Xem Nhiều 5/2023 #️ Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Kiểu Nhật Tốt Cho Bé # Top 7 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 5/2023 # Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Kiểu Nhật Tốt Cho Bé # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Kiểu Nhật Tốt Cho Bé mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cháo ăn dặm là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ từ 6 tháng tuổi. Và nếu mẹ đã và đang áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé thì liệu mẹ có biết cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật đúng cách cho bé không? Nếu mẹ nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật không đúng cách cho bé vừa không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ của hệ tiêu hoá.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có đặc điểm gì?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được xem là một phương pháp ăn dặm khoa học được nhiều bà mẹ hiện đại áp dụng cho con yêu. Việc cho bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé rèn luyện được khả năng tự lập ngay từ nhỏ. Giúp bé hoàn thiện kỹ năng nhai, một kỹ năng đặc biệt giúp bé ăn thô tốt hơn để bé có thể dễ dàng hấp thu và tiêu hoá hơn.

Ngoài ra, với các bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ được tự cầm đồ ăn, tự cầm thìa…giúp bé học được kỹ năng cầm nắm. Bé sẽ được ăn theo nhu cầu từ đó giúp mẹ nhận biết được sở thích cá nhân của bé cũng như tạo hứng thú cho bé khi ăn uống. Điều hoàn toàn ngược lại đối với phương pháp ăn dặm truyền thống.

Mẹ đa dạng các loại thực phẩm cho bé: Bé sẽ được thưởng thức mùi vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau từ thịt, cá, gà, trứng, rau, củ, quả, hải sản…kích thích vị giác của bé phát triển.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật giàu dinh dưỡng

Lưu ý: Tuỳ vào độ tuổi của bé mà mẹ điều chỉnh công thức nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật của bé sao cho phù hợp.

1. Nấu cháo ăn dặm cho bé từ gạo

Công thức nấu cháo ăn dặm từ gạo:

Đối với các bé 5 – 6 tháng tuổi: Nấu cháo theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước. Sau khi cháo chín, mẹ lấy cháo ra và rây qua lưới, gạt bớt lợn cợn rồi cho bé ăn.

Đối với các bé 7 – 8 tháng tuổi: Nấu cháo theo công thức 1 gạo : 7 nước. Giai đoạn ăn dặm này bé đã biết nhai và có thể ăn cháo nguyên hạt được rồi. Mẹ không cần phải rây cháo nữa.

Đối với các bé 9 – 11 tháng tuổi: Nấu cháo theo công thức 1 gạo : 5 nước và cho bé ăn cháo mà không cần phải rây.

Cách thực hiện:

Gạo mẹ đem vo với nước (không nên vo quá kỹ bởi sẽ làm mất hàm lượng dưỡng chất có trong cám gạo).

Tiếp đến cho gạo và nước vào nồi theo đúng tỷ lệ

Ngâm gạo trong nồi khoảng 30 – 60 phút để gạo nở.

Sau đó cho nồi lên bếp và đun trên ngọn lửa nhỏ khoảng 40 phút tới chín nhừ.

Cuối cùng mẹ tắt bếp, đậy vung và để đó 15 phút cho cháo chín ngon hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm nấu cháo từ gạo cho bé ăn dặm bằng bếp ga:

Trước khi nấu cháo, mẹ nên ngâm gạo trước khoảng 30 phút để gạo có thể hút đủ nước và nở ra. Khi đó cháo sẽ nhanh chín hơn và ngon hơn.

Đun nồi cháo tới khi cháo bắt đầu sôi thì vặn thật nhỏ lửa để cháo không bị trào ra ngoài.

Đậy kín lắp xoong để hơi nước không bị bốc ra ngoài quá nhiều. Điều này sẽ khiến nước nhanh cạn.

2. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ cơm

Việc mẹ nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ cơm sẽ giúp mẹ tiết kiệm được một khoảng thời gian kha khá so với việc nấu cháo ăn dặm từ gạo. Tuy nhiên thì cách nấu cháo này cháo sẽ không được thơm và ngon bằng cách 1. Để món cháo có độ thô thích hợp với độ tuổi ăn dặm của bé. Mẹ cần cân bằng tỷ lệ giữa cơm và nước theo công thức sau:

Công thức nấu cháo ăn dặm từ cơm:

Đối với các bé 5 – 6 tháng tuổi: nấu cháo theo tỉ lệ 1 cơm : 5 nước. Nấu cháo tới chín nhừ thì đem rây qya rây lưới rồi có thể cho bé ăn được.

Đối với các bé 7 – 8 tháng tuổi: Nấu cháo theo tỷ lệ 1 cơm : 4 nước và nấu cháo tới chín. Giai đoạn này bé đã bắt đầu biết nhai nên mẹ có thể cho bé ăn cháo còn nguyên hạt.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Cho cơm và nước theo đúng tỷ lệ vào nồi nấu cháo.

– Bước 2: Đun sôi nồi cháo trên ngọn lửa nhỏ tới khi cơm nở mền là được.

3. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ bánh mì

Công thức nấu: Mẹ nấu cháo ăn dặm cho bé theo tỷ lệ 1 bánh mỳ : 5 nước.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bánh mỳ mẹ đem cắt nhỏ, bỏ vỏ cứng và chỉ lấy phần ruột.

Bước 2: Xe nhỏ ruột bánh mỳ rồi cho vào nồi và đun sôi trên ngọn lửa nhỏ khoảng 1 – 2 phút.

Bước 3: Mẹ có thể cho thêm sữa bột công thức vào nồi và khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì cho bé)

Nguyên tắc cơ bản khi nấu cháo ăn dặm kiểu Nhạt cho bé mẹ cần nhớ

– Chọn thực phẩm: Mẹ nên chọn những thực phẩm tươi, sạch, ngon để đảm bảo vệ sinh an toàn như: Rau, củ, thịt…Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm được đóng hộp hay loại thực phẩm có sử dụng chất bảo quản để nấu cháo ăn dặm cho bé.

– Đối với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ không nên nêm bất kỳ loại gia vị nào vào món cháo ăn dặm của bé tới khi bé được 1 tuổi để đảm bảo an toàn cho thận.

– Độ loãng/đặc của cháo: Đối với các bé 5 – 6 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cần nhớ cho bé ăn dặm từ loãng tới đặc và độ thô của cháo sao cho phù hợp với độ tuổi ăn dặm.

– Cho bé ăn theo nhu cầu của bé, không ép bé ăn hoặc giao chỉ tiêu ăn dặm cho bé. Việc ép bé ăn sẽ khiến bé cảm thấy sợ hãi mỗi khi được ăn dặm.

– Mẹ không nên trộn lẫn các loại thức ăn với nhau. Các món ăn nên được trình bày riêng để giúp bé phát triển vị giác tối nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Hướng Dẫn Mẹ Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Mê Tít

Cháo ăn dặm kiểu Nhật là món ăn cực kỳ phổ biến được các mẹ thường xuyên đưa vào thực đơn của con bởi vì cháo phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt trong giai đoạn đầu đời và cũng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Trong bài viết này, tapchiandam sẽ hướng dẫn mẹ 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ gạo, bánh mỳ và rau củ, đảm bảo bé nhà mẹ sẽ cực kỳ hứng thú khi ăn.

1. Hướng dẫn mẹ 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Ăn dặm kiểu Nhật thường không khó thực hành nhưng cũng khá nhiều nguyên tắc mẹ cần đảm bảo để áp dụng hiệu quả. Trong các bài viết trước tapchiandam đã đề cập đến các nguyên tắc ăn dặm theo giai đoạn và khẩu phần ăn của bé cần đảm bảo những thành phần gì, mẹ nên tìm đọc trước.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật từ gạo

– Bé từ 5 – 6 tháng: giai đoạn này bé chủ yếu ăn cháo loãng với tỉ lệ gạo : nước tương ứng 1 : 10. Gạo mẹ nên lựa loại gạo thơm, gạo còn mới, vo sạch rồi cho vào nồi theo tỉ lệ như trên. Ngâm gạo trong nồi khoảng 30 phút mới bắt đầu nấu. Trong khi nấu cháo, mẹ lưu ý bật bếp nhỏ để cháo nhừ và mềm hơn. Nấu trong khoảng 40 phút hoặc mẹ thấy hạt cháo đã nở bung thì tắt bếp. Đậy vung lại, để như vậy trong nồi 15 phút cháo sẽ ngon hơn. Mẹ mang cháo nghiền nhuyễn và lọc qua rây là có món cháo ăn dặm cơ bản cho con thưởng thức rồi.

– Bé từ 7 – 8 tháng: mẹ thay đổi tỉ lệ gạo nước tương ứng 1 : 7, giai đoạn này bé đã có thể ăn được cháo đặc hơn so với giai đoạn 5 – 6 tháng. Về cách nấu tương tự nhưng ở thời điểm này, ngoài cháo trắng ra, mẹ đã có thể cho bé ăn cùng các loại rau củ nghiền nhuyễn để tăng thêm thành phần dinh dưỡng và đổi vị cho bé trong mỗi bữa ăn. Gợi ý cho mẹ 1 số loại rau củ phù hợp: cà rốt, bí đỏ, khoai tây, …

– Bé từ 9 – 11 tháng: giai đoạn này tỉ lệ gạo nước sẽ là 1 : 5, lúc này nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng lên đáng kể. Ngoài việc tăng lượng gạo khi nấu cháo, mẹ cũng cần tăng thêm lượng cháo bé ăn trong mỗi bữa và tăng cả số bữa ăn lên 2 thậm chí là 3 bữa, tùy vào tính “háu đói” của mỗi con. Giai đoạn này, cháo mẹ nấu cũng không cần nghiền nhuyễn nữa, bé đã có thể ăn được thực phẩm có độ thô tốt hơn rồi

Ngoài gạo ra, mẹ có thể dùng cơm đã nấu chín để nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Tỉ lệ cơm : nước sẽ khác gạo một chút, lần lượt là 1:4,5; 1:3; 1:2 và 1:1 tương ứng với các giai đoạn trên của trẻ.

Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật từ bánh mì

Ngoài nguyên liệu gạo, mẹ cũng có thể sử dụng bánh mỳ để nấu thành cháo cho bé theo tỉ lệ 1 bánh mỳ : 5 nước. Cách chế biến cực kỳ đơn giản, bánh mỳ mẹ loại bỏ phần vỏ vàng, thông thường dùng bánh mỳ sandwich sẽ dễ nấu hơn, sau đó xé nhỏ, cho vào nồi theo đúng tỉ lệ. Đun khoảng 1 – 2 phút sẽ có hỗn hợp sánh mịn, mẹ thêm một chút sữa bột vào (lượng sữa bột bằng 2/3 lượng bánh mỳ) rồi khuấy đều. Như vậy là đã có món cháo bánh mỳ thơm phức cho bé.

Cách nấu cháo ăn dặm từ rau củ

Nguồn thực phẩm cung cấp tinh bột cho bé không chỉ đến từ gạo và mỳ. Các loại ngũ cốc khác như ngô, khoai mẹ cũng có thể sử dụng để nấu cháo cho bé. Thậm chí là cà rốt, bí đỏ cũng có thể dùng để làm cháo nghiền cho bé được.

Cách chế biến món này cực kỳ đơn giản, với rau củ, mẹ loại bỏ vỏ, rửa sạch rồi đem đi luộc hoặc hấp chín sau đó xay nhuyễn. Trong khi xay rau củ, mẹ có thể thêm nước dashi hoặc nước luộc rau củ để hỗn hợp lỏng hơn. Tiếp theo mẹ cho hỗn hợp lọc qua rây, như vậy là đã có món cháo rau củ cực kỳ lạ miệng cho bé rồi.

2. Mách nhỏ mẹ 2 cách nấu cháo ăn dặm cho bé cực nhanh và đơn giản

Nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện

Với cách này mẹ có thể sử dụng cốc nấu cơm nát Pigeon hoặc dụng cụ bằng sứ, inox miễn là có thể chịu được nhiệt trong nồi cơm điện, có vạch chia ml thì càng tốt. Mẹ cho lượng gạo, nước vào cốc nấu cơm với tỉ lệ tương ứng, khi bắt đầu nấu cơm cho giai đình, hãy cho cốc vào trong nồi, nấu như bình thường. Đến khi cơm của cả nhà chín là món cháo trắng của bé cũng hoàn thành rồi. Trong thời gian chờ cháo chín, mẹ có thể rảnh tay để chế biến các thực phẩm khác mà không cần canh nồi cháo nữa rồi.

Nấu cháo ăn dặm bằng bếp gas hoặc bếp điện

Cách này được các mẹ sử dụng nhiều hơn vì dụng cụ đơn giản. Có 1 số lưu ý mẹ cần nhớ khi nấu cháo bằng bếp gas hoặc bếp điện.

– Ngâm gạo trong nồi khoảng 30 phút để gạo ngấm nước và nhanh chín nhừ hơn

– Khi cháo bắt đầu sôi, hãy bật lửa nhỏ lại chỉ để nhiệt đủ sôi lục bục trên bề mặt cháo. Như vậy cháo sẽ không bị trào ra ngoài

– Trong khi nấu nên đậy nắp vung để không bị bay hơi và nhanh cạn nước nồi cháo của mẹ. Nồi thủy tinh hoặc nồi có nắp vung thủy tinh sẽ là lựa chọn thích hợp để mẹ có thể quan sát độ chín của cháo mà ít cần mở nắp.

– Sau khi tắt bếp, nên để thêm 15 phút nữa, cháo sẽ chín nhừ và có độ sánh hơn

Ăn Dặm Kiểu Nhật: Hướng Dẫn Cách Nấu Ăn Cho Bé Theo Từng Tháng Tuổi

Trong thực đơn ăn dặm kiểu nhật,thịt, cá, và rau thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn, nhất là thịt. Chắc có lẽ thế mà bước đầu mới tập ăn, khoảng 2 tuần đầu, chưa cần cho bé ăn đạm.

Cách làm tổng quát cho mọi loại thịt cá là:

– Lấy loại thịt nạc, cá trắng.

– Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.

– Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.

– Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau, nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt đã rồi rây.

Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn, nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn, tuy nhiên chỉ 1 vài bữa đầu thôi.

Cách chế biến lòng đỏ trứng cho bé 5-6 tháng ăn.

Hãy cẩn thận với trứng, nhất là bé 5-6 tháng. Thế nên, sách ăn dặm kiểu Nhật có tài liệu không khuyến khích cho bé ăn trứng giai đoạn này. Nếu cho ăn, giai đoạn 5 – 6 tháng chỉ 1 thìa con/ bữa, mang tính chất ăn thăm dò.

Lưu ý: Có một số bé dễ dị ứng với trứng nên có thể nổi mẩn đỏ khắp người.

Cách chế biến: luộc trứng thật kỹ, tách lấy riêng lòng đỏ, pha loãng, mịn ra với nước rau.

Nấu mỳ Ý cho trẻ 5-6 ăn được không? Chế biến ra sao? Nếu ăn mỳ không thì nhạt quá, bé làm sao ăn đc.

Theo ăn dặm kiểu Nhật, bé 5,6 tháng chưa ăn được mỳ Ý. Khoảng 8 tháng mới bắt đầu cho ăn, lúc đó không cần chế biến nhiều (chỉ cần băm nhỏ), lúc này có thể thay đổi món cho con bằng cách chế biến cầu kỳ hơn, ví dụ: mỳ Ý nấu nấm, mỳ Ý sốt cà chua thịt…

Giai đoạn này có nên cho trẻ ăn bánh ăn dặm được chưa?

Chọn loại bánh ăn dặm tan ngay trong miệng, khi cho ăn cần phải để ý bé, cẩn thận không bé cho nhiều vào miệng dễ nghẹn.

Lời khuyên cho các mẹ trong giai đoạn 5,6 tháng: Tâm lý ai cũng thế, con ăn được thứ này, thứ kia là muốn làm ngay thật nhiều món ngon thay đổi cho con. Theo như mẹ Aichan nhìn kết quả áp dụng với Aichan, và tham khảo theo dõi các mẹ Nhật làm, thì theo ăn dặm kiểu nhật càng cho con ăn món đơn giản càng tốt, đúng vị của thực phẩm sẽ tốt hơn và có hiệu quả cao trong các giai đoạn tiếp theo.

Ví dụ, mẹ Aichan cứ chăm chăm làm hết món nọ món kia, trong khi các mẹ Nhật chỉ cho con ăn khoai luộc, rau luộc, cơm trắng, hoặc cá thịt luộc… Aichan bây giờ có lúc không chịu ăn rau luộc, khoai… toàn phải chế biến thành món gì đó “lừa” miệng con.

Mẹ Aichan nghĩ đơn giản thế này, sau này bé còn rất nhiều cơ hội thưởng thức đủ các loại món ngon trên đời, nên chỉ 1 thời gian ngắn, vài tháng đến 1 năm thôi, trước khi ăn cùng bố mẹ, bé hãy chịu khó ăn “khổ” 1 chút. Tóm lại là đừng có cho bé ăn ngon từ đầu, hãy cho bé biết thời điểm này rau luộc, khoai, cơm… là những vị ngon nhất rồi.

Giai đoạn 7-8 tháng

Theo ăn dặm kiểu Nhật, ở giai đoạn 7 tháng thì trẻ ăn cháo thế nào?

– Cháo 1:7 là cháo đặc hay chỉ lổn nhổn thôi?

– Cho bé ăn giai đoạn 2 là loãng hay lổn nhổn, hay đặc mịn?

Cách nấu cháo 1:7: lý thuyết là 1 gạo 7 nước, sau đó vẫn cần rây. Ninh cháo bằng bếp dễ bị mất nước, nên các mẹ hay dùng cốc nấu cháo nấu cùng vào nồi cơm điện của cả nhà, khi cơm chín thì ủ thêm 30-40 phút nữa.

Giai đoạn 7,8 tháng mẹ Aichan nấu 1 lon gạo, ấn nút nấu cháo của nồi cơm điện, khi được cháo thì ủ thêm khoảng 15-30 phút nữa. 1 – 2 tuần đầu của giai đoạn này, mẹ cháu vẫn rây, cất đông, tới khi nấu thì pha thêm nước rau (độ đặc loãng đã nói ở trên). Tới tuần thứ 3 (Aichan khoảng 7,5 tháng) thì không rây nữa, dùng chày hoặc cán thìa nghiền cháo ngay trong nồi, có hạt nguyên hạt vỡ, sau đó vẫn thêm nước rau làm loãng.

Cách làm tăng độ thô: 5,6 tháng bé ăn cháo hạt mịn. Giai đoạn 7,8 tháng ăn thô hơn. Lúc đầu giã hoặc nghiền cháo bằng cán thìa tất cả cháo. Rồi tiếp đến nghiền 1/2 phần cháo đó, còn lại 1/2 để nguyên hạt, rồi tăng dần thành cháo nguyên hạt… Tuy nhiên lúc đầu để bé nuốt thô quen, thì vẫn nên làm loãng, nói dễ hiểu là lúc đầu bé ăn cháo loãng hạt vỡ 100%, rồi cháo loãng hạt vỡ 50% nguyên hạt 50%, rồi dần chuyển sang cháo loãng nguyên hạt, rồi cháo đặc nguyên hạt… (tùy theo từng bé mà các mẹ điều chỉnh)

Giai đoạn 9-11 tháng

Ở giai đoạn này, cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính. Bé đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi. Vì vậy, thức ăn được nấu mềm sao cho bé có thể nhai bằng lợi (độ mềm như chuối là vừa). Có thể tập cho bé ăn những món ăn cứng hơn một chút. Thức ăn của bé được cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2 ~ 3 cm để bé có thể tự bốc ăn hoặc cầm nĩa ghim thức ăn cho vào miệng.

Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá nấu chín. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt. Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước).

Giai đoạn 12-15 tháng hoặc 12-18 tháng

Bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính cùng thời gian với bữa ăn của người lớn. Giai đoạn này bé có thể ăn được thức ăn to và cứng hơn giai đoạn trước. Có thể cho bé ăn cơm nát rồi đến cơm. Ngoài ra, tập cho bé tự ăn bằng muỗng và nĩa.

Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc ngừng cho bé uống sữa bột. Lúc này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).

Để tập cho bé biết tự ăn, nên chế biến các món mà bé có thể tự bốc ăn như các món làm từ bánh mì lát hoặc cơm nắm. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn hơn.

1. Ở VN, sách báo bác sĩ vẫn đều khuyên trẻ chỉ bắt đầu ăn cơm nát từ khi có đủ răng (từ 2 tuổi), vậy ngoài Nhật ra thì các nước khác thế nào?

Trả lời: Ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc,…đều có tiến độ tập ăn giống – gần giống như ăn dặm kiểu Nhật (nói là gần giống vì có lệch nhau đôi chút về từng tháng tập ăn), nhưng đều cho bé ăn thô vào giai đoạn bé có phản xạ nhai tự nhiên tầm gần 1 tuổi. Chưa tìm thấy nước nào ngoài Việt nam khuyên phải ăn cháo đến 2 tuổi. (ko biết Trung Quốc thế nào nhỉ, phải hỏi ai đó mới được)

Ở Nhật thì câu hỏi “bé tập nhai thế nào? có suôn sẻ không?” là một trong những vấn đề quan tâm không thể thiếu trong việc đánh giá sự phát triển của bé giai đoạn từ 9 tháng đến 1,5 tuổi. Bên cạnh các thể loại sách báo viết về cách ăn dặm kiểu nhật, các họat động miễn phí hướng dẫn mẹ tập cho con ăn đúng thời kỳ cũng rất được chú trọng.

2. Bé không có răng thì nhai làm sao?

Trả lời: Bé nhai bằng lợi, bằng răng cửa.

1-) Thô quá

2 -) Cứng quá

3-) Đặc quá

4-) Xúc thìa đầy quá

5-) Loãng quá nhưng lổn nhổn phần thô vào phần nhuyễn. Bé ăn nhuyễn tưởng nuốt chửng được, nghẹn vì miếng thô lẫn trong đó. (chính vì thế mẹ Ổi không có đoạn chế biến kiểu xay lợn cợn, dùng máy xay hoặc là sẽ nhuyễn nhuyên nhuyên tất cả, hoặc là sẽ có chỗ thô quá chỗ nhuyễn quá, ko thể đạt một độ thô nào đó theo ý mình được)

6-) Bé có triệu chứng viêm họng/ốm

4. Bé đi ị ra miếng rau và miếng cà rốt lẫn trong phân, như vậy có phải là bé không tiêu được không?

Trả lời: Việc lẫn rau cỏ…xắt nhỏ nguyên cả màu rau trong phân em bé là chuyện thường gặp. Đúng là bé chưa tiêu hóa tốt, nhưng không có nghĩa là bé không tiêu được tý nào. Thức ăn ra nguyên theo phân thì người lớn cũng có. Đối với trẻ con, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên có như vậy cũng không nên lo lắng. Bé vẫn hấp thu được những dinh dưỡng cần thiết, không cần hạn chế các loại thực phẩm của trẻ. Nếu bé không chê, mẹ cứ thử cho bé các loại thực phẩm mới. Cungv với khả năng hấp thu ngày càng cao, dần dần bé sẽ tiêu hóa tốt hơn, tình trạng ra nguyên thức ăn trong phân như vậy sẽ giảm dần. (theo bác sĩ: ~~~ sách ~~~)

5. Khi mẹ tăng độ thô bé không đáp ứng được:

Một điểm nữa cũng nhiều người lúng túng mà mẹ Ổi muốn lưu ý là: các tiến độ tập ăn như trên chỉ là giới thiệu chung chung. Như Mít thì đã theo đúng tiến độ như vậy một cách suôn sẻ, nhưng cũng tùy từng bé. Các mẹ luôn nhớ là mỗi bé một khác nhau, hãy lựa theo đáp ứng của con mình. Khi nào bé sẵn sàng, nghĩa là bé hào hứng ăn, ăn được nuốt được, không nôn trớ, output tốt, tăng cân bình thường thì hãy tiếp tục step up. Đồ cứng quá hoặc thô quá không hợp với khả năng cũng sẽ khiến bé lười nhai. Phản ứng của bé là câu trả lời tốt nhất cho mẹ chứ không phải bất cứ một tiến độ theo sách vở, hay theo bé nào khác. “Con mình là con mình”. Mẹ quán triệt được điều này thì sẽ có được sự thanh thản, kiên trì, và bình tĩnh. Nếu vì thấy bé ko làm được mà mẹ đâm ra lo lắng căng thẳng thì lại thành lợi bất cập hại. Điều quan trọng nhất vẫn là bé có hứng thú ăn hay không. Không bao giờ ép bé phải cố gắng vì cái bé ko thích, hoặc chưa làm được, đó là nguyên tắc.

6. Ăn chung hay ăn riêng?

Mít dưới 8 tháng thì lúc ăn riêng lúc ăn chung. Có khi thì nấu chung từ lúc nấu, có khi nấu riêng rồi lúc ăn lại trộn, có khi cho ăn riêng thìa nọ thìa kia theo hình tam giác. Sau 9 tháng thì mẹ nấu riêng nhiều hơn, như thực đơn ở trên. Quả tình Mít bây giờ (1,5 tuổi) ăn tạp hơn Ổi rất nhiều, ngay cả so với Ổi bây giờ là 6 tuổi. Tuy nhiên nếu bé của bạn ko thích ăn riêng thì theo mình ko nên quá căng thẳng về việc tập cho bé ăn riêng, bé ăn ngon miệng quan trọng hơn. Thỉnh thoảng thử xen kẽ là đủ. Vả lại, đằng nào thì khoảng gần 1 tuổi là bé ăn cơm nát thức ăn miếng khá tốt rồi nên cũng ko sợ bé phải ăn cháo hổ lốn quá lâu.

7. Khi bé ốm: bé ăn nhuyễn hơn, có sợ sau này bé quên nhai không?

Khi bé ốm thì bé không thể ăn thô, ăn đặc được, cũng như người lớn thôi. Lúc đó hãy làm thức ăn cho bé loãng hơn, mềm hơn, nhuyễn hơn. Làm sao cho bé ăn được là tốt rồi. Khi nào bé khỏi ốm dần dần bé sẽ lại ăn được bình thường, sẽ không quên nhai đâu.

Tương tự đối với các thực phẩm khác. Tăng độ đặc loãng bằng cách làm sánh (sử dụng bột năng, bột sắn…). Việc làm sánh rất quan trọng, giúp bé nuốt tốt hơn, ngay cả khi bé ăn thô giỏi rồi, tới giai đoạn 9-11 tháng tùy theo loại thực phẩm khác nhau, đôi khi vẫn cần thiết làm sánh.

9.Có phải ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì bé sẽ tăng cân chậm không?

Cái này có vẻ đúng. Khi bé ăn dặm, đừng hi vọng bé tăng 1kg/tháng như thời kỳ ti mẹ. Bé chỉ tăng cân nhiều nhất khoảng 1-3 tháng đầu, rồi mức tăng sẽ chậm lại. Vì thế, khi bắt đầu ăn dặm thì ngoài bữa dặm, vẫn cần bổ sung sữa cho bé cho đến 1 tuổi, vì ngoài 1 tuổi bé có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm, nên sẽ bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể hơn.

Ở Nhật, mẹ Aichan biết nhiều người mãi tới 7 hoặc 8 tháng mới cho con ăn dặm, vì sữa họ tốt và con tăng cân đều, nên họ không cần vội. Người Nhật quan niệm ăn dặm là dạy cho bé tập ăn, dạy cho bé thói quen ăn uống, chứ không phải ăn dặm để “vỗ béo” bé. Nếu giai đoạn đầu của quá trình ăn uống này, cha mẹ thận trọng và giáo dục tốt, sau này bé ăn uống tốt, có khi còn hãm phanh không kịp… , lúc đó có khi lại lo bé béo phì. Vậy nên các mẹ cũng nên chuẩn bị để lựa chọn “trước” hay “sau”. Con béo trước, nhưng sau này ăn uống kém, phải ép ăn. Hay là con cứ tăng cân chậm trước, sau nó thích ăn, mẹ lại nhàn???

10. Em bé 20 tháng chưa ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bao giờ chỉ có theo truyền thống ông bà ngày xưa, và kết quả ăn cháo quá nhiều khiến con chán ăn. Không ăn tất cả mọi thứ trừ mì tôm sống và những thức ăn khô và phải giòn. Cách giải quyết vấn đề này ra sao? Làm sao để tập cho con ăn uống tốt?

Bé đã 20 tháng rồi thì thật là khó để đào tạo bé. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quyết tâm và kiên trì, thì mẹ Aichan nghĩ có thể sửa đổi phần nào. Hãy bắt đầu bằng việc làm cho bé biết thế nào là đói. Sau đó, lấy thời điểm hiện tại bé ăn thô loãng thế nào làm giai đoạn 1, rồi bắt đầu tăng dần lên. Mẹ phải biết nghiêm khắc và chấp nhận kể cả việc con sụt cân. Không cho bé ăn gì ngoài những thứ mẹ chuẩn bị cho, theo đúng giờ ăn quy định, bé ko ăn thì dẹp đi, tới khi bé đòi thì lại lấy ra đúng món đó, cho dù bé ăn vài thìa, hãy chấp nhận như thế và điều chỉnh dần dần.

11. Bộ đồ chế biến ăn dặm kiểu nhật mua ở đâu?

Nếu ở Nhật, tên bộ đó là: 離乳食調理セット(Rinyusyoku chyori setto) Có thể mua ở các cửa hàng chuyên bán đồ em bé, mua qua mạng, mua ở các Drug sotre (Những siêu thị chuyên đồ gia dụng)

Ở VN hình như cũng có đồ của Falin tương đối giống, giá rẻ hơn mua đồ Nhật nhiều.

So sánh “tài liệu hướng dẫn ăn dặm” của Việt Nam và Nhật Bản

Nếu có dịp tham khảo “Tài liệu hướng dẫn ăn dặm” của Trung tâm dinh dưỡng Tp. Hồ Chí Minh (TTDD), hẳn các mẹ đã theo phương pháp ăn dặm của Nhật Bản sẽ thấy tài liệu ấy khá nặng nề và thiếu tính khoa học trầm trọng. Tình trạng bé biếng ăn và suy dinh dưỡng ở Việt Nam vẫn chưa cải thiện được có lẽ một phần vì kiến thức về ăn dặm của Việt Nam vẫn chưa cải thiện trong nhiều năm qua.

Về quá trình tập ăn

Trước tiên, theo “Tài liệu hướng dẫn ăn dặm” của TTDD, bé bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng và kết thúc quá trình ăn dặm khi bé 24 tháng (2 tuổi). Và quá trình ăn dặm theo TTDD được chia làm 3 giai đoạn: 6-9 tháng, 9-12 tháng, 12-24 tháng.

Về chế độ ăn dặm

Theo “Tài liệu hướng dẫn ăn dặm” của TTDD, bé từ 6 đến 9 tháng tuổi mỗi ngày ăn 2 bữa bột sệt (khoảng 200 – 300 ml / 1 ngày), bú 4 – 5 cữ sữa mẹ (khoảng 700 – 800 ml sữa bột / 1 ngày), thêm 1 – 2 cữ nước trái cây như chuối, đu đủ, nước cam (khoảng 50 ml).

Bé từ 9 đến 12 tháng tuổi mỗi ngày ăn 2-3 bữa bột đặc hoặc cháo đặc (200 ml / 1 bữa à 600 ml / ngày), bú mẹ nhiều lần trong ngày, ít nhất 4 lần trong ngày hoặc 600-700 ml sữa bột / ngày, thêm 2 lần nước trái cây hoặc trái cây tán nhỏ sau bữa ăn hoặc sau khi bú.

Bé từ 12-24 tháng tuổi mỗi ngày ăn 3 bữa cháo đặc (3 chén, tương đương 600 ml), tiếp tục bú sữa mẹ ít nhất 3 lần trong ngày hoặc 500-600 ml sữa bột / ngày, thêm 2-3 bữa phụ (trái cây tán, chè, bánh flan, sữa chua …).

Nhìn bảng trên có thể thấy, theo tài liệu ăn dặm của Nhật Bản thì bé ăn dặm giai đoạn 1, 2, 3 mỗi ngày ăn 5 bữa, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng. Sang giai đoạn 4, mỗi ngày bé ăn 3 bữa chính cùng thời gian với người lớn và 2 bữa phụ xen kẽ 3 bữa chính.

Trong khi đó, theo tài liệu ăn dặm của TTDD thì bé từ 6 đến 24 tháng mỗi ngày ăn từ 7 đến 9 bữa. Như vậy, nếu chia đều khoảng cách giữa các bữa thì mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng hoặc chưa đến 2 tiếng. Như vậy, dễ hiểu vì sao các bé ở độ tuổi này thường bị coi là biếng ăn. Vì bé chưa kịp tiêu hóa thức ăn bữa trước đã phải ăn tiếp bữa sau, nên bé luôn trong tình trạng không biết đói bụng. Chính vì vậy, dù bé ăn nhưng không biết ngon. Dần dần, bé không còn hứng thú với chuyện ăn uống.

Theo bảng trên, ở Việt Nam, bé mới ăn dặm đã ăn một bữa những 100-150 ml bột. Trong khi đó, ở Nhật Bản, bé mới ăn dặm chỉ ăn 50-70 g cả cháo nghiền lẫn thức ăn mỗi bữa. Như vậy, nếu bé được chăm theo “Tài liệu hướng dẫn ăn dặm” của TTDD thì chắc chắn hệ tiêu hóa của bé sẽ bị làm việc quá sức.

Hơn nữa, theo TTDD thì bé ăn bột và cháo suốt 18 tháng ròng rã trong khi đó người Nhật chỉ cho con họ ăn cháo trong vòng 7 tháng và sau đó là bé có thể ăn cơm. Bé được tập ăn theo một tiến độ hợp lý, khoa học. Bé tập ăn từ loãng đến đặc dần (theo tỉ lệ nêu trên), từ mịn đến thô dần. Mỗi giai đoạn tập ăn không quá dài và thức ăn được thay đổi phù hợp với độ tuổi của bé nên bé không bị ngán khi phải ăn một chế độ ăn quá lâu.

Về kỹ năng ăn

Người Nhật cho rằng, vào 7 tháng tuổi là bé bắt đầu có phản xạ nhai. Do đó, thức ăn cần được làm thô hơn. Chính vì vậy mà khi được 7 tháng, bé sẽ được tập ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7. Cháo nguyên hạt lợn cợn sẽ giúp phát triển kỹ năng nhai và nuốt thô hơn. Sang 9 tháng bé chuyển sang cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5. Lúc này, dù bé chưa đủ răng nhưng bé nhai tốt bằng lợi. Vì vậy, thức ăn dù to nhưng nếu làm mềm thì bé vẫn nhai được. Và đến 1 tuổi là bé có thể nhai cơm và ăn cơm dù chưa đủ răng.

Tóm lại, “Tài liệu hướng dẫn ăn dặm” của TTDD và Nhật Bản khác xa nhau về quá trình ăn dặm, chế độ ăn dặm và cả kỹ năng ăn dặm như đã so sánh ở trên. Thiết nghĩ, để cải thiện tình trạng bé biếng ăn phổ biến ở Việt Nam, TTDD cần có những nghiên cứu thực nghiệm để điều chỉnh tài liệu hướng dẫn ăn dặm sao cho phù hợp và khoa học.

Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật

26/09/2019 22:09

Cá hồi nấu với gì ngon nhất, nhiều chất dinh dưỡng nhất? Đó là câu hỏi của rất nhiều mẹ muốn nấu cháo cá hồi cho bé mà chưa biết cách làm. Cùng FamiCook khám phá 5 cách chế biến cá hồi cho bé tốt nhất.

Dinh dưỡng của cháo cá hồi đối với bé

Cá hồi với thành phần dinh dưỡng giàu Protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA… cực kỳ có lợi cho trẻ, được nhiều bà mẹ lựa chọn để chế biến đồ ăn cho bé yêu và các món ăn khác nhau cho cả gia đình.

– Giúp bé phát triển trí thông minh

– Đẩy lùi các rối loạn của trẻ nhỏ như mất tập trung, tăng động,…

– Nhiều axit béo Omega 3 cho bé đôi mắt khỏe, sáng hơn.

– Hàm lượng protein cao giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp hệ cơ phát triển.

Ngoài ra còn rất nhiều những dưỡng chất khác có trong cá hồi. Hàm lượng dinh dưỡng cao nên mẹ chỉ cho bé ăn cá hồi khoảng 2-3 lần/tuần là cách các mẹ giúp con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực, thần kinh.

Cùng FamiCook khám phá 5 cách chế biến cá hồi thơm ngon nhất cho bé ăn dặm

1. Cháo cá hồi bánh mì

Nguyên liệu nâu cháo bánh mì cá hồi

10g thịt cá hồi

½ lát bánh mì gối/bánh mì sandwich

50ml nước

Cách làm cháo bánh mì cá hồi

Cá hồi luộc hoặc hấp chín, bỏ da và xương. Sau đó dùng thìa hoặc dĩa dằm nhỏ.

Bánh mì cắt bỏ phần tai, xé nhỏ rồi cho vào nồi nấu cùng với nước, đun lửa nhỏ cho chín nhừ.

Cuối cùng, trộn cá hồi vào nồi bánh mì, đảo đều là thành.

Khi cháo chín nhừ, nếu bé chưa ăn thô tốt mẹ có thể xay qua cháo, rồi cho cá vào đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Mẹ lưu ý, cá hồi không nên nấu quá lâu sẽ giảm độ béo ngậy.

2. Cháo cá hồi và soup cà rốt

Nguyên liệu: Cách làm:

Bước 1: Gạo đem vo sạch với nước rồi cho vào một chiếc tô đổ nước ấm vào ngâm tầm 1 tiếng cho gạo mềm. Đổ gạo ra giá để ráo sơ nước đi. Cho gạo vào nồi với tỉ lệ 1 gạo : 8 nước để có cháo sánh đặc

Bước 2 : Cá hồi và cà rốt hấp chín rồi để riêng.

Bước 4: Cà rốt xay nhuyễn cùng với chút nước cho phù hợp với độ thô của bé.

3. Cháo cá hồi phô mai

Nguyên liệu:

Cháo cá hồi pho mai

Cách làm cháo cá hồi phô mai như sau:

– Cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng hoặc mẹ có thể dùng sữa tươi không đường ngâm cá 20p, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.

– Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Dùng thìa dằm nát cá ra, càng nhỏ càng tốt. .

– Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều, đun trong khoảng 1 phút thì nêm nếm gia vị cho bé. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu, 1 viên phô mai vào dằm nhỏ.

4. Cháo cá hồi rau ngót

Nguyên liệu làm cháo cá hồi rau ngót

Gạo

Cá hồi phi lê

Lá rau ngót

1 muỗng cafe nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé khoảng 5ml

Cháo cá hồi rau ngót thơm ngon

Cách làm:

Bước 1: Luộc cá với nước sôi sau đó vớt ra để nguội, sau đó bóp vụn thịt cá. hòa với 1/3 chém nước và khuấy tan

Bước 2: Lá rau ngót đem nấu chín và dùng muỗn tán nhuyễn

Bước 3: Vo sạch gạo cho vào nồi nấu thành cháo. Khi thấy cháo được bạn cho cá hồi đã sơ chế vào nồi. Đun lửa nhỏ và đều để được nồi cháo mịn. Khi sôi cho thêm rau ngót vào đảo để khoảng 2 phút thì tắt bếp

Bước 5: Cho thêm một chút dầu oliu vào bát cháo của bé trước khi cho bé ăn, đảm bảo cháo còn ấm, nóng khi ăn để tránh bị tanh.

5. Cháo cá hồi nấu rau cải

Nguyên liệu: Cách làm:

– Cá hồi rửa sạch, thái mỏng

– Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Dùng thìa đảo đểu để tán mịn cá, cá phải được tán mịn, để tiện cho bé ăn dặm.

– Rau cải mẹ có thể trần qua với nước sôi để đỡ hăng hoặc có thể băm nhỏ trực tiếp ra.

– Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu.

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Kiểu Nhật Tốt Cho Bé trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!