Cập nhật thông tin chi tiết về Dưa Món Củ Kiểu Cho Ngày Tết mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dưa món củ kiểu cho ngày tết
Th01 20, 2017 bởi admin
✔ Nguyên liệu:
– 2 củ cà rốt – Nửa quả đu đủ xanh – 2 củ cải, bạn có thể thêm su hào – 1 bát nước mắm ngon – 1 bát đường cát trắng – 1 thìa cà phê muối – Hành hương, ớt trái – Củ kiệu (mua sẵn trong lọ) – Lọ thủy tinh, vài cây tre gọt nhỏ.
✔ Cách làm:
– Đu đu, cà rốt, củ cải cạo vỏ, ớt trái rửa sạch. Hành hương bóc vỏ. Ngâm đu đủ, cà rốt, củ cải, hành hương, ớt vào trong thau nước lạnh. Bạn có thể thêm su hào hay rau củ gì bạn thích.
– Dùng dao thái đu đủ, cà rốt, củ cải thành miếng nhỏ vừa ăn. Hòa tan khoảng 2 lít nước với 1 thìa cà phê muối, ngâm đu đủ, cà rốt, củ cải, hành hương, ớt (nếu bạn mua củ kiệu tươi thì rửa sạch, ngâm chung vào hỗn hợp trên). Ngâm hỗn hợp rau củ qua đêm với nước muối pha loãng.
– Hôm sau đổ ra rổ cho ráo nước, dùng khăn sạch hay giấy lau thật khô rau củ. Đổ ra mâm đêm phơi nắng 1 ngày cho héo.
– Nếu thời tiết lạnh bạn có thể dùng lò nướng để sấy ở nhiệt độ 100 độ C, khoảng 30 phút. Khi sấy bạn không nên đóng nắp lò lại, mà mở cửa lò, đến khi rau củ rút bớt nước, hơi héo là được, đừng để héo nhiều mà bị dai.
– Hòa chung đường với nước mắm, để lên bếp, đun lửa nhỏ tầm 10 phút để hỗn hợp đường tan, đặc lại.
– Để nước mắm nguội, hớt bọt nước mắm cho sạch.
– Rau củ rau khi sấy khô, để vào lọ thủy tinh đã tráng sạch, và lau khô.
– Đổ từ từ nước mắm vào, sao nước mắm ngập rau củ, dùng thanh tre đè xuống để rau củ không bị nổi lên bề mặt.
– Để nơi thoáng khoảng 6 đến 8 ngày là dùng được.
Nguồn: Ngôi Sao
Hướng Dẫn Cách Làm Dưa Món Củ Kiệu Ngày Tết Của Người Huế
Một trong những món ăn không thể thiếu ngày tết đó là món củ kiệu, mứt, hạt dưa, bánh chân, thịt ngâm muối,… thì củ kiệu là một trong những món khá dễ làm và cực kì tiết kiệm chi phí nhưng lại có một vị ngon kì lạ mà không thể thiếu nó trong ngày tết. Với bài viết hướng dẫn cách làm dưa món củ kiệu ngày tết của người Huế này chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm một bí kíp nấu món ăn ngày tết cực kì ngon để mời khách và người thân trong những ngày tết ấm áp sắp tới.
Cách 1: Hướng dẫn cách làm dưa món củ kiệu ngày tết
Món dưa kiệu có rất nhiều phương pháp để lên men, nhưng ở cách này mời các bạn thử cách lên men bằng đường, đây là một cách lên men tự nhiên mà không cần dùng tới giấm như thông thường.
– 1 kg kiệu (Kiệu không to được to quá ăn mất ngon, chỉ nên vừa và hơi nhỏ)
– 2 muỗng canh muối hột
– 1 muỗng cà phê phèn chua
Bước 1: Đầu tiên bạn cần ngâm kiệu trong nước có pha muối (muối hột) tầm 10 tới 12 tiếng. Nên ngâm qua đêm từ 9h tới tới 9 sáng hôm sau là đẹp.
Bước 2: Vớt kiệu ra, ngâm với nước pha phèn vừa ngập cả rỗ kiệu (khoảng 1 lóng tay phèn chua) rồi đem ra phơi nắng, khi nào thấy nước nóng lên thì đem vào xả lại, ngâm phèn tiếp rồi lại đem ra phơi nắng, làm vài lần đến khi thấy kiệu trắng ra. Sau đó trải kiệu ra mặt khay, phơi 1 lần nắng cho khô
Bước 3: Cắt hết rễ, ngọn, lột sạch võ bên ngoài, cận thận đừng cắt phải phần thịt, rửa sạch bụi, để ráo thêm lần nữa.
Bước 4: Tiếp theo là rửa kiệu qua 1 chén giấm rồi vớt ra, rửa lần lượt cho đến khi hết kiệu trong rỗ. Rồi cho tất cả kiệu đã rữa qua giấm vào một thâu lớn, ướp với đường , ướp theo kiểu cứ 1 lớp kiệu lại rải 1 lớp đường. Ướp tầm 2 ngày kiệu tự động lên men, lúc đó thì đường đã tan hết.
Bước 5: Tới lúc này thì sắp kiệu vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa. Chờ thêm 2 tuần nữa thì kiệu sẽ tự chua và ăn được. Cách này có nhược điểm là tốn thời gian nhưng bù lại là để được lâu hơn.
Cách 2: Hướng dẫn cách làm dưa món củ kiệu ngày tết
B1: Đầu tiên, bạn phải lựa những củ kiệu quế không được lớn quá, chỉ chọn những củ kiệu vừa để làm dưa mau chua, ăn thơm và giòn. Cắt hết phần rễ, lá, rữa qua nước lạnh để sạch bùn đất và để ráo kiệu
B2: Cho kiệu vào thâu nước mối (muối hột) ngâm khoảng 1 đêm, hôm sau lấy ra xả sạch với nước, dùn tay chà sạch để cho kiệu tróc bớt lớp vỏ đen bên ngoài, vừa lộ lớp trắng bên trong là được, rồi dùng dao cắt sát gốc kiệu, nhớ cẩn thận đừng gót sát quá chạm phải phần thịt kiệu khi ngâm sẽ bị úng.
B3: Tiếp theo, ngâm kiệu vào thâu nước lạnh và phèn chua (phèn 1 lóng tay) rồi đem phơi nắng. Phơi tầm 4 tiếng, lúc đó nước ngâm kiệu đã hơi nóng, thì đem vào xả với nước lạnh, làm như thế 2 lần trong 2 ngày. Khi thấy kiệu trắng thì đẹp
B4: Xả kiệu với nước lần them 5 tới 7 lần nữa cho sạch, để ráo, lần này không phơi nắng nữa.
Nấu hỗn hợp sau: ½ lít giấm chua + 50 gram muối bọt + ½ kg đường, khi hỗn hợp này nguội thì đổ vào thâu chứa 2kg kiệu, đổ vừa ngập kiệu. Chờ trong vòng 1 tuần là dùng được. Nếu muốn để lâu hơn thì cho vào ngăn lạnh.
Cách này thì được ăn nhanh hơn nhưng bù lại để không được lâu hơn cách 1.
Củ kiệu là một trong những món ngon ngày tết mà hầu như nhà nào cũng có 1 tới 2 thẩu nhỏ để ăn với bánh chân, bánh tét ngày Tết. Đây là một trong những món không thể thiếu trong ngày tết, vì thế chẳng ngại ngùng gì mà không thử làm cho mình 1 thẫu kiệu đúng bài theo bài viết hướng dẫn cách làm dưa món củ kiệu ngày tết của người Huế. Hôm sau mình sẽ viết bài về món dưa món, một trong nhưng món đi đôi với món củ kiệu này mà hầu như 9/10 nhà ở huế điều có chuẩn bị cho những ngày tết sum họp bên gia đình.
Cách Làm Dưa Món Chuẩn Vị Miền Trung Cho Bữa Cơm Ngày Tết
Những nguyên liệu cần chuẩn bị để làm dưa món
Củ kiệu: Củ kiệu bạn có thể mua ở các chợ truyền thống. Củ kiệu khá giống với củ hành về mặt hình dáng, tuy nhiên nó có những vị khác biệt và đặc trưng hơn. Trong trường hợp bạn không thể tìm được củ kiệu để muối thì bạn có thể thay thế bằng phần hành củ.
Cà rốt: Bạn chuẩn bị 200 gram cà rốt tươi (cỡ hai củ vừa phải). Lưu ý chọn phần cà rốt không bị sâu sẹo, dập nát để làm dưa món.
Ớt: Dùng loại ớt hiểm bởi chúng có độ cay vừa phải, phù hợp để muối dưa món. Bạn chuẩn bị từ 5 – 7 trái ớt để muối.
Hành tím: Hành tím trong món dưa món sẽ giúp đổi vị lạ hơn, màu sắc bắt mắt hơn cho món dưa. Bạn chuẩn bị 5 – 6 củ hành tím (khoảng 1 lạng) để muối cùng.
Su hào: Su hào là nguyên liệu tiếp theo không thể thiếu để làm dưa món. Su hào bạn cần chọn củ vừa phải hoặc su hào non, không nên chọn su hào già bởi nó rất cứng và nhiều xơ. Chuẩn bị 1 củ su hào cỡ vừa.
Các gia vị cần thiết: Ngoài các nguyên liệu kể trên thì để làm được dưa món, các loại gia vị cũng là phần không thể thiếu. Gia vị bạn cần chuẩn bị ở đây bao gồm: đường, nước mắm, bột ngọt, muối…
Khi làm dưa món, để đa dạng vị hơn thì bạn có thể sử dụng thêm phần bẹ của dưa cải để cùng muối. Vị giòn, chua của bẹ cải khi muối cũng làm cho đĩa dưa món của bạn thêm phần ngon miệng.
Cách làm dưa món chuẩn vị như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để làm dưa món
Củ kiệu: Lấy phần củ trắng, bỏ đi phần lá và phần rế rồi sau đó đem rửa sạch. Nếu phần củ có bẹ vàng hay úa thì bạn cũng lưu ý bóc sạch, chỉ giữ lại phần củ trắng.
Hành tím: Thực hiện tương tự với cách làm sạch kiệu. Hành tím khi mua về sẽ đem cắt rễ, có thể ngâm hành qua nước gạo để bẹ úa nhanh bong ra rồi bóc bỏ, chỉ giữ lại phần củ hành có màu tím trong.
Su hào, cà rốt: Gọt bỏ phần vỏ sau đó đem rửa sạch dưới vòi nước lạnh. Tiếp đến, bạn xắt phần cà rốt và su hào thành các lát mỏng. Bạn cũng có thể xắt phần củ này theo hình con chì hoặc nếu nhiều thời gian thì bạn cũng có thể tỉ mẩn tỉa hoa nếu thích.
Bẹ dưa bắp cải: Nếu bạn có sử dụng thêm cả phần bẹ dưa bắp cải, bạn cũng đem rửa sạch rồi thái khúc cỡ 1cm. Nếu bạn không muối kèm thì có thể bỏ qua phần này.
Bước 2: Ngâm nguyên liệu trước khi muối
Sau khi đã thái hết các phần nguyên liệu, bạn hoà lấy một chậu nước muối loãng rồi đổ tất cả vào ngâm. Ngâm chừng 20 phút thì bạn vớt ra rổ và đổ bỏ nước ngâm.
Phần nguyên liệu khi đã ngâm nước muối xong bạn cho xả sạch dưới vòi nước lạnh hoặc chậu nước lạnh. Xả như vậy thì 4 – 5 lần rồi vớt ra để cho ráo.
Bước 3: Phơi nắng
Có một điểm khác với kiểu muối dưa hay muối hành ở miền Bắc đó là để có được những vại dưa món ngon, bạn cần đem chúng đi phơi trước khi muối. Sau bước làm sạch, bạn đổ các nguyên liệu ra một chiếc rổ hoặc một chiếc nia và đem phơi.
Bước 4: Làm dưa món
Cho vào nồi đun khoảng 500 ml nước mắm + 150ml nước lọc. Khi phần dung dịch này sôi, bạn cho tiếp 2 thìa cafe đường vào hoà tan và để cho dung dịch nguội hẳn.
Phần khô dưa, bạn đem rửa sạch với nước lạnh rồi đảo qua nước sôi rồi vắt ráo nước. Tiếp đến, bỏ phần khô dưa này vào lọ và đổ ngập phần nước đã chuẩn bị vào. Đặt một chiếc đĩa và một vật nặng lên trên để phần dưa bên trong không bị nổi.
Thực hiện xong, bạn đậy kín nắp lọ và chờ trong khoảng 2 ngày là ăn được. Mặc dù cách làm dưa món này hơi cầu kỳ nhưng nếu bạn áp dụng đúng, bạn sẽ có được một món ăn cực kỳ hấp dẫn.
Dưa Món Thái Rối Gọi Tết
Chỉ nhìn thấy lát thơm trong hũ dưa món, mình biết dì có bí quyết riêng cho món ăn này!
Nhà người Huế mô cũng có thẩu dưa món ngày tết. Người mẹ Huế thường truyền dạy cho con gái kỹ năng gia chánh chăm lo cho gia đình: đơn giản là những món ăn, bình thường là bữa cơm truyền thống và cao hơn là mâm cỗ cho những ngày kỵ giỗ, lễ tết. Hầu hết thế hệ 8X như tôi được “đào tạo” cơ bản để giữ ấm căn bếp, duy trì bữa cơm sum vầy.
Dưa món thành phẩm có độ giòn, mùi thơm, vị vừa miệng
Dưa món tôi được truyền cách tỉa củ, quả, phơi, nấu nước mắm… theo đúng chuẩn mẹ nấu. Thời tôi hiếm có bộ dao tỉa hay dụng cụ tạo hình, ai khéo tay tỉa tót và cái lưỡi chuẩn vị nêm nước mắm thì làm thành công món ăn này thôi. Sau này lớn lên, tôi cóp nhặt thêm vài bí quyết từ bạn bè, sách vở làm giàu thêm vốn nội trợ. Vậy mà khi thưởng thức dưa món của mẹ người bạn, tôi xin cắp cặp theo “học nghề” của dì. Dì la: “Bày đặt học nghề với đồ, qua coi vài bữa là biết liền. Con có nền rồi mà lo chi”. Nói vậy thôi chứ tôi cũng nóng lòng. Thấy dì gật đầu cái rụp là tót qua ngay không cần giữ kẽ, ý tứ, sợ mai mốt dì chuyển nhà vô Sài Gòn hưởng thụ tuổi già cùng cháu con thì hết cơ hội.
Nghe dì kể mẹ dì cũng là người lo bếp núc cúng kiếng có đẳng cấp trong dòng tộc, theo đó, món ni con gái trong nhà đều làm được. Dịp cận tết mỗi năm, dì phụ trách dưa món thái rối rồi chia cho anh chị em trong nhà, thậm chí có khách quen ở Sài Gòn đặt là làm cơ số lớn gửi đi luôn.
Cà rốt, dưa leo, đu đủ, tỏi… được tuyển từ những vùng có tiếng như Đà Lạt (Lâm Đồng), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), cả vùng trồng “rin” ở Huế hẳn hoi. Chúng được cắt sợi nhỏ chứ không kỳ công thái tỉa như cách làm truyền thống. Gặp lúc trời cho mấy ngày nắng ráo, thứ nào phơi xong vừa ý, dì gói giấy báo hoặc cho vào túi ni lông cột kỹ. Riêng lát thơm, làm thế nào để bỏ vào thẩu dưa món mà không bị chua hoặc lên men? Cái này thì đúng là phải có bí quyết thiệt. Dì cắt lát thơm tròn (để nguyên quả), ép bỏ nước, sấy cẩn thận trên than cho đến khi khô khén.
Tiếp nữa là dùng nước mắm cá nấu với đường (nước mắm ruốc độ đạm cao dễ gây mùi hôi) để lắng 10-15 ngày. Cho gia vị và nêm nếm nước mắm vừa phải cũng tùy tài năng ẩm thực mỗi người sao cho nếm thử không mặn quá, mùi dịu, vị ngọt vừa và thanh. Củ quả rửa qua bằng nước muối vắt ráo cho vào thẩu, đổ nước mắm và gài nén cho nguyên liệu ngập trong nước mắm. 10-15 ngày sau thì đổ nước mắm một này đi rồi cho nước mắm lần thứ hai vào. Năm, bảy ngày sau dưa món thấm tháp là có thể ăn được.
Hũ dưa món thành phẩm của dì ăn giòn, ngon và vừa miệng. Thằng nhỏ nhà mình chưa tới ba tuổi sáng sáng đều dặn mẹ nấu cháo ăn với dưa món cắt nhỏ. Thằng anh lớn hơn cứ thấy ăn dưa món là hỏi: “Mới đó mà tết lại rồi hả mẹ”? “Ừ thì nó là món ăn gọi tết mà”!
Nhiều bữa sáng, cả nhà ăn dưa món thái rối với xôi và bánh ú, bánh chưng. Ai chờ tới tết mới ăn chứ nhà mình ăn sớm để gọi tết về nhanh nhanh và để thưởng thức hương vị của món ăn này một cách trọn vẹn, tránh được sự thừa mứa của thức ăn ngày tết.
Nhờ dì, mình đã dằn túi thêm một cách làm dưa món nữa, tiếc là nhà không có con gái để truyền. Thôi thì viết ra đây để chia sẻ cùng các chị em mê gia chánh vậy!
Bài, ảnh: LINH TUỆ
Bạn đang xem bài viết Dưa Món Củ Kiểu Cho Ngày Tết trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!