Xem Nhiều 3/2023 #️ Dê – Lai Rai Năm Mùi # Top 5 Trend | X-bikeman.com

Xem Nhiều 3/2023 # Dê – Lai Rai Năm Mùi # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Dê – Lai Rai Năm Mùi mới nhất trên website X-bikeman.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhân năm Mùi, kể hầu bạn, đọc chơi, chuyện nhậu Dê – ấn tượng của tôi.

Xin nói ngay, những chuyện như thế này bạn có thể kể tiếp – những ấn tượng của bạn.

Dê quá hoi

Một số loài động vật, khi ăn thịt chúng, thấy có mùi đặc trưng riêng. Có các từ để chỉ những mùi đó. Như cá có mùi tanh; trâu, bò mùi gây; dê, cừu mùi hoi v.v. Song nếu tanh, gây, hoi… quá mức thì người ta bảo tanh lộng óc, rất gây, rất hoi, thậm chí được đẩy lên mức cao hơn, gọi là hôi, rất hôi.

Dê là một loài đặc biệt – con cái cũng có râu.

Chuyện ở huyện nọ, vùng miền đông tỉnh Quảng Ninh, thời đói kém. Hội nghị về an ninh biên giới. Bếp UBND huyện gần hội trường hội nghị. Một nhóm người đang thui dê. Khói ấm nồng mùi khét. Hội nghị sôi nổi hẳn.

Quả nhiên, bữa liên hoan chia tay sau hội nghị, bàn ăn chỉ toàn thịt dê. Có hai món tôi không bao giờ quên, đó là rượu tiết dê và xương dê nấu măng. Hai món này không còn là hoi nữa: Nó rất hôi. Lúc vào bàn, ai cũng thấy hớn hở, nhưng sau khi trút xong ly rượu tiết dê đầu tiên “trăm phần trăm”, ai nấy, nhất là các quan khách ở tỉnh về, có vẻ rụt rè với bữa ăn. Rượu tiết dê thì hôi và hăng. Món nấu măng, xương dê chặt lổn nhổn, hổ lốn như món… xương chó ninh măng thường thấy ở quán thịt chó vậy. Có khác chăng xương dê thì cứng, ít thịt bám, lại chỉ nấu với măng, muối, không có gia vị gì thêm, nấu không kịp nhừ, cho nên cũng hôi vô kể. Mà, sau đó, thêm nhiều lần nhậu dê, tôi không gặp lại ở đâu món xương dê nấu măng này.

Dê hoi đặc trưng

Dê cụ.

Chẳng bao lâu sau, tôi lại được nhậu một bữa dê, sự hoi chỉ là nét đặc trưng; ở một trại giam nọ, do vị giám thị trại giam đãi. Rượu tiết dê thơm hăng hăng, vị hơi đớt đớt. Tiết canh dê đánh trong đĩa sâu lòng, ăn thấy đậm đà, hoi chỉ hơi phảng phất. Nhân đó mà hỏi chuyện khổ chủ, sao các món ấy ít hoi. Khổ chủ thịnh tình, cho gọi người làm hai món ấy, cũng là kẻ giết dê (ông ta là tù nhân sắp mãn hạn, được làm các việc phục vụ ban giám thị). Ông ta bảo, tiết để pha rượu và đánh tiết canh, khi giết dê phải lần “tia đỏ” (động mạch), cắt, hứng cho chảy luôn vào lượng rượu định pha, đủ mức thì chuyển qua tiết hãm để làm tiết canh. Cắt “tia đỏ” lấy đủ hai thứ tiết trên rồi, cho chảy hết máu rồi, lúc ấy mới cắt nốt “tia đen” (tĩnh mạch), nằm ngoài, ngay bên cạnh “tia đỏ”, cho dê chết hẳn; máu của “tia đen” bỏ đi. “Chuyện ông (chỉ tôi) kể ở huyện nọ, rượu tiết dê hoi có thể họ làm không đúng quy trình đó. Chuyện xương dê nấu măng, có thể là do tận dụng. Thời đói kém mà! Nấu thế thì hoi, thậm chí hôi, là không tránh khỏi, nhất là dê đã già, xương cứng”. Nhân đó tôi hỏi thêm có phải đánh dê trước khi thịt hoặc dùng dấu hình trăng lưỡi liềm nung đỏ ấn vào gáy dê, chỗ gốc sừng, nơi có hạch hôi thì hết hoi, như lâu nay nhiều người nói, người mách? Ông tù nhân sắp mãn hạn cười: Chả nhất thiết phải nhiêu khê đến thế. Cứ làm theo cách tôi nói ở trên.

Mùi toàn dê

Lẩu dê.

Ở quán Dũng Râu, Hà Nội, đường Hoàng Quốc Việt, gần ngã tư rẽ đi Cổ Nhuế, năm 2001. Rét. Trời mưa dầm. Dê nướng hoả lò. Lẩu dê. Đông đúc, chen chúc, ồn ào. Rét mướt thế mà vào trong quán ấm sực. Sực hơn, đó chính là sự hoi nồng mùi dê, thấm đẫm toàn quán đến từng ngõ ngách. Bảo đảm, nếu ai không khoái lắm món dê, không chịu được mùi hoi ở quán này. Lại còn chuyện, lúc khoảng sáu giờ, sáu rưỡi tối, ngồi ở tầng một, đang nướng nầm dê trên than hồng, bỗng giật mình bởi một đàn dê ở cửa hậu tràn vào: Họ lùa dê nhốt trả lại trên một phòng ở tầng 4, ban đêm, tránh mất cắp, sáng sau lại lùa xuống chỗ quây cạnh khu bếp. Những con dê chen chúc nhau leo lên cầu thang, chạm cả vào người ngồi ăn bàn ngay cạnh đó. Tiếng dê kêu be be inh ỏi. Thấy thật là hỗn độn, nhưng thú vị.

Đi ăn về, qua một quãng đường dễ gần cây số dưới trời mưa dầm, gió bấc; vậy mà vừa bước vào một phòng ký túc, rất đông những đứa đang xúm vào cỗ “phỏm”, bọn chúng bỗng đều ngẩng phắt đầu lên, nhìn tôi xoi mói, rồi gần như cùng đồng thanh: Vừa đi Dũng Râu về hả? Hôi lắm! Hôi rình!

35. Hay chuyện dùng nhiều tiết dê

Không hiểu sao người ta gọi người có “máu dê” là 35. Có một cách giải thích có vẻ hay hay: 35 là 3+5. 3+5=8. 8 là thứ tự chỉ năm con dê (năm Mùi) trong 12 con giáp: Tý (chuột) (1), Sửu (trâu) (2), Dần (hổ) (3), Mão (mèo) (4)… và đến Mùi (dê) (8), Thân (khỉ) (9), Dậu (gà) (10)… 35 cũng là để chỉ số tuổi. Tuổi 35 được cho là tuổi chín thuần thục nhất về tính dục. Sinh hoạt tình dục với người độ tuổi 35 được cho là mạnh mẽ và hăng hái nhất. Mà chuyện hăng hái được gắn với dê (đặc biệt là dê “cụ”). Nên người tuổi Mùi cũng thường được cho là người rất hăng hái trong chuyện gối chăn.

Tiết canh dê.

Bữa rượu tiết dê, tiết canh dê ở trại giam nọ, bạn ngon, chỗ ngồi ngon, giờ ngon, thức nhắm ngon và rượu ngon, tôi được bạn mời “máu” dê gần như suốt bữa: uống toàn rượu tiết dê, ép ăn tới gần hai đĩa to tiết canh dê. Khoảng mười rưỡi đêm, dùng dằng chia tay, mãi cũng về đến một trường trung cấp nghề ở gần đó, để sáng mai làm việc sớm với lãnh đạo nhà trường.

Đi qua ký túc xá sinh viên. Những phòng nghỉ còn sáng choang ánh đèn. Những nữ sinh măc quần áo ngủ ngồi học bài hoặc đi lại trong phòng… Về đến phòng lột quần áo ngoài đi nằm. Nhưng mãi không ngủ được. Tôi thấy người mình cứ nóng phừng phừng, đến mức phải bật dậy, đi đi lại lại trong phòng. Rồi cuối cùng, không chịu được, phải mở cửa phòng, đi ra ngoài hành lang, cho gió lạnh thốc vào; cứ hướng mắt mãi về khu đèn sáng…

Sáng sau, mệt mỏi, bơ phờ, tôi đem chuyện đêm qua kể cho bạn đồng nghiệp đi cùng, anh ta thở hắt: Tác dụng của “máu dê” đấy! Ăn nhiều nó sinh ra thế đấy! Mà ông lại đang tuổi 35 phải không?

Dâm dương hoắc

Nhậu dê, chuyện ồn ào nhất là chuyện dê “cụ”. Ai cũng tỏ ra mình đã được chứng kiến cảnh con dê cụ mỗi sáng mở cửa chuồng thì án ngữ ngay nơi cửa, mỗi dê cái đi qua đều phải… xong thì mới cho qua. Thậm chí, nếu con dê cái nào hôm đó lừa lách qua được, thì cả buổi không được yên, không kịp ăn, vì dê cụ cứ săn đuổi nó suốt. Gớm, sao mà lắm dẫn chứng, lắm ví dụ. Tranh nhau nói.

Nhân thưởng thức ngọc dương, chúng tôi mời được “đại chủ quán” ra uống chén rượu giao lưu: Ông Dũng Râu. Một người cao, gầy, ăn vận như một viên thư lại thời Pháp, chống gậy ba toong, khó đoán tuổi, nhưng ước cũng đã ngoài sáu mươi. Nét đặc biệt để làm nên biển hiệu nhà hàng của ông chính là chòm râu ông ta để, đúng là chòm râu dê. Râu của ông ta cũng chỉ đủ tạo ra chòm râu đó. Ông ta cười điệu cười rất giống dê kêu và vừa cười vừa nói: Quán tôi có tên Dũng Râu, còn tôi, người ta gọi là Dũng Dê…

Hạt mùi, lá sung non…

Lại nhớ về thời đói kém, cơ quan báo Quảng Ninh được một đơn vị quý mến gửi biếu 2 con dê nhân ngày lễ Quốc khánh của toàn dân tộc. Sau đó lại cử người về thịt và chế biến hộ. Tôi tò mò đứng xem họ làm thịt dê, rồi xin lọc lấy một ít thịt những chỗ họ bỏ đi (thịt sỏ, thịt chân…), được chừng nửa cân. Mang về nhà, giở sách nấu ăn “Các món ăn Việt Nam” do Văn Châu biên soạn (NXB Phụ nữ), thấy chỗ thịt mình đem về chỉ có thể nấu món nhựa mận, bèn quyết định làm món nhựa mận dê theo sách. Trong các gia vị để chế biến món này, có một gia vị lạ (với tôi), đó là hạt mùi, lúc ấy không dễ kiếm. Cuối cùng thì cũng kiếm được khi đến HTX trồng rau. Họ cho một nhúm. Chế biến và nấu theo đúng hướng dẫn của sách. Khi ăn, vô cùng thích thú, xen lẫn ngạc nhiên: nhựa mận dê thơm lựng, thoảng mùi sữa, không có một chút hoi nào. Mẹ vợ tôi chưa ăn thịt dê bao giờ cũng công nhận là rất ngon, “trước, tôi cứ tưởng thịt dê là hoi lắm”.

Nầm dê nướng.

Vậy mà, từ thuở ấy đến nay, nhiều lần được thưởng thức lại nhựa mận dê ở các hàng quán, tôi không thấy ở đâu có được hương vị như tôi đã làm. Rõ ràng, ở quán bây giờ, hình như họ không chú ý nhiều đến món này, hoặc như, nấu nó, có lẽ họ đã không kiếm tìm đủ gia vị, nhất là hạt mùi…

Cũng như thế, mới đây tôi được nhậu dê ở gần Nhà máy xi măng Bút Sơn (Hà Nam), quán gần sát chân núi, lá sung non nhiều, tươi nguyên, để cả cành nhỏ, tự vặt khi ăn, ăn kèm với món tái dê chấm tương gừng, sao mà bùi, mà ngọt thế. Ấn tượng nhất là lá sung non, có cảm giác ngoài bùi, ngậy, còn cảm thấy rất mơn man…

Thế mới biết nghề “ăn” cũng lắm công phu! 

Ăn hết một vườn khoai môn, một ao cá, một đàn dê

Một năm, nhân nghỉ tết dương lịch, tôi về nhà bạn ở huyện Tuần Giáo, Lai Châu (nay là Điện Biên). Bạn người dân tộc Thái. Bạn hỏi tôi: Về đây muốn ăn gì? Tôi nói: Ăn tất cả các món đặc sản của người Thái hay làm để đãi khách. Và tôi đã được đáp ứng. Riêng ở nhà bạn, tôi được ăn canh môn (dọc, lá cây khoai môn, loại “bánh tẻ”, loài không ngứa, nấu nát nhuyễn với da trâu khô (da gác ở gác bếp, lấy xuống, đem nướng phồng, sau cạo rửa sạch, dần kỹ, thái mỏng, nấu lẫn; món canh môn này còn phải có thêm hoa riềng dại và cà pháo “sót”, vặt được ở trên nương); cá nướng kiểu người Thái, đánh ở ao nhà lên; và… một con dê. Chỉ có điều, cắt dọc khoai môn khắp vườn mới đủ nồi canh, kéo lưới rê chà đi xát lại mấy lượt ao mới được 6 con cá trôi cỡ 3 lạng/con, vừa đủ 3 gắp nướng. Ấn tượng và thấy hơi xót thương, ấy là bạn đã thịt một con dê con, cỡ chừng 7 kg trong đàn dê ít ỏi của gia đình. Đông bà con trong họ hàng đến chia vui, ngồi ăn thành một dãy dài. Tôi được bạn gắp cho một miếng xương bả vai dê, nó nhỏ bằng lòng bàn tay trẻ con, còn nguyên gồ thịt, không lọc. Ăn, và ngạc nhiên, dê như dê luộc, chỉ hơi đậm chút chút. Rất thơm mùi sữa dê. Hỏi cách nấu. Bảo: Bỏ tất vào nồi, đổ nước, đun sôi lên, cho chút muối là được. “Sao không thấy hoi?”. “Dê non!”.

Tiếng kêu e… e… , nhỏ, mỏng và mảnh của chú dê non khi bị giết thịt cứa vào lòng…

Thịt dê nướng xiên.

Mùi – “phát”

Tính theo “can – chi”; 12 con giáp, thứ tự năm Mùi đứng thứ 8; 8, âm Hán đọc là “phát”. Năm nay là năm Ất Mùi, “phát” lại càng “phất”, càng “ngất”… ngư hơn. Các cặp vợ chồng cũng thích sinh con vào năm này.

Lai rai kể 8 “phát” cà kê dê… cụ, tặng bạn đọc nhân năm Mùi vừa đến.

Trần Giang Nam

Lai Rai Lẩu Ngỗng Ngày Đông,Lai

Lai rai lẩu ngỗng ngày đông

Ở Hà Nội nơi bán lẩu ngỗng không nhiều, trong số đó phải kể đến một nhà hàng nhỏ, ấm áp nằm trên phố Đặng Thái Thân, với cái tên khá đặc biệt: “Nhớ – ngỗng 9 món”. Đây cũng chính là nơi đầu tiên khai phá ra món lẩu ngỗng cho dân Hà Thành từ cách đây vài năm. Tuy nhiên vì ở phố vắng, ít người qua lại nên quán vẫn chưa được nhiều người biết đến, khách tới đây chủ yếu vẫn là khách quen.

Về cách chế biến, món này không đặc biệt hơn các loại lẩu khác. Nước lẩu cũng là nước ninh xương thật ngọt, cộng thêm với măng củ tươi tạo ra vị chua chua cùng với một số gia giảm. Vì vậy, bí quyết nằm chính ở món ngỗng.

Không giống như gà hay vịt thường được nuôi một cách công nghiệp và được bán nhan nhản khắp các chợ, ngỗng là loại gia cầm “quí hiếm”, chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng hơn hẳn. Đồng thời với ưu điểm là giống gia cầm to (một con trung bình khoảng 4-5kg, con to có thể lên tới 7-8kg.), thịt chắc dày, béo ngậy, nên chắc chắn khi thưởng thức lẩu ngỗng bạn sẽ thấy cảm nhận sự khác biệt. Song điểm “khoái” nhất chính là thịt ngỗng càng đun lại càng mềm, càng ngon, không hề bị bã, nước lẩu càng ngọt. Nhờ vậy, khi thưởng thức lẩu ngỗng, bạn cứ yên tâm hàn huyên cả tiếng đồng hồ mà đồ ăn thì vẫn ngon lành.

Hai loại rau chủ đạo ăn với lẩu ngỗng là rau muống và rau cải xanh, rất mát, giòn dễ ngấm vị nước lẩu. Còn về nước chấm, nhà hàng cũng khá cầu kì khi pha chế một loại nước tương chua chua, ngọt ngọt, có giã nhiều tỏi để làm tăng thêm vị thơm ngon cho món ăn.

Với nhiều ưu điểm cùng với “giá trị” của thịt ngỗng nên giá thành của lẩu ngỗng cũng không phải rẻ. Một nồi nhỏ dành cho 2 người ăn có giá là 200.000 đồng.

“Đã ăn lẩu ngỗng thì phải uống rượu Nhớ”, là lời gợi ý “chân thành” mà anh chủ cửa hàng gửi tới các quí anh “mê nhậu”. Đây là một lời loại rượu rất nhẹ, thơm, thích hợp cho cả phụ nữ do chính nhà hàng chế biến. Nếu bạn thích “lai rai” hoặc hoặc đơn giản chỉ muốn đưa đẩy cho bữa ăn thêm thi vị thì bạn hoàn toàn có thể nếm thử.

Bênh cạnh đó, đúng như cái tên, nhà hàng có thực đơn phong phú với 9 món ngỗng rất hấp dẫn để bạn thưởng thức: chân ngỗng, dồi ngỗng, ngỗng xào lăn, ngỗng xào măng, ngỗng nướng, ngỗng xé phay, cho đến ngỗng áp chảo, chao cay hay lẩu ngỗng. Mỗi món một vị với hương vị đặc trưng chắc chắn sẽ cho bạn những cảm nhận khác biệt.

Địa chỉ: Nhà hàng Nhớ – ngỗng 9 món, số 1A, Đặng Thái Thân, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Theo Zing

Cách Làm Khô Bò ?? Lai Rai Ngon Hết Cỡ

Vị của món khô bò được rất nhiều người yêu thích. Chỉ cần xé miếng bò khô dai dai, thêm chút nước cốt chanh là bạn đã có thể thưởng thức đầy đủ hương vị vừa cay vừa ngọt của món ăn vặt này.

Cách làm khô bò

Cách làm khô bò chi tiết

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn trộn tất cả nguyên liệu chuẩn bị ướp bò khô bao gồm: hỗn hợp sả, gừng, tỏi đã băm nhỏ ở trên với ớt bột Hàn Quốc, dầu hào, sa tế, nước mắm, mật mía (hoặc đường nâu), gói gia vị bò kho, gói ngũ vị hương vào một chiếc bát tô.

Sau đó, bạn sử dụng găng tay để trộn đều hỗn hợp lên, cho thịt bò vào ướp với các gia vị. Bạn nhớ bóp đều tay để gia vị được ngấm vào thịt dễ hơn.

Khi nước đun thịt gần cạn thì bạn bật lửa to lên và đảo đều tay liên tục.

Khi nồi thịt cạn nước, hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp chờ nguội thịt. Sau khi thịt nguội, bạn dùng thớt và vật dụng để lăn hoặc dằm nhẹ từng miếng thịt bò trên thớt cho thịt mềm ra.

Bước 4: Cách Làm Khô Bò – Sấy Thịt

Tiếp đến, bạn trải thịt bò lên vỉ, cho tỏi thái lát đã gạt ra ở bước ướp trên lên khay nướng.

Và đây là thành phẩm cuối cùng, miếng thịt bò khô thấm đẫm gia vị, thơm nức mũi. Đảm bảo sẽ khiến bạn quên ngay mùi vị hương liệu nhân tạo trong các loại bò khô đóng gói mà bạn hay ăn đấy!

Ngoài là đồ ăn vặt, bạn còn có thể sử dụng bò khô để làm một số món ngon khác như nộm bò khô với đu đủ, nộm bò khô với xoài, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng…

Khi lựa chọn thịt bò để làm bò khô nên mua phần thịt mông là đúng kiểu nhất, hoặc có thể chọn phần bắp bò. Phần thịt này sẽ giúp bò khô sau khi làm được ngon đúng vị và đẹp mắt hơn. Ngoài ra, phần thịt ở hai bộ phận này cũng dễ thái bản để ướp và làm hơn.

Nếu bạn không có lò nướng thì có thể sử dụng nồi chiên không dầu để sấy khô thịt bò. Nhưng lưu ý với nồi chiên không dầu thì sẽ sấy thời gian ngắn hơn, chỉ mất 30 phút.

Hướng dẫn một số cách làm bò khô thơm ngon khác

Có khá nhiều cách làm thịt bò khô khác nhau nhưng luôn gồm các bước cơ bản là sơ chế thịt, ướp thịt và kho/nướng khô thịt bò. Tùy vào các loại thịt bò khô mà các gia vị ướp và cách làm khô bò thịt sẽ khác nhau.

1. Cách làm khô bò một nắng thơm ngon

Bò khô một nắng cũng là món nhắm cực kì hay ho mà bạn nên thử. Cách làm cũng rất đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

Thịt bò: 1.5 kg (chọn thịt nách hoặc thịt vai)

Sả: 2 cây

Tỏi: 1 củ

Hành tím: 5 củ

Ớt: 6 quả

Muối hột: ½ thìa cà phê

Mì chính: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Bạn thái thịt bò thành từng miếng bằng lòng bàn tay với độ dày vừa ăn. Bạn lưu ý cắt dọc thớ thịt để thịt dễ ăn hơn.

Tiếp theo bạn băm nhỏ hành, tỏi, ớt, sả rồi đem giã với muối hột, mì chính. Bạn cho thịt vào ướp với hỗn hợp trên, để thịt ngấm gia vị trong khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.

Ngoài ra, để bò khô một nắng được thơm, ngon và đạt chuẩn thì thời gian phơi thịt hợp lý nhất là từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Trong khoảng thời gian này, thịt sẽ khô vừa đủ mà vẫn giữ được độ ngọt.

Thịt bò một nắng nên bảo quản bằng cách hút chân không và để ngăn đá tủ lạnh để giữ được lâu hơn. Khi nào cần ăn, bạn chỉ cần giã đông thịt sau đó đem nướng trên than, lò vi sóng/ lò nướng hay áp chảo đều được.

Thịt bò một nắng sau khi nướng qua than hoa, lò nướng hoặc áp chảo thì đem xé nhỏ miếng thịt chấm cùng với muối chanh ớt thì cực kì hết ý.

2. Cách làm khô bò Hồng Kông

Đây là món cũng rất lạ miệng, phù hợp với những ai thích vị thơm ngọt từ món bò khô nhưng lại không ăn được cay nhiều.

Nguyên liệu:

Thịt bò nạc: 0,5 kg

Tỏi: 1 củ

Gừng: 1 củ

Cốt me: 80 ml

Mật ong: 2 thìa cà phê

Dầu ăn: 1 thìa cà phê

Nước tương: 2 thìa cà phê

Tiêu: 1 thìa cà phê

Cách làm:

Tương tư như hai cách làm khô bò trên, ban đầu bạn rửa sạch thịt bỏ, để ráo nước, thấm khô miếng thịt rồi cắt thịt dọc thớ thành các miếng dày khoảng 0,7 cm.

Tỏi bạn bóc vỏ rửa sạch, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ rồi thái thành các lát mỏng. Sau đó cho tất cả các loại gia vị đã chuẩn bị bên trên vào trộn cùng nhau, đem xay nhuyễn để thành gia vị ướp thịt bò. Nếu muốn có thêm mùi vị của ớt mà không bị cay quá, bạn có thể cắt thêm một quả ớt sừng vào.

Bạn cho thịt bò vào tẩm ướp cùng hỗn hợp trên để ướp trong khoảng 1 tiếng đồng hồ cho gia vị ngấm.

Xếp các miếng thịt bò lên khay nướng, rồi đem nướng ở nhiệt độ 100 °C trong vòng 20 phút. Sau 20 phút, bạn bỏ khay ra lật lại miếng thịt và nướng tiếp trong khoảng 2 tiếng cho đến khi miếng thịt bò chuyển sang màu hơi đen thì tắt lò. Thịt bò lấy ra để nguội và thưởng thức.

Ngoài ra, gia vị nước tương và nước cốt me dùng để ướp bò khô Hồng Kông sẽ khiến cho thành phẩm khô bò hơi bị xém đen hơn so với món khô bò thông thường. Nhưng bù lại thịt lại mềm hơn và có vị chua thanh lạ miệng hơn.

Vậy là mình đã giới thiệu xong cách làm bò khô cơ bản cùng với một số kiểu khác đến cho bạn rồi. Món bò khô tưởng là khó nhằn nhưng xem ra cũng khá đơn giản và dễ làm đúng không nào?

Điều quan trọng nhất khi làm món bò khô là chọn được miếng thịt ngon. Vì thế, chị em hãy dành thời gian và tâm huyết cho bước này đầu tiên trước khi bắt tay vào làm.

*Ảnh: Nguồn Internet0

Hôm Nay Nhậu Món Gì? Mách Nhỏ Những Món Nhậu Ngon, Bình Dân, Lai Rai Với Bia, Rượu

Những bữa nhậu lai rai là dịp hiếm có trong đời sống bận rộn hiện nay, nên hôm nay nhậu món gì vừa ngon, vừa bình dân là vấn đề được rất nhiều người chú ý. Trong bài viết này, META sẽ mách nhỏ cho bạn một số món nhậu đơn giản, dễ làm, phù hợp để bạn có thể cà kê, ôn lại chuyện cũ, thăm hỏi công việc học tập làm ăn của những người bạn đã lâu mới có dịp gặp mặt.

Mực khô chiên nước mắm

Ốc móng tay xào me

Gỏi sò huyết

Sò huyết hấp

Sò huyết là món hải sản bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và cũng là một món ăn rất quen thuộc trên bàn nhậu. Trong những ngày mưa lạnh, ngồi trên bàn nhậu có cốc bia lạnh cùng với đĩa sò huyết hấp thơm lừng mùi sả, vừa ngon vừa ấm bụng, đúng là chẳng còn gì bằng.

Hàu nướng mỡ hành là 1 món ăn yêu thích của nhiều người dân Việt Nam. Không chỉ có hương vị thơm ngon mà món ăn này còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Món ăn này vừa có thể sử dụng để ăn trong bữa cơm gia đình lại vừa có thể làm món ăn kèm trong lúc uống bia, uống rượu, vừa ấm bụng lại cực kỳ thơm ngon, dễ ăn.

Cơm cháy mỡ hành

Nếu phải chọn một món đồ nhắm vừa rẻ, vừa ngon lại dễ làm để ăn kèm trong bữa nhậu thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua món cơm cháy mỡ hành. Cơm cháy mỡ hành vừa giòn vừa thơm ngậy mùi mỡ hành quyện cùng vị mặn của nước mắm ngon sẽ giúp cho hương vị của bia, rượu trở nên tuyệt vời hơn mà không bị quá cay nồng. Hơn nữa, món ăn này cũng rất chắc bụng, giúp bạn có thể uống lâu hơn mà không bị say.

Chân gà ngâm sả tắc

Chân gà ngâm sả tắc là món ăn vặt quen thuộc của các chị em và cũng là món nhậu “khoái khẩu” của cánh mày râu. Chân gà ngâm sả tắc có vị chua nhẹ của tắc, thơm dịu của sả, cay nồng của ớt và giòn sần sật của chân gà sẽ kích thích vị giác khiến bạn ăn hoài không ngán.

Lạc rang

Trên bàn nhậu có thể có nhiều món ăn khác nhau, nhưng chắc chắn, chỉ có món lạc rang là bàn nhậu nào cũng không thể thiếu. Từ khi chưa có những món nhậu cầu kỳ thì lạc rang đã luôn là một thứ đồ nhắm làm cho chén rượu, cốc bia thêm hấp dẫn, câu chuyện trên bàn nhậu thêm sôi nổi hơn.

Khô gà

Bên cạnh khô mực, khô bò thì khô gà lá chanh cũng là món ăn vặt được nhiều người ưa thích và cũng rất thích hợp để dùng trên bàn nhậu. Miếng khô gà được làm từ thịt gà nạc lựa chọn cẩn thận, thơm và có độ mềm dai, sau đó được qua tẩm ướp và sấy khô để thành những sợi khô gà vàng ươm, thơm mùi lá chanh. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sợi gà dai hơn, hòa quyện cùng với hương vị của cay cay mặn mặn của ớt và nước mắm làm kích thích vị giác, giảm độ cay nồng của bia, rượu.

Tóp mỡ lắc tỏi ớt

Tuổi thơ của chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng thưởng thức và không ít người còn cực kỳ mê mẩn món tóp mỡ mẹ làm. Ngày nay, tuy việc dùng mỡ lợn để nấu ăn không còn phổ biến như xưa khiến món ăn này ít được nhắc tới hơn, nhưng trên những bàn nhậu đôi khi chúng ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của những miếng tóp mỡ giòn giòn, béo ngậy. Món tóp mỡ lắc tỏi ớt là một cách biến tấu rất mới lạ, giúp những miếng tóp mỡ truyền thống trở nên hấp dẫn hơn, phù hợp hơn để dùng làm món nhắm cho những bữa nhậu lai rai của cánh mày râu.

Bạn đang xem bài viết Dê – Lai Rai Năm Mùi trên website X-bikeman.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!