá Thu Bổ Dưỡng Dễ Làm Năm 2022 mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lẩu cá thu với nguyên liệu đi kèm rất dễ kiếm, đơn giản và nấu nhanh chóng nhưng nó lại đảm bảo cung cấp 1 bữa ăn đảm bảo ngon miệng và rất giàu chất dinh dưỡng. Lẩu cá thu là 1 sự lựa chọn cho các bà nội trợ để thay đổi khẩu phần ăn gia đình vào những ngày cuối tuần.
2 cái đầu cá thu;
Xương heo: 1/2kg;
Măng củ, gừng, me hoặc dấm bỗng, gia vị;
Dứa, cà chua, hành lá, các loại rau ăn lẩu.
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ta tiến hành nấu:
Bước 1: Đối với xương heo ta nấu xôi, lấy nước dùng.
Bước 2: Tiến hành cắt nhỏ thành từng miếng đầu cá thu sau đó ướp muối hạt trong 10 phút sau đó xả sạch bằng nước lạnh.
Bước 3: Tiếp theo là ướp cá thu với rượu trắng và gừng thái chỉ, dùng tay trộn đầu cá cho thật kỹ. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình làm món lẩu cá thu giúp đầu cá hết mùi tanh, khoảng chừng 15 phút.
Bước 4: Cho đầu vào chảo 1 lượng ít để phi hành, sau đó xào qua đầu cá không cần quá chín.
Bước 5: Cà chua bổ múi cau, dứa cắt miếng vừa ăn, các loại rau nhặt rửa sạch. Thái miếng măng củ và luộc 2 đến 3 lần với nước và muối.
Bước 6: Nêm gia vị ở nồi nước dùng cùng ít dấm bỗng để có vị chua nhẹ. Cho cà chua, dứa, măng vào nước để nổi lên trên làm cho nồi lẩu thêm đẹp mắt, có thể thêm sa tế để tăng bị cho nồi lẩu cá thu
Bước 7: Bày nồi lẩu lên bàn, một đĩa đầu cá thu, rau ăn kèm, bún tươi hoặc mì chũ, mì tôm, một bát gia vị chanh ớt hoặc nước mắm ớt.
Mách nhỏ: Để tăng hương vị cho món lẩu cá thu, bạn nên kết hợp với kèm thêm Chả Cá Chiên, khi nồi nước lẩu sôi, thả chả cá sắt nhỏ vào, món ăn sẽ càng đậm đà và hấp dẫn hơn.
Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Đuôi Bò Thuốc Bắc Bổ Dưỡng Dễ Làm Tại Nhà
Đuôi bò sau khi mua về thì bạn rửa sạch với nước lạnh, rồi dùng muối và gừng tươi chà sát rồi xả lại dưới nước lạnh. Bạn có thể thao cách này vài lần cho đến khử được hoàn toàn mùi hôi. Sau đó, bạn trần sơ qua nồi nước sôi có pha chút muối rồi vớt ra xả nước lạnh, chặt thành những miếng vừa ăn. Sau đó, bạn cho tỏi – sả – hành tím băm cùng với chút muối, tiêu xay, hạt nêm vào đảo đều và để khoảng 1 – 2 tiếng cho phần đuôi thấm gia vị.
Theo Đông Y, lẩu đuôi bò thuốc bắc chứa rất nhiều dinh dưỡng, không chỉ là một món ăn ngon mà còn rất có lợi cho sức khỏe con người. Đây được xem là bài thuốc dân gian rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh và người ốm dậy, giúp bồi bổ và phục hồi sinh lực cho những người suy nhược cơ thể. Đặc biệt, bò hầm thuốc bắc là “thuốc quý” cho cánh mày râu vì có tác dụng cải thiện chuyện chăn gối hiệu quả.
Với hạt sen thì bạn tách đôi, bỏ phần tim, rồi đem rửa sạch.
Các loại rau sống ăn kèm thì bạn nhặt rồi rửa sạch, để ráo.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đuôi bò có mùi hôi đặc trưng nên bạn cần xử lý thật kỹ càng trước khi chế biến. (Nguồn: Internet)
Nước lẩu – Linh hồn của mọi món lẩu (Ảnh: Internet)
– Bạn bắc nồi lên và cho một lượng nước lớn vào đun. Khi nước sôi thì cho phần đuôi sau khi đã ướp vào cùng với trần bì, 1 muỗng canh rượu trắng và vài lát gừng tươi. Lưu ý: bạn nhớ liên tục vớt bọt để nước dùng được trong.
– Tiếp tục đun với lửa vừa cho đến khi sôi lần nữa thì bạn cho tiếp hạt sen vào hầm trong khoảng 2 – 3 tiếng. Lưu ý: bạn nhớ luôn canh chừng mực nước trong nồi, tránh để phần nước dùng bị cạn.
– Khi nồi lẩu sôi thì bạn nêm nếm lại khẩu vị sao cho vừa ăn, tắt bếp và cho múc lẩu ra nồi chuyên dụng để ăn.
– Bạn dọn kèm lẩu với bún (mì) và các loại rau sống ăn kèm.
Lẩu đuôi bò hầm thuốc bắc ăn với gì ngon?
Vì là một món ăn đậm đà và có tính nóng nên lẩu đuôi hầm thuốc bắc rất thích hợp để thưởng thức cùng bún, mì tươi và các loại rau xanh tươi mát như rau muống, rau cải, mồng tơi, rau má… Nước lẩu đậm đà bốc khói nghi ngút sẽ tạo ra bầu không khí ấm áp cho bạn và người thân vào những bữa cơm cuối tuần hoặc những ngày thới tiết giá lạnh.
Đuôi bò hầm thuốc bắc có tốt cho bà bầu?
Thuốc bắc được sử dụng nấu ăn có rất nhiều hiệu quả trong bồi bổ và phục hồi cơ thể, vì thế nó thường được làm thành món ăn để chăm chút các người bệnh hay phụ nữ mang thai. Đuôi bò khi kết hợp với thuốc bắc hầm lên tạo ra món ăn bồi bổ thể trạng tốt nhất cho mẹ, giúp em bé ngày càng phát triển mạnh khỏe, cứng cáp, là món ăn mà không bà bầu nào có thể bỏ qua.
Những lưu ý khi nấu lẩu đuôi bò hầm thuốc bắc
– Đối với hạt sen thì ngon nhất vẫn là hạt sen tươi. Tuy nhiên, nếu không có hạt sen tươi thì bạn có thể thay thế bằng hạt sen khô loại không có tim sen. Ngoài ra, trước khi nấu thì bạn nhớ ngâm hạt sen khô vài tiếng cho nở nềm rồi mới sử dụng nấu lẩu.
– Lẩu đuôi bò có thể dùng kèm với mắm nêm hoặc chao pha sa tế.
– Ngoài ra bạn có thể hầm thêm gân bò để tạo sự phong phú cho món ăn. Nhưng bạn cần hầm phần gân trước khi cho phần đuôi bò vào, tránh 2 phần thịt không chín đều.
– Một mẹo nhỏ cho bạn: nếu nhà bạn có nồi áp suất thì hãy cho phần đuôi vào hầm hơi mềm rồi cho ra nồi thường nấu thì bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian.
Với những bước chế biến khá đơn giản mà bạn lại có được một món lẩu bổ dưỡng, thơm ngon thì tại sao bạn lại không chế biến cho người nhà và gia đình mình dùng? Hy vọng bạn sẽ yêu thích cách nấu lẩu đuôi bò thuốc bắc cũng như những món lẩu khác mà chúng tôi đã giới thiệu cho bạn.
Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Ngon Ngọt Bổ Dưỡng
Lẩu gà lá giang là món ăn được khá nhiều người Việt Nam chúng ta yêu thích. Vì khẩu vị của người dùng sẽ được kích thích đáng kể bởi vị chua thanh tự nhiên của lá giang tiết ra.
Ngoài ra thì lá giang còn có một tác dụng tuyệt vời nữa, đó là giải nhiệt, giải cảm vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu gà lá giang
Trước khi bắt tay vào thực hiện chế biến thì các bạn nên ra chợ để tìm mua một số nguyên liệu cần thiết để món lẩu gà lá giang có thể được ngon chuẩn vị:
Thịt gà: 1 con (khoảng 1,5kg)
Bún tươi: 1kg (có thể thay thế bằng phở, mì tôm, bún khô tùy theo sở thích của mỗi cá nhân).
Gừng, hành, sả, tỏi, ngò, ớt trái
Các loại rau nhúng lẩu ăn kèm như: rau đắng, bắp chuối, rau cải cúc, rau muống… tùy theo bạn thích
Lá giang tươi: 300gr
Gia vị: hạt nêm, tiêu bột, dầu ăn, nước mắm, muối, bột ngọt…
Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu gà lá giang ngon ngọt bổ dưỡng
Hương thơm ngào ngạt cuả sả, vị chua thanh của lá giang, ngọt tự nhiên của thịt gà, cay nồng của ớt chắc chắn sẽ kích thích được vị giác của tất cả các thành viên trong gia đình của bạn.
Bước 1: Sơ chế và ướp thịt gà
Thịt gà làm làm sạch rồi rửa kỹ lại với nước muối, vớt ra rổ cho thật ráo rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Lưu ý, bạn không nên chặt miếng quá to, dày vì trong quá trình nhúng ăn sẽ bị dai và rất mất thời gian mới chín.
Ướp thịt gà với 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng bột nêm, 1 muỗng muối, 1 muỗng đường trong khoảng thời gian 15 phút và nhớ thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều để thịt có thể thấm tất cả gia vị.
Bước 2: Phi thơm tỏi
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nghuyễn, sau đó cho lượng dầu vừa đủ vào chảo.
Dầu thật nóng thì cho tỏi vào phi thơm, khi nào tỏi chuyển sang màu vàng thì vớt ra cho vào 1 cái chén để riêng.
Bước 3: Nấu nước lẩu gà
Ớt, hành lá, sả rửa sạch, cắt khúc dài hành, sả rồi dùng dao đập dập cùng với ớt (hành, sả chỉ lấy phần đầu).
Cho ớt, sả, hành vừa đập dập vào một cái nồi to rồi phi thơm cùng với một chút dầu ăn. Tới khi nào thấy ớt, sả, hành có mùi thơm nồng thì cho tất cả thịt gà đã ướp vào xào cho săn lại.
Tiếp theo cho khoảng một lít rưỡi nước vào nồi và đun sôi bằng lửa nhỏ khoảng 20 phút.
Bước 4: Dùng lá giang tạo vị chua cho nước lẩu gà
Khi nước trong nồi sôi lên thì hãy mở nắp nồi, để phần nước lẩu được trong thì nhớ dùng vá vớt sạch bọt nổi phía trên.
Lá giang rửa sạch bằng nước muối rồi để ráo, sau đó vò nhẹ bằng tay nhằm làm dập phần lá. Như vậy vị chua tự nhiên của lá giang sẽ có thể dễ dàng hòa đều vào trong phần nước lẩu khi nấu.
Nêm gia vị cho nồi lẩu, nếu nhạt quá thì nêm thêm nước mắm, hạt nêm, tùy theo sở thích của các thành viên trong gia đình.
Bước 5: Cho tỏi cùng với rau thơm vào để nước lẩu được thơm ngon hơn
Dùng vá khuấy đều nước lẩu và cho hết phần tỏi đã được phi thơm trước đó vào nồi. Ớt sừng cắt lát mỏng, rau ngò cắt nhuyễn rồi cho tất cả vào nồi lẩu.
Vậy là bạn đã hoàn thành nồi lẩu gà lá giang ngon tuyệt với phần nước dùng cực đậm đà, ấm nồng, chua cay không thể cưỡng lại.
Những lưu ý khi để có một nồi lẩu gà lá giang ngon đúng vị
Chắc chắn bạn và cả gia đình sẽ bị gục ngã bởi vị ngọt thanh tự nhiên từ gà, vị cay nồng nàn của ớt, sả hòa quyện cùng vị chua hoàn hảo của lá giang.
Hơn thế nữa là khi vị ngọt béo của thịt gà được kết hợp với vị chua của lá giang sẽ khiến bạn ăn mãi mà không thấy ngán.
Rửa, chà sát thịt gà bằng muối hột sẽ tẩy được mùi hôi từ thịt, đồng thời lấy được hết bụi bẩn nhỏ bám trong thịt gà.
Vò nhẹ lá giang để hết vị chát và phát huy hết vị chua vốn có.
Tùy theo khẩu vị của người ăn mà thêm hoặc bớt các loại gia vị.
Ưu điểm cũng là khuyết điểm, lá giang chua thanh nhưng càng nấu lâu thì sẽ càng chua. Nên cần phải ước lượng lá giang sao cho vừa đủ vì nước lẩu sẽ bị mất đi vị ngon nếu như quá chua.
Cho thêm một củ hành tím cắt đôi vào phần nước khi đun, việc đơn giản này sẽ giúp cho nồi lẩu cuả bạn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn đấy.
Tuyệt đối không dùng nồi nhôm để nấu lẩu gà, vì nhôm sẽ bị chất chua ăn mòn, làm cho nồng độ nhôm trong nồi lẩu của bạn tăng cao. Sẽ dẫn tới tình trạng người dùng bị ngộ độc, nên tốt nhất chính là dùng các loại nồi tráng men hoặc inox.
Kết.
Sau khi tham khảo bài viết trên thì các bạn đã nắm trong tay bí quyết để có một nồi lẩu gà lá giang ngon tuyệt vời rồi đấy.
Hướng Dẫn Nấu Món Cháo Cá Chép Thơm Ngon Bổ Dưỡng
Nguyên liệu cho món cháo cá chép:
– Cá chép: 1 con khoảng 300 – 500g (còn tươi sống thì càng tốt)
– Cà rốt và nghệ mỗi thứ 1 củ
– 1 ít nấm rơm
– Đậu xanh khoảng 2 muỗng đã bóc vỏ
– Gạo khoảng 1/2 bát
– 1 ít hành lá
– Rau thì là
Các bước thực hiện món cháo cá chép:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu để nấu cháo cá chép
Cà rốt và nghệ cát nhỏ theo chiều dài của nó. Lưu ý: Cà rốt không nên cắt quá dài
Nếu là nấm rơm khô thì bạn mang đi ngâm với nước khoảng từ 8 đến 10 phút rồi cắt ra và xé sợi nhỏ. Còn nếu là nấm rơm tươi thì không cần ngâm kỹ với nước.
Cá chép sau khi mua về bạn đanh vảy sạch sẽ, rửa sạch, bỏ phần ruột cá, mang cá và đặc biệt là phần màu đen bên trong bụng cá để cho cá không có mùi tanh. Nếu cần thiệt bạn có thể rửa cá với nước vo gạo để loại bỏ mùi tanh không mong muốn.
Sau khi sơ chế cá xong bạn mang cá đi luộc và gạn lấy phần trong của nước luộc cá, còn cá thì lọc sạch lấy phàn thịt cá, nhớ lọc kỹ để tránh trường hợp hóc xương khi ăn. Lọc cá khéo tránh làm cho phần thịt cá bị nát.
Bước 3: Gạo trắng và đậu xanh rửa qua với nước , sau đó đem nấu với nước luộc cá ở trên, nấu cho đên khi nhừ (Lưu ý: gạo không nên vo kỹ quá vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của gạo). Nấu như nấu cháo bình thường, tầm khoảng 1 tiếng là cháo chín.
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng cho vào một ít dầu ăn , chờ dầu nóng thì cho hỗn hợp nghệ, cà rốt, nấm rơm vào xào sơ qua rồi cho phần thịt cá lọc được lúc nãy vào xào. Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
Bước 5: Khi thấy cháo đậu xanh đã nhừ thì bạn cho toàn bộ phần thịt cá, cà rốt, nghệ, nấm vùa xào vào nồi và đảo đều khoảng từ 5 đến 10 phút rồi tắt bếp cho thêm vào chút hành lá thái nhỏ hoặc lá tía tô là có thể ăn ngay được.
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Cá Thu Bổ Dưỡng Dễ Làm Năm 2022 trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!