Xem Nhiều 5/2023 #️ Gợi Ý Cách Làm 5 Món Ngon Từ Yến Mạch Giúp Con Còi Đến Mấy Cũng Tăng Cân Vù Vù # Top 13 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 5/2023 # Gợi Ý Cách Làm 5 Món Ngon Từ Yến Mạch Giúp Con Còi Đến Mấy Cũng Tăng Cân Vù Vù # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Cách Làm 5 Món Ngon Từ Yến Mạch Giúp Con Còi Đến Mấy Cũng Tăng Cân Vù Vù mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bánh Yến Mạch

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi bé cần lượng dinh dưỡng cao để có đủ năng lượng dồi dào cho sự phát triển thẻ chất và trí não. Trong các loại thực phẩm, yến mạch được xem là nguồn bổ sung dinh dưỡng, năng lượng vượt trội giúp bé thoải mái vui chơi, học tập được tốt hơn.

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc không cần sơ chế, bóc tách mà có thể sử dụng ngay. Yến mạch dù bị nghiền hay sấy khô vẫn có thể giữ nguyên chất dinh dưỡng bên trong.

Trong yến mạch có đầy đủ các chất xơ hòa tan, protein, các vitamin nhóm B, vitamin E, natri, thiamin, riboflamin và vitamin B6. Yến mạch còn có thể cung cấp sắt, canxi, magie, phốt pho…, các chất vô cùng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện và thông minh. Hơn nữa, ăn yến mạch đều đặn còn giúp bé tăng cân, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, loãng xương, tăng cường hệ miễn dịch…

Hướng dẫn 5 món ngon dễ làm từ yến mạch dành cho bé:

1. Đậu hũ non yến mạch sốt mít

Cách làm từ chị Hường ở Hải Phòng: 50g yến mạch ngâm 200ml nước ngâm 1h (trong quá trình ngâm thay nước 1 lần). Sau đó xay nhuyễn lọc khăn xô (bã có thể tận dụng lại làm bánh). Đun sôi nhỏ lửa (khuấy liên tục tránh dính nồi dễ cháy) đến khi sệt lại đổ vào khuôn để ngăn mát tủ lạnh 1h là được.

Bánh Yến Mạch

2. Bánh yến mạch bơ sữa

Sau khi lọc yến mạch xay nhuyễn, phần bã được chị Hường sử dụng làm bánh. Thêm bột mì hữu cơ hoặc bột ngô cùng với sữa trộn đều cho vào lò nướng, phết bơ lên là xong.

3. Đậu hũ non sốt xoài

Cách làm từ chị Huyền Trang: Ngâm 100gr yến mạch khoảng 60 phút. Trong thời gian ngâm thay nước 2 lần.

Đổ nước ngâm và thay 400ml nước lọc vào xay. Xay xong dùng khăn xô lọc nước, đun sôi phần nước đã lọc. Khuấy đều tay nhỏ lửa cho yến mạch sền sệt, tắt bếp, đổ vào khuôn để ngăn mát tủ lạnh.

Phần sốt xoài: Xay xoài chín cùng 1 viên phô mai sau đó bỏ lò 20 giây là được.

4. Đậu hũ non yến mạch sốt thanh long đỏ

Cách làm từ chị Đỗ Sen: 100g yến mạch ngâm với 400ml nước từ 1,5-2h. Thay nước 2 lần cho đỡ nhớt. Mang yến mạch xay nhuyễn, lọc qua khăn sữa của con, cho lên bếp vặn nhỏ lửa sên đến khi đặc lại, đổ ra khuôn cho vào tủ sau 1h là dùng được.

Xay nhỏ thanh long làm sốt ăn cùng đậu hũ yến mạch.

5. Bánh pancake yến mạch không bột 1 bước có bánh:

Cách làm của chị My Võ: Chuối nghiền nhuyễn sau đó cho trứng vào đánh tan đều. Cuối cùng cho yến mạch khuấy đều và ủ trong vòng 15 phút. Bắc chảo lên, cho dầu ăn tí ti vào (có thể dùng bơ). Chiên vàng đều hai mặt là xong.

Mua thêm dụng cụ leatherman super tool để làm bánh

Gợi Ý Cách Làm 10 Món Ngon Từ Yến Mạch Giúp Con Còi Đến Mấy Cũng Tăng Cân Vù Vù

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi bé cần lượng dinh dưỡng cao để có đủ năng lượng dồi dào cho sự phát triển thẻ chất và trí não. Trong các loại thực phẩm, yến mạch được xem là nguồn bổ sung dinh dưỡng, năng lượng vượt trội giúp bé thoải mái vui chơi, học tập được tốt hơn.

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc không cần sơ chế, bóc tách mà có thể sử dụng ngay. Yến mạch dù bị nghiền hay sấy khô vẫn có thể giữ nguyên chất dinh dưỡng bên trong.

Trong yến mạch có đầy đủ các chất xơ hòa tan, protein, các vitamin nhóm B, vitamin E, natri, thiamin, riboflamin và vitamin B6. Yến mạch còn có thể cung cấp sắt, canxi, magie, phốt pho…, các chất vô cùng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện và thông minh. Hơn nữa, ăn yến mạch đều đặn còn giúp bé tăng cân, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, loãng xương, tăng cường hệ miễn dịch…

Hướng dẫn 10 món ngon dễ làm từ yến mạch dành cho bé: 1. Đậu hũ non yến mạch sốt mít

Cách làm từ chị Hường ở Hải Phòng: 50g yến mạch ngâm 200ml nước ngâm 1h (trong quá trình ngâm thay nước 1 lần). Sau đó xay nhuyễn lọc khăn xô (bã có thể tận dụng lại làm bánh). Đun sôi nhỏ lửa (khuấy liên tục tránh dính nồi dễ cháy) đến khi sệt lại đổ vào khuôn để ngăn mát tủ lạnh 1h là được.

2. Bánh yến mạch bơ sữa

Sau khi lọc yến mạch xay nhuyễn, phần bã được chị Hường sử dụng làm bánh. Thêm bột mì hữu cơ hoặc bột ngô cùng với sữa trộn đều cho vào lò nướng, phết bơ lên là xong.

3. Đậu hũ non sốt xoài

Cách làm từ chị Huyền Trang: Ngâm 100gr yến mạch khoảng 60 phút. Trong thời gian ngâm thay nước 2 lần.

Đổ nước ngâm và thay 400ml nước lọc vào xay. Xay xong dùng khăn xô lọc nước, đun sôi phần nước đã lọc. Khuấy đều tay nhỏ lửa cho yến mạch sền sệt, tắt bếp, đổ vào khuôn để ngăn mát tủ lạnh.

Phần sốt xoài: Xay xoài chín cùng 1 viên phô mai sau đó bỏ lò 20 giây là được.

4. Đậu hũ non yến mạch sốt thanh long đỏ

Cách làm từ chị Đỗ Sen: 100g yến mạch ngâm với 400ml nước từ 1,5-2h. Thay nước 2 lần cho đỡ nhớt. Mang yến mạch xay nhuyễn, lọc qua khăn sữa của con, cho lên bếp vặn nhỏ lửa sên đến khi đặc lại, đổ ra khuôn cho vào tủ sau 1h là dùng được.

Xay nhỏ thanh long làm sốt ăn cùng đậu hũ yến mạch.

5. Bánh pancake yến mạch không bột 1 bước có bánh:

Cách làm của chị My Võ: Chuối nghiền nhuyễn sau đó cho trứng vào đánh tan đều. Cuối cùng cho yến mạch khuấy đều và ủ trong vòng 15 phút. Bắc chảo lên, cho dầu ăn tí ti vào (có thể dùng bơ). Chiên vàng đều hai mặt là xong.

6. Yến mạch xoài chuối

Cách làm của chị Mai Mun: Yến mạch xay cùng 1/2 quả chuối + 1 miếng xoài cỡ vừa, chút cốt dừa. Khi ăn xếp chuối, xoài và các loại topping tùy ý.

7. Sữa yến mạch chuối

Cách làm của chị Mai Mun: Ngâm 50gr yến mạch với 100ml nước ấm trong 2h, xay cùng 500ml nước ấm nóng và 1 quả chuối tây. Thành phầm sữa có thể lọc cho mịn, nếu thích uống thô có thể không lọc.

8. Yến mạch phô mai rắc hạt gai dầu

Cách làm của chị Mai Mun: Ngâm 30gr yến mạch với một chút nước ấm trong vòng 2 tiếng cho nở, sau đó nấu cùng với 150ml nước/ sữa trong vòng 10 phút. Khi yến mạch chín nhấc ra cho 1 viên phô mai đảo đều cho tan, có thể xay hoặc không xay dựa vào độ thô của bé, rắc topping như hạt gai dầu, hạt lanh, hạt chia tùy ý.

9. Bánh yến mạch óc chó

Cách làm của chị Nguyễn Hà Nhi: Óc chó ngâm cùng yến mạch khoảng 2 tiếng sau đó xay nhuyễn. Trộn hỗn hợp đã xay với trứng đánh đều. Để 10 phút cho bột nở và chiên nhỏ lửa.

10. Bánh yến mạch bí đỏ

Cách làm của chị Nguyễn Hà Nhi: Bó đỏ hấp cách thủy cho mềm. Yến mạch ngâm 30 phút. Xay yến mạch và bí đổ cùng nhau, cho thêm trứng đánh đều để 10 phút và bắc lên chảo rán nhỏ lửa đến khi chín.

XEM THÊM

Cách Nấu Cháo Bí Đỏ Cho Trẻ Ăn Dặm Giúp Con Tăng Cân Vù Vù

Với kết cấu mềm cùng vị ngọt nhẹ tự nhiên, bí đỏ là một trong số ít những lựa chọn vô cùng phù hợp cho bé ăn dặm giai đoạn đầu. Nếu chưa biết làm món gì, hãy để Hello Bacsi gợi ý cho bạn một vài cách nấu cháo bí đỏ cực đơn giản mà vẫn tiết kiệm thì giờ.

Bí đỏ là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng vì mang lại nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu có vai trò củng cố hệ miễn dịch, giúp bé yêu tăng trưởng và phát triển tốt. Điểm thú vị là loại rau ăn quả này có mặt quanh năm, đặc biệt là tầm tháng 9, 10 là lúc bí đỏ có vị ngon ngọt nhất.

Thay vì cứ mãi một món trường kỳ chán ngấy, tại sao mẹ không bỏ túi thêm nhiều cách nấu cháo bí đỏ khác nhau để làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm cho con?

Khi nào mẹ mới nên cho bé ăn cháo bí đỏ?

Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để mẹ giới thiệu món ăn này là khi bé được 6 tháng tuổi. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ được những thức ăn đặc bên cạnh sữa mẹ. Hơn nữa, nguồn thức ăn bên ngoài cũng đảm bảo cân đối nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Bật mí những giá trị sức khỏe tuyệt vời đến từ món cháo bí đỏ

Như đã đề cập ở trên, bí đỏ bao hàm nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cụ thể, loại quả này khá ít nước, nhưng lại giàu tinh bột, vitamin B, C cùng các khoáng chất quan trọng như canxi, kali, magie, sắt, kẽm và đặc biệt là carotene (tiền chất của vitamin A).

Chính những thành phần này đã làm nên nhiều lợi ích “vàng” của bí đỏ, bao gồm:

1. Tốt cho xương và mắt

Điểm qua những chất dinh dưỡng vừa liệt kê ở trên, có thể thấy bí đỏ khá giàu carotene, đây là yếu tố rất cần thiết trong việc duy trì thị lực, bảo vệ mắt khỏi các vấn đề như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Ngoài ra, bí đỏ còn cung cấp một lượng dồi dào canxi, khoáng chất này vô cùng quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, magie, sắt, kẽm có trong thực phẩm này cũng hỗ trợ việc hấp thu canxi hiệu quả, từ đó giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe.

2. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé

Cháo bí đỏ là nguồn bổ sung tuyệt vời các dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch như vitamin A, C, kẽm. Đây đều là những tác nhân chống oxy hóa hiệu quả, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, đồng thời tăng cường cho trẻ.

Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra trong bí đỏ có một vài chất sinh hóa làm thúc đẩy quá trình thực bào, chống lại các vi khuẩn, virus gây hại từ môi trường bên ngoài.

3. Cải thiện trí nhớ và sự tập trung

Loại rau ăn quả này khá giàu axit glutamine, một dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Axit glutamine đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não, từ đó giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung cho trẻ.

4. Chống giun sán

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay gặp phải tình trạng nhiễm giun. Trong trường hợp như vậy, bạn nên nấu cháo bí đỏ cho bé dùng. Lý do vì loại thực phẩm này sở hữu các đặc tính chống giun sán hiệu quả.

Mách mẹ cách nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

Hello Bacsi chia sẻ đến bạn một vài cách nấu cháo bí đỏ kết hợp với các nguyên liệu bổ dưỡng khác:

1. Cháo tôm bí đỏ

Tôm cũng là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất định mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé. Ngoài những dưỡng chất tương tự như ở bí đỏ, tôm còn là nguồn dồi dào vitamin D giúp trẻ hấp thụ canxi tối ưu. Với món cháo tôm bí đỏ, mẹ có thể cho trẻ dùng kể từ tháng thứ 6 trở đi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Tôm tươi: 100 gram

Bí đỏ: 100 gram

Gạo nếp: 1 nắm nhỏ

Dầu ăn cho bé ăn dặm cùng gia vị các loại

Cách thực hiện

– Bạn vo sạch gạo nếp rồi ngâm với nước tầm 2 giờ cho nở. Cách này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian nấu cháo, đồng thời làm nhuyễn hạt gạo để trẻ nuốt dễ hơn.

– Bí đỏ bào bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ.

– Tôm tươi rửa sạch, bỏ đầu, đuôi, bóc vỏ, khứa bỏ chỉ đen trên lưng rồi đem rửa sạch lại với nước. Để tôm ráo nước một lúc, sau đó xay hoặc giã nhuyễn, lúc này có thể ướp cùng một chút nước mắm hay hạt nêm (tùy ý).

– Cho gạo và bí đỏ vào nồi nước, bật lửa nấu cho đến khi sôi. Trong quá trình nấu, bạn nên khuấy thường xuyên để cháo không bị dính vào đáy nồi.

– Khi thấy cháo chín, hạt gạo bung đều, bạn thả tôm vào đun tiếp, tôm chín bạn hãy nêm gia vị hoặc hành lá tùy vào khẩu vị của bé.

2. Cháo thịt bò bí đỏ

Cháo thịt bò bí đỏ không những thơm ngon mà còn bổ sung rất nhiều dưỡng chất như protein, sắt, kẽm vừa hỗ trợ tiêu hóa, vừa giúp bé tăng cường sức đề kháng tốt. Cách nấu cháo bí đỏ này cũng khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian để thực hiện.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bí đỏ: 100 gram

Thịt bò xay nhuyễn: 50 gram

Gạo tẻ: 25 gram

Gia vị nêm nếm các loại

Cách thực hiện

– Tương tự như trên, bí đỏ bào vỏ, rửa sạch, sau đó thái thành từng miếng nhỏ.

– Thịt bò cho vào chảo, thêm chút dầu ăn (loại dành riêng cho trẻ) rồi xào lên, có thể thêm chút nước mắm cho thịt có vị đậm đà.

– Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với bí đỏ, thêm một lượng nước vừa đủ rồi bật bếp nấu cho đến khi gạo và bí chín nhừ.

– Khi cháo nhừ, bạn cho phần thịt bò ở trên vào, đảo đều, cho thêm một chút nước mắm nếu muốn rồi tắt bếp.

– Múc cháo ra bát, đợi nguội bớt thì cho thêm dầu ăn dành cho trẻ ăn dặm vào đảo đều và cho bé ăn khi cháo còn nóng.

3. Cháo cá hồi bí đỏ

Cá hồi nổi tiếng với hàm lượng cao protein cùng các axit béo có lợi cho sức khỏe như omega-3, omega-6… Việc được ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp trẻ thông minh hơn, hạn chế nguy cơ gặp tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Với những lợi ích tuyệt vời như vậy, mẹ còn chờ gì mà không thử ngay cách nấu cháo bí đỏ với cá hồi này cho con thưởng thức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Phi lê cá hồi: 30 gram

Bí đỏ: 30 gram

Gạo tẻ: 30 gram

Hành lá, gia vị (tùy ý)

Cách thực hiện

– Gạo vo sạch, cho vào nồi, đổ nước vào nấu.

– Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu, bỏ vào ninh cùng với cháo.

– Cá hồi để không bị tanh, mẹ nên rửa qua với rượu, nước gừng tươi hoặc giấm. Để yên một lúc cho ráo nước rồi đem hấp chín và dùng thìa hoặc nĩa dằm cho thịt cá tơi ra. Mẹ phải đảm bảo đã loại hết xương cá để tránh tình trạng trẻ bị hóc.

– Thịt cá thả vào chảo, thêm ít dầu ăn rồi xào cho chín. Khi cháo và bí đỏ đã mềm nhừ, bạn cho phần cá vừa xào vào, trộn đều, nấu thêm khoảng 2-3 phút thì có thể nêm hành lá, gia vị rồi tắt bếp.

4. Cháo yến mạch bí đỏ

Cháo yến mạch bí đỏ là một lựa chọn thuần chay những lúc mẹ cần đổi khẩu vị cho bé. Sự kết hợp giữa hai loại thực phẩm này làm nên món cháo thơm ngon, bổ dưỡng không thể chối từ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Yến mạch loại cán mỏng: 40 gram

Bí đỏ: 100 gram

Gia vị các loại

Cách thực hiện

– Yến mạch ngâm với 100ml nước cho nở ra.

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi nấu với nước cho chín. Cho vào máy xay nhuyễn hoặc dùng rây tán nhuyễn.

– Tương tự như bí đỏ, yến mạch sau khi ngâm bạn vớt ra rồi cho vào nồi nấu với nước. Sau đó trộn hỗn hợp bí đỏ cùng yến mạch rồi nấu tiếp thêm 3-5 phút nữa.

– Khi cháo chín, bạn múc ra bát, đợi cháo nguội bớt rồi cho khoảng 1 thìa súp dầu ô liu, trộn đều là đã hoàn tất.

Điều cần lưu ý trong cách nấu cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

Khi chế biến, để tránh thất thoát nhiều dưỡng chất, mẹ nên nấu bí đỏ ngay sau khi thái.

Không nên bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh (đặc biệt là ngăn đông), bởi lúc này bí rất dễ ngả màu, không an toàn để bé dùng.

Tránh việc cho bé ăn bí đỏ hằng ngày vì sẽ dẫn đến tình trạng thừa carotene. Biểu hiện là vùng da ở trán, lòng bàn tay, bàn chân… sẽ chuyển sang màu vàng chanh.

Phải đảm bảo loại bỏ hạt bí đỏ để không xảy ra vấn đề trẻ bị mắc nghẹn ở cổ.

Ăn Gì Để Vào Con Không Vào Mẹ, Thai Nhi Tăng Cân Vù Vù?

Ăn gì để vào con không vào mẹ, thai nhi tăng cân vù vù? Làm thế nào để ăn tăng ít cân mà con vẫn đủ chất? Đây là điều mà mẹ bầu nào cũng mong muốn nhưng thực hiện được thì chẳng hề dễ

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ

Lên kế hoạch chi tiết các bữa ăn trong ngày để đảm bảo vừa đủ chất dinh dưỡng cho bé mà mẹ vừa không bị tăng quá nhiều cân. Sáng, trưa, tối là những bữa chính ngoài ra mẹ bầu cần có bảng biểu ăn thêm bữa phụ gồm những đồ ăn nhẹ như sữa chua, hoa quả,…

Cần có chế độ ăn uống khoa học để đáp ứng đủ tiêu chuẩn 1 ngày: phải ăn đủ 3 bữa chính kèm sữa tươi, trái cây, rau củ quả. Cụ thể các đồ ăn trong ngày cho bà bầu như sau:

– Tinh bột: Các mẹ bầu nhớ đừng ưu tiên ăn quá nhiều tinh bột, chỉ béo mẹ thôi! Ngày ăn tối đa 2-3 bát cơm, buổi sáng thì nên ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lức thôi

Nên ăn khoai lang, yến mạch hoặc gạo lức thay cho cơm

– Thịt: Muốn đủ sắt và con tăng cân đều thì nên ăn thịt bò. Ngoài ra, ăn thêm thịt lợn, thịt gà. Chị em cũng đừng bỏ qua hải sản như ngao, cua, ghẹ, trai, ốc hến, trùng trục, ghẹ vv… vì chúng rất giàu canxi. Hoặc ăn thêm loại cá nhỏ ăn được cả xương hay tôm nhỏ ăn cả vỏ rất tốt cho não thai nhi. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa

– Cá:

Mỗi tuần 2-3 bữa, có thể kho, hấp, luộc, nướng, nấu canh, hoặc nấu cháo. Có thể ăn đa dạng các loại cá: cá chép, trôi, rô phi, cá hồi,… Cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3 (hay còn gọi là DHA), một axit béo rất tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ về dị ứng thức ăn và bệnh eczema cho bé.

– Rau:

Trong thực đơn ăn gì để vào con không vào mẹ không thể nào thiếu rau xanh. Mẹ nên ăn những loại rau có màu đậm bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Nhưng không vì thế mà ta bỏ qua những loại rau củ quả màu đỏ, vàng, tím. Ăn đa dạng luân phiên trong tuần.

– Hoa quả:

Ăn nhiều hoa quả chứa chất xơ và vitamin C rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ bị táo bón, trĩ, và tăng cường hệ miễn dịch cho bé và cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé

Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong các chính và bữa phụ cũng rất tốt như: nước ép cam (mỗi ngày nên uống 1 cốc), chanh leo, dâu tây, bơ, nước mía, nước dừa, nước ép rau xanh (rau bina, rau má,…)và rất nhiều loại sinh tố khác…

– Uống: 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, loại không đường để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ)

Nguyên tắc ăn gì để chất bổ vào con chứ không vào mẹ

Giai đoạn 1 (3 tháng đầu)

Mặc dù đang mai thai nhưng mẹ nên nhớ rằng lúc này em bé chỉ bằng hạt đậu nên mẹ không cần nạp thêm nhiều năng lượng. Trừ trường hợp mẹ đang thiếu cân thì cần bồi bổ thêm.

Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm… Trong đó, Axit folic cần đảm bảo đủ dự phòng dị tật ống thần kinh và phân chia hình thành tổ chức tế bào thai nhi. Mẹ nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh…

Nên bổ sung ngay Vitamin cho bà bầu trước và trong giai đoạn mang thai để cung cấp đầy đủ các Vitamin và dưỡng chất mà bữa ăn hàng ngày thiếu

Elevit là thuốc bổ bà bầu được nhiều mẹ tin dùng cung cấp tới 800mg Axit Folic, 60 Mg Sắt/ ngày

Giai đoạn 2 (3 tháng giữa)

Quá trình trao đổi chất của mẹ tăng lên, mẹ cần bổ sung thêm 300 – 350 calo/ngày. Càng về sau thai nhi càng to mẹ có thể bổ sung thêm đến 500 calo/ngày. Tổng mức năng lượng nạp thêm mỗi ngày có thể lên 2.300 – 2.500 calo.

Từ tháng thứ 3-6 này, bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác

Để tốt cho con, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt. Mẹ vẫn uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi, ăn thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế tinh bột và đồ ngọt. Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh

Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)

Đây là lúc mẹ điều lại cân nặng của toàn bộ thai kỳ:

Nếu các tháng trước mẹ đã tăng cân đúng chuẩn khoảng 6 – 9 kg thì mẹ có thể duy trì chế độ tăng thêm 200 – 300 calo/ngày

Nếu mẹ đang tăng cân nhanh, cần biết cách tính calo trong khẩu phần ăn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ít đường bột, chất béo, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt trắng, để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt

12 nguyên tắc vàng mang bầu “ăn gì để vào con không vào mẹ”

1.Không phải ăn cho 2 người

Quan niệm xưa cho rằng khi mang thai mẹ cần ăn gấp đôi lượng thực phẩm mẹ vẫn ăn hàng ngày để con được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là hoàn toàn sai lầm. Việc mẹ bầu ăn cho 2 người như vậy gây tăng cân mất kiểm soát dẫn đến báo phì

Trong khi đó, béo phì gây ra những căn bệnh nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ

Do đó, như đã nói ở trên, thay vì cố gắng ăn thật nhiều, mẹ chỉ nên bổ sung thêm lượng Calo vừa đủ tùy vào từng giai đoạn, và tập trung vào việc ăn uống lành mạnh để tránh tăng cân quá mức

2.Những thực phẩm nên ăn

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên ăn uống đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho con. Những dưỡng chất quan trọng bao gồm: Sắt, Folic, Canxi, Protein, DHA và các loại Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E,…

– Các sản phẩm chuyên gia khuyên dùng là sữa, trái cây, rau củ và các loại hạt (óc chó, chia, Mắc ca, hạt sen,…)

– Các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu

– Các loại thực phẩm từ động vật như thịt heo, gà, bò, cua, cá và các loại hải sản cũng được các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý mẹ bầu bổ sung hàng ngày để con yêu phát triển toàn diện và tăng cân đều

3.Những thực phẩm nên tránh

Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, bim bim, đồ uống có ga, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như đồ ăn nhanh chính là thực phẩm mẹ nên tránh

Nguyên nhân là thu nạp nhiều đường từ đồ ngọt và chất béo có hại từ đồ chiên rán khiến mẹ tăng cân quá mức dẫn đến béo phì. Việc này không chỉ dẫn đến hậu quả các mẹ khó lấy lại vóc dáng sau thai kì mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, tiền sản giật gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu

4.Thay vì uống sữa bầu, hãy uống 2-3 ly (1 lít) sữa tươi không đường (sữa tách béo) hàng ngày

5.Không ăn quá nhiều mà nên chia theo khẩu phần ăn

Việc chia khẩu phần ăn cũng rất quan trọng giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng tránh có những chất được nạp quá nhiều và chất nạp quá ít vào cơ thể. Chị em có thể chia khẩu phần ăn thành 25% là protein ( thịt, cá, trứng,…), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún, sử dụng gạo lức, yến mạch,…) và 50% là rau củ trái cây, các loại hạt, sữa, sữa chua

Nên chia khẩu phần ăn theo tỉ lệ hàm lượng tinh bột, protein, chất xơ và vitamin, khoáng chất

– Tính lượng calo cần thiết mỗi ngày để ăn một lượng vừa phải. Trong 3 tháng đầu chỉ nên Trong 3 tháng đầu chỉ ăn thêm 100 calories/ngày (chủ yếu là những loại thực phẩm giàu folate và chất sắt giúp cho sự phát triển hệ thần kinh của em bé)

– 6 tháng sau tăng thêm 200 calories/ngày (chủ yếu là những thức ăn giàu canxi, vitamin và chất sắt giúp phát triển xương, não bộ và có đủ lượng máu cần thiết cho em bé)

– Thật ra thì 300 calories chỉ tương đương với 2 ly sữa hoặc 1 chén rưỡi cơm hoặc 4 quả trứng hay 200 gram thịt hoặc cá. Nếu chia đều 300calories cho 3 bữa ăn chính trong ngày thì mỗi bữa mẹ bầu chỉ cần ăn thêm chút xíu.

6.Ăn thành nhiều bữa nhỏ

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày Việc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để cơ thể có thể tiêu hoá và hấp thu tốt hơn. Bạn có thể chia nhỏ ngày ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Điều này sẽ giúp chị em có được cân nặng hợp lý, mẹ không quá to mà con vẫn có thể hấp thu được chất dinh dưỡng.

7.Hạn chế đồ ngọt

Khi mang thai chị em cần hạn chế ăn ít bánh kẹo, tuyệt đối không uống nước ngọt có ga, ngay cả trái cây cũng tránh ăn nhiều trái cây có hàm lượng đường quá cao như dưa hấu, vải,… mà thay bằng dâu tây, việt quất, bưởi, cam.Vì nếu ăn quá nhiều đồ ngọt dễ làm mẹ bầu bị béo phì không tốt cho thai nhi sau này.

8.Đa dạng hoá thực phẩm

Chị em cần cố gắng đa dạng hoá các loại thực phẩm. Dù chị em có thể nghén 1 vài món nhất định nhưng luôn cố gắng nếu thèm chỉ ăn 1 ít, không nên ăn quá nhiều và liên tục một món nào bất kỳ mà nên thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm.

Nên đa dạng hóa thực phẩm hàng tuần để bổ sung đủ các dưỡng chất vào con không vào mẹ giúp mẹ tăng cân đúng chuẩn mà con vẫn phát triển bình thường.

9.Kiêng đồ uống, thức ăn không có lợi

Chị em nên kiêng các loại thức ăn, đồ uống không có lợi cho mẹ bầu và thai nhi như dứa (thơm), rau răm,… (vì gây kích thích co tử cung), đồ sống, phô mai mềm, thịt xông khói,…(vì dễ chứa vi khuẩn do chưa được nấu chín, tiệt trùng), cá biển lớn như cá thu, cá kình, cá mập,…( vì chưa hàm lượng thuỷ ngân cao). Không hút thuốc, uống rượu bia, không uống quá nhiều cà phê…

Cắt giảm tinh bột để tăng cân ít trong thai kỳ mà con vẫn đủ dinh dưỡng để phát triển. Hoặc làm bạn với khoai lang bởi, ăn khoai lang không lo thiếu chất, ngược lại trong khoai lang có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, E và protein, tinh bột, các axitamin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết: canxi, magie, sắt, kẽm,… Ăn khoai lang thay 1 vài bát cơm mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu bớt táo bón, tránh tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.

10.Uống đủ 3 lít chất lỏng

Uống đủ 3 lít chất lỏng (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh,…) mỗi ngày điều này vừa giúp nước ối không bị cạn mà giúp đào thải độc tố trên da cho chị em. Chị em có thể xem cách tính chỉ số nước ối để giúp bổ sung cho thai nhi.

11.Tăng cường thực phẩm có lợi

Chị em cần chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi cho phụ nữ mang thai như: uống 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày, ăn phô mai cứng (vì không chứa vi khuẩn), sữa chua không đường, uống nước cam, ăn chuối, hải sản để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Ngoài ra chị em có thể ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống…), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ,…) vì chứa nhiều vitamins, sắt, axit folic,… rất tốt. Ăn cá hồi, các loại hạt như hạt óc chó để bổ sung omega 3 tốt cho não thai nhi.

Hoa quả và những thực phẩm màu xanh rất có lợi cho đường tiêu hóa và tim mạch của mẹ, và tốt cho trí não của thai nhi

12.Lối sống, sinh hoạt hàng ngày

Ngoài việc hạn chế tăng cân quá nhiều, nên chú trọng về sức khoẻ, làm sao để mẹ và em bé đều khoẻ mạnh. Về lối sống, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tập luyện, vận động phù hợp sức mình: có thể tập thể dục, yoga và đi bộ nhanh, chạy bộ…

Vitamin tổng hợp, DHA và canxi luôn là các loại TPCN hỗ trợ đắc lực trong quá trình mang thai

Chúc các mẹ 1 thai kỳ khỏe mạnh!

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp

Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Cách Làm 5 Món Ngon Từ Yến Mạch Giúp Con Còi Đến Mấy Cũng Tăng Cân Vù Vù trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!