Xem Nhiều 3/2023 #️ Học Ngay Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm Mau Lớn Và Tăng Cân Tốt # Top 12 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 3/2023 # Học Ngay Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm Mau Lớn Và Tăng Cân Tốt # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Ngay Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm Mau Lớn Và Tăng Cân Tốt mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu bé nhà mẹ bắt đầu không hợp tác với các món cháo thường ngày hay mẹ đang bí thực đơn ăn dặm cho con thì đây là 5 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm vừa thơm ngon, dễ chế biến dành cho mẹ tham khảo.

Cháo thịt bò tốt như thế nào đối với trẻ ăn dặm?

Thịt bò nạc tươi rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và kẽm. So sánh về giá trị dinh dưỡng thì thịt bò còn chứa nhiều sắt hơn cả các loại thịt gà và thịt lợn.

Protein trong thịt bò cũng rất tốt và giúp thúc đẩy sự duy trì, tăng trưởng cơ bắp của trẻ. Cho bé ăn dặm bằng thịt bò với mức độ vừa phải sẽ cung cấp cho trẻ lượng nguồn đạm, chất béo và sắt, kẽm dồi dào.

Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với các món cháo có thịt bò từ giai đoạn 8-12 tháng tuổi vì đây là lúc hệ tiêu hóa của trẻ đã dần thích nghi với việc làm quen các loại thức ăn dặm. Hầu hết trẻ đều có thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm này.

Khi nấu cháo thịt bò cho bé, mẹ nên chú ý chọn phần thịt thăn vì có độ mềm vừa phải và không có quá nhiều mỡ. Thịt cần được xay nhuyễn (có thể xay sống hoặc xay chín) rồi hòa với chút nước, lọc bỏ gân và rây lại. Với các bé đã bắt đầu nhai nuốt tốt thì mẹ chỉ cần xay nhuyễn và bỏ vào hỗn hợp cháo là được.

Lần đầu tiên cho bé ăn cháo thịt bò, mẹ chỉ nên bắt đầu với một lượng nhỏ. Quan sát trong và sau khi bé ăn để xem con có biểu hiện dị ứng gì không. Sau đó mẹ có thể tăng dần lượng ăn theo độ tuổi của trẻ.

1. Cháo thịt bò bí ngô

Nguyên liệu:

20g bí đỏ

20g thịt bò

20g gạo tẻ, dầu ăn.

– Thịt bò mẹ rửa sạch, băm/xay nhuyễn.

– Cho tỏi băm nhỏ vào chảo đã láng chút dầu phi thơm thì cho thịt bò vào xào cùng, rồi có thể xay nhuyễn tiếp. Bí đỏ mẹ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, đem hấp, rồi tán nhỏ bằng thìa.

– Cháo mẹ nấu chín nhừ, rồi lần lượt cho thịt bò, rồi bí đỏ vào khuấy đều tay đến khi hỗn hợp quyện với nhau. Tắt bếp, đổ vào máy xay lần nữa cho cháo nhuyễn mịn là có thể cho bé thưởng thức món cháo ăn dặm từ bí đỏ và thịt bò thơm ngon.

2. Cháo thịt bò cải bó xôi

Nguyên liệu:

50 gam gạo tẻ trắng vo sạch

100 gam thịt bò

100 gam cải bó xôi

Dầu ăn và phô mai

– Thịt bò đem rửa sạch, thái miếng mỏng rồi cho vào máy xay nhuyễn.

– Cải bó xôi tách lấy lá, rửa sạch và thái nhỏ.

– Nấu cháo trắng với tỉ lệ loãng, đặc (theo tháng tuổi của bé) cho đến khi cháo nhừ.

– Cho thịt bò và cải bó xôi vào nấu cùng với cháo đã nhừ, nêm thêm 1 xíu gia vị. Để tránh thịt xay bị vón cục, mẹ nhớ dùng đũa để dầm tơi thịt ra.

– Đế khi các nguyên liệu đã chín, mẹ múc cháo ra bát, thêm chút phô mai và 1 thìa cafe dầu ăn vào, khuấy đều và xúc cho bé ăn.

3. Cháo thịt bò khoai tây cà rốt

Nguyên liệu:

Gạo 2 muỗng

Thịt bò xay: 1 muỗng

Khoai tây: 1/2 củ

Cà rốt: 1/3 củ

Gia vị và dầu ăn

– Gạo vo sạch.

– Khoai tây và cà rốt hấp chín, tán nhuyễn.

– Thịt bò đánh tơi với 1/2 chén nước, hấp chín.

– Bắc gạo lên, đổ nước vào, đun tới khi cháo chín, gạo nhừ. Cho thịt bò và khoai tây, cà rốt vào khuấy đều.

– Nêm gia vị nhạt và cho chút dầu ăn. Bắc xuống cho bé ăn lúc cháo còn ấm.

4. Cháo thịt bò rau ngót

Nguyên liệu:

– Thịt bò: 100g

– Gạo tẻ hoặc bột gạo tẻ: 50g

– Rau ngót: nửa bó

– Cho gạo vào nấu với nước cho đến khi gạo nhừ, cháo chín.

– Thịt bò rửa sạch băm nhỏ rồi xay nhuyễn.

– Rau ngót rửa sạch băm nhỏ.

– Cho hành vào phi thơm rồi cho thịt vào xào nhanh tay với chút gia vị.

– Cho thịt bò và rau ngót vào nồi cháo rồi đun tiếp cho đến khi chín. Nêm thêm chút gia vị vừa miệng bé ăn. Dùng thìa đánh nhuyễn thịt để tránh bị vón cục.

– Cho thêm chút dầu ăn, để cháo âm ấm rồi xúc cho bé ăn.

5. Cháo thịt bò khoai lang

Nguyên liệu:

– Gạo hoặc bột gạo

– Thịt bò

– Khoai lang

– Phô mai

– Khoai lang mẹ gọt vỏ, xắt khúc vừa.

– Cho gạo vào nồi, thêm 500ml nước vào, rồi cho thêm khoai lang vào, bắc bếp ninh khoảng 15-20 phút đến khi cháo nhừ.

– Thịt bò mẹ thái miếng mỏng. Láng dầu vào xoong, đun nóng, cho thịt bò vào đảo qua, đảo nhanh tay.

– Cho thịt bò đã đảo qua vào máy xay xay nhỏ theo khả năng ăn thô của bé.

– Khi cháo chín nhừ, mẹ dùng 1 cái thìa đánh nhuyễn khoai lang.

– Khuấy đều cháo cùng khoai lang đã được đánh nhuyễn và cho thêm thịt bò vào, khuấy đều nấu khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.

– Thêm phô mai, khuấy đều rồi đổ cháo ra bát cho bé thưởng thức.

Với 5 món cháo thịt bò thơm ngon như trên, hi vọng rằng mẹ đã có thêm nhiều lựa chọn chất lượng cho thực đơn ăn dặm của bé trong năm đầu đời.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

6 Món Cháo Cho Bé Từ 7 Tháng Tuổi Tăng Cân Mau Lớn

1. Cháo trứng đậu phụ non

Nguyên liệu

Trứng gà: 1 quả

Đậu phụ non: 1 miếng nhỏ

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g

Dầu ăn: 1/2 thìa cà phê

Trứng lấy lòng đỏ, cho đậu phụ vào đánh đều.

Cho cháo ăn dặm Mabu vào nồi nước, khuấy đều, bắc lên bếp nấu sôi, đun với lửa nhỏ khoảng 20 phút. Khi cháo chín nhừ thì cho trứng và đậu phụ vào đun sôi bùng thì tắt bếp. Đổ cháo ra bát, nêm thêm dầu ăn là mẹ đã có món cháo cho bé thưởng thức ngon lành rồi.

2. Cháo gà, cà rốt, hạt sen

Nguyên liêu

Thịt gà nạc: 30g

Hạt sen: 10g

Cà rốt: 20g

1 củ hành thái hạt lựu

Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ hạt lựu.

Hạt sen rửa sạch, đem luộc chín mềm.

Cho chút dầu vào chảo, rồi cho gà với cà rốt vào xào, tiếp đến đổ nước vào ninh, cho thêm hạt sen vào ninh cùng với lửa nhỏ. Khi tất cả hỗn hợp mềm nhừ thì mẹ có thể cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn tất cả, rồi đổ cháo ăn dặm từ cà rốt, gà, hạt sen ra bát là có thể cho bé ăn.

3. Cháo cá lóc khoai lang

Nguyên liệu

Cháo trắng: 2/3 bát

Nước dùng: 30ml

Cá lóc: 3 thìa canh

Khoai lang: 2 thìa

Dầu ăn cho bé

Đầu tiên bạn nấu cháo trắng cho bé.

Cá lóc hấp chín, gở bỏ xương, phần thịt tán nhuyễn để riêng.

Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn.

Cho cháo trắng vào nồi, cho thêm nước dùng vào nấu sôi, khuấy đều, cho cá và khoai vào trộn đều, nêm thêm gia vị.

Tắt bếp, nêm thêm ½ thìa dầu ăn.

Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo cho bé từ cá lóc và khoai lang rồi!

4. Cháo lươn bí đỏ hạt sen

Nguyên liệu

Gạo/cháo ăn dặm Mabu: 30g

Thịt lươn: 30g

Hạt sen khô: 15 hạt

Bí đỏ: 20g

Dầu ăn

Hạt sen mẹ nên ngâm khoảng 1 tiếng trước khi nấu cho nhanh nhừ.

Bí đỏ mẹ gọt vỏ, rửa sạch.

Cho bí đỏ và hạt sen vào hấp chín và tán nhuyễn.

Lươn mẹ làm sạch, rồi đem hấp chín rồi lóc thịt bằng cách dùng cật tre hoặc muỗng. Không nên đụng nước khi lươn đã chín vì như vậy sẽ làm thịt bị tanh.

Cho gạo vào nồi, thêm nước nấu thành cháo, sau đó cho bí đỏ, hạt sen vào nồi và đun vừa lửa, chú ý khuấy cháo để không bị sát đáy nồi. Đến khi cháo chín nhừ thì cho lượn vào khuấy đều đun lửa nhỏ, cháo sôi, đun thêm 1-2 phút nữa rồi tắt bếp.

Với món cháo lươn này giàu omega 3, mẹ không cần nêm thêm dầu ăn nữa.

5. Cháo cá chép cà chua

Nguyên liệu

Cá chép: 30g

Cà chua: 20g

Cháo ăn dặm Mabu: 35g

Cá chép, rửa sạch, đem hấp cách thủy, gỡ bỏ xương, lấy phần thịt và đem tán nhuyễn.

Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ hoặc băm nhuyễn.

Láng dầu ăn vào chảo, phi thơm hành củ đã băm nhỏ, cho cà chua vào xào.

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ, mẹ cho vào nồi nước khuấy đều đun khoảng 15 phút.

Khi cháo chín, mẹ dần dần cho cá và cà chua vào và khuấy đều lên, đun sôi lăn tăn là hoàn thành món cháo cho bé ăn dặm ngon lành, bổ dưỡng từ cá chép và cà chua rồi!

6. Cháo cá hồi cải bó xôi

Nguyên liệu

Cá hồi: 30g

Cải bó xôi: 30g

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ/gạo: 35g

Dầu ăn

Cá mẹ rửa sạch, băm nhỏ.

Cải bó xôi, mẹ rửa sạch, thái nhỏ.

Cho gạo và nước vào nồi ninh nhừ. Khi cháo chín nhừ thì mẹ cho cá vào khuấy đều lên, tiếp theo cho rau vào, đun sôi khoảng 2 phút. Cháo chín đổ ra bát, nêm thêm chút dầu ăn là có thể cho bé thưởng thức món cháo ăn dặm cho bé 8 – 9 tháng tuổi từ cá hồi và cải bó xôi.

Cách Nấu Cháo Cua Cho Bé Ăn Dặm Khỏe Xương, Mau Lớn

Bên cạnh lượng đạm trong cua dồi dào lại còn an toàn giúp tăng cân, tăng cơ ổn định, axit béo không bão hòa Omega-3 trong cua cần thiết cho sự phát triển não bộ, giúp não điều khiển đúng hành vi, tăng cường trí nhớ và nhận thức của bé.

Cháo cua đồng hay cháo cua biển cho bé ăn dặm sẽ bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé. Trong thành phần của cua có chứa rất nhiều Vitamin A, Vitamin C có thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển tốt về thị giác. Chưa hết, bình quân mỗi một con cua biển trung bình cung cấp đầy đủ, thậm chí nhiều hơn nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày của cơ thể.

Nhiều nguyên tố vi lượng khác như sắt, kẽm, crom, selen và đặc biệt là canxi giúp bé được phát triển hoàn thiện răng và khung xương. Ngoài ra, lượng thủy ngân chứa trong cua ít hơn so với các các loại hải sản khác vì thế khá an toàn cho bé.

Nên cho bé bắt đầu ăn cháo cua khi nào?

Chất lượng dinh dưỡng của cua tuyệt vời là vậy, tuy nhiên luôn tiềm ẩn nguy cơ bé nhà bạn bị dị ứng đối với loại thủy hải sản này, đặc biệt khi trong gia đình đã có người thân gặp phải triệu chứng tương tự.

Vì thế khi trẻ bước vào giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi, ba mẹ chuẩn bị giới thiệu cháo cua cho bé ăn dặm nên bắt đầu với từng lượng nhỏ trước trong 2 đến 3 ngày để xem các phản ứng tiêu cực có xảy ra hay không, nếu ổn thì mới cho ăn lâu dài hơn. Nếu trẻ ăn được thịt cua, mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn 1-2 bữa cháo cua/ tuần là phù hợp, vì cua có hàm lượng đạm cao. Trẻ ăn quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.

Chế biến, chỉ sử dụng phần thịt cua, không cho bé ăn gạch vì khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu. Do vậy cua biển với hàm lượng thịt cao có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến là loại cua nên được tìm đến trong giai đoạn đầu này.

Khi bé nhà bạn đủ 1 năm tuổi, hệ tiêu hóa và miễn dịch đã cứng cáp hơn nên có thể yên tâm cho dùng 30 – 40 gram thịt cua nấu với cháo, súp…, mỗi ngày một bữa.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50-60gr thịt cua hoặc hải sản nói chung, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa.

Công thức chế biến cháo cua cho bé ăn dặm

Cháo cua khoai mỡ

30gr thịt cua tươi

10gr mỡ lợn

10gr thịt lợn nạc

100gr khoai mỡ

Cách chế biến:

Mỡ và thịt nạc cắt nhỏ sau đó cho vào cối xay mịn cùng với thịt cua. Sau đó nêm gia vị, dùng muỗng to quết lại một chút. Để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.

Khoai mỡ gọt vỏ, nạo nhuyễn.

Cho 200ml nước vào nồi, nấu sôi. Vo phần chả cua thành từng viên nhỏ thả vào nước sôi, đến khi các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Cho khoai mỡ vào nồi, nấu thành cháo sệt.

Khi cháo sôi, cho chả cua vào nấu lẫn, sôi lại thì nhắc xuống. Cho ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên và cho bé dùng.

Cháo cua biển súp lơ xanh

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 chén cháo vừa ăn với bé

40g thịt cua

30g rau súp lơ

Cách chế biến:

Rửa súp lơ với nước muối loãng, nên chọn những búp còn màu xanh nguyên tươi mắt và chạm vào thấy cứng. Sau đó để cho ráo và cắt thành từng miếng nhỏ rồi xay nhuyễn.

Bắc cháo lên bếp với nhiệt độ trung bình để cho bắt đầu xuất hiện những bọt sôi nhỏ thành nồi, trộn phần súp lơ đã xay nhuyễn vào cháo rồi khuấy đều, nêm gia vị vừa miệng.

Phần thịt cua có sẵn mẹ đem xào cùng chút bơ và hành củ, sau khi thịt chín mẹ để lên trên phần cháo cho đẹp mắt

8 Cách Nấu Cháo Trứng Cho Bé Ăn Dặm 6 Tháng Ngon Miệng Mau Lớn

1. Giá trị dinh dưỡng của trứng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Những quả trứng nhỏ mẹ thấy hàng này từ trứng gà, trứng vịt, đến trứng cút… đều mang những giá trị dinh dưỡng thiết thực với bé 6 tháng tuổi. Đặc biệt khi dùng trứng là nguyên liệu để nấu món cháo trứng cho bé ăn dặm thì là một trong những món cháo đầy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

1.1 Bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, sắt, canxi

Trong trứng có đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu có sự phát triển thể chất của trẻ 6 tháng. Những dưỡng chất này bao gồm hàm lượng chất xơ, protein, các khoáng chất như sắt, kẽm, magie,… và các vitamin A, D… Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa chất béo hàm lượng thấp nên không gây tình trạng táo bón ở trẻ. Xét về thành phần dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn các loại trứng khác.

1.2 Kích thích bé thèm ăn, ăn ngon hơn

Vị giác khi ăn trứng mang lại cho trẻ sự thích thú với mỗi bữa cháo hơn. Món trứng không có mùi đặc trưng hay mùi khó chịu. Khi chế biến cũng đơn giản khi có thể dễ dàng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Điều này là một trong những ưu điểm nổi bật của món cháo trứng cho bé ăn dặm.

Tuy đã được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định về tác dụng hiệu quả trong việc việc bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi, nhưng mẹ cũng cần lưu ý khi dùng trứng để chế biến món cháo trứng cho bé ăn dặm cho bé.

Cần căn cứ vào độ tuổi của trẻ để bổ sung lượng trứng gà phù hợp. Với trẻ 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho trẻ ăn trứng 2 -3 lần/tuần là đã đủ nhu cầu. Mỗi lần chỉ nên cho trẻ của mẹ ăn ½ lòng đỏ.

Khi chế biến trứng mẹ cần đảm bảo nấu chín để đảm bảo sức khỏe cũng như dinh dưỡng cho trẻ. Nếu bảo quản trứng trong tủ lạnh mẹ nên để trứng ra ngoài cho bớt lạnh rồi mới chế biến.

3.1. Cháo trứng thịt bò và nấm hương

3.4. Cháo trứng gà bắp cải

3.6. Bột trứng đậu phụ non + rau củ

3.7. Cháo đu đủ nấu với trứng gà và tôm

3.8. Cháo trứng đậu đỏ

Bạn đang xem bài viết Học Ngay Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm Mau Lớn Và Tăng Cân Tốt trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!